Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những vấn đề cần nhớ về ARN AXIT RIBÔNUCLÊIC( ARN) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.82 KB, 6 trang )

Những vấn đề cần nhớ
về ARN

AXIT RIBÔNUCLÊIC( ARN)
1) CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CHUNG CỦA
CÁC LOẠI ARN:
a)Cấu tạo chung của ARN : Phân tử ARN có
cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là các
ribônu .Mỗi ribônu có cấu tạo bởi 3 thành phần
chính là :
-Đường riboz
-Axit photphoric
-1 trong 4 loại bazơ nitric: A ,U ,G ,X ,ngoài ra
còn gặp 1 số bazơ giả hiếm khác như Uridin
giả , Ribôtimindin , Inozin , , tỉ lệ bazơ hiếm
ở ARN nhiều hơn ở ADN .
* CẤU TRÚC BẬC 1 : phân tử ARN cấu tạo
bởi 1 chuỗi poliribonuclêotit nối với nhau bởi
liên kết photphođieste.Các phân tử ARN
thường chỉ là 1 chuỗi mạch đơn chứa khoảng
từ 50 -6000 ribônu, ngoài ra ở một số loài virut
có ARN mạch kép .
* CẤU TRÚC BẬC 2:nhiều phân tử ARN có
thể uốn cong và gấp khúc thành những dạng
đặc biệt tạo nên cấu trúc bậc 2 ( tARN ) .Ngoài
ra còn có cấu trúc bậc 3.
b) Phân loại ARN :
- ARN di truyền : là ARN mang thông tin di
truyền gặp ở đa số virus thực vật và một số
thực khuẩn thể .Dạng ARN có thể ở dạng
mạch đơn hay mạch kép .


- ARN không di truyền : được tổng hợp từ
ADN ,gồm 3 loại :
+ARN thông tin (mARN) :có cấu trúc mạch
đơn kích thước không đồng nhất được tổng
hợp từ các gen cấu trúc hay gen điều hòa và
dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin ,gồm
khoảng từ 75 -3000 ribônu. mARN chiếm từ 5
-10% tổng số ARN của tế bào .
+ ARN vận chuyển(tARN) : là phân tử nhỏ chỉ
có khoảng từ 73 -90 ribônu có cấu trúc bậc 3
có 3 chiều .Mỗi phân tử tARN chỉ liên kết tạm
thời với 1 loại axit amin nhất định .Có trên 60
loại tARN được phát hiện .tARN có đời sống
tương đối dài ( có thể qua nhiều thế hệ tế bào
).
+ ARN riboxom(rARN): chiếm tới 80% tổng số
ARN trong tế bào và là thành phần chủ yếu
cấu tạo thành các riboxom ngoài ra còn tìm
thấy ở các bào quan như ti thể , lạp thể
Được cấu tạo từ 160-13000 ribônu.
2) SINH TỔNG HỢP ARN (SAO MÃ ) - ĐIỀU
KIỆN XẢY RA SINH TỔNG HỢP ARN :
a) Sinh tổng hợp ARN bằng cơ chế tự nhân
đôi :
-Cơ chế này thường gặp ở virus ( tức là loại
ARN di truyền )Phân tử ARN mới được tổng
hợp theo cơ chế tự sao dựa trên mạch khuôn
là phân tử ARN cũ với sự xúc tác của enzim
ARN- replicaz
b) Sinh tổng hợp ARN nhờ cơ chế sao mã :

-Cơ chế này xảy ra ở loại ARN không di
truyền và dùng ADN làm khuôn.
-Diễn biến đọc kĩ ở sách giáo khoa lớp 11
-Năm 1977 người ta phát hiện ra ở sinh vật có
nhân chuẩn sự mã hóa trên gen không liên tục
mà bị gián đoạn bởi những đoạn không bị mã
hóa .Trên gen có 2 loại
+Exons: là phần được sao chép sang mARN
+Introns :là phần khồn được sao chép sang
mARN
-Chính vì vậy sự tổng hợp ARN được diễn ra
rtheo 2 bước :
+Trình tự ADN được sao chép nguyên văn
sang ARN tạo thành phân tử ARN chưa có
chức năng tổng hợp prôtêin.
+Sau đó các introns trong ARN được tách rời
ra và các exons nối liền với nhau tạo thành
mARN hoàn chỉnh có chức năng tổng hợp
prôtêin .
c)Điều kiện để có tổng hợp ARN :
-Gen khởi động không bị ức chế .
-Có sự hiện diện của một số enzim đặc trưng
như ARN -pholimeraza hoạt động
-Có sự hiện diện của các cation hóa trị 2 giúp
cho enzim hoạt đông
-Cần có năng lượng ATP

×