Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghệ thuật giao tiếp ở cơ quan docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.4 KB, 4 trang )

Nghệ thuật giao tiếp ở cơ quan
Bạn sống ở cơ quan thì chắc chắn phải trò chuyện với đồng
nghiệp. Nhưng mấu chốt là bạn có biết nói năng hay không?
Cùng một mục đích, nhưng lại có nhiều cách thể hiện khác nhau
và cũng gây ra các hậu quả khác nhau.

1. Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách
nói lời của chính mình: Sếp luôn trọng dụng và quý những nhân
viên có đầu óc, có suy nghĩ riêng. Nếu như bạn là người mà
người khác nói gì thì mình nói ấy thì bạn dễ bị mọi người quên
mất sự tồn tại của bạn và địa vị của bạn ở trong cơ quan cũng
chẳng cao cả gì. Có đầu óc thì dù chức vụ của bạn ở trong cơ
quan như thế nào thì bạn cũng cần phải biết nói lên tiếng nói của
mình, nên dũng cảm nói lên cách suy nghĩ của riêng mình.

2. Có gì thì bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc
thi hùng biện: Bạn cần sống hòa bình, gần gũi với mọi người
trong cơ quan, nói năng phải nhẹ nhàng, nhất là phải có trên
dưới rõ ràng, không được nói theo kiểu ra lệnh. Tuy là đôi khi ý
kiến của mọi người khác nhau, bạn có ý kiến thì vẫn có thể bảo
lưu được, nếu không vi phạm nguyên tắc thì không nhất thiết
phải bảo vệ sống còn. Nếu như bạn chỉ thích nói và bắt mọi
người nghe thì e rằng đồng nghiệp sẽ dần rời xa bạn.

3. Nói năng cũng phải biết giữ chừng mực, điều quan trọng là
phải nói đâu ra đấy: Thái độ nói năng bất chấp tất cả; ngôn ngữ
cơ thể lịch sự; ăn nói hài hước đó đều thuộc phạm trù nghệ
thuật nói. Tất nhiên, điều quan trọng là bạn phải có lòng tự tin,
biết được nghệ thuật nói năng. Như vậy bạn sẽ càng tự tin hơn,
ăn nói hấp dẫn hơn.


4. Đừng có khoe khoang mình ở cơ quan: Nếu bạn là người rất
giỏi chuyên môn, nếu bạn được sếp trọng dụng thì những điều
này có trở thành vốn khoe khoang của bạn hay không? Dù bạn
có giỏi giang đến đâu thì bạn cũng cần phải hết sức cẩn thận khi
ở cơ quan.

5. Cơ quan là nơi làm việc chứ không phải là chốn để tâm sự:
Có rất nhiều người thích tâm sự ở cơ quan. Dù làm như vậy
khiến nhiều người xích lại gần nhau hơn, thân thiện hơn, nhưng
kết quả điều tra của các nhà tâm lý cho biết: chỉ có 1% người
biết giữ bí mật mà thôi.

(Theo Gia Đình)

×