Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

luận văn nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khoa điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.09 KB, 62 trang )

-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà
thơ xuất hiện và trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước.Tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm khơng chỉ nhận diện một nhà thơ có chất
giọng riêng mà cịn có ý nghĩa góp phần tìm hiểu, đánh giá thành tựu của nền thơ
Việt Nam hiện đại trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ nhiều năm nay một số bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã được đưa vào
chương trình sách giáo khoa nhà trường như: “Khúc hát ru nhữnh em bé lớn lên trên
lưng mẹ” (Văn học 6,tập 2), “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) (Văn hoc
12, phần văn học Việt Nam). Vì vậy, tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm sẽ có ý nghĩa
thiết thực trong việc giảng dạy văn học ở trường Trung Học Phổ Thông sau này.
Là lớp người thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên sau năm 1975, tôi muốn tìm hiểu
thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng và thơ ca những năm chống Mỹ, cứu nước nói
chung như tìm đến tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong một chặng đường lịch sử, từ
đó giúp những cảm nhận của mình về cuộc sống, về tình yêu, về tuổi trẻ, về khát
vọng của một thế hệ sâu sắc hơn mà mình chưa có dịp trải qua.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: thơ Nguyễn Khoa Điềm
Phạm vi nghiên cứu:
Nguyễn Khoa Điềm khơng chỉ viết thơ mà cịn có cả bút ký “Cửa thép”,
nhưng ở đây chúng tơi chủ yếu tìm hiểu qua 3 tập thơ:
“Đất ngoại ơ” (Nhà xuất bản Giải phóng năm 1972)
“Mặt đường khát vọng” (Nhà xuất bản Giải phóng năm
1974)
“Ngơi nhà có ngọn lửa ấm” (Nhà xuất bản Tác phẩm mới
năm 1986)
Trong thế giới nghệ thuật phong phú của thơ Nguyễn Khoa Điềm, luận văn


chỉ giới hạn tìm hiểu một vài khía cạnh chính:
- Đặc trưng của các tập thơ.
- Bước đầu tìm hểunhững nét riêng của cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn
Khoa Điềm.


-2-

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đè tài:
- Ý nghĩa khoa học : góp phần khẳng định vị trí thơ Nguyễn Khoa Điềm trong
thơ ca chống Mỹ, cứu nước nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: - Bước đầu tìm hiểu về một tác gia.
- Chuẩn bị kiến thức cho việc giảng dạy thơ Việt Nam
hiện đại nói chung và thơ ca chống Mỹ nói riêng ở tường Trung Học Phổ Thông sau
này.
4.Phương pháp nghiên cứu :
- Tiếp cận hệ thống thơ Nguyễn Khoa Điềm
- Phân tích lần lượt các bài thơ.
- So sánh (lệch đại và đồng đại ) để tổng hợp vấn đề.
5.Lịch sử vấn đề:
Vào những năm 70 của thế kỷ trước khi những bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm
lần đầu tiên được gửi ra miền Bắc trong tập “Đất ngoại ô” đã thực sự hấp dẫn, lôi
cuốn bạn đọc và các nhà nghiên cứu phê bình văn học.
Với điều kiện tư liệu có hạn, tình hình nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm mà
chúng tơi tập hợp được có thể chia làm 3 loại như sau:
Loại 1: Những bài bình giảng từng bài thơ riêng lẻ như : “Khúc hát ru những
em bé lớn lên trên lưng mẹ”(Vũ Quần Phương), “Đất nước”(Trần Đăng Xuyền),
“Trên đường”(Ngô Thế Oanh).
Loại 2: Những bài nghiên cứu từng tập thơ của Nguyễn Khoa Điềm :
- Trên tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 4 năm 1975, trong bài viết “Nguyễn

Khoa Điềm với Mặt đường khát vọng” Nguyễn Văn Long từ việc phân tích tập thơ
đã đi đến nhận định : “ Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu sức tạo hình ; ơng có nhiều
hình ảnh vừa mang chất sống thực vừa giàu ý nghĩa khái quát và những liên tưởng
phong phú, mạnh bạo. Nhưng chất nhạc nhiều khi khơng theo kịp hình ảnh. Sự mở
rộng khn khổ câu thơ có lúc làm yếu đi hay phá vỡ sự hài hoà của nhịp điệu, của
âm hưởng, làm giảm đi sức truyền cảm, rung động trong thơ ông.”(22.t387)
- Giáo sư Hà Minh Đức với bài viết “Đất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm”,
đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về nội dung, nghệ thuật của tập thơ và đi
đến nhận xét : “Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm có thể ở giọng nói mới
mẻ, những tìm tịi trăn trở khi viết nhưng trước hết và chủ yếu ở tâm hồn thơ trẻ
nồng cháy lý tưởng…Anh có lúc thiên về lý trí và khát khao suy nghĩ. Anh chưa có
những suy nghĩ khắc sâu về nhiều mặt của một đời thơ từng trải. Những suy nghĩ
tốt của “Đất ngoại ô” là những suy nghĩ gắn liền với hoài bão, khát vọng chân thành


-3-

của tuổi trẻ trong chiến đấu hoặc xuất phát từ đời sống thực mà Nguyễn Khoa Điềm
am hiểu, thông thuộc …(16.t218)
- Tôn Lan Phương trong bài viết “Nguyễn Khoa Điềm”, trên cơ sở phân tích
những bài thơ, chương thơ tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến kết luận:
“Nguyễn Khoa Điềm đã góp vào nền thơ một phong cách đầy suy tưởng , cảm xúc,
kết hợp hài hoà yếu tố hiện thực và lãng mạn, vốn sống trực tiếp và vốn sống văn
hố. Điều đó khơng dễ cây bút nào cũng có được.”(34 t493)
- Nguyễn Xuân Nam với bài viết “Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa
Điềm”, đã chỉ rõ những đặc sắc, hạn chế trong nghệ thuật của thơ Nguyễn Khoa
Điềm và những nét lặp lại, nâng cao ở trường ca “Mặt đường khát vọng” so với
“Đất ngoại ô”. Ông đã nhận định :“Mặt đường khát vọng không phải là bài thơ ca
ngợi . Đúng hơn đó là một bài thơ về quá trình nhận thức để hành động. Nó có
giọng trầm trầm của sự phân tích, nhận định, âm điệu chính vừa phù hợp với yêu

cầu của đề tài, vừa quen thuộc với phong cách Nguyễn Khoa Điềm ta đã thấy ở
“Đất ngoại ô”…Thơ Nguyễn Khoa Điềm khơng đặc sắc về tạo hình, màu sắc nhưng
thơ anh có sức liên tưởng mạnh. Anh đưa người đọc đi từ quá khứ đến tương lai, từ
khổ đau đến hạnh phúc, từ sách vở đến đời sống . Tác giả có ý định khá lớn, có cách
diễn đạt mới, có sức sáng tạo dồi dào trực tiếp từ cuộc sống đấu tranh của quê
hương, đất nước mình”.(26 . t 110) .
- Vũ Tuấn Anh trong bài viết “Nguyễn Khoa Điềm với Ngơi nhà có ngọn lửa
ấm”, đã chỉ rõ : “Chưa có thể nói rằng đây là một tập thơ đặc sắc đánh dấu sự vượt
lên so với những thành công trước đây của Nguyễn Khoa Điềm”, đồng thời đề cập
đến những biến đổi bên trong của tư duy thơ Nguyễn Khoa Điềm ( từ “Đất ngoạI
ô”, “Mặt đường khát vọng”, trở về với “Ngơi nhà có ngọn lửa ấm”, có một cái gì đó
khác đi….Thơ Nguyễn Khoa Điềm đi cùng với những cố gắng của thơ nói chung
trong việc đi tìm giọng thơ mới, khác đi để nói về mọi điều bình thường bằng một
giọng bình thưịng, đụng chạm đến mọi khía cạnh buồn vui của đời sống, tâm
trạng”.
Ở bài viết này Vũ Tuấn Anh đã nêu được những nét đặc sắc về nội dung,
nghệ thuật của tập thơ, đồng thời bước đầu so sánh tập thơ này với hai tập thơ trước
đó: “Câu thơ trí tuệ hơn, ý tứ cô lại, tước đi những chữ bắc cầu, nối ý…anh cố gắng
diễn đạt cái trừu tượng, cái hư ảo, thăm dò và mở ra những chiều sâu mới.”(
)
Trong bài viết : “Nguyễn Khoa Điềm với những bài thơ viết từ chiến trường
Bình Trị Thiên” Mai Quốc Liên đã đi vào phân tích một vài bài thơ tiêu biểu trong
sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm và đi đến nhận xét : “Sách vở đã cho anh một cách
nhìn, một cách suy nghĩ và tiếp nhận thực tại, và một phần nhờ thế mà thơ anh có


-4-

lúc được mở ra theo nhiều bất ngờ , thú vị của tư duy…thơ anh giàu cảm xúc, cảm
xúc ấy lại được nâng lên, chan hoà trong một nhận thức cuộc sống nhạy bén. Cuộc

sống ở chiến trường không những cho anh những xúc động dịu ngọt, đằm thắm,
cuộc sống cịn cho anh một dáng đứng, một cách nhìn cách nghĩ, thường là đúng và
sâu.”( 21 . t 148)
Nguyễn Trọng Hoàn : “Cảm nhận thơ Nguyễn Khoa Điềm”
Sau khi phân tích một số bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm , người
viết đi đến nhận định : “Thơ Nguyễn Khoa Điềm có vẻ đẹp của những giá trị bền
vững . Đó là những bài thơ in đậm q trình tích luỹ vốn sống, sự thăng hoa mãnh
liệt trong cảm xúc nhân văn kết tinh trong ý tưởng mới lạ… có cảm giác nhiều bài
thơ anh phát triển theo nhịp chậm, vừa viết vừa ngẫm ngợi, vừa lắng nghe từng con
chữ lan toả ngân rung”.(19.t148).
Qua những bài nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các tác giả
đều thống nhất trong nhận định về thơ Nguyễn Khoa Điềm ở những cấp độ nghiên
cứu khác nhau: từng bài thơ, từng tập thơ và cũng có tác giả cảm nhận chung về thơ
Nguyễn Khoa Điềm như Mai quốc Liên và Nguyễn Trọng Hồn. Tuy nhiên, chưa
có một tác giả nào nghiên cứu một cách toàn diện thơ của ông . Luận văn này cố
gắng tập hợp, kế thừa ý kiến của những người đi trước, bước đầu tìm hiểu thơ
Nguyễn Khoa Điềm một cách toàn diện qua ba tập thơ :
- “Đất ngoại ơ”(Nhà xuất bản Giải phóng - 1972)
- “Mặt đường khát vọng”( Nhà xuất bản Giải phóng - 1974)
- “Ngơi nhà có ngọn lửa ấm”( Nhà xuất bản Tác phẩm mới - 1986)
6.Cấu trúc luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung chính của luận văn
được cấu trúc như sau:
Chương 1: Nhìn lại đội ngũ nhà thơ những năm chống Mỹ, cứu nước.
1.1. Đội ngũ sáng tác .
1.2. Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Chương 2: Thơ Nguyễn Khoa Điềm từ “Đất ngoại ô”, “Mặt đường khát vọng”
đến “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”.
2.1. “Đất ngoại ơ”.
2.1.1

2.1.2
2.2 “Mặt đường khát vọng” .
2.2.1
2.2.1


-5-

2.3 “Ngơi nhà có ngọn lửa ấm”.
2.3.1
2.3.2
Chưong 3: Bước đầu nhận diện cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
3.1. Nguyễn Khoa Điềm - Một cái tơi trữ tình vừa trẻ trung vừa giàu suy tư
tình nghĩa .
3.2. Nguyễn Khoa Điềm - Một cái tơi trữ tình giàu tri thức văn hóa.
3.3. Nguyễn Khoa Điềm - Một cái tơi mang đậm chất Huế.


-6-

NỘI DUNG
Chương 1:
Nhìn lại đội ngũ nhà thơ những năm chống Mỹ, cứu nước
1.1 . Đội ngũ nhà thơ:/
Thơ ca những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một nền thơ tươi thắm
màu sắc của máu chiến đấu, tươi thắm những tinh thần cách mạng. Để có được một
nền thơ như vậy, chúng ta khơng thể nói tới đội ngũ những nhà thơ những năm
chống Mỹ - đó là một thế hệ “dàn hàng gánh đất nước trên vai”, lấy máu từ trái tim
mình viết nên những dịng thơ nóng hổi thấm đượm chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
góp phần cổ vũ động viên cuộc ra trận vĩ đại của dân tộc .

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại quả thực đã khơi dậy cảm
hứng lớn cho thơ, lôi cuốn môt lực lưong sáng tác ngày càng đông đúc, sung sức,
trưỏng thành vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Các thế hệ nhà văn cùng có
mặt bên nhau trên chiến tuyến đánh Mỹ. Nhìn một cách khái quát, đội ngũ những
nhà thơ trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có 3 thế hệ : Thế hệ
những nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trước cách mạng tháng Tám được nâng
cao tầm tư tưởng, càng giàu kinh nghiệm hơn trong con mắt nhìn, càng trẻ trong
tâm hồn, càng khỏe trong sức viết như : Tố Hữu vẫn viết đều những bài thơ xuất sắc
xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng . Thơ ông bước sang giai đoạn phát
triển mới, hồn thơ ơng càng chín để có thể viết nên những bài thơ có tầm vóc lớn,
đạt đến đỉnh cao .Tập thơ “Ra trận” của Tố Hữu là một thành công quan trọng của
thơ ca chống Mỹ. Các nhà thơ khác như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế
Hanh, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Sanh, Yến Lan, Anh Thơ…vẫn tiếp tục sáng
tác khá dồi dào, nhiều nhà thơ đạt được những đỉnh cao mới, tạo ra chặng đường
trên con đường thơ của mình và đem đến cho vườn hoa thơ ca chống Mỹ những sắc
màu tươi thắm : một Chế Lan Viên trữ tình - chính luận và giàu trí tuệ, một tiếng
thơ giàu sức phản ánh và bao trùm hiện thực như Xuân Diệu, chất triết lý suy tưởng
trong thơ Huy Cận, tiếng nói giàu cảm xúc nội tâm của Tế Hanh ….Thế hệ nhà thơ
trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp vẫn giữ phong thái chắc, khỏe, vẫn viết
đều tay, khẳng định sức đi lên của thơ mình : Hồng Trung Thơng, Chính Hữu,
Nơng Quốc Chấn, Xn Hồng, Minh Huệ, Trần Hữu Thung, Phạm Hổ, Trinh
Đường, Nguyễn Viết Lãm, Bàng Sĩ Nguyên…. Đông đảo, hùng hậu và đáng chú ý
hơn cả là thế hệ những nhà thơ xuất hiện và trưởng thành từ những năm xây dựng
chủ nghĩa xã hội và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tre già măng mọc
trong nền thơ việt nam chống Mỹ, lớp tre càng xanh càng chắc thì đợt măng kế tiếp


-7-

đã đâm chồi. Họ dã đem đến cho thơ sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng, nhạy

cảm, trong số đó có khơng ít tài năng sớm được chý ý và khẳng định như : Lê Anh
Xuân, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa
Điềm, Hữu Thỉnh …..
Thế hệ những nhà thơ trẻ trong nững năm kháng chiến chống Mỹ , mỗi tác
giả mang một phong cách khác nhau nhưng họ đều có những đặc điểm chung của
thế hệ mình .
Thế hệ nhà thơ trẻ đã đem đến sự đông vui ồ ạt cho cả nền thơ chống Mỹ
bằng tiếng nói sơi nổi, mới mẻ và duyên dáng của riêng lứa tuổi họ, lứa tuổi lớn lên
trong nôi của chủ nghĩa xã hội, tha thiết tin yêu cách mạng và đang có mặt trên
khắp các mặt trận sản xuất, chiến đấu. Thơ đốI vớI họ, không phải chỉ là một cách
tự biểu hiện, tự ca hát, chính từ cuộc sống, từ niềm thơi thúc muốn ca hát về thực tế
kỳ vĩ của cuộc kháng chiến chống Mỹ mà họ đến với thơ. Cho nên, thơ họ trẻ, hồn
nhiên mà vẫn có những suy nghĩ sâu sắc đầy trách nhiệm về Tổ quốc, dân tộc. Thế
hệ những nhà thơ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có nhiều
ưu thế và thuận lợi hơn so với những thế hệ trước. Được đào tạo trong nhà trường
xã hội chủ ghĩa, vốn kiến thức văn hóa nói chung, những hiểu biết có hệ thống về
văn học và thơ ca dân tộc đã nằm ngay trong hành trang của họ trên những bước
đường đầu tiên đến với thơ - thuận lợi này, nhiều nhà thơ thuộc thế hệ trước khơng
dễ gì có được. Nếu như các nhà thơ xuất hiện trướccách mạng phải trăn trở, tìm tịi
cho mình một hướng đi đúng sau cách mạng thì những nhà thơ trẻ lại được bước đi
trên con đường thẳng, rộng, dài của nền thơ cách mạng đã được vạch sẵn từ mấy
chục năm nay. Trên con đường thơ của họ có sự tiếp nối của nguồn thơ cách mạng
đồng thời họ là những con chim én đầu tiên báo hiệu mùa xuân của nền thơ sinh
thành và lớn dậy trong máu lửa .
Khác với những nhà thuộc thế hệ trước, đội ngũ các nhà thơ trong kháng
chiến chống Mỹ là những thanh niên cịn rất trẻ, họ đã có mặt ở những mũi nhọn
của cuộc sống để phản ánh cuộc chiến đấu hào hùng, vĩ đại của dân tộc . Họ khơng
cịn là những người đứng ngồi để tưởng tượng về cuộc chiến tranh nữa, họ thực sự
sống đời sống chiến tranh. Họ trực triếp cầm súng, xông vào mưa bom bão đạn,
từng phút đối mặt với cái chết để nói về chiến tranh, để tự nói về mình và đồng đội

mình, khắc họa khn mặt của thế hệ mình. Họ đã nói thật sâu sắc, thấm thía nỗi
khó khăn gian khổ của đời sống chiến tranh. Chính vì thế, mà họ ý thức được rằng
khơng thể lý tưởng hóa cuộc chiến tranh, họ không chấp nhận thơ như một thứa
trang sức:
“Thơ khơng phảI thứ dây bìm trang trí


-8-

Kéo nhòe đi những rễ cây tứa nhựa
Bão động rừng sao thơ chỉ rung rinh”
(Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh )
Tuy nhiên, đội ngũ nhà thơ trẻ còn nhiều non yếu về vốn sống, về sự từng
trải, về chiều sâu tâm hồn và tầm cao tưởng. Mặc dù vậy, các nhà thơ trẻ trong
những năm chống Mỹ đã nhanh chóng thu được tình cảm và lịng tin cậy của bạn
đọc bởi lẽ trong quá trình lao động nghệ thuật, họ đã phấn đấu để bồi dưỡng tư
tưởng, tài năng và vốn sống cho mình. Trong những năm chiến tranh ác liệt, họ vẫn
là những mầm cây có sức sống mãnh liệt khơng gì tàn phá nổi.
1.2. Vài nét về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu
Điềm - xã Phong Hòa - huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên. Ơng xuất thân trong
một gia đình trí thức và có truyền thống văn học. Bố và mẹ đều hoạt động trong tổ
chức của Đảng. Bố là Nguyễn Văn Khoa (tức đồng chí Hải Triều ) người đã có
đóng góp nổi bật trong cuộc đấu tranh tư tưởng để truyền bá những quan điểm Mácxít trên báo chí cơng khai năm 1930. Mẹ là thành phần nòng cốt của phong trào Phụ
nữ địa phương .
Tuổi thơ của Nguyễn Khoa Điềm gắn với số phận chung của dan tộc. Mới 3
tuổi sống xa bố, 11tuổi phải chịu cảnh mồ côi bố, đến năm 12 tuổi sống xa gia đình
và quê hương .
Tốt nghiệp Phổ Thông, Nguyễn Khoa Điềmthi vào Đại học Sư phạm. Những
năm tháng ở giảng đường Đại học ông đã chịu khó học hỏi và tỏ ra là một thanh

niên giàu nghị lực, có bản lĩnh. Tháng 7 năm 1964 tốt nghiệp Đại học, ơng viết đơn
tình nguyện vào miền Nam cơng tác. Ơng vinh dự được ở trong đoàn giáo viên đấu
tiên vào Nam hoạt động. Trong đồn của ơng có Lê Anh Xn, Từ Sơn và nhiều
đồng chí khác. Đầu tiên đồn đến chiến trường Trung Ương cục sau đó phân bố đi
các vùng. Nguyễn Khoa Điềm cùng mười đồng chí khác về chiến trường Thừa
Thiên. Sau này trong nhóm chỉ cịn lại một mình ơng, đây chính là điều để lại cho
ơng những ý nghĩ và tình cảm sâu sắc về tình đồng chí, đồng đội trong thơ ông .
Đến Thừa Thiên,Nguyễn Khoa Điềm được phân công công tác vận động
thanh niên ở Thành ủy có nhiệm vụ chính là làm báo và bắt mối với cơ sở thành
phố. Tháng 9 năm 1967, ông bị bắt trong một trận càn, phải vô nhà tù Thừa Phủ.
Đến ngày 3 tháng 2 năm 1968 ông dược ra tù rồi tham gia vào bộ đội. Ban đầu ông
được phân làm lính thơng tin hữu tuyến. Khi bộ đội chuẩn bị rút khỏi mặt trận Huế
ông được chuyển sang trung đồn 9 tiểu đồn 818 làm lính trinh sát .


-9-

Sau giải phóng miền nam năm 1975,Nguyễn Khoa Điềm tham gia cơng tác
chính trị ở thành phố q hương. Ơng từng làm Chủ tịch Hội văn nghệ Bình Trị
Thiên, Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Ôngđã tham gia Ban chấp
hành hội nhà văn khóa III. Từ tháng 8 năm1993 ông ra hà nội làm Thứ trưởng Bộ
văn hóa –thơng tin. Năm 1995, ơng được bầu làm tổng thư ký Hội nhà văn khóa V.
Năm 1996, ông được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 bầu vào Ban chấp hành
Trung ương Đảng và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam bổ nhiệm
làm Bộ trưỏng Bộ văn hóa - thơng tin .
Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có nhiều người hoạt động
văn chương và ngay từ nhỏ ông đã ham thích văn học nhưng sự nghiệp sáng tác của
ơng thực sự bắt đầu từ năm 1969 với chùm thơ “Đất ngoại ô”, “ Con chim thời
gian”, “Người con gái chằm nón bài thơ”. Năm 1972, tập thơ “Đất ngoại ô” của ông
được xuất bản. Đó là kết quả của những năm ông lặn lội ở chiến trường Thừa Thiên

- Huế. Trong đợt dự trại sáng tác của văn nghệ khu Trị Thiên - Huế tổ chức năm
1971, ông viết trường ca “Mặt đường khát vọng” với tất cả sự say mê của một con
người đã từng đi đầu trong những ngày xuống đường. Sau năm 197, trong hoàn
cảnh mới của đất nước Nguyễn Khoa Điềm tìm cho thơ mình một cách nói, một
cách nghĩ khác hơn những ngày chiến tranh, ơng đã đem đến một tiếng nói trĩu nặng
suy tư với tập thơ “Ngơi nhà có ngọn lửa ấm”, năm 1986 tập thơ này đạt gíải
thưởng Hội nhà văn Việt Nam .
Cho đến nay, Nguyễn Khoa Điềm có tới 5 tác phẩm đã được xuất bản : “Đất
ngoại ô”(thơ - 1972); “Cửa thép”(ký - 1972); “Mặt đường khát vọng”(trường ca 1974); “Ngơi nhà có ngọn lửa ấm”(thơ - 1986);“Thơ Nguyễn Khoa Điềm”(thơ 1990) ; Một số bài thơ của ông đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường : “Khúc
hát ru những em bé trên lưng mẹ”(Văn học 6, tập 2 ) ; “Đất nước”(Trích trường ca
“Mặt đường khát vọng”, Văn học 12, phần văn học Việt Nam )
Nguyễn Khoa Điềm vẫn tiếp tục trên con đường thơ của mình, hiện nay ơng
thơ ơng vẫn được đăng tải trên báo chí : “Viết trong ngày 8 tháng 3”(11); “Mừng
tuổI 60 trên tàu hải quân ra biển đông”(12); “Tháng 4 Trường Sa”(13); “Đi giữa đất
Lào”(14) .
“Tôi nghĩ điều trọng là phải trở thành cây bút có trách nhiệm với đời sống.
Mà muốn thế thì phải rèn luyện nhiều lắm. Chúng ta đã có một nền văn học tốt đẹp
và cần có. Những anh chị em trẻ nhiều tài năng và tâm huyết sẽ đưa nền văn học
nước nhà lên những tầm cao mới”. Nguyễn Khoa Điềm xứng đáng là một trong
những “anh chị em” ấy .


- 10 -

Chương 2:
Thơ Nguyễn Khoa Điềm từ “Đất ngoại ô”,
“Mặt đường khát vọng” đến “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”:
2.1. Đất ngoại ô:
Tập thơ “Đất ngoại ô” (xuất bản 1972) gồm 31 bài, bắt đầu với hình ảnh của những
con người:

“Chân đất đợi áo nối vai
Le te chợ Hôm, chợ Mai
đầu tắt mặt tối”
trong “Đất ngoại ô” và khép lại bằng hình ảnh người mẹ Tà Ơi địu con, giã gạo với
tư thế hiên ngan giành trận cuối cùng lời ru tha thiết nồng hậu say đắm lòng người:
“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi.
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”
trong “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ”
Nguyễn Khoa Điềm ước mơ trở thành người thầy giáo nhưng giặc Mỹ đã không cho
ông thực hiện ước mơ ấy. Quê hương thân yêu rơi vào cảnh bom đạn, chiến tranh,
ơng giã từ “mối tình sách” với “buổi học đầu ấp ủ yêu thương”, khoác ba lô đi thẳng
vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ, đi về phía “Tiền phương súng dội. Mà ngực
râm rang bao tiếng trống trường”. Chính trong hồn cảnh chiến tranh, nếm đủ cảnh
đói khát, tù đày với suy nghĩ sâu xa về trách nhiệm của tuổi trẻ trước sự sống còn
của Tổ quốc, đã nung nấu và khơi dậy trong ông nguồn cảm hứng sáng tác.
Mỗi một nhà thơ đều chọn cho mình một mảnh đất thơ để thả hồn mình vào
đó. Nếu như Dương Hương Ly tìm về Quảng Nam “Mảnh đất nuôi ta thành dũng
sĩ”, Lê Anh Xuân tha thiết với Bến Tre rợp bóng “Hoa dừa”, Phạm Tiến Duật say
sưa cùng Trường Sơn thì Nguyễn Khoa Điềm tìm về với “Đất ngoại ơ”.
Những năm tháng xa q, kỉ niệm một thời với Nguyễn Khoa Điềm không
chỉ là “màu mực tím”, những buổi đi học “qua hàng cây với cặp sách che đầu” mà
còn là bao kỉ niệm về một khu phố ngoại ô nghèo:
“Khu phố ngoại ô nằm nghe mưa nguồn và sóng vỗ
đêm thầm tính những chuyến đò về trong giấc ngủ
trăn trở năm nào
vỗ về một ngày lam lũ”
(Đất ngoại ô)
Nguyễn Khoa Điềm rất am hiểu, thơng thuộc cuộc sống và tình cảm của
những người dân ngoại ô. Sự đồng cảm giữa nhà thơ với những người lao động



- 11 -

nghèo khó đã đem đến cho ngịi bút của ông sự rung động sâu sắc. Cuộc sống của
người dân nơi đây “như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến”, làm lụng vất vả “đầu
tắt mặt tối” như ứ đọng, nghẹn tắt trong thiếu thốn:
“Những đồng tiền ngoại ô
đẫm mùi mồ hôi, dầu mỡ
mùi nước mắm cá khô
…Những đồng tiền trăn trở trăm kiểu
Ngập ngừng mới đến được đây
Những đồng tiền ngoại ơ
Rít chằng khó đếm
…Chao mỗi đồng tiền đâu một lời tâm sự
những đồng tiền khó khăn”
(Những đồng tiền ngoại ơ)
Những đồng tiền, khó khăn cay cực trăm kiểu họ mới kiếm được cũng chỉ đủ sống
trong những ngày đầu tháng. Nhà thơ lặng lẽ đếm từng ngày nhịp sống ngoại ô:
“Ngoại ô mua nước mắm chai là ngày lãnh lương
Ngoại ô mua ruốc từng đồng là ngày cuối tháng”
(Những đông tiền ngoại ô)
Từ những đồng tiền ngoại ơ “rít chằng khó đếm” ơng nghĩ về thân phận của
những người dân nơi đây:
“Ôi những cuộc đời sụt lở dần theo con nước mỗi năm lùa vô Đập đá”
(Đất ngoại ô)
Cuộc sống và con người quê hương ông vốn đã bị bủa vây trong thiếu thốn,
nghèo khó, vốn đã cay cực nay càng cay cực, tiêu điều hơn khi giặc Mỹ đầy đường:
“Một thành phố cuối con suối này
Uống nước đục ngầu mỗi chiều đầy bom đạn”
(Con chim thời gian)

Giặc Mỹ tràn đầy quê hương cũng chính là lúc những người dân ngoại ô
sống trong cảnh thành phố mọc đầy những nấm độc “x-nách-ba”, những “Mỹ và
đĩ”. Mùa xn hơm nào cịn “hạnh phúc trịn trong hơi sữa. Nồng nàn mùi đất sang
xuân” nay chỉ còn:
“Một mùa xuân quay cuồng và tan rã
Một mùa xuân cố trốn một mùa đông”
(Con gà đất, cây kèn và khẩu súng)


- 12 -

Không sống cam chịu, người dân ngoại ô muốn tháo tung tất cả những ràng
buộc của cảnh đời khốn khó, muốn sống hạnh phúc, họ đấu tranh dành quyền sống
từ tay kẻ thù:
“Ngoại ô xuống đường
Những bàn tay giơ cao
Vẫn những bàn tay giơ cao địi những đố hoa của lợi quyền, hy vọng áo cơm
và đòi được sống
Sau bao đêm đếm giá trị cuộc đời trên những mảnh rách nát mồ hôi”
(Những đồng tiền ngoại ô).
Nếu ngày hơm qua người dân ngoại ơ cịn là những “cuộc đời sụt lỡ” thì hơm
nay họ trở thành những người con trung kiên của quê hương, đất nước. Với tình yêu
quê hương mãnh liệt, họ đã tạo nên một “khuôn mặt” mới cho q hương mình.
“Thành phố buồn đau” hơm nào, giờ đây trở thành một vùng đất chiến đấu vô cùng
anh dũng:
“Ngoại ô mở rồi trăm cửa ta băng băng
Trái tim hồng ta lắp súng chống tăng
Ta đã lớn, ơi mẹ, em, đồng chí
Mái nhà xưa nhìn theo ta ứa lệ
Sức trăm năm nay chuyển xuống lòng đường

Cả ngoại ô thành chiến luỹ sông Hương”
(Đất ngoại ô)
Hoà vào không khí đánh giặc chung của quê hương là những cuộc đấu tranh
của thanh niên học sinh sinh viên Huế trong những “ngày tuần hành”, những “đêm
không ngủ”, sát cánh bên nhau trong đội ngũ xuống đường đầy khí thế hào hùng và
quyết liệt:
“Các anh chị đi rầm rập vạn bàn chân
Đạp hơi cay lưỡi lê lường gạt
…Mang đất nước và bình minh chói đỏ
Chúng ta đi kẻ lại phố phường mình”
Gương mặt “Đất ngoại ơ” bây giờ hiện lên vời nhiều lớp tuổi khác nhau,
nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng họ gặp nhau ở lòng yêu Tổ quốc và lòng căm thù
giặc. Bởi lẽ bài học đầu tiên của họ là bài học giữ nước: “đổi nước ngọt” chữ đừng
“bán nước” và họ đã trưởng thành theo chiều dài lịch sử của quê hương đất nước:
“Ơi đất phải ra đi và đất phải trở về
Là gạch ngói đau thương là chiến hào căm giận
Là Trường Sơn dựng lên ngàn bệ phóng


- 13 -

Là kì đài xưa ta khắc một câu thề
Giải phóng”
(Đất ngoại ơ)
Khi ý thức được trách nhiệm của mình đối với vận mệnh đất nước, một thế
hệ tuổi trẻ như nhà thơ đã ra trận vớí trái tim cháy bỏng khát vọng cao đẹp. Ngày họ
ra trận là một ngày hội lớn:
“Chúng con lên đường
Con gái con trai đều đội mủ tai bèo,
Con gái con trai đều đi dép lốp.

Quân phục xanh là Tổ quốc may
Tiếng cười là đồng đội dạy”
(Thưa mẹ con đi).
Nếu như người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng
Nguyên là những người lính xuất phát từ “nước mặn đồng chua” thì những người
lính trong thơ Nguyễn Khoa Điềm mang vẻ đẹp của những anh lính “Tây tiến”
(Quang Dũng). Mặc dù phải đối mặt với cái chết các anh vẫn ôm ấp mơ ước ngày
hồ bình để trở về bục giảng:
“Ơi những trang sách và đàn em mong đợi
Ta về đây nguyên dép lốp chiến trường”
(Sẵn sàng cho bài học đầu tiên)
Bên cạnh người lính, chúng ta cịn bắt gặp hình ảnh người con gái chằm nón
bài thơ dịu hiền bên bờ sông Bồ:
“Bàn tay xây lá, tay xuyên chỉ
Mười sáu vành mười sáu trăng lên”
(Người con gái chằm nón bài thơ)
Cơ gái đẹp tựa trăng tròn và những vầng trăng đã mọc lên từ tay em trong
sáng, yên lành. Giặc Mỹ đến “đạp gãy vành”, máu bà con in trên lá nón, em đi làm
cách mạng “bảo vệ quê nhà với chú anh”. Cô gái “ăn chưa no, lo chưa tới” hôm nào
đã lớn lên, dày dạn qua bao thử thách chiến tranh. Chiếc nón “đi về thêm thiết tha”
bây giờ “đi đón cả ngày giơng bão, dựng dậy phong trào soi ước mơ”.
Giữa núi rừng Thừa Thiên, chúng ta còn bắt gặp em bé giao liên mang dáng
“Lượm” hơm nào:
“Tóc kẹp vắt chỏm
Cái áo xanh xanh
Em như chim ngẳng
Nhanh nhanh nhanh


- 14 -


(Chiếc nôi vàng)
Khi “Tổ quốc thân yêu thành cao điểm giệt thù” cũng chính là lúc những em
bé “chưa đến tuổi cầm súng”(Thơ ơi), tóc cịn “kẹp vắt chỏm”(chiếc nôi vàng) cũng
theo anh chị tham gia cách mạng.
Đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm chúng ta không chỉ thấy cháy bỏng trong thơ
tình yêu những lý tưởng lớn, những tình cảm lớn, niềm hy vọng lớn mà chúng ta
còn bắt gặp tình u đơi lứa rất đỗi ngọt ngào. Nếu như thơ tình trong chiến tranh
thường nói đến sự chia ly, xa cách. Nguyễn Đình Thi viết: “Chia tay trong đêm Hà
Nội” đầy tin tưởng, dự cảm tốt đẹp. Nguyễn Mỹ nhận ra giọt nước mắt nóng bỏng,
sáng ngời ở “Cuộc chia ly màu đỏ”. Phan Thị Thanh Nhàn dè dặt trong mùi “Hương
thầm” của một tình yêu đang đến đang đi thì Nguyễn Khoa Điềm viết về cuộc chia
tay giữa đôi bạn trẻ diễn ra trong nỗi lưu luyến với “đôi mắt cười ướt đỏ” của cô gái
như “buổi hò hẹn lớn lao”. Hai người chia tay nhau kẻ ở người đi nhưng hình ảnh
của họ vẫn ở trong từng ý nghĩ của nhau:
“Anh sẽ mang tim em đi suốt những đêm trường
Trái tim em trong ngực anh hát những bài ca nho nhỏ”
(Buổi hị hẹn lớn lao)
Tình u của cơ gái sẽ theo bước chân người lính “rập rờn bay suốt những
chiến hào” cho anh thêm sức mạnh diệt thù. Sự khắc nghiệt của chiến tranh dẫu có
mất mát, đau thương nhưng không thể làm cho con người chai sạn đi mà ngược lại,
vì biết rõ lí tưởng cao đẹp của mình nên người lính thấy u hơn “cái ngày hôm
nay”-dù “bom vẫn rền xé nát trời đêm”, “ngày hai bữa nghẹn khoai và rau luộc”.
Nếu Dương Hương Ly cất cao tiếng thơ ca ngợi “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu
vẫn đẹp sao”, Phạm Tiến Duật xao xuyến mời gọi “Đường ra trân mùa này đẹp
lắm” thì Nguyễn Khoa Điêm dưới bom đạn của kẻ thù vẫn tìm được một sáng
“mùa xuân ở A đời”:
“Em lại về A đời
Mùa xuân theo em đó
Những cánh rừng hoa lau mênh mông”

(Mùa xuân ở A đời)
Tuổi trẻ ra trận không chỉ bằng lòng dũng cảm và khát vọng tự do mà hành
trang của họ ngày lên đường cịn có cả nụ cười lạc quan coi khinh lửa đạn, vất vả,
mất mát, hy sinh:
“Vắt cơm mở mùa có mau sắc riêng
Đỏ móng trâu lẫn trắng ngà mơn vót
Thêm vị mặn là những lời mong ước


- 15 -

Chúng ta ăn với những tiếng cười”
(Ánh sáng trên lưỡi rìu)
Tiếng cười của các anh là tiếng cười làm nên chiến thắng:
“Trong thời gian, không gian gian lao\
Ta trầm tĩnh nhân sức mình vơ hạn”
(Ánh sáng trên lưỡi rìu)
Dân tộc chúng ta phải đối mặt với một kẻ thù hung bạo và lớn mạnh nhất
thời đại, hy sinh mất mát là điều không tránh khỏi. Dẫu biết vậy nhưng các anh vẫn
tự tin để bước vào trân chiến, đón những cái chết nhẹ tựa lơng hồng:
“Nếu tơi phải ngã xuống
Xin đặt tôi bên đường
Cho tôi vành sao nhỏ
Gác đường Hồ Chí Minh”
(Tơi lại đi đường này)
Niềm tin tưởng lạc quan ấy chỉ có ở những tâm hồn thanh niên có khát vọng
lý tưởng cao đẹp hồ quyện trong một tình cảm thắm thiết về quê hương, nhân dân,
đất nước.
Từ những đơi trai gái lặng lẽ đặt tình u Tổ quốc lên trên tình cảm riêng tư,
em bé giao liên, o bí thư 17 tuổi, những chiến sĩ lạc quan yêu đời, Nguyễn Khoa

Điềm đã cho chúng ta hiểu hơn về tuổi trẻ trong cuộc chiến đấu hôm qua.
Một khu phố ngoại ô với bao kỉ niệm về một thời thơ ấu và những tháng
ngày tranh đấu luôn là niềm tự hào của nhà thơ:
“Con lớn lên mùa thu thanh kỉ niệm
Của đời riêng trong sắc biếc trời cho
Khi thành phố cịn một giờ giặc chiếm
Con xót xa nhớ nơi Bác từng qua”
(Nơi Bác từng qua)
Ý thơ được triển khai theo kỉ niệm riêng tư, theo dòng suy nghĩ về nhân dân,
đất nước và đọng lại ở lòng yêu Bác, yêu thành phố ở quê mẹ:
“Ôi nơi mẹ sinh ra là nơi Bác từng qua
Vệt ánh sáng rải đường con chiến đấu
Con nguyện, dù trăm lần máu đổ
Chon đất này-nơi Bác từng qua”
(Nơi Bác từng qua)
Yêu thương, tự hào, Nguyễn Khoa Điềm gắn bó máu thịt với từng hạt cát
quê hương, với cuộc chiến đấu đang diễn ra gay go, quyết liệt ở một vùng “cát


- 16 -

không là ngà ngọc. Mà đúc nên thành đồng”. Từ hạt cát “thấm mồ hôi máu đỏ,
“thơm hồn ông cha”, nhà thơ nghĩ về Tổ quốc, nhân dân và ao ước hồ quyện tâm
hồn mình trong cát trắng q hương:
“Nên chiều nay ra trận
Lịng con là bình nhang
Mẹ đong đấy cát trắng
Quyện tâm hồn Phú Vang”
(Cát trắng Phú Vang)
Từ thành phố quê hương Nguyễn Khoa Điềm nghĩ về những ngày tháng ở

chiến khu, vùng rừng núi Thưa Thiên với bao gian khổ, thiếu thốn đã để lại cho ông
“Những trang đời, trang viết. Nặng nghĩa đời sau, xưa”. Những dịng thơ của ơng
đưa ta về với “Một chóp núi biên thuỳ. Nhiều mưa và ít nắng” (Tiển bạn cuối mùa
đông), đi giữa những “cánh rừng mấy trận B52. Cây cụt ngọn dựng trơ vào trời
xanh căm giận” và “nương sắn gầy mục nấm lân tinh”. Trong sự khắc nghiệt của
thiên nhiên, sự ác liệt của chiến tranh, người chiến sĩ vẫn vững vàng lòng tin vào
ngày chiến thắng. Nguyễn Khoa Điềm hiểu được tầm vĩ đại của cuộc chiến tranh
này qua những sự việc bình thường: một tiếng chim gõ kiến, một cánh hoa rừng sót
lại sau trận bom huỷ diệt, một chiếc áo bạn bè để lại…
Với “Đất ngoại ơ”, Nguyễn Khoa Điềm đã góp vào nền thơ chống Mỹ những
trang thơ mang khơng khí chung của thời đại lại có cái riêng của một vùng đất, một
cánh nhìn nhận cảm xúc mới lạ. Ơng đã kết hợp hài hồ giữa lịng nhiệt tình của
tuổi trẻ với hiện thực cuộc sống sôi động ở chiến trường để tạo nên sức hấp dẫn,
cuốn hút trong thơ. Chúng ta cịn bắt gặp trong thơ ơng bao suy tư hồi bão, khát
vọng chân thành của tuổi trẻ ngày ra trận.
Qua tập thơ này chúng ta có thể nhận thấy thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giàu
sức liên tưởng. Ông đã dẫn dắt người đọc vào mạch liên tưởng độc đáo bất ngờ.
Đặc biệt là ông muốn đưa chất liệu cuộc sống hào hùng mà mình đã trải qua vào
thơ, song thơ ông hấp dẫn không chỉ ở chất liệu ấy mà cịn ở những suy nghĩ, tình
cảm của ơng trước hiện thực đó.
Để nâng cao gía trị của tác phẩm Nguyễn Khoa Điềm cũng đã cố gắng tìm
cho mình cách nói phù hợp với tâm trạng, hồn cảnh cụ thể: có khi là tiếng nói u
thương trìu mến qua thể thơ lục bát(Khoảng trời yêu dấu), khi là lời tố cáo đanh
thép tội ác của kẻ thù(Nghĩ về một nhãn hiệu). Ở tập thơ này, ơng đã kết hợp hài
hồ các thể thơ(phụ lục) Để tránh sự khô khan cứng nhắc trong thơ, trong tập thơ
này ông sử dụng các thể thơ rất hài hoà.(Phụ lục)


- 17 -


Tuy “Đất ngoại ơ” chưa có được những suy nghĩ khắc sâu về nhiều mặt của
một đời thơ từng trải nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã góp vào nên thơ ca chống Mỹ
một tiếng nói trữ tình giàu liên tưởng gắn liền với hoà bão, khát vọng chân thành
của tuổi trẻ và sự am hiểu, thông thuộc về một vùng đất.
2.2 Mặt đường khát vọng:
Nguyễn Khoa Điềm không bằng lịng đóng khung trong những bức tranh gọn
hẹp, những cảm xúc ngắn gọn mà ơng ln ln có khát vọng vươn dài nới rộng để
khám phá và biểu hiện tầm sử thi của cuộc sống cách mạng cho nên ông đã tìm đến
thể trường ca và đã thành cơng với “Mặt đường khát vọng”. Trường ca “Mật đường
khát vọng” (xuất bản 1974) được gợi cảm hứng từ bản giao hưởng số 5 của
Betthôven và nhiều đoạn trong “Lửa đèn” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trường ca
này có 9 chương, nói về con đường “thức nhận”, dấn thân vào cuộc đấu tranh của
tuổi trẻ đơ thị miền Nam, và đó cũng chính là con đường tìm về với nhân dân, với
dân tộc.
2.2.1 Q trình thức nhận của tuổi trẻ đơ thị miền Nam:
Trong chương thơ mở đầu của tác phẩm-“Lời chào”, Nguyễn Khoa Điềm
đến với tuổi trẻ thành phố quê hương bằng tình yêu của những người bạn “thưở
thiếu thời”, tình u q hương “nửa phần là nắng gió, nửa phần là gương mặt yêu
thương”. Tâm hồn nhà thơ đã hoà vào “cái ta” rất chung:
“Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
Bèo lục bình mênh mang màu mực tím
Nét chữ thiếu thời trơi nhanh như dịng sơng”
Những kỉ niệm học trị trong màu mực tím và cánh phượng bối rối đã được
Nguyễn Khoa Điềm đưa vào thơ như lời mời gọi, lời tâm sự cùng bè bạn. Với một
giọng điệu dịu dàng, tha thiết ơng đã đánh thức tình cảm thiêng liêng và biết ơn
cuộc đời sâu nặng trong mỗi một con người:
“Biết ơn những dấu chân bấm mặt đường xa
Những dấu chân trần bùn nặng vết
Ta đi học quen dẫm vào không biết,

Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi”
Từ chỗ đánh thức lòng biết ơn mẹ cha, biết ơn đất nước với những truyền
thống quý báu trong sâu thẳm tâm hồn những thanh niên đô thị miền Nam, nhà thơ
đi đến giúp họ ý thức về quân thù và đất nước.


- 18 -

Đi liền với sự mở rộng qui mô và tội ác chiến tranh, Mỹ tung ra không biết
bao nhiêu học thuyết, thủ đoạn chính trị bịt bợm, kể cả giọng lưởi hồ bình. Khơng
phải khơng có những thanh niên đơ thị miền Nam nói riêng và người dân chúng ta
nói chung chưa thấy hết được bản chất của đế quốc Mỹ và có những ngộ nhận về
kể thù. Với tiếng nói chính luận sắc bén kết hợp cùng tư liệu sách vở và vốn sống
thực tế của những năm tháng lăn lộn trong chiến tranh ác liệt, Nguyễn Khoa Điềm
đã lách con dao trí tuệ của mình vào tim đen của kẻ thù, mổ xẻ, phơi trần nó:
“Khơng ở đâu bằng đất nước Việt Nam này
Nơi nhân loại thêm một lần nhìn thấy
Những tội ác con người đi qua bỗng hồi sinh trở lại”
Trên trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm bộ mặt thâm hiểm của kẻ thù hiện lên
rõ từng đường nét. Ơng đã ví tội ác của giặc Mỹ với Khantacta-kẻ đã từng làm mưa
làm gió từ Á sang Âu với vó ngựa đẫm máu, những đội Thập tự chinh với “đầu
người trên mũi mác”:
“Rồi những Khantacta bỗng bước ra từ bão cát
Rồi những cuộc Thập tự chinh với đầu người trên mũi mác
Rùng rùng đi tàn phá nước non này”
Tên bạo chúa thời trung cổ và giặc Mỹ bây giờ đều chung bản chất dã man
và tàn bạo, có khác chăng giặc Mỹ tinh vi và tài năng hơn trong phương cách giết
người:
“Xưa giết người bằng roi, bằng rìu cũ kĩ
Nay giết người bằng hố chất, điện tử, prôtông

…Xưa một người chỉ đâm chết một người
Nay một cái bẩm nút, một cái đạp cản bom Mỹ giết ta hàng chục hang trăm ngọt
xớt”
Với lối so sánh xưa và nay, Nguyễn Khoa Điềm đã vạch trần được tội ác dã
man của “tên bạo chúa” thế kỷ 20. Thời trung cổ, sự dã man của Khantácta đã khiến
cho loài người khiếp sợ, nay tội ác của giặc Mỹ còn tàn ác dã man hơn hàng trăm,
hang ngàn lần.
Giặc Mỹ đến Việt Nam nhằm xố bỏ tất cả cơng lí, chúng “uốn cơng lí quăn
queo làm thước kẻ”. Chúng sẵn sàng reo rắc cái chết trên đất nước ta miễn sao đảm
bảo lợi ích và quyền lợi của lầu Năm Góc. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng tương
quan “vì…phải” như một mệnh đề, một logic “độc đoán, cuồn điên” của kẻ thù để
chỉ rõ:
“Vì một cuộc hành quân phải huỷ diệt hàng vạn mẫu tây rừng
Vì sự tồn vong của học thuyết màu da phải đầu cơ hàng vạn xác da vàng


- 19 -

Vì Tổng thống phải xích tay hàng vạn người biểu tình nổi loạn”.
Để đạt được mục đích của mình, giặc Mỹ khơng từ bất cứ một thủ đoạn dã
man nào nhằm đè bẹp, thiêu cháy tinh thần dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam
hòng biến chúng ta thành những con người khơng khối óc, khơng u thương:
“Chúng đánh ta để khơng tìm được chiều cao
của thân thể, của ước mơ hạnh phúc”
Chúng sắn sàng chém giết, sẵn sàng nhấn đất nước Việt Nam trong biển
máu. Chúng thờ ơ trước sự đau thương, mất mát của dân tộc ta:
“Quật giết người vẫn khơng hề tái mặt
Vì giết người máu chẳng dính tay chân”
Song song cùng lũ giặc cướp nước, chân tướng của bè lũ tay sai bán nước
cũng bị Nguyễn Khoa Điềm vạch trần trên trang thơ của mình:

“Miệng thằng Cẩn nhai trầu hay ngậm tiết
Miệng Ních-sơn nhai học thuyết màu da
Miệng Thiệu-Hương nhai khố rách dân ta”
Với giọng châm biếm, mỉa mai, nhà thơ đã chỉ rõ được sự lố bịch, dả trá của
những “cái miệng” nhai đủ thứ tanh hôi, dơ bẩn nhưng luôn rêu rao những điều tốt
đẹp:
“Chúng rêu rao chính sách bốn khơng
Và ta hưởng khơng áo, khơng cơm, khơng nhà, khơng cửa.”
Có thể nói rằng với chương “Giặc Mỹ”, bằng vốn kiến thức tổng hợp từ thực
tế và sách vở, với giọng thơ trầm trầm của sự phân tích có lí có tình, với lòng căm
thù cao độ Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lên trước mắt bạn đọc chân dung giặc Mỹ
cụ thể và sinh động, góp vào viện bảo tàng tội ác đế quốc Mỹ ở Việt Nam một bản
cáo trạng đanh thép.
Cũng như thơ miền Nam, trong những ngày đen tối thơ Nguyễn Khoa Điềm
không sướt mướt, bi luỵ mà bộc lộ niềm tin yêu lòng căm phẫn. Trong chiến tranh,
thơ ông sớm tránh được những “tráng sỹ sa trường”, những “ùng ồng hị hét” mà
đi vao cuộc sống thực, tâm tư tình cảm thực của thanh niên đo thị miền Nam để
hướng họ đến bao điều trăn trở nghĩ suy trước sự đổi thay của thành phố-nơi đong
đầy bao kỉ niệm tuổi thơ:
“Thành phố bên sông bè bạn rất đầy
Chợt trở lại hoang vu bày quán xá”
Hình ảnh quê hương thân yêu ngày nào, giờ đây chỉ còn là “những năm
khơng bình n” với “đầy bóng giặc, đầy những người ngửa tay” đã xốy sâu vào
trong tình cảm, nếp nghĩ của những học sinh, sinh viên lúc bấy giờ:


- 20 -

“Lịng ta khơng n
Lịng ta đây khắc khoải”

Chính vì thế mà tiếng trống trường khơng cịn “khép ta vào yên tĩnh nữa” và
“màu bảng đen” lại gợi nhớ đến “màu mặt đường”-mặt trận. Nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm thấu hiểu hơn ai hết tâm trạng của những chàng trai cơ gái ngồi trên ghế nhà
trường mà lịng đau nỗi mất nước, bới bản thân ông cũng là một trong số họ:
“Có gì đâu chúng con nhìn lên bản đồ Việt Nam
Sao tổ quốc mà chỉ còn nửa nước.
Dẫu địa lý chúng con thường ít thuộc
Nhưng nỗi đau này chúng con nhớ hơn”
Nếu như ở chương “Giặc Mỹ” với giọng thơ đanh thép hùng hồn để lên án
kẻ thù: “Tên Mỹ kia! Mày bị căm ghét đời đời” thì ở “Tuổi trẻ không yên” chúng ta
lại bắt gặp một giọng thơ thầm thì như những lời tâm sự. Vẫn là cánh phượng rơi
“hoài hoài như đếm tuổi” ở chương “Lời chào” nhưng bây giờ nó đã trở thành biểu
tượng của nỗi “đau như máu của tâm hồn tươi trẻ”.
Mặc dù cả một thế hệ tuổi trẻ miền Nam trăn trở, nghĩ suy trước thực tại đau
thương của quê hương, đất nước, muốn thoát khỏi cảnh “khung trời ngang trái”,
nhưng họ vẫn chưa tìm được cho mình hướng đi đúng. Họ đã không ngần ngại khi
thú nhận rằng :
“Sông Hương ơi, sơng Hương
Ngươi cịn nguồn với bể
Để đi và để đến
Cịn ta 25 tuổi
Trơi cạn trên mặt đường”
Trong q trình “thức nhận” đã có nhiều thanh niên trốn lính, chống lại trật
tự hiện hành của xã hội bằng cách chọn cho mình lối sống Hip-pi, trở thành những
“đàn cừu vọng ngoại”, và cũng khơng thiếu những thanh niên khơng tìm ra lẻ sống,
khơng muốn cầm súng bắn vào đồng bào mình, đã phải tự “huỷ hoại từng đường
gân bắp thịt. Từ màu mắt cho đến nụ cười hồng” của bản thân để rồi “vật vờ như cỏ
lác đầu sơng”. Có lúc họ ngẩn ngơ chua xót khi nhìn lại tuổi trẻ của mình, chẳng
khác gì cái ngẩn ngơ khi trở về già của người ca kĩ trong thơ Nguyễn Du:
“Ta lớn lên như mùa lũ

Ào ào thành phố tuổi thơ
Rồi ngày mai, mỗi kiệt phố chơ vơ
Những vết buồn chúng ta để lại”.


- 21 -

Thấu hiểu được thực trạng mòn mỏi rã rời của tuổi trẻ đơ thị miền Nam trong
vịng cương toả của kẻ thù, với giọng thơ chân thành, cảm thơng mà khơng kém
phần dứt khốt, mạnh mẽ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã phân tích cho họ hiểu
rằng khi “đốt cháy hơm nay để khơng cầm vũ khí” thì cũng chính là khi “thiêu cháy
cả tương lai”, để hướng họ vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Ông vực họ dậy
từ vấp ngã ban đầu, kêu gọi họ đứng vào hàng ngũ cách mạng:
“Hỡi tuổi trẻ như một rừng cây lớn
Nhận nắng trời và gió bão đầu tiên
Hãy đứng dậy và giơ cao ngọn đuốc
Của tình yêu đã khơi cháy ngàn đời”
Cả chương thơ “Tuổi trẻ không yên” có sức lay động đối với độc giả bởi nó
được viết ra bằng sự thấu hiểu, thơng cảm, đau xót, trước sự bế tắc, tù túng và lầm
lạc của những người cùng một thế hệ, cùng một lứa tuổi nhưng phải sống trong
vòng kiêm toả và đầu độc của kẻ thù. Chính sách Việt Nam hố chiến tranh thâm
hiểm của Mỹ nhằm “Mỹ hoá” tâm hồn họ, biến họ thành những con hoang của chủ
nghĩa đế quốc Mỹ, cắt lìa họ khỏi mọi mối quan hệ với dân tộc, với lịch sử, với cha
ông, với đồng bào và đồng loại. Có thấu hiểu được điều này chúng ta mới hiểu hết
được ý nghĩa và giá trị lớn lao của quá trình “thức nhận”của tuổi trẻ đơ thị miền
Nam lúc gấy giờ.
Có thể nói rằng “Tuổi trẻ khơng n” là cuộc tranh luận giữa hai quan niệm, hai tư
tưởng, hai lối sống trong một thế hệ tuổi trẻ miền Nam giữa cuộc đấu tranh một mất
một còn của vận mệnh dân tộc. Một bên là thứ nguỵ biện vô trách nhiệm trước Tổ
quốc của một số thanh niên nhân danh lối sống hiện sinh, nhân danh chủ nghĩa cá

nhân ích kỉ, cực đoan. Và bên kia là tiếng nói tuổi trẻ nhận ra chân lý, nhận ra
phương hướng sống sau bao nhiêu dằn vặt, tìm tịi, xuống đường hồ vào dịng thác
đấu tranh của nhân dân. Với giọng thơ khi thủ thỉ tâm sự, khi đầy tính chính luận
sắc bén, Nguyễn Khoa Điềm đã chỉ cho họ thấy rằng, để giành được tự do và hạnh
phúc chỉ có một con đường duy nhất đúng:
“Chỗ đứng chúng ta không phải ở Hoa-Lư
Mà trên con đường ta tìm về dân tộc”
Từ cảm xúc những ngày sống hết mình với cuộc chiến đấu, từ vốn tri thức phong
phú của mình, qua chương thơ “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã cắt nghĩa sâu xa
cho việc tìm về cội nguồn dân tộc. Đó là con đường đúng đắn nhất cho tuổi trẻ đô
thị miền Nam lúc bấy giờ. Đối lập với âm mưu kẻ thù đưa tuổi trẻ rời xa những giá
trị tinh thần thiêng liêng, từ bỏ nhân dân,Nguyễn Khoa Điềm kéo họ về với buổi


- 22 -

ban đầu cha ông dựng nước, với truyền thống nhân hậu, bất khuất, anh dũng, kiên
cường của dân tộc.
Trước và cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm đã có khơng ít nhà thơ viết về chủ đề
q hương, đất nước. Như Nguyễn Đình Thi tạo nên một hình dáng đất nước với vẻ
đẹp đau thương mà rất đỗi hùng tráng:
“Nước Việt Nam từ máu lửa
Rủ bùn đứng dậy sáng loà”
(Đất nước)
Huy Cận tự hào khám phá thấy một Việt Nam bất khuất mà tài hoa, hiên ngang mà
nhân ái tượng hình trong bóng dáng cha ơng:
“S ống vững chải bốn nghìn năm lịch sử
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà”

(Đi trên mảnh đất này)
Cũng có lúc đất nước được hình dung như người lính ra trận dày dạn, bền bỉ “hành
quân không mỏi” trong thơ Chính Hữu…
Trong dịng cảm xúc về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm tìm cách khám phá những
nét mới mẻ của vẻ đẹp đất nước, chiều sâu thẳm của tam hồn dân tộc theo cách
riêng của mình:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có từ cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Cứ như vậy, ông đã đưa bạn đọc trở về với cội nguồn của dân tộc, trở về với
đất nước bốn nghìn năm lịch sử, có truyền thống nhân nghĩa anh hùng, đất nước của
ca dao thần thoại và tình nghĩa thuỷ chung. Đất nước sáng ngời những biểu tượng
lớn lao mà rất đổi gần gũi, quen thuộc đối với mỗi chúng ta:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm”
Đất nước không phải là cái gì xa lạ mà ở ngay trong máu thịt của mỗi một
người dân đất Việt:
“Trong anh và em hơm nay
Đều có một phần đất nước”


- 23 -

Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm nói lên sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân
với vận mệnh chung của đất nước, nhân dân. Đó là tư tưởng chung của thời đại khi
mà vấn đề dân tộc nổi lên như một vấn đề cơ bản nhất, có tính chất quyết định hầu
hết mọi vấn đề khác. Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước

mình:
“Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hố thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước mn đời…”
Chương thơ “Đất nước” là sự cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về vai trò
và những hi sinh to lớn của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cũng
như những nhà thơ trẻ cùng thời, ông đã thể hiện những suy ngẫm của mình về
nhân dân thơng qua những trải nghiệm của chính bản thân mình. Tư tưởng “Đất
nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” là tư tưởng chủ đạo chi phối cả
nội dung và hình thức của chương 5. Chỉ trong mỗi một chương “Đất nước” ông đã
sử dụng tới 61 lần danh từ Đất Nước.
Trở về với nhân dân, với cội nguồn dân tộc là sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Chỉ có nhân dân mới làm nên đất nước với truyền thống 4000 năm lịch sử, với
những Sơn Tinh “nhìn ta đăm đăm”, cơ Tấm “lừng hương trong qủa thị”, có vua
Hùng với “những ngựa đá xuống đường, những rồng đá bay lên”. Tuổi trẻ tìm về
với dân tộc chính là tìm về với sức mạnh “bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”. Trở về cội
nguồn để nhận trách nhiệm của mình trước lịch sử, tuổi trẻ miền Nam không bơ vơ
lạc lõng nữa-họ hồ vào dịng thác cuộn chảy của dân tộc. Trong “ánh lửa cháy
hồng hào mặt đất. Mùa chín tình u, mùa chín hận thù” đã nghe vang vang tiếng
hát của tuổi trẻ qua bao trăng trở, dằn vặt, day dứt, băn khoăn nhận đường:
“Ơi sơng núi uy nghi ngàn dặm đất
Có nghe tiếng chúng con: xin có mặt
Nguyện làm người xung kích của quê hương
Đây tiếng chúng con, tiếng hát xuống đường”
2.2.2 Tiếng hát xuống đường của tuổi trẻ đô thị miền Nam:
Nếu như nhà thơ Thu Bồn với trường ca “Bài ca chim Chơrao” đã viết tặng
chúng ta những hình ảnh của miền Nam chiến đấu, của con người miền Nam bất
khuất với tình yêu thương dao dạt như nước sơng Ba, khí phách anh hùng lẫm liệt
như dãy Trường Sơn hùng vĩ thì Nguyễn Khoa Điềm với trường ca “Mặt đương

khát vọng” đã đưa người đọc nhập cuộc với những ngày tháng sôi sục xuống đường


- 24 -

trên những thành phố ngập tràn tiếng thét và tiếng hát, âm vang tiếng bước chân
mạnh mẽ và thấm máu tuổi trẻ.
Sau quá trình “thức nhận”, tuổi trẻ đơ thị miền Nam đã hồ mình vào cuộc
đấu tranh chung của dân tộc. Họ đã biến mặt đường thành mặt trận-một mặt trận mở
ngay giữa sao huyệt kẻ thù.
Từ nhịp thơ trầm ở “Tuổi trẻ không yên” và “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm
chuyển sang nhịp thơ nhanh, gấp gáp, vội vàng như bước chân và lòng nhiệt huyết
của tuổi trẻ ra trận “say sưa” trong màu áo trắng, với một tư thế “hiên ngang, kiêu
hãnh, trẻ trung, trong sáng” để “giằng ngay sự sống” từ tay kẻ thù.
Khi tìm được lẻ sống chân chính thì cũng là lúc tiếng hát xuống đường trở
thành tiếng reo vui của tuổi trẻ, của những trái tim đầy khát vọng sống, khát vọng
được cống hiến cho lí tưởng cao đẹp:
“Hãy nâng máu ta lên làm ngọn cờ hồng
Trên cao điểm gian truân mùa giữ nước
Ơi tuổi trẻ có gì cao q nhất
Bằng hơm nay ta hiến máu xương mình
Bằng hơm nay cho tổ quốc quyết sinh
Ta cảm tử và xông lên quyết chiến”
Chưa bao giờ như bây giờ, khát vọng độc lập tự do cho Tổ quốc được gắn bó
máu thịt đến thế với sự sống cịn của mỗi người. Trong khơng khí hào hùng, nhà thơ
đưa người đọc sống lại những ngày thành phố ngập tràn tiếng thét và tiếng hát, nhịp
với tiếng bước tuổi trẻ, sống những đêm khơng ngủ “nói cho đồng bào tơi nghe” và
“nghe đồng bào tơi nói”. Thể thơ tự do tạo nhịp điệu khoẻ khoắn và nói được sự
khát khao của những tâm hồn được giải phóng. Từ đây, dã từ những năm tháng băn
khoăn, tuổi trẻ miền Nam thực sự bước vào con đường tranh đấu chung của dân tộc

để “giành chiến thắng và làm nên hạnh phúc”:
“Khi tháng năm là niên khoá xuống đường \
Khi bài học được viết từ mặt nhựa
Giấy không cạn đau thương mực phải mài giữa phố
Chúng con thề, chúng con sẽ ra đi”
Khép lại quá trình “thức nhận” cũng là bắt đầu mở ra một giai đoạn mới:
“xuống đường”-giai đoạn hành động của tuổi trẻ. Kết thúc bản trường ca là âm điệu
dồn dập, khẩn trương của triệu bước chân tuổi trẻ đi theo tiếng gọi của Bác Hồ: “Hễ
cịn một tên xâm lược, thì ta cịn phải chiến đấu quét sạch nó đi”.


- 25 -

Một thế hệ ra trận với hành trang nhân nghĩa, yêu thương, với những ước
mơ, hoài bão lớn lao của tuổi trẻ. Họ đã ra đi để lại sau lưng bao kỉ niệm hỏc trị, để
xả thân vì đất nước.
Trường ca “Mặt đường khát vọng” là thành công mới của Nguyễn Khoa
Điềm sau “Đất ngoại ô”. Bản trường ca này được tổ chức theo kết cấu của bản giao
hưởng – ông đã đem đến cho bạn đọc âm điệu dịu dàng, thắm thiết ở chương “Đất
nước”, âm điệu căng thẳng, dồn nén ở chương “Tuổi trẻ không yên”, âm điệu tưng
bừng náo nức ở chương “Áo trắng và mặt đường” và “Xuống đường”.
Với trách nhiệm của mỗi người cầm bút, không dễ dãi, hời hợt như một vài
người viết về cuộc chiến tranh ở miền Nam, Nguyễn Khoa Điềm đã nói được cái
gay gắt, cái dữ dội, quyết liệt của cuộc sống chiến đấu và những chấn động lớn lao,
những trăn trở khơng n trong lịng người. Khơng né tránh, khơng dỗi mình bằng
một thứ tơ vẽ lãng mạn, nên thơ, ông không sa vào những chi tiết vụng vặt, khơng
mải miết đi tìm chất thơ ở những chỗ nhẹ nhàng, ơng đã hướng thơ mình vào thẳng
hiện thực lớn lao, đề cập đến những vấn đề thực sự có ý nghĩa để kêu gọi, động viên
thanh niên đô thị miền Nam xuống đường.
Chất say, sự liên tưởng phong phú, cách sử dụng ngơn ngữ bạo dạn, phóng

túng vốn là điểm mạnh của “Đất ngoại ô”, lại được Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục
phát huy trong “Mặt đường khát vọng”. Nếu như sau mỗi một bài thơ trữ tình ngắn
trong “Đất ngoại ô” nhà thơ chỉ đêm đến cho người đọc một nét lắng lại trong cảm
xúc qua một vài sự kiện, một vài con người, một vài cảm xúc suy nghĩ thì với
trường ca “Mặt đường khát vọng”, ông đã đem đến cho bạn đọc cả một dòng tâm
trạng chuyển đổi, biến thiên quanh một nét chủ đạo, là cả một mạch tư tưởng, cảm
xúc được triển khai cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong dạng vận động tiến triển.
Trong “Đêm không ngủ” ở “Đất ngoại ô”, Nguyễn Khoa Điềm có viết về phong
trào đấu tranh của tuổi trẻ học đường chỉ với một cấu tứ từ một sự kiện cụ thể và
ơng có hướng tới những vấn đề quá khứ và hiện tại, tuổi trẻ và hiện hình đất nước
nhưng phải đến trường ca “Mặt đường khát vọng”, bộ mặt chung về phong trào đấu
tranh của học sinh sinh viên mới được phản ánh trên một diện rộng. Bởi lẽ, so với
“Đất ngoại ô”, ở “Mặt đường khát vọng” bình diện phản ánh trong thơ Nguyễn
Khoa Điềm được mở rộng hơn. Ơng khơng chỉ nói về một vùng đất ngoại ơ nghèo
mà cịn nói đến những vấn đề mang tầm thế giới. Ơng khơng chỉ nói về ngày hơm
nay mà cịn tìm về cội nguồn bốn nghìn năm lịch sử hay hướng đến tương lai. Ông
đi vào bề sâu nội tâm của mỗi con người, cuộc đời để khắc hoạ bức tranh tồn cảnh.
Ơng đã mang vốn kiến thức tổng hợp từ thực tế và sách vở thể hiện những liên
tưởng kì thú ở chương “Đất nước”, những suy luận sắc sảo, chính xác ở chương


×