Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Toàn bộ các loại sâu bệnh hại trên cây đậu tương, triệu chứng, tác hại và docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.59 KB, 5 trang )

Toàn bộ các loại sâu bệnh hại trên cây
đậu tương, triệu chứng, tác hại và cách
phòng trị (phần 1)
Dòi đục thân, lá, sâu khoang, sâu xanh,
sâu đục quả, rầy, rệp, nhện đỏ . . . Phòng
trừ: Khi trồng đậu tương, phải căn cứ vào
điều kiện cụ thể, kết hợp với dự tính, dự
báo để có biện pháp phòng trừ.
1. Rệp đậu
Họ: Aphididae; Bộ Homopera
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC
Gọi là rệp đậu vì đây là lọai rầy mềm không cánh, thường thấy bu thành đám
quanh đọt hoặc bông và trái non để chích hút làm cho đọt bị quắn, bông bị rụng và
trái bị lép. Có 2 lòai phổ biến và khác nhau về cây ký chủ:
- Aphis craccivora Koch: Rất phổ biến, tấn công đọt và trái non của hầu hết các
lọai đậu - đặc biệt là đậu xanh, đậu đủa và cô-ve. Rệp đậu còn non có màu tím, khi
trưởng thành có màu đen bóng, cũng không có cánh và đẻ thẳng ra con nên mật số
có thể gia tăng rất nhanh, gây hại mau chóng. Chỉ khi nào hết thức ăn, mật số quá
đông hoặc bị thiên địch tấn công nặng chúng mới phát sinh dạng thành trùng có
cánh để di chuyển đi tìm nguồn thức ăn mới.
- Aphis glycines Matsumura: Cơ thể màu xanh lục vàng, ngực và đầu có màu
đen hay xanh lục đậm, bụng màu nhạt, dài từ 1,7 - 2 mm, rộng từ 0,7 - 0,9 mm.
Râu màu trắng bẩn nhưng các đốt roi râu màu nâu đen, ngắn hơn cơ thể. Vòi chích
hút kéo dài vượt khỏi đốt chậu chân giữa. Ống bụng màu nâu. Dạng không cánh
có cơ thể màu vàng xanh đến vàng tươi, 2 mắt đen, râu ngắn hơn 1/2 thân mình và
có màu trắng giống như chân, dài từ 1,5 - 2 mm, rộng từ 0,7 đến 1,2 mm. Các đặc
điểm khác đều giống như dạng có cánh.
Chúng hút nhựa và thải phân lỏng còn chứa rất nhiều đường nên thường quyến rủ
kiến đến ăn và bảo vệ chúng khỏi bị thiên địch tấn công. Điều nguy hiểm là chúng
có thể truyền bệnh Khảm Vàng làm cho lá đậu co rúm và cây không ra trái.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ


Thường không phải phòng trừ gì cả vì chúng có rất nhiều thiên địch như các lòai
bọ rùa, kiến sư tử (Chrysopidae, Neuroptera), các lòai dòi thuộc họ Syrphidae
(Diptera) Để ngăn ngừa việc truyền bệnh vi rút thì nên trồng sớm hoặc tìm cách
lọai trừ cây bị bệnh.
Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như ACTARA 25WG để phòng trị.
2. Sâu xanh Heliothis armigera Hübner
Họ Ngài Đêm (Noctuidae); Bộ Cánh Vải Lepidopera
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC
Đây cũng là loài sâu đục trái bắp và trái cà chua. Sâu có kích thước khá lớn, màu
xanh lục với 2 sọc nâu mờ giữa lưng và 2 sọc trắng lớn chạy dọc 2 bên hông. Sâu
thường thấy có chiều dài độ 20-30 mm, ẩn ở mặt dưới lá và ăn lủng lá thành nhiều
lổ lớn. Sâu phát triển qua 5 tuổi, lâu 15-20 ngày rồi chui xuống đất để làm nhộng,
hoặc trong trái hay lá khô. Bướm hoạt động ban đêm, đeo trứng rời rạc trên lá
hoặc trái non và trứng nở sau 3-4 ngày. Bướm dài độ 20 mm, sải cánh rộng 35-40
mm, cánh trước màu vàng nâu với bìa cánh có vệt nâu đậm và 1 đốm đen ở giữa
cánh, cánh sau màu trắng nhưng lại có 1 vệt đen lớn ở bìa cánh. Bướm sống lâu và
đẻ 300-500 trứng, rải rác trên lá non hoặc bông, trái non.
Thời gian phát triển và ăn phá của sâu lâu độ 2-3 tuần lể, và chu kỳ sinh trưởng độ
1,5-2 tháng.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Thường xuyên quan sát ruộng đậu, nhất là từ sau khi trồng đến 1 tháng tuổi lá
chưa giao nhau, để phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ.
Sâu có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó trị bằng các lọai thuốc sâu thông
thường. Nên bắt sâu bằng tay kết hợp với việc phun thuốc, đặc biệt là lọai gốc cúc
tổng hợp (Pyrethroids) vì có biệt tính cao lại mau phân hủy trong đất. Loài sâu này
thường hay bị một loại siêu vi khuẩn (vi rút) thuộc nhóm NPV tấn công ở ngoài
đồng.
Tránh trồng xen canh với bắp, cà chua, thuốc lá vì đều là cây ký chủ của chúng.
Sau mỗi vụ nên xới đất rồi phơi ải một thời gian để diệt nhộng của sâu còn ẩn lại
trong đất.

Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như MATCH, CYPERAN để phòng trị.
3. Dòi đục thân đậu
Họ: Agromyziidae; Bộ Diptera
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC
1. Loài Ophiomyia phaseoli Tryon
Có ký chủ gồm nhiều lọai đậu như đậu xanh, đủa, cô-ve, trắng, đen Loài nầy tấn
công khi cây còn rất non, vừa có 2 lá tử diệp đầu tiên, nên dễ làm chết cây con khi
có từ 2 con dòi trở lên trong một cây.
Thành trùng là loại ruồi rất nhỏ, màu đen, thường thấy đậu trên lá non vào buổi
sáng. Con cái dùng ống nhọn ở cuối bụng để đẻ từng trứng vào trong mỗi lỗ đục
trên mặt lá. Trứng nở sau độ 2 ngày. Ấu trùng đục thành đường hầm ngoằn ngoèo
trên mặt lá rồi đục qua cuống để vào thân và đục xuống gốc để làm nhộng trong
phần vỏ của gốc cây con. Ấu trùng có 3 tuổi và thời gian phát triển làm hại cây
đậu lâu độ 7-10 ngày. Nhộng có hình trụ, màu nâu bóng và kéo dài độ 7 ngày.
2. Melanagromyza sojae Zehntner
Chỉ tấn công cây đậu nành mà thôi. Loài này cũng đẻ trứng trên lá non và ấu trùng
nở ra cũng đục ngoằn ngoèo trên phiến lá rồi mới qua cuống để đục vào thân cây.
Tuy nhiên, ở trong thân chúng đục ở phần rổng của trụ trung tâm nên không làm
chết cây con mà thường chỉ gây chết nhánh non và cây đậu bị chậm phát triển.
Nhộng nằm trong phần lõi thân cây đậu nành.
Chu kỳ sinh trưởng cùng tương tự như trên.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Cách phòng trị thông thường là rải thuốc trừ sâu dạng hạt như BASUDIN 10H vào
lúc tỉa đậu, chung với phân bón và tro trấu để bảo vệ cây con trong vòng 2 tuần
đầu là đủ. Khi cần thiết, có thể phun BASUDIN 50EC để tiêu diệt.
4. Sâu đục trái đậu nành Etiella zinkenella Treitschke
Họ: Phycitidae; Bộ Lepidopera
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC
Loài này chỉ thấy tấn công đậu nành mà không thấy trên các lọai đậu khác. Bướm
nhỏ, sải cánh độ 15 mm, màu vàng nâu nên rất tiệp với màu lá đậu khô, hoặc thân

và trái đậu sắp chín. Bướm đẻ trứng vào ban đêm, rải rác trên vỏ trái đậu non vừa
có hạt phát triển.
Sâu nở ra đục ngay vào trong trái và ở luôn bên trong ăn dần từ hạt này đến hạt
khác. Do đó, thường ít thấy trái có lổ đục nhưng khi tách trái ra thì lại thấy có sâu
lớn ở bên trong. Sâu có thể ăn cả trái hay chỉ làm mẻ hạt, giảm phẩm chất hạt đậu.
Vòng đời lâu độ 1 tháng và giai đọan sâu ăn hạt kéo dài độ 2 tuần. Khi ăn hết trái
này sâu thường chui ra ngoài để đục sang trái khác nên loại đậu có trái chùm đóng
khít dễ bị thiệt hại nhiều hơn.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
1. Nên xuống giống đồng lọat hoặc trồng các giống sớm có chu ky sinh trưởng
ngắn để thu hoạch trước cao điểm phát triển của sâu.
2. Có thể kết hợp trộn thuốc vi sinh BT với thuốc hóa học có bả độc mau phân
hủy. Đối với đậu nành rau thì nên theo dõi mật số bướm mới xâm nhập vào ruộng
để có thể phun thuốc sớm diệt bướm hoặc sâu non còn cạp ăn ngoài vỏ trái non
trước khi đục vào trong trái. Nên thật cẩn thận trong việc chọn lọai thuốc và quyết
định có nên phun hay không vì đây cũng là lọai đậu ăn trái tươi.
3. Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như MATCH 050EC hoặc PERAN 50EC để
phòng trị

×