Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.77 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NÂNG CAO
§Ò tµi: Vị thế của đồng USD qua các thời kì
Danh sách nhóm:
1. CQ500045 Đỗ Tuấn Anh
2. CQ501155 Lê Ngọc Huyền
3. CQ500710 Nguyễn Diệp Hà
4. CQ501372 Đỗ Minh Khuyên
5. CQ502209 Nguyễn Thị Thuý Quỳnh
Hà nội, 2011
1
Mục lục
Phần 1: cơ sở lý thuyết
1. Tiền tệ và chức năng của tiền tệ
1.1. Khái niệm tiền tệ
Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và
lưu thông hàng hóa. Trong thời kì đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy, với
2
công cụ sản xuất thô sơ, sản xuất chỉ nhằm tự cung tự cấp, khối lượng sản
phẩm ít ỏi. Khi đời sống cộng động phát triển, ý thức phân công lao động
được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa làm nảy sinh quan hệ giao đổi
giwuax các thị tộc. Trong giai đoạn này, trao đổi mang tính ngẫu nhiên và
được thực hiện bằng cách trực tiếp H-H’. Đây là một bước tiến lớn để xã hội
công xã thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Tuy nhiên, hình thức mua bán
này có nhiều điểm bất tiện. Hai bên trao đổi mua bán phải có nhu cầu phù
hợp về hàng hóa, khối lượng hàng hóa, và phải thống nhất được tỷ lệ giá trị
hàng hóa trao đổi. Hình thức này chỉ phù hợp trong giai đoạn nền sản xuất
còn sơ khai và quan hệ trao đổi chưa mở rộng. Khi năng suất lao động được


nâng cao và hàng hóa trên thị trường trở nên phong phú và đa dạng, người ta
không giao đổi trực tiếp mà đặt ra vật trung gian làm phương tiện trao đổi:
H- vật trung gian- H’. Ban đầu vật trung gian được chọn là những hàng hóa
mang nét đặc trung phổ biến của từng vùng, sau đó đó vật trung gian là một
loại hàng hóa chung, được chấp nhận phổ biến. Vật trung gian đó trở thành
tiền tệ.
Tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức từ dạng hóa tệ, kim tệ (vàng
và bạc), và ngày nay chủ yếu là thời đại của tiền giấy và tiền ngân hàng là
loại tiền hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm mà không có vật đảm bảo.
1.2. Chức năng tiền tệ
1.2.1. Chức năng phương tiện giao đổi
Tiền thực hiện chức năng này khi đóng vai trò là phương tiện đáp
ứng cho nhu cầu lưu thông hàng hóa và các quan hệ giao dịch khác trong đời
sống kinh tế, xã hội. Để thực hiện chức năng này tiền phải được lưu thông
tức là phải được trao và được nhận trong quan hệ: H-T-H’. Chức năng này
3
của tiền bao gồm sự có mặt của tiền trong quan hệ mua bán trả tiền ngay (T
và H vận động song song), trong những quan hệ mua bán chịu (T và H vận
động tách rời) và ngay cả những quan hệ thành toán khác như thanh toán
lương, nộp thuế…
Chức năng phương tiện trao đổi là chức năng cơ bản của tiền tệ. Nó
không chỉ giúp chúng ta phân biệt giữa tiền với những tài sản khác như
chứng khoán, bất động sản mà còn biểu hiện một trạng thái động của tiền tệ
khi bộc lộ bản chất kinh tế vốn có. Thực hiện chức năng này, tiền tệ đã tạo
điều kiện cho quan hệ trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện. Giả sử không có
tiền tệ, chúng ta sẽ quay lại với hình thức trao đổi sản phẩm trực tiếp và như
vậy việc hao phí thời gian khi phỉa kiếm tìm một nhu cầu phù hợp về sản
phẩm trao đổi là tất nhiên, điều này sẽ làm hạn chế quá trình lưu thông hàng
hóa, đặc biệt trong điều kiện kinh tế có chuyên môn hóa cao và phân công
lao động ngày càng sâu sắc.

Đối với người sản xuất, khi hàng hóa tiêu thụ được nghĩa là chuyển
từ hình thái H sang hình thái T cho thấy hàng hóa sản xuất ra được thị
trường chấp nhận, giá trị hàng hóa được thực hiện. Mặt khác, giúp cho người
sản xuất bảo tồn được giá trị sản phẩm không bị xâm thực do điều kiện tự
nhiên. Với lượng tiền tệ đang sở hữu người ta có thể chuyển đổi ra bất kì
món hàng hóa nào để thỏa mãn nhu cầu. Nói cách khác tiền tệ đã tạo một
khả năng thanh toán tức thì và đây chính là ý nghĩa thiết thực của tiền tệ
trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
1.2.2. Chức năng thước đo giá trị
Với chức năng này, tiền tệ trở thành thước đo chung để biểu thị và
so sánh giá cả của tất cả hàng hóa, từ đó làm cho đời sống kinh tế được đơn
giản hóa. Bởi lẽ, trong nền kinh tế phát triển với sự tham gia của hàng nghìn
mặt hàng trên thị trường, nếu không có một đơn vị thanh toán chung người
4
ta sẽ tốn nhiều thời gian để xác định những quan hệ tỷ lệ giữa các hàng hóa
với nhau khi muốn thực hiện trao đổi. Khi có một đơn vị thanh toán chung,
người ta không chỉ quy định được mức giá hiện tại mà còn dự đoán cả giá trị
tương lai. Mặt khác, thông qua việc biểu hiện giá trị bằng thước đo chung,
tiền tệ còn tạo điều kiện để người ta có thể so sánh, đánh giá và lựa chọn các
loại hàng hóa trên thị trường.
Vận dụng chức năng này của tiền tệ đã giúp cho các doanh nghiệp
có thể hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất , tính giá thành sản phẩm và qua
đó đánh giá hiệu quả kinh doanh để chọn phương án đầu tư thích hợp. Hơn
nữa, ở tầm vĩ mô trong hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng
thước đo giá trị đã được vận dụng để tính toán tổng mức GDP, GNP trong
từng thời kì. Từ đó, ngoài việc phục vụ cho qua trình phân phối tổng sản
phẩm quốc dân, tiền tệ còn giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả của nền
kinh tế để có chiến lược khai thác và sử dụng hợp lý.
1.2.3. Chức năng phương tiện tích lũy
Đồng tiền không chỉ được sử dụng cho chi tiêu mà còn được thực

hiện tích lũy để đề phòng rủi ro trong tương lai hoặc tích lũy để tiêu dùng,
nghĩa là ta muốn chuyển nhu cầu tiêu dùng từ thời điểm này sang thời điểm
khác. Trước đây, trong chế độ lưu thông tiền kim loại, người ta tích lũy tiền
tệ như một dạng của cải xã hội nên việc chôn dấu kim loại quý trong chum,
lọ là phổ biến. Ngày nay, khi các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mở rộng
sản xuất , dân cư có nhu cầu mua sắm sản phẩm có giá trị cao, người ta
thường tích lũy dưới dạng tiền tiền giấy hoặc số dư trên tài khoản kí quỹ ở
ngân hàng. Chức năng tiền tệ là phương tiện tích lũy cho phép người sở hữu
nó dự trù một sức mua cho các giao dịch tương lai.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chức năng tích lũy này không chỉ có ở
tiền tệ mà phần lớn các tài sản dạng động sản, vật trang sức, chứng khoán
5
đều có thể đóng vai trò lưu trữ giá trị, thậm chí trong một số trường hợp như
nền kinh tế có phạm phát thì tích lũy một số dạng tài sản khác có tính ưu việt
hơn tiền mặt. Mặc dù vậy, đồng tiền thực hiện chức năng đã tạo điều kiện
lưu giữ một khả năng sử dụng ngay tức khắc (tính thanh khoản), trong khi
các dạng dự trữ tài sản khác đòi hỏi thời gian và chi phí giao dịch khi cần
chuyển sang tiền để sử dụng.
2. Chức năng tiền tệ quốc tế
Cũng như bất kì loại tiền tệ nào, một đồng tiền quốc tế cũng có 3
chức năng chính: được dùng để thanh toán hoạt động thương mại và tài
chính quốc tế, dùng để xác định giá cả, được tích trữ làm đồng tiền dự trữ
quốc tế. Nếu xét trên giác độ của chủ thể tham gia thị trường tài chính quốc
tế, đồng dollar có 6 chức năng. Đồng dollar được sử dụng làm phương tiện
thanh toán trong những giao dịch tư nhân hoặc làm phương tiện để ngân
hàng trung ương mua bán để điều tiết tỷ giá. Thước đo giá trị thể hiện ở việc
nhiều hợp đồng thương mại quốc tế được định giá bằng đồng dollar và một
số nước neo đồng tiền của mình vào đồng dollar. Cuối cùng, chức năng
phương tiện tích lũy được thề hiện ở việc chính phủ các nước tích trữ đồng
dollar hoặc các giấy tờ có giá bằng đồng dollar làm dự trữ quốc tế và cá

nhân dùng đồng dollar để đảm bảo giá trị tài sản của mình (một nguyên nhân
có thể dẫn tới hiện tượng dollar hóa)
Chức năng của
tiền
Chính phủ (ngân hàng trung
ương)
Tư nhân
Phương tiện trao
đổi
Phương tiện can thiệp tỷ giá Thanh toán trong giao
dịch quốc tế
6
Thước đo giá trị Cơ sở xác định giá trị của
nhiều đồng tiền
Xác định giá trị các hoạt
động thương mại và tài
chính
Phương tiện tích
lũy
Dự trữ quốc tế Đồng tiền thay thế (đô la
hóa)
Trong từng trường hợp cụ thế, việc phân tích những chức năng này
có thể được tiến hành theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Trong chế độ bản vị
vàng, vàng thực hiện chức năng của tiền đối với chính phủ( vàng là cơ sở
xác định giá trị của các đồng tiền trên thế giới, vàng dùng làm dự trữ quốc tế
và chính phủ dùng vàng để điều chỉnh tỷ giá) và đồng bảng Anh( sterling)
thực hiện chức năng của tiền đối với cá nhân trong nền kinh tế. Trong cơ chế
tỷ giá “con rắn trong hang” của các đồng tiền châu Âu vào giữa những năm
70, các đồng tiền được neo giá lẫn nhau tuy nhiên đồng dollar vẫn được
dùng làm phương tiện can thiệp của chính phủ và làm dự trữ quốc tế. Thậm

chí chúng ta có thể tách biệt chức năng phương tiện trao đổi và thước đo giá
trị. Một ví dụ rất nổi tiếng là quốc gia vùng vịnh Persian năm 1974 đã ấn
định giá dầu của họ với đồng dollar nhưng lại chỉ chấp nhận thanh toán bằng
đồng bảng Anh.
2.1. Chức năng phương tiện trao đổi quốc tế
Đối với tư nhân, vai trò làm phương tiện trao đổi quốc tế của một
đồng tiền thể hiện bằng việc nó được dùng phổ biến trong việc thanh toán
giao dịch quốc tế. Nếu phân theo chủ thể tham gia giao dịch, giao dịch quốc
tế có thể chia thành 3 loại: thanh toán giữa những tổ chức phi tín dụng với
7
nhau, thanh toán giữa tổ chức tín dụng và tổ chức phi tín dùng, và thành tóan
giữa các tổ chức tín dùng.
Quan hệ giữa các tổ chức phi tín dụng với nhau chủ yếu là hoạt động
kinh doanh quốc tế. Ở đây, đồng dollar đóng vai trò thước đo giá trị: xác
định giá trị của các hợp đồng giao dịch, và sẽ được đề cập trong phần 2.
Trong quan hệ giữa các tổ chức phi tài chính và tổ chức tài chính, đồng
dollar không đóng vai trò đặc biệt nào. Một ngân hàng ở Thụy Điển có thể
bán đồng kronor (curon) để lấy đồng pesetas (đồng tiền của Tây Ban Nha)
hoặc ngược lại và không có sự tham gia gì của đồng USD. Đồng dollar thể
hiện chức năng phương tiện thanh tóan của mình là trong quan hệ thanh tóan
liên ngân hàng. “Gần như tất cả hoạt động giao dịch liên ngân hàng nào, dù
chủ thể tham gia ở trong nước hay quốc tế, đều có sự liên quan đến việc mua
bán đồng usd lấy một đồng tiền nước ngoài khác. Điều này đúng ngay cả khi
một ngân hàng dự định mua đồng mark bằng đồng bảng.” (Kubarych 1978,
p.18).
Đối với chính phủ phương tiên thanh toán của đồng tiền quốc thể
được họ sử dụng để can thiệp vào thị trường liên ngân hàng. Ngay cả cộng
đồng chung châu Âu cũng phải dùng đến đồng dollar để can thiệp tỷ giá
trong hệ thống tiền tệ của mình.
2.1.1. Cơ sở lý thuyết

Để hiểu rõ hơn việc quá trình dùng đồng tiền chung làm phương tiên
trao đổi quốc tế, ta xét mô hình 3 quốc gia.
Hình 1: mô hình thành toán giữa 3 quốc gia
8
Nguồn: the international role of dollar, Paul Krugman
Giả sử thế giới chỉ bao gồm 3 quôc gia: A, B và C. Mỗi quốc gia có
đồng bản tệ tương ứng là α, β, γ. Hình 1.a thề hiện sự thanh toán thế giới.
P
ab
, P
bc
, P
ca
là giá trị cuối cùng của hoạt động kinh tế quốc tế, đo lường cùng
một đơn vị và được coi là cân bằng song phương. Vậy việc thanh toán được
thực hiện như thế nào? Khả năng thứ nhất, được thể hiện ở hình 1.b, rằng
việc thanh toán được tiến hành trực tiếp. Cả ba đồng bản tệ đều được sử
dụng trong giao dịch. Trong trường hợp đó, số lượng giao đổi ở mỗi thị
trường đều đúng bằng gía trị thanh toán cuối cùng. Tuy nhiên, nếu nước A là
đối tác buôn bán và đầu tư rất lớn của nước B và C và giá trị của quan hệ
kinh tế với A lớn hơn rất nhiều quan hệ của B và C: P
ab
, P
ca
>>P
bc
. Trong
trường hợp đó, việc giao đổi đồng β và đồng γ sẽ tiết kiệm hơn nếu thông
qua đồng α, và việc thanh toán sẽ giống như hình 1.c. Việc thanh toán gián
9

tiếp này làm mở rộng thị trường đối với đồng α và tăng cuờng thêm lợi thế
của nó trên thị trường tiền tệ quốc tế. Đồng α trở thành phương tiện trao đổi
quốc tế.
Tiếp theo, ta nghiên cứu thế giới bao gồm N quốc gia. Việc xem xét
thế giới với N quốc gia làm có phần phức tạp hơn nhưng những nguyên tác
cơ bản vẫn không thay đổi. Có 2 khả năng trong sự phát triển của hệ thống
tiền tệ quốc tế. Thứ nhất, đồng tiền của một quốc gia từ chỗ là một đồng bản
tệ trở thành phương tiện thanh toán quốc tế thông qua hiệu ứng “bóng
tuyết”. Thế giới sử dụng chung một phương tiện thanh toán. Thứ hai, hệ
thống tiền tệ thế giới trở thành đa cực với những khu vực sử dụng chung một
phương tiện giao đổi.
Trong trường hợp thứ nhất, hiện tượng “bóng tuyết” có thể được giải
thích bằng ví dụ sau. Giả sử thế giới bao gồm rất nhiều quốc gia nhỏ, một
vài quốc gia lớn, trong đó chỉ có một quốc gia nhỉnh hơn những quốc gia
còn lại. Dễ thấy, việc thanh toán quốc tế giữa những quốc gia lớn sẽ sử dụng
trực tiếp đồng tiền của họ và việc thanh toán của những quốc gia nhỏ sẽ sự
dụng gián tiếp đồng tiền của quốc gia lớn nhất (như trong mô hình ba quốc
gia). Điều này dẫn tới việc thị trường sử dụng tiền tệ của nước lớn nhất này
được mở rộng, phạm vi ảnh hưởng của đồng tiền này lớn dần. Khi tầm ảnh
hưởng của đồng tiền này phát triển đến một mức độ nhất định, việc thanh
toán giữa những quốc gia lớn với nhau lại tuân theo mô hình ba quốc gia và
đồng tiền của quốc gia lớn nhất sẽ trở thành đồng tiền thế giới. Điều này
giúp giải thích được quá trình hình thành vị trí thống trị của đồng bàng Anh
trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Trường hợp thứ 2, thế giới hình thành nhiều cực; nhiều đồng tiền sẽ
được sử dụng đồng thời làm phương tiện thanh tóan quốc tế. Xét quan hệ
10
của 5 quốc gia A, B, C, D, E có đồng bản tệ lần lượt α, β, γ, δ, ε. Giá trị cần
thanh toán giữa năm quốc gia là P
ab

, P
bc
, etc và việc thanh toán ở từng thị
trường là T
αβ
, T
βγ
, etc. Nếu quốc gia A, B là những quốc gia lớn tương
đương nhau, đồng tiền của 2 nước sẽ được sử dụng làm phương tiện thah
toán cho những nước có quan hệ kinh tế gần gũi. Từ đó, hình thành nên khu
vực sử dụng tiền tệ của từng nước. Trong “khu vực alpha” (nước A và C)
việc thanh toán đều thông qua đồng α và “khu vực beta” (nước B và E) việc
thanh toán đều thông qua đồng β. Nước D không thuộc khu vực nào nên có
thế thanh toán thông qua cả 2 thị trường αδ và βδ. Đồng tiền của quốc gia A
và B đều trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế. Hệ thống tài chính quốc tế
có 2 cực α-β. Cấu trúc lưỡng cực trong việc thanh tóan quốc tế đã từng tồn
tại trong thời kì chiến tranh thế giới với hệ thống dollar-sterling (bảng Anh)
và được hứa hẹn là tương lai của hệ thống thanh toán quốc tế.
Hình 2: mô hình thanh toán đa cực
11
Nguồn: the international role of dollar, Paul Krugman
2.1.2. Độ trễ của việc chuyển đổi phương tiện thanh toán quốc tế
Nếu sự lựa chọn một đồng tiền làm phương tiện thanh toán là kết
quả của phạm vi giao dịch đồng tiền đó và nếu một đồng tiền được chọn làm
phương tiện thanh toán tự nó mở rộng thị trường, thì sự lựa chọn phương
tiện thanh toán có thể tự tồn tại. Có nghĩa là khi một đồng tiền của một nước
đã được chấp nhận làm phương tiện thanh tóan toàn cầu thì tự nó sẽ có khả
năng duy trì vị thế của mình cho dù việc giao dịch quốc tế của quốc gia đó bị
giảm sút. Khi một thị trường giao dịch của một đồng tiền quốc tế được hình
thành, chi phí của nó sẽ ngày được giảm xuống và để chuyền sang thanh

toán bằng một đồng tiền khác phát sinh thêm chi phí. Hệ quả là việc thay đổi
phương tiện thanh tóan chỉ xảy ra khi quy mô giao dịch đã thay đổi hoàn
toàn và việc chuyển đồng tiền thanh tóan mang lại lợi ích lớn hơn khỏan chi
phí mới phát sinh. Bởi vậy, việc lựa chọn phương tiện thanh toán khó có
“sức ỳ” rất lớn. Nói cách khác, khi một sự chuyển dịch từ một đồng tiền này
sang đồng tiền khác xảy ra, nó sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian dài.
12
Đồng tiền được lựa chọn làm phương tiện thanh toán quốc tế là hệ quả của
cả lịch sử và hiện tượng trễ (hysteresis).
Điều này lý giải nguyên nhân đồng bảng Anh vẫn tiếp tục là đồng
tiền thanh toán quốc tế cho dù nền kinh tế nước Anh đã không còn giữ vị trí
số một. Năm 1914, khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra đã làm rạn nứt hệ
thống thanh tóan bằng đồng bảng và tạo cơ hội cho đồng dollar, cũng như
đối thủ của nó lúc đó: đồng franc Pháp, nổi lên. Tuy nhiên, chúng không
ngay lập tức thay thế được đồng bảng, thậm chí cho đến cuối những năm 40,
vị thế đồng bảng có vẻ vẫn lấn áp được đồng dollar. Ngay cả khi đã thành
lập hệ thống Bretton Woods vào năm 1944, đồng dollar cũng chưa được sủ
dụng rộng rãi như đồng bảng. Mãi đến tận cuối những năm 60, đầu những
năm 70, đồng bảng mới biến mất trên bản đồ thế giới vào. Việc đồng bảng
vẫn duy trì được vị thế thống trị của mình qua hơn nửa thế kỉ sau khi nước
Anh mất vị trí nền kinh tế hàng đầu thế giới là một minh chứng ấn tượng cho
tính ỳ của việc lựa chọn một đồng tiền làm phương tiện chuyển đổi.
2.2. Chức năng thước đo giá trị quốc tế
Đối với chính phủ, đồng tiền quốc tế còn là một thước đo giá trị của
đồng tiền bản tệ. Trong thời kì Bretton Woods, phần lớn các đồng tiền trên
thế giới đều được biểu hiện qua đồng dollar. Hiện nay, chỉ còn một số lượng
rất ít những nước có nền kinh tế nhỏ vẫn duy trì chế độ tỷ giá này do việc
các quốc gia trên thế giới từ bỏ chế độ tỷ giá cố định, áp dụng chế độ tỷ giá
thả nổi hoàn toàn hoặc có điều tiết.
Đối với tư nhân, chức năng thước đo giá trị của đồng tiền quốc tế thể

hiện ở việc nó xác định được giá trị các hoạt động kinh tế quốc tế. Trong
hoạt động thương mại giữa hai quốc gia, việc xác đinh giá trị hợp đồng
13
thường được ưu tiên sử dụng đồng tiền của quốc gia xuất khẩu. Bảng 1 cho
biết tỷ lệ sử dụng đồng nội tệ trong việc xác định giá trị của hợp đồng xuất
và nhập khẩu theo thứ tự giá trị kim ngach xuất khẩu của các nước trên thế
giới. Có thể thấy, đồng nội tệ được ưu tiên cho việc định giá hàng xuất khẩu.
Phạm vi giao dịch quốc tế của quốc gia càng lớn thì đồng nội tệ quốc gia này
càng được sử dụng nhiều hơn. Nhật là trường hợp đặc biêt. Mặc dù kim
ngach xuất khẩu quốc gia này đứng thứ 2 thế giới nhưng do chính sách chính
trị của Nhật không để đồng Yên trở thành đồng tiền quốc tế nên hợp đồng
giao dịch của Nhật được xác định bằng đồng dollar.
Bảng 1: đồng tiền định giá hợp động thương mai quốc tế
Nguồn: Page (1977), Rao and Magee (1980)
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nước lại thích sử dụng đồng tiền của
một nền kinh tế lớn. Trong trường hợp đó, đồng tiền của một quốc gia mạnh,
có phạm vị giao dịch rộng sẽ có lợi thế trở thành thước đo giá trị thế giới.
Hình 3 chỉ ra cách quyết định lựa chọn đồng tiền định giá hoạt động
kinh tế quốc tế. Các nước trên thế giới được phân thành 4 loại: Mỹ, những
14
nước nhiều lợi thế, những nước ít lợi thế, và những nước LDC. Hình mũi tên
chỉ hướng xuất khẩu.
Hình 3: mô hình lựa chọn tiền tệ trong hoạt động thương mại quốc tế
Nguồn: the international role of dollar, Paul Krugman
McKinnon đã đưa ra cụm từ “khu thương mại I”( Tradables I) và
“khu thương mại II”( Tradables II) để giải thích thêm cho quyết định sử
dụng đồng tiền nào cho việc định giá giá trị hàng xuất/ nhập khẩu. Khu
thương mại I chỉ những sản phẩm có tính đặc thù riêng và việc mua bán
được xác định bằng đồng tiền của nước xuất khẩu và chỉ bằng đồng tiền của
nước nhập khẩu chi trong trường hợp nước nhập khẩu có nền kinh tế lớn rất

nhiều hơn nước xuất khẩu. Khu thương mại II là những sản phẩm thống
thường, được buôn bán trên thị trường quốc tế và thường được định giá bằng
đồng dollar.
Để kinh doanh tốt với một hợp đồng được định giá bằng đồng tiền
nước ngoài, công ty phải rất thông thạo hoạt động trên thị trường ngoại hối
15
để đảm bảo gía trị hợp đồng không bị giảm. Trong trường hợp khu thương
mại I, người xuất khẩu thường là một công ty sản xuất một sản phẩm đặc
thù; giá của nó thường được định bằng đồng nội tệ. Bởi vậy một chiến lược
giá thông thường đủ để giữ giá đồng nội tệ cố định. Trong trường hợp đấy,
chỉ có người nhập khẩu phải lo lắng về sự biến động tỷ giá trên thị trường
ngoại hối. Người xuất khẩu trong khu thương mại II, ngược lại, bán sản
phẩm mà giá của nó phụ thuộc chủ yếu vào thị trường thế giới. Tất cả hợp
đồng mua bán sản phẩm này được định bằng cùng một đồng tiền trên toàn
thế giới, không xét trường hợp hợp đồng bao gồm tỷ giá của hợp đồng tương
lai. Trong trường hợp này, đồng tiền dùng làm phương tiên trao đổi thế giới
được sử dụng chủ yếu.
Kindleberger đã sử dụng sự giống nhau giữa tiền và ngôn ngữ để
giải thích về chức năng này của đồng dollar. Nếu bạn muốn giao tiếp với
một người nước ngoài, một hoặc cả 2 người phải học một ngôn ngữ nước
ngoài. Nếu người bạn của bạn đến từ một quốc gia lớn và bạn là công dân
của một quốc gia nhỏ, 2 người sẽ có xu hướng sử dụng ngôn ngữ của người
bạn kia. Nếu cả 2 người đều đến từ một quốc gia nhỏ, 2 người sẽ sử dụng
ngôn ngữ quốc tế. Nếu một thương nhân Hà Lan và một thương nhân người
Đức hợp tác kinh doanh, họ có thể tạo hợp đồng bằng tiếng Đức và định giá
bằng đồng mark. Nếu một thương gia Hà Lan hợp tác với một thương gia
Brazil, hợp đồng của họ có nhiều khả năng được viết bằng tiếng Anh và sử
dụng đồng dollar. Lập luận trên có vẻ khá lỏng lẻo tuy nhiên lại là cách giải
thích dễ hiểu về việc sử dụng đồng dollar trong các hợp đồng kinh doanh
quốc tế. Những phân tích sâu hơn là không cần thiết cho phạm vi nghiên

cứu.
2.3. Chức năng phương tiện tích lũy quốc tế
16
Ngân hàng trung ương các nước thường có một tỷ lệ dự trữ quốc tế.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới khoản dự trữ này tồn tại dưới dạng giấy tờ có
giá bằng dollar như tài khoản tiền gửi nước ngoài, trái phiếu chính phủ
Mỹ…Tư nhân cũng chuyển tài sản của mình ra những đồng tiền mạnh khác
để đảm bảo giá trị tài sản của mình, trong đó dollar được sử dụng phổ biến.
Chức năng này là hệ quả tất yếu của hai chức năng trên. Khi một
đồng tiền được tin dùng là phương tiện giao đổi và thước đo giá trị, tính
thanh khoản của có được đảm bảo. Điều đó có nghĩa là khỏan dự trữ bằng
dollar của ngân hàng có thể ngay lập tức được chuyền sang một ngoại tệ
khác nều ngân hàng có nhu cầu. Điều đó cũng có nghĩa là bất kể khoản dự
trữ nào cũng có thể chuyền thành dollar để phục vụ cho việc can thiệp của
ngân hàng trên thị trường ngoại hối. Với những nước lớn, quá trình này
được tiến hành rất nhiều. Họ mua và bán đồng dollar với các đồng tiền khác
để tác động lên không chỉ đồng nội tệ mà còn lên tiền tệ của các nước khác.
Theo những quyết sách chính trị, mà những nước liên kết ở châu Âu (ban
đầu là chế độ tỷ giá con rắn trong hang và sau đó là EMS) đã liên tục dự trữ
đồng dollar chứ không phải là đồng tiền của nhau.
Tuy nhiên, trong chế độ tỷ giá thả nổi hiện nay, ngay cả giá trị của
đồng tiền quốc cũng không đảm bảo. Bởi vậy, cả chính phủ lẫn người dân
đều đang có xu hướng đa dạng hóa tài sản của mình nên đồng tiền thế giới
(hiện nay là đồng dollar) giảm dần vị thế độc tôn trong chức năng này.
3. Hệ thống tiền tệ quốc tế
3.1. Khái quát hệ thống tiền tệ quốc tế
17
Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế
đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được
biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hình thành nên hệ thống

tiền tệ. Hệ thống tiền tệ là tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác
động tới các quan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. Do
mỗi hệ thống tiền tệ ra đời và chỉ vận hành có hiệu quả trong những điều
kiện thích hợp về kinh tế, chính trị và xã hội nhất định nên khi những điều
kiện này thay đổi sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ . Cho đến nay đã
có năm hệ thống tiền tệ được sử dụng, bao gồm: chế độ bản vị vàng, hệ
thống Giơ – Noa, hệ thống Bretton Woods (còn gọi là chế độ bản vị USD),
hệ thống Giamaica, và chế độ bản vị SDR.
3.2. Phân loại hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế phát triển qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn
lưu thông tiền kim loại và giai đoạn lưu thông tiền giấy
Chế độ lưu thông tiền kim loại bao gồm
• Chế độ lưu thông đơn bản vị là chế độ chỉ sử dụng một thứ kim
loại làm vật ngang giá chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa, các kim loại được chọn làm bản vị cũng thay đổi từ kim loại kém giá trị
đến kim loại quý.
• Chế độ lưu thông song bản vị là chế độ tiền tệ trong đó hai thứ
kim loại quý là vàng và bạc đều được chọn làm vật ngang giá chung. Sự tồn
tại cả vàng lẫn bạc trong giao dịch đã áp dụng phổ biến trong những năm
đầu thế kỉ 19 tại Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Mỹ và Ý.
• Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ trong đó vàng được chọn
làm kim loại tiền tệ. Chế độ này được xem như hình thái cổ điển của chế độ
18
tiền đúc bằng vàng và cũng là chế độ đặc trung cho chủ nghĩa tư bản trong
giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.s Khoảng đầu thế kỉ 20, chế độ
tiền tệ này đã phổ biến ở hầu hết các nước.
Chế độ lưu thông tiền giấy bao gồm
• Chế độ bản vị Anh xuất phát từ tình hình các nước đều bị giảm
dự trữ vàng do phải chi dùng cho chiến tranh thế giới thứ nhất nên đều
không có khả năng duy trì chế độ bản vị vàng. Hội nghị thanh toán quốc tế

được tổ chức tại Gie-nơ (Ý) đã đề ra phương án xây dựng chế độ bản vị dựa
trên đồng bản Anh( ₤). Theo chế độ tiền tệ này, các nước công nhận đồng ₤
là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. Đồng tiền các nước khác mang
tính chất phụ thuộc , nghĩa là việc phát hành và lưu thông ngoài cơ sở bằng
vàng có thể dựa trên có sở đảm bảo bằng ₤.Ngoài ra , với ưu thế là chủ nợ
các nước châu Âu, $ được thừa nhận là đồng tiền quốc tế, làm đối trọng với
đồng ₤.
• Chế độ Bretton Woods là chế độ tỷ giá cố định trong đó đồng
tiền các nước được định xác định giá so với đồng USD ở một tỷ lệ xác định
và đồng USD được đảm bảo bằng vàng với tỷ lệ 35$/ounce. Các nước cam
kết duy trì tỷ giá của mình với đồng USD với biên độ giao động là ±1%. Tổ
chức tiền tệ quốc tế IMF được thành lập để giáp sát và hỗ trợ các nước duy
trì tỷ giá này.
• Chế độ lưu thông hiện đại là các quốc gia tự quyết định chính
sách tỷ giá của mình. Sau khi Bretton Woods sụp đổ, tỷ giá được thả nổi
theo thị trường. Các quốc gia có thể lựa chọn chính sách tỷ giá cố định: buộc
chặt đồng tiền của nước mình vào đồng tiền của một nước khác, chính sách
tỷ giá thả nổi có điều tiết hoặc thả nổi hoàn toàn.
19
Phần 2: vai trò của đồng dollar qua các thời

1. Lịch sử đồng dollar
Sự hình thành của đồng dollar được bắt nguồn từ khoảng 1690,
trước khi nước Mỹ ra đời mà chỉ gồm những vùng thuộc địa. Vịnh
Masachusetts là nơi đầu tiên sử dụng đồng giấy bạc để thanh toán chi phí
quân đội, sau đó các vùng thuộc địa khác nhanh chóng bắt chước.
Vương quốc Anh đặt rất nhiều luật về việc sử dụng tiền tệ của thuộc
địa và sau đó cấm hẳn thứ tiền này. Vào năm 1775, khi các thuộc địa chuẩn
bị khai chiến với Anh, đại hội châu lục (Continential Congress) cho ra đời
đồng tiền chung của châu lục (Continential currency). Tuy nhiên đồng tiền

này không tồn tại lâu vì không đủ tiềm lực tài chính và dễ bị làm giả.
Sau đó, quốc hội đặc cách thành lập ngân hàng quốc gia đầu tiên ở
Philadephia, ngân hàng Bắc Mỹ (the Bank of North America) để hỗ trợ tài
chính cho chính phủ. Đồng dollar được chon trở thành đơn vị tiền tệ của Hoa
Kì vào năm 1785. Đạo luật đúc tiền (Coinage Act) năm 1792 đã giúp thống
nhất việc đúc tiền vàng, bạc và tiền xu đang được vận hành. Năm 1861, giấy
bạc xanh (greenbacks) được Abraham Lincoln đưa vào hệ thống tiền tệ vào
để hỗ trợ tài chính cho cuộc nội chiến Nam-Bắc. Việc in tiền xanh được cải
tiến, bao gồm con dấu của bộ tài chính và chữ kí được khắc sâu vào đồng
tiền để phân biệt với đồng tiền giả. Vào năm 1863, quốc hội Mỹ thống nhất
hệ thống ngân hàng trong nước và cho phép bộ tài chính Mỹ giảm sát việc
phát hành giấy bạc của ngân hàng trung ương. Điều này đã trao cho các ngân
20
hàng quốc gia quyền phát hành tiền và mua trái phiếu chính phủ dễ dàng hơn
vẫn bị kiểm soát.
Đạo luật cục dự trữ liên bang (Federal Reserve) năm 1913 đã cho ra
đời ngân hàng trung ương nước Mỹ giúp cho việc điều hành hoạt động ngân
hàng trong nước một cách đồng bộ, phù hợp với những thay đổi của hệ
thống tài chính Mỹ. Cục dữ trữ liên bang cho ra đời một loại tiền tệ mới là
tiền giấy dự trữ liên bang (Federal Reserve Note). Tờ tiền đầu tiên được in ra
dưới dạng tờ 10 dollar vào năm 1914. Sau đó, hội đồng quản trị của cục dự
trữ liên bang quyết định giảm kích thước của tiền 30% để giảm chi phí in
tiền. Kích thước và thiết kế của đông dollar được giữ nguyên cho đến nay.
Hiện nay, ngoài Mỹ còn có một vài quốc gia nhỏ bị dollar hóa hoàn
toàn; sử dụng dollar như đồng tiền chính thức của quốc gia. Những nước đó
là: quần đảo Virgin British, East Timor, Ecuador, El Salvador, quần đảo
Marshall, liên bang Mỉconesia, Palau, Panama, quần đảo Pitcairn, và quần
đảo Turks và Caicos.
2. Đồng dollar trong thời kỉ bản vị vàng
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế thế giới được vận

hành dưới chế độ bản vị vàng. Đồng tiền của mỗi quốc gia đều được quy đổi
thành vàng theo một tỉ lệ nhất định. Chế độ này tạo ra một hệ thống tỷ giá cố
định. Đồng tiền của một nước có thể được trao đổi với một đồng tiền khác
với một tỉ lệ không đổi, phụ thuộc vào giá trị của từng đồng tiền với vàng.
Tỷ giá cố định thúc đẩy thương mại quốc tế bằng cách lọai bỏ hoàng toàn rủi
ro tỷ giá. Tuy nhiên hệ thống này có 2 nhược điểm. Thứ nhất, dưới chế độ
bản vị vàng, các nước chủ động kiểm soát chính sách tiền tệ vì số lượng tiền
được quyết đình bởi số lượng vàng nước đó dự trữ được. Thứ hai, chính sách
21
tiền tệ của tất cả các nước đều phụ thuộc vào việc khai thác ở các mỏ vàng.
Vào những năm 70, 80 ở thế kỉ 19, khi việc khai thác vàng giảm sút làm
nguồn cung tiền trên toàn cầu tăng quá chậm so với tốc độ tăng trường kinh
tế. Hậu quả là giảm phát xảy ra. Sau đó, mỏ vàng lớn được khám phá ở
Alaska và Nam Phi vào những năm 90 làm lượng cung tiền tăng quá nhanh
vào gây ra lạm phát. Chế độ bản vị vàng bắt đầu sụp đổ khi chiến tranh thế
giới thứ nhất nổ ra và chính thức chấm dứt khi hệ thống Bretton Woods ra
đời vào năm 1944.
Trong chế độ bản vị vàng, đồng bảng Anh (sperling) là đồng tiền
được sử dụng rộng rãi nhất, đựoc coi là đồng tiền quốc tế lúc bấy giờ. .
Thống kê cho thấy có từ 60 đến 90% giao dịch quốc tế trong thế kỉ 19 sử
dụng đồng bảng. Năm 1899, tỷ lệ dự trữ đồng bảng Anh của các tổ chức
chính thức giao dịch trên thị trường ngoại hối gấp đôi tổng tỷ lệ của 2 đồng
Franc và đồng Mark. Có thể nói, vàng được chính phủ các nước dùng cíhnh
thức để thực hiện những chức năng của tiền tệ (dự trữ quốc tế, mua bán để
can thiệp vào thị trường và định giá đồng tiền nước mình), và khu vực tu
nhân dùng đồng bảng để thực hiện những chức năng tiền tệ (định giá hoạt
động kinh tế, thanh toán, và bảo đảm giá trị tài sản).
Trong khoảng thời gian này, đồng usd chỉ có vai trò là đồng bản vị
của nước Mỹ.
3. Đồng dollar trong thời kì hai đại chiến thế giới

Năm 1914, đại chiến thế giới thứ nhất nổ ra buộc các nước chấm dứt
chuyển đổi đồng tiền của mình ra vàng. Hệ thống tỷ giá cố định thời kì bản
vị vàng phải nhường chỗ cho chế độ tỷ giá thả nổi. Chính phủ các nước thay
đổi chính sách tiền tệ tài trợ cho chiến tranh làm cho lạm phát bùng nổ. Do
22
Mỹ tham chiến muộn và trung tâm chiến tranh xảy ra ở châu Âu là cho lạm
phát của châu Âu lớn hơn nhiều so với Mỹ. Kết quả là sức cạnh tranh của
Mỹ tăng lên nhanh chóng, đồng dollar dẫn xây dựng được vị thế trong hệ
thống tiền tệ thế giới.
Hình 4: kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và Anh trong giai đoạn
1900-1956

Nền kinh tế Mỹ từ 1872 đã vượt Anh về quy mô nhưng phải đến
năm 1915, kim ngạch xuất khẩu Mỹ mới có thể vượt Anh, sau đó tăng mạnh
trong suốt thời kì chiến tranh. Cùng với sự phát triển của xuất khẩu, từ 1914
trở đi, Mỹ chuyền dần từ vị trí người đi vay sang người cho vay. Thêm vào
đó, trong khi các nước thả nổi đồng tiền của mình, Mỹ vẫn duy trì tỷ giá của
dollar với vàng. Dollar trở thành đồng tiền duy nhất chuyển đổi sang vàng
trong những năm 20.
23
Tất cả các yếu tố trên đã xây dựng cho vị thế là phương tiện chuyển
đổi và phương tiện tích lũy quốc tế của đồng dollar. Dollar được sử dụng
một cách rộng rãi trong những hoạt động tài chính và thương mại quốc tế.
Tài sản ghi bằng đồng dollar trở thành một danh mục đầu tư hấp dẫn. Trong
thời gian này, đồng dollar không có chức năng làm thước đo gía trị vì mặc
dù giữ được tỷ lệ cố định so với vàng, nhưng vì các đồng tiển khác đều đươc
thả nổi nên thực chất dollar cũng được thả nổi so với những đồng tiền khác.
Tuy nhiên, trong thời kì đại chiến thế giới, đồng bảng Anh vẫn giữ
được vị trí cao nhất trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Bất chấp việc nền kinh tế
Anh ngày càng tụt hậu, Anh từ người cho vay trở thành con nợ của Mỹ, mất

sức mạnh quân sự và nguồn nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa, etc, đồng
bảng Anh vẫn thực hiện cả 3 chức năng tiền tệ quốc tế. Trong vị thế là đồng
tiền dự trữ quốc tế, đồng bảng vẫn được tin dùng. Cho đến tận những năm
1940, giá trị của những giấy tờ có giá bằng bảng vẫn gấp 2 giá trị những
giấy tờ có giá bằng USD. Đây là hệ quả sức ỳ hay độ trễ của quyết định
dùng một đồng tiền quốc tế (phân tích mục 1 phần lý thuyết). Vị thế làm
phương tiện thanh toán vẫn được duy trị có sự cạnh tranh mạnh của đồng
dollar và đồng franc. Đại suy thoái 1930 xảy ra chia hệ thống tiền tệ thế giới
thành những khối tiền tệ không liên kết trong đó 2 khối lớn nhất là khối
đồng bảng Anh và khối đồng dollar làm đối trọng của nhau.
4. Đồng dollar trong chế độ Bretton Woods hay chế độ
bản vị dollar
4.1. Hoàn cảnh ra đời của Bretton Woods
24
Hệ thống Bretton Woods ra đời khi chiến tranh thế giới thứ 2 sắp đến
hồi kết thúc. Năm 1944, 730 đại diện cho 44 nước đồng minh đến dự hội
nghị tài chính-tiền tệ liên hiệp quốc tổ chức tại khách sạn Mount
Washington, New Hampshire, Mỹ. Nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và
ổn định sau chiến tranh, các nhà lãnh đạo đã thống nhất với nhau những vấn
đề chính và từ đó cho ra đời hệ thống tiền tệ quốc tế mới: hệ thống Bretton
Woods. Những vấn đề chung đã thống nhất là:
Thứ nhất, thế giới cần một hệ thống tiền tệ quốc tế mới thay thế chế
độ bản vị vàng cũ. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phá hủy chế độ bản vị
vàng. Sau đó, nhiều quốc gia đã nỗ lực khôi phục lại chế độ bản vị vàng như
trước chiến tranh thế giới. Ví dụ như, vào đầu những năm 20 thế kỉ 20, một
số nước châu Âu dự định khôi phục chế độ bản vị vàng nhưng lượng vàng
của họ không đủ và phản ứng rất chậm so với những thay đổi của thị trường.
Trong những năm chiến tranh, các quốc gia in tiền liên tục để đáp ứng chi
phí chíến tranh khổng lồ sinh những đồng tiền không được bảo đảm và gây
ra lạm phát. Sau đó, họ lại thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức và

cạnh tranh gay gắt với nhau về lượng vàng dự trữ đã dẫn đến đại suy thái
(the Great Inflation) những năm 1930 và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ bản
vị vàng.
Thứ hai, hệ thống tiền tệ thế giới cần phải duy trì tỷ giá ổn định.
Cuộc đại suy thoái năm 1930 là bài học lớn về hậu quả của chính sách tỷ giá
bất ổn. Trong nhưng năm 30, hầu hết các nước đều từ bỏ chế độ bản vị vàng
làm cho đồng tiền bản tệ không được bảo đảm. Do nạn thất nghiệp tràn lan
và Mỹ ra tăng áp lực buộc phe đồng minh phải hoàn trả các khoản nợ, khiến
cho nhiều nước ra sức giảm giá đồng tiền của mình để thúc đẩy xuất khẩu.
(chính sách này còn gọi là “ăn xin của nước làng giếng”- “beggar thy
neighbour”). Tuy nhiên, khi nước chủ nhà có lợi thì một quốc gia khác sẽ bi
25

×