Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CAO HUYẾT ÁP : TIÊN ĐOÁN CÁC BIẾN CHỨNG ĐỂ PHÒNG NGỪA CHÚNG TỐT HƠN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.97 KB, 4 trang )

CAO HUYẾT ÁP : TIÊN ĐOÁN CÁC BIẾN CHỨNG
ĐỂ PHÒNG NGỪA CHÚNG TỐT HƠN



Cao huyết áp có những tác dụng có hại do nhiều cơ chế. Nó làm hỏng
tất cả các huyết quản dầu kích thước của chúng như thế nào. “Thành của các
huyết quản nhỏ nhất có thể bị vỡ dưới tác dụng của cao huyết áp, dầu đó là
những mao mạch của võng mạc trong bệnh võng mạc do cao áp
(rétinopathie hypertensive), hay những tiểu động mạch não trong các xuất
huyết vi thể (micro-hémorragie).
Các động mạch lớn hơn không vỡ nhưng chịu một quá trình điều biến
(remodelage) : áp suất tăng quá cao gây nên một sự mất đàn hồi do các sợi
élastine bị phá hủy, các sợi đàn hồi này được thay thế bằng collagène. Sự xơ
hóa (fibrose) gây nên cứng mạch máu, một sự lão hóa sớm động mạch, bệnh
xơ mỡ động mạch (artériosclérose), GS Atul Pathak, thầy thuốc chuyên khoa
tim (CHU de Toulouse) đã giải thích như vậy.
Sự cao huyết áp này, bằng một tác dụng cơ học trực tiếp, làm dễ sự
tiến triển của xơ cứng động mạch và làm gia tăng nguy cơ vỡ các mảng xơ
mỡ (plaques d’athérome), do đó gây huyết khối và tai biến thiếu máu cục bộ
(accidents ischémiques).”
SỨC CẢN
Cao huyết áp cũng tác động lên những cơ quan bia (organe cible)
khác, tim, thận và não bộ. Ở động mạch chủ, nơi lối ra từ tim, sự tăng cao áp
suất này tạo nên một sức cản mà tim phải chống lại vào mỗi lần co bóp. Về
lâu về dài, tim phì đại, giãn ra và xơ hóa, điều này dẫn đến suy tim. Thận
cũng bị ảnh hưởng bởi vì những thương tổn các tiểu động mạch thận làm
giảm sự thông máu cơ quan, do đó nguy cơ suy thận.
Cao huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ đầu tiên của tai biến mạch máu
não xuất huyết hay thiếu máu cục bộ (AVC hémorragique ou ischémique)
tùy theo bản chất của thương tổn và kích thước của các mạch máu, vị thầy


thuốc chuyên khoa tim đã giải thích như vậy.
Cao huyết áp cũng kèm theo một sự hoạt hóa vài hệ thống làm khuếch
đại những thương tổn này. Sự tăng hoạt hóa của hệ giao cảm (hệ của stress)
phóng thích các hormone, adrénaline và noradrénaline, làm dễ sự tăng áp
suất (hyperpression) và làm gia tăng sự điều biến động mạch (remodelage
artériel), sự phì đại và sự xơ hóa tim. Hệ rénine-angiotensine-aldostérone, có
nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng nước-muối ở thận, cũng được hoạt hóa.
Angiotensine, chất trung gian chính của hệ rénine-angiotensine-aldostérone,
có tác dụng làm dễ sự co mạch và sự xơ hóa, và làm gia tăng sự sản xuất
aldostérone, đến lượt lại làm dễ sự ứ nước và muối, GS Atul Pathak đã nói
thêm như vậy.
Ngoài việc tính toán những điểm số nguy cơ tim mạch (score de
risque cardiovasculaire), thầy thuốc có thể có, nhờ sự phát hiện các cơ quan
đích (organe cible) bị thương tổn, những tiêu chuẩn chính xác để ước tính
những nguy cơ bị các biến chứng tim mạch và thực hiện điều trị thích ứng.
Điện tâm đồ hay siêu âm tim cho phép tìm kiếm một phì đại tâm thất báo
trước suy tim.
Thương tổn của các động mạch được đánh giá nhờ đo bề dày của
động mạch cảnh (artère carotidienne). Tốc độ của sóng mạch (onde de
pouls) cũng cho phép đo độ cứng của động mạch (rigidité artérielle).
Thương tổn thận được xác định bằng những xét nghiệm sinh học, nhất là
créatinémine và albumin-niệu.
“Ngược lại, GS Laurent Stéphane đã xác nhận như thế, chúng ta chưa
có những tiêu chuẩn trung gian để đánh giá những thương tổn não bộ, mặc
dầu những bất thường nhỏ của chất trắng, được phát hiện nhờ IRM, dường
như chỉ rõ thương tổn này.”

×