Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

5 điều tiết lộ sự thiếu chuyên nghiệp của bạn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.61 KB, 4 trang )

5 điều “tiết lộ” sự thiếu chuyên nghiệp của bạn
Ở hầu hết những trường hợp bổ nhiệm công việc, nhà tuyển dụng luôn
chọn những ứng viên ưu tú nhất. Tuy nhiên, quyết định của họ có thể
thay đổi bởi những thứ nhỏ nhặt tưởng chừng vô hại.
Hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải một trong những sai lầm dưới
đây nhé.

1. Sử dụng địa chỉ mail thiếu chuyên nghiệp

Ví dụ: địa chỉ mail của bạn là bánhtáodễthươ hay
mèoconquyếnrũ@gmail.com.

Bạn nghĩ: Đây là một địa chỉ thư rất hay và dễ thương, vui nhộn.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Không thể tin được ai đó lại có thể dùng địa chỉ
email như vậy để liên lạc trong công việc, trao đổi với khách hàng…

2. Cài những lời nhắn ngốc nghếch trong máy trả lời tự động

Ví dụ: Chữ H ở từ “học thuật”, chữ B có trong từ “bia” - và đó là lý do
vì sao tôi không có mặt ở nhà. Vì thế bạn hãy để lại lời nhắn được chứ?

Bạn nghĩ: Tin nhắn trả lời tự động của mình là tin nhắn hài hước nhất.
Bạn bè, người thân chắc chắn ai cũng thích nó.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Trời ơi, người này có thể đang sống ở “khu nhà
vui vẻ”. Phỏng vấn đã là điều không thể chứ đừng nói đến nhận cô ta
vào làm.

3. Gửi thư xin việc và sơ yếu lý lịch mà không kiểm tra lại


Bạn nghĩ: Mọi người ai cũng mắc sai lầm, thậm chí cả nhà tuyển dụng.
Vì thế nếu có một hoặc hai lỗi cũng không phải là vấn đề gì lớn. Nhà
tuyển dụng sẽ không để ý đến.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Không ai là hoàn hảo, kể cả mình. Mắc hơn một
lỗi trong sơ yếu lý lịch hay thư xin việc là điều không thể chấp nhận,
huống chi lại có quá nhiều lỗi như thế này. Làm sao mình có thể biết
được người này có kiểm tra lại trước khi gửi đi không? Nếu người này
vô tình để thêm một hoặc hai số 0 đằng sau bản kê khai tài chính thì như
thế nào chứ? Mình nên loại hồ sơ này và tìm kiếm người cẩn thận và
chính xác hơn.

4. Không chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn

Bạn nghĩ: Mình có thể tự xoay sở nếu vướng phải câu hỏi khó bằng ứng
đáp theo cách hiểu của mình. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng không thể
mong chờ mình biết tất cả về công ty.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Người này không hề biết một chút về công ty,
hoặc họ không quan tâm tìm hiểu về công ty ra sao. Có thể họ cũng
không quan tâm việc mình có được nhận hay không. Mình cần một
người hiểu biết rõ về công ty. Và người tiếp theo có thể sẽ tốt hơn.

5. Quên không gửi lời cảm ơn sau buổi phỏng vấn

Bạn nghĩ: Một lời cảm ơn ư? Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng mình có ý xu
nịnh, “luồn cửa sau”, mình không thích thế.

Nhà tuyển dụng nghĩ: Người này hẳn không nắm rõ kỹ năng tiếp theo
của phỏng vấn. Anh ta chỉ gửi cho mình một địa chỉ hòm thư như bao

người khác. Có chắc anh ta muốn nhận công việc này không?


Ngọc Linh
Theo carrer-advice

×