1
NGUYỄN TUÂN(1910-1987)
I. Giới thiệu nét chính về tiểu sử và quá trình sáng tác văn học của
Nguyễn Tuân:
Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910. Hà Nội là nơi sinh ra và cũng là quê hương
của Nguyễn Tuân.
Gia đình có truyền thống nho học. Song lúc này Nho học đã thất thế, nhường
chỗ cho Tây học. Cả một thế hệ (trong đó có cụ Tú Hải Văn, thân sinh của Nguyễn
Tuân ) vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời trước xã
hội giao thời Tây-Tàu nhố nhăng, sinh ra tư tưởng bất đắc chí.Ngay từ nhỏ,
Nguyễn Tuân đã được nuôi trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc với những
phong tục, nề nếp từ một thời xưa đang tàn dần và biến đổi vì sự xâm nhập của
văn minh máy móc và hàng hóa du nhập từ Phương Tây.
1. Thời kì trước Cách mạng tháng Tám 1945:
a. Từ 1910 – 1929:
Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội nhưng từ nhỏ, ông đã theo gia đình sống nhiều
năm ở các tỉnh miền Trung. Chính hoàn cảnh sống của gia đình đã tạo điều kiện
cho ông ngay từ thời niên thiếu được “xê dịch” qua nhiều nơi, để lại nhiều dấu ấn
trong những trang viết về đề tài “chủ nghĩa xê dịch” của ông.
b. Từ 1929 – 1941:
Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, có lúc bế tắc,
tuyệt vọng. Năm 1929, ông bị đuổi học vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp
nói xấu người Việt Nam tại trường trung học Nam Định. Năm 1938, ông cùng một
nhóm bạn vượt biên giới sang Lào, bị bắt ở Thái Lan, đưa về giam ở Thanh Hóa.
Hơn một năm sau, ra tù ông lại tiếp tục “xê dịch” đi trái phép vào Sài Gòn, đến
Vinh thì bị bắt và bị quản thúc. Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh
thần sâu sắc. Ông lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ “đại bất đắc chí”
như một con người “ hư hỏng hoàn toàn”.
Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong
cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.Trước cách
mạng tháng 8, tác phẩm của Nguyễn Tuân tập trung vào 3 đề tài sau:
Thứ nhất là chủ nghĩa xê dịch :
Chủ nghĩa xê dịch chủ trương đi không mục đích, chỉ luôn thay đổi chỗ để tìm
cảm giác mới lạ và thoát li mọi trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nguyễn
Tuân tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc.
Nhưng viết về chủ nghĩa xê dịch, Nguyễn Tuân có dịp bày tỏ tấm lòng thiết tha
với cảnh sắc và phong vị đất nước.
2
Dẫn chứng bằng tiểu thuyết “Thiếu quê hương”
Đến với tác phẩm này, chủ nghĩa xê dịch mới được Nguyễn Tuân thể hiện
tập trung và nhất quán. Tác phẩm viết về một nhân vật có tên là Bạch, một người
luôn luôn thèm đi và chỉ có đi mới cảm thấy mình đang sống. Với Bạch, “đi tức
là tất cả, đi tức là hạnh phúc”. Còn bao nhiêu cái khác, chàng đều chểnh mảng
cả. Xét đến cùng, chủ nghĩa xê dịch là sự thể hiện chủ nghĩa cá nhân bế tắc và
cực đoan, phản ứng lại trật tự xã hội đương thời một cách vô trách nhiệm, muốn
thoát ra ngoài mọi ràng buộc của những nguyên tắc đạo đức, luân lí ở đời. Cái
làm nên giá trị lâu bền của “thiếu quê hương” về xê dịch của Nguyễn Tuân là
những trang viết tài hoa, ghi lại một cách chân thực, tinh tế những cảnh sắc thiên
nhiên, phong vị đất nước và những cảnh sinh hoạt với những nét độc đáo khác
nhau ở nhiều vùng quê trên đất nước ta.
Thứ hai là vẻ đẹp “Vang bóng một thời”:
Nguyễn Tuân là người đi tìm vẻ đẹp của quá khứ mà ông gọi là “vang bóng một
thời”. Đó là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm còn vang vọng. Ông mô tả vẻ
đẹp riêng của thời xa xưa với những phong tục đẹp. Những truyện ngắn của
Nguyễn Tuân tập trung miêu tả những thói quen, cung cách sinh hoạt, những kiểu
ăn chơi cầu kì, phong lưu, đài các của những con người tài hoa ấy. Đó là thú chơi
lan, chơi cúc, đánh bạc bằng thơ và hát ả đào trên sông Hương. “Vang bóng một
thời” là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân, thấm đượm tinh thần dân tộc,
thể hiện khát vọng vượt lên trên môi trường ô trọc, bộc lộ niềm say mê cái tài, cái
đẹp và sự nâng niu trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền.
Phân tích truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
Hình tượng trung tâm của tác phẩm và cũng là nhân vật lí tưởng của tác giả là
Huấn Cao- một người dám đứng lên phản đối, chống lại triều đình xấu xa rồi bị bắt
và cầm tù, chờ ngày ra pháp trường. Trong tù, ông vẫn ăn uống, sinh hoạt bình
thường, thậm chí ông còn mắng cả cai ngục. Ngày mai ra pháp trường, hôm nay
ông vẫn bình tĩnh cho chữ viên quản ngục và cho cả những lời khuyên để quản
ngục “về quê” làm lại cuộc đời. Cũng nhân cảnh cho chữ, chính Huấn Cao đã nhận
ra rằng “chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Nguyễn Tuân đã quy
chiếu cả ba thứ ánh sáng trong hình tượng này là: Cái tài – cái tâm – khí phách
hiên ngang. Chính cái đẹp, cái thiên lương, cái cao thượng đã cho ông sức mạnh để
tạo nên chiến thắng.
“Chữ người tử tù” không phải là câu chuyện kể về việc viết chữ đẹp mà đề cập
đến cái đẹp – cái đẹp của chữ, cái quý của nhân cách con người.Việc cho chữ mà
Nguyễn Tuân mô tả là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước tiên, không
gian cho chữ diễn ra trong ngục tù. Nguyễn Tuân đã sử dụng rất thành công thủ
pháp đối lập, tương phản giữa một bên là “tấm lụa bạch trắng tinh”, rất mới mẻ,
sạch sẽ, nơi con người sẽ sáng tạo cái đẹp và nâng niu cái đẹp với một buồng tối
chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián (hình
3
ảnh tượng trưng cho sự xấu xa). Ánh sáng ngọn lửa làm cho cái xấu xa đáng kinh
tởm mờ dần, nhường chỗ cho tấm lụa mỗi lúc một sáng đẹp hơn. Ta nhận thấy ở
đây vai vế và quyền lực xã hội đã bị hoán đổi bởi người cho chữ,ban phát cái đẹp
là tử tù , người nhận chữ,thưởng thức cái đẹp lại là quản ngục. Về mặt xã hội, giữa
cai ngục và Huấn Cao có một khoảng cách lớn nhưng về sở thích, về tình yêu với
cái đẹp họ là những người tri âm tri kỉ.
Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo
dựng tình huống truyện độc đáo, sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương
phản, ở nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, sử dụng ngôn từ
trang trọng, cổ kính.
Thứ ba là “Đời sống trụy lạc”
Về đề tài này, người ta thấy có một nhân vật tôi hoang mang, bế tắc, tìm cách
thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Song trong tình trạng khủng
hoảng tinh thần ấy, người ta thấy vút lên từ cuộc sống nhem nhuốc, phàm tục niềm
khát khao một thế giới tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh nghệ thuật.
Dẫn chứng: Tập tùy bút “Chiếc lư đồng mắt cua”
Đây là tác phẩm ghi lại những tâm trạng, cảnh sống của tác giả trong những tháng
ngày la cà, lăn lóc ở những nhà hát cô đầu, “là những ngày tháng phóng túng hình
hài”.Chiếc lư đồng mắt cua như một lời thú tội về một quãng đời chơi bời, lêu
lổng, bê tha cùng “rượu, trà, đàn bà, thuốc phiện cùng công nợ”. Cũng có lúc nhân
vật tôi bừng tỉnh nhận ra để tự thẹn với mình, muốn làm lại cuộc đời nhưng không
bao giờ thực hiện được. Điều tác phẩm muốn nói là tâm trạng khủng hoảng cực độ
của một thanh niên trí thức bất mãn với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của
nó nhưng tự không biết sao thoát được.
2. Thời kì sau Cách mạng tháng Tám 1945:
CMT8 thành công, nước VNDCCH ra đời nhưng độc lập chỉ trong 21 ngày thì
quân Pháp lại xâm lược nước ta lần 2. Nước ta chịu sự thống trị của thực dân Pháp
và quân đồng minh. Bối cảnh lịch sử thời kì này đã tác động rất nhiều đến phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cái chất ngông trong văn chương ông dần mất
đi mà thay vào đó là sự hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, phục vụ công cuộc
bảo vệ và xây dựng đất nước, ông đi tìm vẻ đẹp ở những người lao động bình
thường. Nếu như trước CMT8, ông đi tìm kiếm vẻ đẹp của một thời vang bóng thì
nay ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến của dân tộc. Nói tóm lại, đây
là thời kì Nguyễn Tuân bắt gặp và được soi sáng bởi lí tưởng cách mạng,ông trở
thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
CMT8 thành công đem đến cho Nguyễn Tuân một nguồn cảm hứng sáng tạo
mới, tìm ra nhân sinh quan mới để bước vào cuộc sống mới trong cách mạng.
Nguồn đề tài chủ yếu của Nguyễn Tuân trong giai đoạn này đó là ca ngợi đất
nước và con người Việt Nam trong chiến đấu, lao động qua ngòi bút nghệ thuật
của mình.
4
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Nguyễn Tuân đã đóng góp
cho nền văn học nhiều tác phẩm nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, người
chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
Tùy bút “Đường vui” (1949) là một tác phẩm mang cảm hứng chủ đạo và nội
dung mới, thể hiện tình cảm chân thành của Nguyễn Tuân đối với quê hương, đất
nước, đối với cách mạng và kháng chiến. Tập tùy bút mở đầu bằng những trang
chếnh choáng say sưa, trong đó cái tôi nghệ sĩ của Nguyễn Tuân được thăng hoa
nhờ chất men lãng mạn.
Nối tiếp “Đường vui”, là “Tình chiến dịch” (1950).Tác phẩm này thể hiện sâu
sắc hơn ý thức, trách nhiệm nhà văn – chiến sĩ của Nguyễn Tuân. Từ thực tế của
cuộc kháng chiến, ông nhận ra tính chất của thời đại mới – thời đại đặt trọng tâm
vào hành động và cảm thấy tự hào “sống trong tranh đấu là một điều vinh dự cho
cảm xúc của mình”. So với “Đường vui”, trong “Tình chiến dịch”, tình cảm của
nhà văn đối với nhân dân và cuộc kháng chiến càng sâu sắc và thắm thiết hơn.
Ngày 5/8/1964, đế quốc Mĩ đem không quân đánh phá miền Bắc. Trước tình
hình đó, Nguyễn Tuân đã viết tập “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”. Bằng bút pháp châm
biếm, Nguyễn Tuân đã vạch trần chân tướng bỉ ổi, hèn nhát của kẻ thù, ngợi ca
cách đánh giặc vừa anh dũng, mưu trí, vừa đàng hoàng, sang trọng của quân dân ta.
Bên cạnh đó, văn chương Nguyễn Tuân sau CMT8 còn đi tìm vẻ đẹp của thiên
nhiên và trân trọng vẻ đẹp của con người mà ông gọi đó là “chất vàng mười”. Sáng
tác tiêu biểu là tùy bút” sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút. Đây là
kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958.
Phân tích văn bản: “Người lái đò Sông Đà”.
Nội dung văn bản đề cập đến: Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh
sông Đà hung bạo – trữ tình và vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc qua hình ảnh
ông lái đò trên sông.
Nguyễn Tuân rất tài tình trong việc xây dựng hình ảnh sông Đà vừa hung bạo
vừa trữ tình. Hình ảnh con sông dữ dội được Nguyễn Tuân miêu tả thông qua các
hình ảnh như: “Bờ đá dựng thành vách; dòng sông lúc đúng ngọ như một cái hang
tối, sâu và lạnh; nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió như muốn đòi nọ một chiếc
thuyền nào đó. Sông Đà hiện ra diện mạo và tâm địa như kẻ thù số một, sẵn sang
cướp đi mạng sống con người”.Hình ảnh sông Đà thơ mộng – trữ tình được cảm
nhận qua các hình ảnh đặc sắc: “Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn
vạn sải.Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo.Sông Đà được nhìn qua làn mây mùa
xuân, ánh nắng mùa thu. Màu sắc sông Đà thay đổi theo mùa.Mùa xuân xanh màu
xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chin đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Sông
Đà có chất Đường thi cổ điển, cái lặng lờ của nó gợi nhớ một quá khứ xa xăm từ
5
thời Lí, Trần, Lê, nó “lửng lờ nhớ thương” và “đang lắng tai nghe” với dáng vẻ rất
dịu dàng, ủy mị và thầm kín”.
Đặc biệt, Nguyễn Tuân còn ca ngợi vẻ đẹp của con người mà ông gọi đó là
“chất vàng mười” của tâm hồn người Tây Bắc, được thể hiện qua hình ảnh ông lái
đò.Đó là một ông lão ngoài 70 tuổi, làm nghề lái đò trên sông đã lâu năm.Vì vậy
ông am hiểu tường tận về con sông.Ông đã nhiều lần chiến đấu với con sông hung
bạo. Cuộc sống của ông như một cuộc chiến hàng ngày với thiên nhiên.Hình ảnh
ông lái đò trong trận chiến với thiên nhiên: Những hòn đá như bày thạch trận trên
sông. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng
vào mình. Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng lùynh khùynh ghì
lại như kẹp lại một cái cuống lái tuởng tuợng, giọng ông ào ào như tiếng nước
truớc mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lùc nào cũng mong một cái bến
xa xa trong sương mù”. Nguyễn Tuân đã ví von cuộc vượt thác của ông lái đò như
là một viên tướng ngày xưa lao vào một trận đồ bát quái của Khổng Minh với biết
bao nhiêu cạm bẫy, hết vòng này đến vòng khác, và mỗi vòng, đá trên thác sông
Đà đều có những viên tướng mưu trí và gian thâm chỉ huy.
Về mặt nghệ thuật “Nguời lái đò sông Đà” thành công ở nghệ thuật miêu tả đặc
sắc,vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau, ngôn ngữ điêu luyện,
tài hoa,sử dụng nhiều liên tưởng, so sánh độc đáo, bất ngờ, thú vị.
Qua nhân vật nguời lái đò, Nguyễn Tuân cho rằng chủ nghĩa anh hùng không
phải tìm kiếm đâu xa lạ. Nó có trong cuộc sống bình dị của nhân dân lao động.
Những con người có trí dũng tài ba, họ có thể viết nên những thiên anh hùng ca,
có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật. Họ là đối tuợng của cái đẹp, của ánh sáng
thẩm mĩ mới.
6
II. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
1. Nguyễn Tuân chủ yếu khám phá thiên nhiên và sự vật ở phương diện văn
hóa thẩm mĩ, khám pha con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
2. Ngòi bút của Nguyễn Tuân có thói quen tô đậm những cái phi thường xuất
chúng, gây cảm giác mãnh liệt. Tất cả đều có xu hướng vươn tới cai tuyệt
vời và tuyệt đích.
3. Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa và uyên bác.
4. Nguyễn Tuân có công lao to lớn trong việc thúc đẩy thể tùy bút đạt tới trình
độ cao.
5. Nguyễn Tuân là bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. Văn Nguyễn Tuân
vừa trang nhã, cổ kính vừa sâu sắc hiện đại.
Hệ thống hóa kiến thức qua :TRÒ CHƠI Ô CHỮ
(Có mười ô hàng ngang, với từ khóa ở hàng dọc là tên tác giả: NGUYỄN TUÂN.)
1. Đây là mảnh đất quê hương gắn bó với tuổi thơ của Nguyễn Tuân ?
HÀ NỘI
2. Ngoài cá tính và tài năng, yếu tố nào ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Tuân sau này ?
GIA ĐÌNH
3. Đây là tiểu thuyết thuộc đề tài chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân ?
THIẾU QUÊ HƯƠNG
4. Tập truyện “Vang bóng một thời” gồm bao nhiêu truyện ngắn ?
11 TRUYỆN NGẮN
5. Tùy bút nằm trong mảng đề tài đời sống trụy lạc ?
CHIẾC LƯ ĐỒNG MẮT CUA
6. Tác phẩm nào là kết quả của Nguyễn Tuân trong chuyến đi dài hạn lên Tây
Bắc năm 1958?
SÔNG ĐÀ
7. Tác phẩm Sông Đà được viết theo thể lọai nào ?
TÙY BÚT
8. Tập tùy bút ra đời năm sau CMT8( 1949), thể hiện tình cảm chân thành và
niềm tin tác giả dành cho cách mạng ?
ĐƯỜNG VUI
9. Phong cách sống, lối sống nào đặc trưng ảnh hưởng đến cách viết văn của
Nguyễn Tuân ?
PHÓNG TÚNG
10.Từ khóa thâu tóm được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân ?
TÀI HOA UYÊN BÁC
7