Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

7 lý do để bạn thoát khỏi cuộc sống nội trợ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.15 KB, 4 trang )

7 lý do để bạn thoát khỏi cuộc sống nội trợ
7 lý do giúp bạn thuyết phục chồng “gật đầu” với bạn đây.
1. Sợ hãi, “yếu thế”, đành phải nghe lời chồng, chấp nhận bỏ việc ở nhà
chăm sóc con cái - Đó sẽ là suy nghĩ cực đoan nếu thực tâm bạn không
muốn từ bỏ công việc để ở nhà làm bà nội trợ.
Bạn hãy nhớ, để phát triển và giữ gìn hạnh phúc gia đình thì người mẹ
phải được quan tâm “đặc biệt”. Tâm lý của người mẹ có vui vẻ, thoải
mái thì gia đình mới có sức sống. Khi bạn vui, yêu đời, hạnh phúc thì
chắc chắn bạn sẽ yêu thương và chăm sóc gia đình, con cái tốt hơn.
2. Khi con của bạn còn nhỏ, chúng có thể cần sự quan tâm chăm sóc đặc
biệt hơn của mẹ nhưng khi chúng lớn hơn một chút (ví dụ đã đi học lớp
1), chúng không chỉ cần mẹ mà còn cần tới một môi trường rộng hơn với
nhiều bạn đồng lứa để cùng chơi và học tập. Bạn không phải là cái cần
thiết duy nhất cho con cái khi chúng đã lớn.
3. Khi con bạn đã đi học, phải dành nhiều thời gian cho việc học tập ở
trường hơn thì lúc đó, rõ ràng bạn có nhiều thời gian rảnh hơn.
Có hợp lý không nếu trong gia đình, người mẹ luôn cố gắng để làm hài
lòng tất cả mọi người bằng cách hi sinh hoàn toàn quyền lợi của mình?
Và liệu các con của bạn có hoàn toàn vui vẻ không khi chúng lớn lên và
dần hiểu ra rằng, chúng có một người mẹ rất hi sinh, chịu đựng, sống
cuộc sống buồn bã, tẻ nhạt và một người cha “độc đoán”?


Là một bà mẹ đảm đang, một phụ nữ thành công trong công việc chắc
chắn cũng sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn.

4. Con cái luôn cần được khuyến khích, cổ vũ để học tập và phát triển
mọi khả năng. Chúng chỉ có thể cảm nhận được điều đó khi có một
người mẹ vui vẻ, năng động, nhanh nhạy và thức thời.
Một điều hoàn toàn dễ nhận thấy là con trẻ thường cảm thấy tự hào,
thoải mái hơn khi mẹ chúng đi làm, có công việc ổn định và vẫn hoàn


thành tốt vai trò một người mẹ. Hơn nữa, nếu con cái luôn có mẹ kề bên
bất cứ khi nào cần thiết, luôn được chăm sóc quá kỹ càng thì thường có
xu hướng sống ích kỷ và đề cao bản thân quá mức.
5. Nếu bạn hoàn toàn vui vẻ với cuộc sống của bà nội trợ thì bạn có thể
làm theo ý muốn của chồng. Tuy nhiên, nếu bạn còn cảm giác phân vân,
muốn vừa đi làm vừa chăm sóc gia đình, con cái thì có thể tìm những
công việc gì đó không quá bó buộc thời gian để có thể hoàn thành tốt
mọi công việc.
6. Đừng ngại ngần bày tỏ với chồng suy nghĩ và cảm xúc của bạn trước
quyết định: Đi làm hay ở nhà.
Nếu bạn e ngại, né tránh một cuộc nói chuyện nghiêm túc về vấn đề này
thì có thể hiện tại, bạn “tạm” làm chồng hài lòng nhưng quãng thời gian
“hài lòng” đó rất ngắn ngủi bởi không ai có thể vui được khi ở bên một
người vợ luôn buồn phiền, lo lắng và stress với việc chỉ ở nhà chăm sóc
con cái, vun vén nhà cửa.
7. Điều cuối cùng và cũng là rất quan trọng trước khi bạn đưa ra quyết
định ở nhà hoặc tiếp tục đi làm sau khi có con đó là: Nếu bạn biết yêu
thương bản thân đúng mức, dung hoà được công việc ngoài xã hội và vai
trò người vợ, người mẹ thì bạn sẽ là hình mẫu lý tưởng để con gái của
bạn học tập và noi theo khi cô bé lớn lên và đủ hiểu biết, đủ nhận thức
về cuộc sống.
Là một bà mẹ đảm đang, một phụ nữ thành công trong công việc chắc
chắn cũng sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước chồng và các
con mình, phải không?

Theo Thu Thu

×