Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giá trị dinh dưỡng và trị bệnh của CHIM CÚT pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.26 KB, 10 trang )

Giá trị dinh dưỡng và trị bệnh
của CHIM CÚT

Thịt Chim Cút được xem là một món ăn 'cao cấp', trong các bữa tiệc
đặc biệt và trứng chim cút cững được cho là có những giá trị dinh dưỡng cao
hơn các trứng gia cầm khác như gà vịt ! Tại Việt Nam, chim cút đã trở
thành nổi tiếng (trước 1975) trong dịch buôn bán chim cút, đưa giá chim cút
lên thật cao trên thị trường mua đi bán lại chim và sau cùng gây ra nhiều
thảm trạng cho các kẻ ham lợi khi các tay lừa gạt ngưng việc thu mua chim.
Sách Exodus (16:1-13) trong Bộ Thánh Kinh đã ghi chép về dân Do
Thái sau khi ra khỏi Ai cập đã lang thang trong sa mạc đến 40 năm và đạ
được Đấng Yavê nuôi sống họ bằng bánh manna và thịt chim cút thiên di.
Chim cút, có nhiều loài, tất cả đều có kích thước tương đối nhỏ, thuộc
họ sinh vật Phasianinae (họ Chim trĩ). Họ này bao gồm cả các chim lớn hơn
như Đa-đa. Cút có mặt tại nhiều nơi trên thế giới gồm những loài như cút
xanh, cút nâu, cút bụi và đặc biệt hơn nữa còn có Cút Nhật bản và Cút Trung
Hoa hay Quế hoa tước.
Tên gọi Anh ngữ của chim: Quail được giải thích là từ danh từ Pháp
ngữ cổ Quaille, lại lấy từ tiếng latin Quaquila. (Tên Pháp của chim ngày nay
là Caille) Tiếng kêu của Chim Cút cũng được bắt chước theo kiểu tượng
thanh tại anh và Ái Nhĩ Lan để chim được gọi thành 'But-for-but', Wet-my-
lip, Wet-my-feet và Quick-me-dick.
Tại Hoa Kỳ, tên Quail lại dùng để gọi một nhóm chim khác biệt,
thuộc họ sinh vật Colinus, thường là mục tiêu săn bắn thể thao với nhiều loại
như Bobwhite, Mountain Quail, Montezuma Quail.
Coturnix coturnix: Cút thường, Common quail. Coturnix coturnix là
một loài chim thiên di, sinh sống tại Âu châu, Thổ Nhĩ kỳ, Trung Á sang đến
Trung Hoa. Vào mùa đông chúng bay về Ấn độ, Trung Hoa, Tây Bắc duyên
hải Bắc Phi và trong vùng thung lũng sông Nile từ Ai cập đến Kenya Chim
tập trung tại những vùng đồng cỏ có cây cao, rậm.
Cút thường, nặng trung bình từ 70-155 gram, dài 17.5 cm. Sải cánh


nơi chim đực từ 110-115 mm và con mái từ 107-116 mm. Tuy tập trung
thành bầy nhưng Chim cút sống theo từng đôi riêng, mùa sinh sản kéo dài từ
giữa tháng 5 đến cuối tháng 8. Chim mái đẻ mỗi đợt từ 8-13 trứng . Trứng
lớn chừng 2.5 m, màu trắng, nở trong vòng 17-20 ngày. Cút con có thể bay
được sau 11 ngày.
Cút Coturnix cotounix đang được dùng làm một loài thú để nghiên
cứu trong các phòng thí nghiệm về tâm lý sinh vật. Chim được xem là dễ
nuôi, có những kiểu sống thích hợp với các thử nghiệm về tâm lý và tâm
thần điều kiện hóa.(Journal of the Experimental Analysis of Behavior)
Coturnix japonica: Cút Nhật bản, Cay, Cay mốc (Wikipedia tiếng
Việt đã có sự nhầm lẫn khi ghi Cút Nhật là chim Đỗ quyên: thật sự Đỗ
quyên là tên của chim Quốc.
Coturnix japonica làm tổ tại vùng phía Bắc Á châu từ Hồ Baican đến
Nhật. Chim thường di cư về Đông Nam Á (Việt Nam, Lào,Thái Lan, Nam
Trung Hoa ) vào mùa Đông. Chim đã được thuần hóa từ Thế kỷ 12 tại Nhật
và hiện nay đã trở thành một loài chim nuôi theo công nghiệp tại Nhật và
một số quốc gia Đông Nam Á và Âu- Mỹ.
Cút Nhật bản thuộc loại chim nhỏ: Chim đực cân nặng 110-120 gram,
chim cái 135-150 gram. Thân màu nâu, hung đỏ có vệt trắng nhạt dọc trên
lưng, phần dưới co thể màu vàng nhạt. Trên đỉnh đầu có 3 dải màu hung;
Ngực ,vai, lưng đều màu nâu có những dải dọc ở giữa màu trắng hay hung
nhạt. Lông cánh màu nâu nhạt, mép lông có vằn màu nhạt hơn. Sườn chim
nậu xậm. Mắt màu nâu. Mỏ và Chân màu xám hay vàng nhạt.
Chim mái bắt đầu đẻ trứng khi đạt 35-45 ngày tuổi. Mỗi năm chim đẻ
từ 250 đến 300 trứng. Trứng nặng 7-10 gram, vỏ màu trắng đục có đốm đen.
Trứng nở sau 15-17 ngày
Giá trị dinh dưỡng của thịt chim cút:
100 gram thịt chim cút (tươi) chứa:
- Calories 134
- Chất đạm 22 g

- Chất béo tổng cộng 4.53g
- bão hòa 1.32 g
- chưa bão hòa mono 1.28 g
- chưa bão hòa poly 1.17 g
- Cholesterol 70 mg
- Sodium 51 mg
- Potassium 237 mg
- Phosphorus 307 mg
- Calcium 13 mg
- Sắt 4.51 mg
- Magnesium 25 mg
- Kẽm 2.7 mg
- Selenium 17.4 mcg
- Vitamin A 57 IU
- Thiamin (B1) 0.283 mg
- Riboflavin 0.285 mg
- Niacin 8.3 mg
- Vitamin B6 0.53 mg
- Vitamin B12 0.47 mcg
- Folate 7 mcg
- Pantothenic acid 0.787 mcg
Về phương diện dinh dưỡng có thể xem thịt chim cút như một nguồn
cung cấp chất sắt dưới dạng heme (cơ thể dễ hấp thu), và nhiều vitamin
nhóm B nhất là Niacin và B6. Thịt cũng cung cấp nhiều chất đạm và tương
đối nạc, rất tốt với những người muốn ăn thịt nhưng kiêng chất béo. Thịt cút
cũng cung cấp nhiều khoáng chất kể cả kẽm và magnesium, và Vitamin C
thường ít có trong thịt động vật.
- Thành phần Acid béo trong Thịt Cút (Caille, Wachtel) :
100 gram chứa:
- Myristic acid (14:0) 35 mg

- Palmitic acid (16:0) 440 mg
- Stearic acid (18:0) 320 mg
- Palmitoleic acid (16:1) 40 mg
- Oleic acid (18:1) 555 mg
- Linoleic acid (18:2) 530 mg
- Linolenic acid (18:3) 20 mg
(Theo Food Composition and Nutrition Tables của Souci-Fachmann-
Kraut)
Giá trị dinh dưỡng của Trứng cút:
Một quả trứng cút nặng trung bình 9 gram chứa:
- Calories 14
- Chất đạm 1.2 g
- Chất béo tổng cộng 1 g
- bão hòa 0.3 g
- chưa bảo hòa mono 0.4 g
- chưa bão hòa poly 0.1 g
- Cholesterol 76 mg
- Sodium 13 mg
Trứng cút cũng chứa các vitamins A (300IU), B1 (0.12mg), Nicotinic
acid (010mg),C , Riboflavine, Pantothenic acid, B12 (0.85mg) và các
khoáng chất như Calcium (0.59mg), Sắt (3.8 mg), Phosphorus (220 mg),
Selenium).
Về phương diện dinh dưỡng nên chú ý là trứng cút chứa luợng
cholesterol khá cao, đồng thời acid béo loại bảo hòa cũng cao (so với trọng
lượng thực phẩm khi ăn vào cơ thể). Lượng lecithin trong trứng cũng cao
hơn các trứng gia cầm khác.
Chim cút trong Ẩm thực:
Tại Âu- Mỹ:
Tại Hoa Kỳ, món chim cút không thông dụng lắm, có lẽ vì chim quá
nhỏ (chừng 80-90 gram), nhưng tại Âu châu, nhất là tại Pháp chim lại được

xem là một món ăn 'đặc biệt'. Chim hoang, săn bắt trong mùa Thu, béo và
tròn trịa, được xem là có hương vị ngon và thơm hơn chim nuôi (thịt làm
sẵn). Chim cút tại Pháp thường được xâu que nướng, nướng vỉ, đút lò, chiên
sào, nhồi thịt rồi quay hay có thể giã để làm patê. Trong Larousse
Gastronomique có liệt kê đến 17 món chim cút: từ món đơn giản như thịt cút
nướng (grilled quails) đến các món cầu kỳ hơn như 'jellied stuffed quails à la
perigourdine': thịt chim cút sau khi sửa soạn được ướp với rượu madeira,
nhồi với gan ngỗng cắt vụn, rồi đút lò.
Tại Á châu:
Tại Trung Hoa, ngoài các món bình thường như Chim cút quay giòn,
Chim cút chiên ngũ vị hương (kiểu Hằng Châu), còn có những món' đặc sản'
được cho là bổ dưỡng như:
- Chim cút nấu với Đông trùng hạ thảo giúp bổ phế, ích thận, kiện tỳ.
- Chim cút quế chi công dụng ôn thận, trợ dương, bổ ích ngũ tạng
chữa hoạt tinh, xuất tinh sớm.
- Tại Việt nam, cũng có những món đặc biệt như Chim cút thuôn hành
răm (Thịt chim băm nhỏ, trộn với thịt heo nạc, hành hoa trộn và thêm gia vị
rồi vo thành viên, nấu chín; ăn với rau răm) và Chim cút tần (Chim được
nhồi với nấm hương, hạt sen, hành khô, hành tươi, gia vị) hấp cách thủy.
Chim cút trong Đông-Nam dược:
Dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam dùng thịt và trứng chim
cút làm thuốc. Thịt chim (toàn con) được gọi là Am thuần, trứng chim là
Thuần noãn.
Thịt chim cút được xem là có vị ngọt, tính bình có những tác dụng 'bổ
trung Khí', bổ ngũ tạng, lợi cửu khiếu, tráng cân cốt, chỉ tả, chỉ lỵ và thường
được dùng để trị kiết lỵ, cam tích và tê thấp Trong dân gian thịt chim cút
được xem là bổ dưỡng chữa suy nhược, trẻ suy dinh dưỡng, bổ thần kinh, bổ
thận.
Trứng chim có vị ngọt-mặn, tính bình có tác dụng bổ trung, ích khí.
Trong 'Nam Dược thần hiệu', Tuệ Tĩnh đã ghi: ' Thuần điểu-Chim cút,

vị ngọt, tính bình, không độc, bổ gân xương, chịu được rét nắng, trị phiền
nhiệt, bệnh bao tử và kiết lỵ '
Trong 'Lĩnh nam bản thảo', Hải thượng Lãn ông ghi :
' Thuần điểu tục gọi con Cun cút
Ngọt bình, không độc, bổ gân cốt
Trừ hàn nhiệt, nóng buồn phiền
Mọi bệnh dạ dày, chữa lỵ tốt
Theo Dược học dân gian Việt Nam:
Thịt chim cút: Nấu cháo ăn hàng ngày chung với nhộng-tằm để làm
thuốc bổ cho người suy nhược, biếng ăn Thịt chim ninh nhừ với đậu ván và
gừng tươi chữa kiết lỵ, chữa sưng phế quản kinh niên. Thịt cút (400g) nhồi
đỗ trọng (15g) và kỷ tử (30g) , chưng cách thủy, ăn mỗi ngày trong 10 ngày
đễ trị đau lưng, mỏi gối. Thịt cút (300g) xào với Củ cải trắng (200g), Gừng
(3g) và Hành ta (5 củ) dùng trị ù tai, mất ngủ.
Trứng chim cút : Cho trẻ em ăn mỗi ngày dưới dạng trứng luộc hay
quậy với bột để chữa suy dinh dưỡng. Phụ nữ dùng trứng luộc và ninh nhừ
với ích mẫu để tăng cường khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Trứng cút (10
quả), hấp chung với Hà thủ ô (50g) tán mịn chia ăn làm 2 lần trong 10 ngày,
nghỉ 5 ngày rồi ăn lại 10 ngày, trong mỗi đợt trị liệu, để trị suy nhược, mắt
kém. Trứng cút (10 quả) hấp cách thủy sau khi trộn với hẹ (50g) băm vụn ăn
liên tục mỗi ngày một lần trong 10 ngày để giúp gia tăng khả năng tình dục.

×