Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 1-
Tuần: 17 Ngày soạn: 6/ 12/ 2010
Tiết: 35 Ngày dạy: / / 20
CHƯƠNG III SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
TÊN BÀI DẠY - Bài 34 SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu : Sau khi dạy xong bài này, HS phải :
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của thực vật.
- Nêu được những mô phân sinh chung và riêng ở thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm.
- Nêu được yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích , so sánh thông qua tranh vẽ.
- Kĩ năng sống:
+ Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
+ Hợp tác trong hoạt động nhóm.
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm sinh trưởng ở thực vật, sự sinh trưởng sơ
cấp và sinh trưởng thứ cấp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật.
3. Thái độ: Biết ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái để trồng cây cho đúng mật độ, khoảng
cách, xen canh hợp lí; có ý thức bón phân, tưới tiêu hợp lý, giữ môi trường ổn định.
II. Trọng tâm: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
III. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: + Tranh vẽ hình 34.1 và 34.2 SGK phóng to
+ Phiếu học tập số 1, số 2
2. Học sinh : Đọc trước bài mới.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp(1-2') : Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ (5-7'): Phát bài thu hoạch và nhận xét bài làm
3. Bài mới :
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 2-
ĐVĐ: Sinh trưởng và phát triển là một trong các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. Vậy sinh
trưởng và phát triển là gì? Giữa chúng có mối quan hệ gì với nhau? Và chịu sự chi phối bởi
các yếu tố nào? Nội dung ở chương III sẽ làm rõ vấn đề này.
* Hoạt động I: Khái niệm sinh trưởng ở thực vật(5-7')
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
GV: Cho HS quan sát hình
ảnh về chu trình sống của cây
lúa và hỏi:
(?) Kích thước của cây non có
gì khác so với cây trưởng
thành?
(?) Vì sao lại có sự khác nhau
đó?
Qua các dữ kiện vừa nêu, hãy
phát biểu thế nào là sinh
trưởng ở thực vật?
Kích thước của cây non nhỏ
hơn so với cây trưởng thành.
Do quá trình phân bào
nguyên nhiễm làm tăng số
lượng và kích thước của tế
bào.
quá trình tăng lên về số lượng
và kích thước của tế bào làm
cho cây lớn lên trong từng
giai đoạn, tạo cơ quan sinh
dưỡng như rễ, thân, lá.
I. Khái niệm sinh trưởng ở
thực vật:
Chuyển ý: Ở thực vật có 2 hình thức sinh trưởng đó là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ
cấp. Sự khác nhau giữa 2 hình thức sinh trưởng được thể hiện ntn các em sang phần II ->
* Hoạt động II: Tìm hiểu sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp( 10-20')
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
(?) Dựa vào SGK hãy cho
biết mô phân sinh là gì.?
nhóm các tế bào chưa phân
hoá, duy trì được khả năng
phân bào nguyên nhiễm.
II. Sinh trưởng sơ cấp và
sinh trưởng thứ cấp:
1. Các mô phân sinh:
- Khái niệm:
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 3-
Tranh H 34.1 SGK
(?) Dựa vào vị trí và chức
năng, người ta chia mô phân
sinh làm mấy loại? Đó là
những loại nào?
Để thấy được sự khác nhau
giữa 3 loại mô phân sinh GV
yêu cầu HS hoàn thành nội
dung có trong phiếu học tập
số 1.
Quan sát hình 34.2, 34.3 và
đọc SGK hoàn thành nội
dung còn trống ở PHT số 2.
Cho HS hoạt động nhóm sau
5 phút gọi HS trả lời.
GV hoàn chỉnh kiến thức ở
PHT số 2.
(?) Ở cây 2 lá mầm, cấu trúc
nào của thân là kết quả của
sinh trưởng sơ cấp?
(?) Quá trình sinh trưởng của
cây chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố nào?
(?) Phân tích sự ảnh hưởng
của các yếu tố đó đối với quá
trình sinh trưởng của cây?
Trả lời nhanh.
Hoàn thành nội dung PHT số
1
Liệt kê các yếu tố.
Phân tích dựa trên các kiến
thức đã học
- Phân loại:
+ mps đỉnh
+ mps bên
+ mps lóng
( Nội dung đáp án PHT số 1)
2. Các hình thức sinh trưởng
ở thực vật:
- Sinh trưởng sơ cấp
- Sinh trưởng thứ cấp
( Nội dung đáp án PHT số 2)
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng ở TV:
a. Yếu tố bên trong:
- Đặc điểm di truyền của
loài.
- Hoocmôn sinh trưởng
b. Yếu tố bên ngoài:
- Nhiệt độ.
- Nước
- Ánh sáng.
- Ôxy.
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 4-
- Dinh dưỡng khoáng.
4. Củng cố và dặn dò(5-7'):
a. Củng cố: Nêu điểm khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
b. Dặn dò : - Đọc phần tóm tắt.
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK.
- Đọc trước bài mới.
5. Rút kinh nghiệm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các loại mô phân
sinh
Có ở lớp cây
Vị trí cụ thể
Chức năng
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
PHIẾU HỌC TẬP số 2: Nêu điểm khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng
thứ cấp
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 5-
Điểm phân biệt Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp
Khái niệm
Nguyên nhân -
Cơ chế
Đối tượng
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 6-
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các loại mô phân sinh
Có ở lớp cây
Vị trí cụ thể
Chức năng
Mô phân sinh đỉnh
Cây 1 lá mầm và
phần thân non của
cây 2 lá mầm.
chồi đỉnh, chồi nách,
đỉnh rễ.
Tăng chiều dài của
thân và rễ.
Mô phân sinh bên
Cây 2 lá mầm
thân và rễ
Tăng đường kính của
thân và rễ.
Mô phân sinh lóng
Cây 1 lá mầm
Nơi gắn lá vào thân
Tăng chiều dài của
lóng, thân.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP số 2
Điểm phân biệt Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp
Khái niệm
Sinh trưởng của thân và rễ cây
theo chiều dài do hoạt động của
mô phân sinh đỉnh.
Sinh trưởng của thân và rễ cây
theo chiều ngang do hoạt động của
mô phân sinh bên.
Nguyên nhân - Cơ
chế
do hoạt động của mô phân sinh
đỉnh.
do hoạt động của mô phân sinh
bên.
Đối tượng
xảy ra ở cây một lá mầm và phần
thân non của cây 2 lá mầm.
chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm.
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 7-
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
(?) Dựa vào SGK hãy cho
biết mô phân sinh là gì.?
Tranh H 34.1 SGK
(?) Mô phân sinh được chia
làm mấy loại? Đó là những
Dựa vào kiến thức đã học
SGK và trả lời.
II. Sinh trưởng sơ cấp và
sinh trưởng thứ cấp:
1. Các mô phân sinh:
- Khái niệm: nhóm các tế bào
chưa phân hoá, duy trì được
khả năng phân bào nguyên
nhiễm.
- Phân loại:
( Nội dung như đáp án PHT
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 8-
loại nào?
(?) Căn cứ vào tiêu chí nào để
phân loại mô phân sinh?
Để thấy được sự khác nhau
giữa 3 loại mô phân sinh GV
yêu cầu HS hoàn thành nội
dung có trong phiếu học tập
số 1.
Trả lời nhanh.
Vị trí phân bố và chức năng.
Hoàn thành nội dung PHT số
1
số 1)
(?) Sinh trưởng sơ cấp xảy ra
ở các loại cây nào? Cho ví
dụ?
Gv thông báo: Ở phần thân
non của cây 2 lá mầm cũng
xảy ra sinh trưởng sơ cấp.
(?) Nhận xét gì về kích thước
của các loại cây (lúa, cỏ ,
ngô) có hình thức sinh trưởng
sơ cấp?
(?) Sự tăng chiều dài của cây
là nhờ chức năng của loại mô
phân sinh nào?
(?) Qua các dữ kiện vừa phân
tích, hãy cho biết sinh trưởng
sơ cấp là gì?
xảy ra ở cây 1 lá mầm. Ví dụ:
lúa, cỏ, ngô,
Chiều dài rất dài nhưng chiều
ngang rất nhỏ.
mô phân sinh đỉnh.
Trả lời nhanh.
2. Sinh trưởng sơ cấp:
- Xảy ra chủ yếu ở cây 1 lá
mầm và phần thân non của
cây 2 lá mầm.
- là quá trình sinh trưởng làm
tăng chiều dài của thân và rễ
do hoạt động nguy
ên phân
của mô phân sinh đỉnh.
(?) Sinh trưởng thứ cấp xảy
ra ở loại cây nào? Cho ví dụ?
(?) Kích thước của các loài
2 lá mầm. VD: xà cừ, lim,
bạch đàn,
Thân cây lim, bạch đàn cứng,
3. Sinh trưởng thứ cấp:
- xảy ra ở cây 2 lá mầm.
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 9-
cây lim, bạch đàn có gì khác
cây lúa, ngô?
(?) Kết quả của quá trình sinh
trưởng thứ cấp là gì? Do mô
phân sinh nào thực hiện?
(?) Sinh trưởng thứ cấp là gì?
Tranh H 34.4 SGK
(?) Đi từ ngoài vào trong, quá
trình sinh trưởng thứ cấp hình
thành nên các thành phần nào
của cây thân gỗ?
GV nêu: Những vòng đồng
tâm của đa số thân cây gỗ gọi
là vòng năm. Vậy vòng năm
là gì?
(?) Dựa trên sự hiểu biết về
vòng năm con người đã có
những ứng dụng gì vào thực
tiễn?
chắc và to hơn cây lúa, ngô.
Trả lời nhanh.
Trả lời theo SGK.
Vỏ -> gỗ dác -> gỗ lõi (ròng)
Vòng năm là những vòng
tròn, hình thành hàng năm
trong cây thân gỗ bao gồm
vòng sáng và tối.
Tính tuổi của cây và làm đồ
trang trí.
- là quá trình sinh trưởng làm
tăng bề ngang( đường kính)
của thân và rễ do hoạt động
nguyên phân của mô phân
sinh bên.
(?) Quá trình sinh trưởng của
cây chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố nào?
(?) Phân tích sự ảnh hưởng
của các yếu tố đó đối với quá
Liệt kê các yếu tố.
Phân tích dựa trên các kiến
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng ở TV:
a. Yếu tố bên trong:
- Tính di truyền.
- Hoocmôn thực vật
b. Yếu tố bên ngoài:
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 10-
trình sinh trưởng của cây? thức đã học. - Nhiệt độ.
- Nước:
- Ánh sáng.
- Ôxy.
- Dinh dưỡng khoáng.
Chỉ tiêu so sánh
Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp
Nguồn gốc
Kết quả
Có ở loại thực
vật
Kích thước
thân
Thời gian
sống
Giáo án sinh học 11 - Ban cơ bản
Trường THPT Phạm Phú Thứ Tổ Sinh- Công nghệ GV soạn: Hoàng Thị Bích Liên
-Trang 11-
Đáp án phiếu học tập số 2: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Chỉ tiêu so sánh Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp
Nguồn gốc
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên.
Kết quả
Làm tăng chiều dài của thân và
rễ.
Làm tăng chiều ngang của thân
( tạo gỗ lõi, gỗ dác, vỏ).
Có ở lớp thực vật
Có ở cây Một lá mầm và phần thân
non của cây hai lá mầm
Có ở cây Hai lá mầm.
Kích thước thân
Nhỏ
To
Thời gian sống
1 năm
nhiều năm