Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vẫn là chuyện Văn hóa ứng xử doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.86 KB, 4 trang )

Vẫn là chuyện Văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử luôn luôn chiếm vị
trí quan trọng trong đời sống, không
chỉ giữa người mình với nhau, mà
đặc biệt với người nước ngoài… Khi
chúng ta có điều kiện tiếp xúc và gần
gũi với bạn bè trên thế giới thì hãy học tập và thể hiện văn hóa của
người Việt một cách đẹp nhất
“Tại một cơ quan phát triển của một nước hàng đầu trong khu vực
chuyên tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam, đại diện của cơ
quan này tổ chức buổi tiệc chúc mừng quan chức của một bộ trong lĩnh
vực nhận vốn nước ngoài. Sau khi được nghe giới thiệu tên của vị quan
khách nước bạn, một quan chức của ta đã hồn nhiên: “Ồ cái tên ông
giống tên cái xe máy của tôi quá ”. Và thế là một tràng cười hưởng ứng
từ phái đoàn ta, kèm theo những lời tán thưởng rất rôm rả

“Tàn cuộc tiệc, tại lầu 9 khách sạn Kim Đô (TP.HCM), thang máy khá
chật, đa số là cánh mày râu. Câu chuyện đang rôm rả thì thang máy dừng
lại ở tầng 6, một cô gái Tây vội vã bước vào. Cô gái rất đẹp, và cũng có
vẻ lúng túng trước những ánh mắt soi mói, những lời bình luận thô lỗ và
tiếng cười hô hố vang lên. Xuống tầng trệt, cô gái sải chân thật nhanh rồi
cô quay lại bực tức nói: “Các anh là những kẻ mất lịch sự” bằng tiếng
Việt. Một thoáng sững sờ, rồi có ai đó kêu lên: “A! Nó biết tiếng Việt
chúng mày ơi” và lại một tràng cười mở ra hết cỡ”.

“Trong chuyến đi tập huấn tại Australia của một đội tuyển bóng đá nữ,
lúc làm thủ tục ở sân bay, một ông Tây đã tỏ ra rất thích chiếc áo khoác
màu xanh có in cờ Việt Nam mà toàn đội ai cũng có một chiếc. Vừa
nghe ông Tây bày tỏ ý định muốn mua, một trợ lý HLV đã nhanh nhảu
cởi phăng chiếc áo mình đang mặc đưa ông ấy và xòe tay nhận 100
USD. Chứng kiến cảnh ấy không ít người choáng. Mình nghèo thật,


nhưng 100 USD có đáng là bao mà anh ta cởi cả áo khoác đội tuyển ra
bán? Giá như anh ấy tặng ông Tây kia thì hay hơn biết bao nhiêu!”

Trên đây chỉ là những câu chuyện nhỏ mà tôi nhận được trên một diễn
đàn online của những người Việt trẻ. Thực tế, không ít người Việt mình
có thói quen cứ gặp người nước ngoài, là săm soi rồi bật ra những câu
nói rất vô duyên như vậy. Thời gian sống tại Hàn Quốc, tôi thấy rất
nhiều lao động Việt Nam còn trẻ nhưng chưa theo kịp được văn minh
nước bạn. Người dân Hàn Quốc có thể nối đuôi nhau xếp hàng để đợi xe
bus. Ngay tại hệ thống tàu điện cũng vậy, họ xếp thành hàng dài đợi tàu
mà không có 1 tiếng ồn, không có 1 mẩu rác nào được xả ra. Thế nhưng,
nếu trên tàu chỉ cần có 2 người Việt Nam thiếu ý thức là cả toa thành
ngay một “cái chợ” và mọi sự chú ý đều đổ dồn vào họ.

Người Việt Nam, ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo
đức của dân tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân
dưỡng tính, lấy chữ Nhân làm trọng, kính trên nhường dưới, tôn trọng
lẫn nhau. Văn hóa ứng xử luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống, không chỉ giữa người mình với nhau, mà đặc biệt với người nước
ngoài… Khi chúng ta có điều kiện tiếp xúc và gần gũi với bạn bè trên
thế giới thì hãy học tập và thể hiện văn hóa của người Việt một cách đẹp
nhất.

Lê Phương Hà

×