Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.31 KB, 27 trang )

PHẦN IV
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Trang 1
MỤC LỤC
I. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (PCCC) 4
1.1 Tính chất, phương châm của công tác Pccc 4
1.2 Các khái niệm cơ bản 6
1.3 Các yếu tô hình thành sự cháy 7
1.4 Nguyên nhân gây ra cháy nổ 9
1.5 Phân loại đám cháy (TCVN 4878-89) 9
1.6 Sự lan truyền của đám cháy 10
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY 11
2.1 Các cơ chế dập cháy 11
2.2 Các chất chữa cháy 12
III. BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY 14
3.1 Cấu tạo bình chữa cháy xách tay: 14
3.2 Các loại bình chữa cháy 15
IV. HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG 17
4.1 Hệ thống Báo cháy tự động 17
4.2 Hệ thống chữa cháy tự động 20
BÀI TẬP : LẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY 25
Trang 2
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Thực trạng tình hình cháy nổ
Trong 5 năm (từ 2001 – 2006) thực hiện Luật
PCCC cả nước xảy ra 12.934 vụ cháy, trong đó 8.271
vụ cháy ở các khu vực dân cư và cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, cơ quan…; 4.663 vụ cháy rừng; làm
chết và bị thương 1.468 người, thiêu huỷ tài sản trị
giá 1.548 tỉ đồng và 33.273ha rừng các loại. Số vụ
cháy do lỗi chủ quan, sơ suất, vi phạm quy định về an


toàn PCCC của người sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất -
gần 82%.
Nguyên nhân để xảy ra cháy nhiều, vẫn là những bất cập trong quy hoạch đô thị, khu
công nghiệp. Nhiều nơi chưa đưa yêu cầu về PCCC vào quy hoạch; nếu có thì lại không chú
ý về hướng gió đối với các khu có nguy cơ cháy cao hay khi cháy có toả nhiều khói, khí
độc.
Khoảng cách an toàn về PCCC giữa các khu không đảm bảo; hệ thống cấp nước, đường
giao thông, cầu cống không được quan tâm đáp ứng yêu cầu phục vụ cho chữa cháy.
Việc bố trí quy hoạch vị trí các đơn vị cảnh sát PCCC cũng có vấn đề: Có địa phương đã
điều lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp ra vùng ven - có khi xa đến 200km (!), đến khi
cháy xảy ra thì khoảng cách chạy vào trung tâm quá xa, trong khi lực lượng chữa cháy cơ sở
và dân phòng tại chỗ lại quá yếu.
Cộng thêm sự hỗn loạn và không an toàn của hệ thống điện; phương tiện và nguồn nước
chữa cháy thiếu, lực lượng PCCC cơ sở vừa yếu về kỹ năng chữa cháy, vừa thiếu về trang
thiết bị và sự thiếu ý thức của con người đang là những nguyên nhân trực tiếp gây ra số vụ
cháy tăng cao trong cả nước.
Vấn đề đầu tư cho công tác chữa cháy cũng còn nhiều bất cập, 90% số vụ chữa cháy
phải dùng nước, nhưng nguồn nước phục vụ chữa cháy lại thiếu rất nghiêm trọng - hiện còn
69,5% số đô thị trên cả nước vẫn chưa có hệ thống cấp nước phục vụ chữa cháy; nếu có thì
lại không có nước (!), vì nước để phục vụ sinh hoạt còn chưa đủ.
Trang 3
Việc xử lý các vi phạm quy định về PCCC chưa nghiêm cũng góp một phần trách nhiệm.
Nhiều cơ sở có vi phạm nghiêm trọng quy định về PCCC, nguy cơ xảy ra cháy có thể đến
bất cứ lúc nào (nhất là các chợ, nhà cao tầng, cơ sở sản xuất lớn ở khu công nghiệp…), nếu
đúng quy định thì phải tạm đình chỉ hoạt động, nhưng nếu chỉ để lực lượng Cảnh sát PCCC
đến giải quyết, ra quyết định tạm đình chỉ thì sẽ gặp sự phản ứng khá “dữ dội” của nhân
dân.
Vì vậy, rất cần sự đồng thuận của UBND địa phương và các ban ngành khác, thậm chí
UBND phải đứng ra chủ trì việc tạm đình chỉ này, nhất là những việc liên quan đến giải toả,
cấp đất hay hỗ trợ kinh phí…

Để công tác PCCC thực sự hiệu quả, giảm tối đa các vụ cháy lớn, cần nhất là phát huy
được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính
quyền địa phương, đầu tư đúng mức cho lực lượng chữa cháy ở cơ sở, để chính lực lượng
này là chủ đạo cho việc phòng cháy, bảo vệ tài sản cho đơn vị mình.
So với 5 năm trước về nguyên nhân gây cháy:
+ 2.904 vụ cháy do lửa và thiết bị điện, chiếm 35,11%, giảm 5,56%.
+ 352 vụ cháy do vi phạm quy định PCCC, chiếm 4,26%, giảm 5,56%.
+ 2.985 vụ cháy do sự cố điện và thiết bị công nghệ, chiếm 36,09%, tăng 10,22%.
+ 569 vụ cháy do đốt, chiếm 6,88%, giảm 0,27%, nhưng số vụ cháy do đốt phá hoại tăng
0,29%.
I. NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (PCCC)
1.1 Tính chất, phương châm của công tác Pccc.
1.1.1 Tính chất
a. Tính quần chúng.
 Con người là người trực tiếp sử dụng lửa, thiết bị có thể phát ra lửa, những vật dễ
cháy trong sản xuất và sinh hoạt.
 Con người là đối tượng gây cháy, nhưng chính người đầu tiên phát hiện cháy và chữa
cháy.
 Những quy định chung về phòng cháy và chữa cháy đều đuợc đúc rút kinh nghiệm
thực tiễn của nhân dân trong quá trình phòng cháy và chữa cháy.
b. Tính khoa học.
Trang 4
Phòng cháy và chữa cháy là nhằm chế ngự hiện tượng cháy nổ, phục vụ theo mục
đích của con người. Do vậy phải bằng biện pháp khoa học kỹ thuật để phòng cháy và chữa
cháy.
* Về phòng cháy:
 Ngăn ngừa sự hình thành các nguồn gây cháy trong môi trường nguy hiểm cháy.
 Duy trì nhiệt độ của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn nhiệt độ giới hạn cho phép
có thể cháy được. Giảm quy mô hình thành môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn quy
mô tối đa cho phép theo tính chất cháy.

 Nồng độ của các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc các chất ở thể bụi bay lơ lửng phải
ở trong giới hạn nồng độ cho phép
 Nồng độ ôxy hoặc các chất ôxy hoá khác trong chất khí hoặc hỗn hợp chất dễ cháy
phải ở mức cho phép.
 Có giải pháp ngăn chặn cháy lan, cháy lớn
 Trang bị các phương tiện phát hiện cháy nhanh
 Có lối thoát cho người và tài sản khi cháy.
 Sử dụng tới mức cao nhất các chất và vật liệu không cháy, khó cháy thay cho các
chất và vật liệu dễ cháy
 Sử dụng những kết cấu công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với cấp nguyhiểm về
cháy, nổ của công trình
 Sử dụng các phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân
 Tổ chức lực lượng PCCC ở cơ sở.
* Về chữa cháy:
 Bảo đảm phương tiện, hoá chất, chiến thuật để nhanh chóng dập tắt đám cháy;
 Bảo đảm việc cứu người trong khu vực có đám cháy, khu vực có hơi khí độc.
c. Tính pháp luật
Công tác phòng cháy và chữa cháy là một công tác quan trọng và cấp thiết của toàn xã
hội, do vậy công tác này phải được thể chế hoá thành luật pháp để hướng dẫn và bắt buộc
mọi người, mọi tổ chức kinh tế – xã hội thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên mới đem
lại hiệu quả.
Hiện nay nước ta đã ban hành rộng rãi hệ thống các văn bản luật pháp về việc phòng
cháy và chữa cháy, cụ thể bao gồm những loại như sau:
Trang 5
 Luật phòng cháy và chữa cháy (Quốc hội thông qua ngày 26/9/2001)
 Nghị định số 35/2003/NÐ-CP ra ngày 04 thánh 04 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
 Tiêu chuẩn, quy phạm phòng cháy và chữa cháy của Nhà nước và của ngành,
 Quy định phòng cháy và chữa cháy của địa phương và các đơn vị.
d. Tính chiến đấu.

 Cháy thường xảy ra bất ngờ, lan truyền nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người,
tài sản và môi trường nên trong mọi trường hợp luôn phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng
và phương tiện phòng chống và ứng cứu kịp thời.
 Khi cháy xảy ra có nhiều yếu tố nguy hiểm như : lửa, hơi khí độc, chất nguy hiểm nổ
cho nên người tham gia vào công tác chữa cháy phải tiến hành có tổ chức, kỷ luật
cao, có chiến thuật, kỹ thuật rõ ràng và thích hợp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ; đảm
bảo an toàn cho bản thân, hạn chế thấp nhất các thiệt hại về người, tài sản và ảnh
hưởng đến môi trường.
1.1.2 Phương châm của công tác phòng cháy và chữa cháy
 Tích cực phòng ngừa không để xảy ra cháy, sẵn sàng cứu chữa kịp thời và có hiệu
quả.
 Công tác phòng và chữa cháy là hai yếu tố luôn phải được coi như nhau trong quá
trình lao động sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày. Trong đó công tác phòng
ngừa luôn phải tiến hành trước và hỗ trợ tích cực cho công tác chữa cháy, không
được xem thường bất cứ yếu tố nào trong công tác phòng và chữa cháy.
1.2 Các khái niệm cơ bản.
1.2.1 Khái niệm về cháy
Cháy là một hiện tượng rất quen thuộc và gần gũi với đời sống con người, đây là một
yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, ngoài những lợi ích do dùng lửa mang lại thì lửa
cũng là một tác nhân rất lớn gây ra các thiệt hại cho con người.
Tuy nhiên các hiện tượng cháy tự nhiên thường rất hiếm khi xảy ra, chủ yếu là do
con người gây ra cháy và cũng chính con người nghiên cứu những khả năng xảy ra cháy và
sự lan truyền của cháy nhằm giảm thiểu sự thiệt hại.
Trang 6
Theo nhà khoa học chuyên về hoá học thì : “cháy là một phản ứng hoá
học, trong đó các chất cháy tham gia phản ứng với ô xi làm biến đổi hoá
học của chất cháy, sinh ra nhiệt và phát sáng”
Nếu thiếu một trong ba yếu tố ôxi hoặc chất cháy hoặc nhiệt độ thì không thể tồn tại
cháy, tuy nhiên không phải bất cứ quá trình toả nhiệt nào đều diễn ra dưới hình thức cháy ví
như sự ô xi hoá của rựơu thành anđêhit-axêtic thì các quá trình ô xi hoá này không phát ra

ánh sáng cho nên người ta không gọi là cháy. Ngược lại một số hiện tượng như đèn huỳnh
quang khi sáng là do quá trình toả nhiệt của dòng điện chứ không phải là do phản ứng hoá
học gây ra cho nên cũng không gọi là hiện tượng cháy.
Theo Luật PCCC và Tiêu chuẩn TCVN 5303:1990 về các thuật ngữ an toàn
cháy có định nghĩa về cháy như sau: “Sự cháy là phản ứng ôxi hoá nhanh do sự kết hợp
giữa chất cháy, ôxi và nhiệt độ tạo ra các hiện tượng toả nhiệt, khói và ánh sáng”.
1.2.2 Khái niệm về nổ.
Nổ là một quá trình chuyển hoá cực nhanh về mặt vật lý và hoá học của hổn hợp nổ
có toả ra năng lượng rất lớn.
Trong thực tế thường có hai hiện tượng nổ xảy ra đó là hiện tượng nổ vật lý và nổ
hoá học :
 Nổ vật lý : là trường hợp do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao, vượt quá khả
năng chịu lực của thiết bị chứa.
 Nổ hoá học : là sự chuyển hoá hoá học toả nhiệt nhanh kèm theo phát sinh năng
lượng và tạo thành khí nén có khả năng sinh công.
1.3 Các yếu tô hình thành sự cháy
1.3.1 Tam giác cháy, điều kiện cần và đủ để hình thành sự cháy
Tam giác cháy
Những chuyên gia nghiên cứu về cháy thấy rằng để hình thành sự cháy thì cần phải
có đủ ba yếu tố, hay còn gọi là tam giác cháy : chất cháy, chất ôxi hóa và nguồn nhiệt.
Chất cháy (fuel)
Chất cháy tồn tại trong tự nhiên ở ba thể đó là thể rắn, thể lỏng và thể khí. Do đó
phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc là theo trạng thái của vật chất.
Phân loại theo trạng thái tồn tại:
Trang 7
+ Chất cháy khí là những chất cháy tồn tại ở dạng khí như khí CH
4
, C
2
H

2
, H
2
, khí
thiên nhiên, khí than đá
+ Chất cháy lỏng là những chất cháy tồn tại ở thể lỏng như dầu mỏ, rượu, cồn
+ Chất cháy rắn là những chất cháy tồn tại ở dạng rắn như giấy, gỗ
Chất ôxi hoá (oxygen)
Chất ôxi hoá có thể là ôxi nguyên chất, ôxi không khí hoặc những chất có tính ôxi
hoá khác có khả năng ô xi hoá với chất cháy, tuỳ thuộc vào chất cháy mà khả năng ôxi hoá
của các chất ôxi hoá khác nhau.
Nguồn nhiệt (heat)
Đây là một yếu tố rất quan trong của sự cháy, nguồn nhiệt cung cấp năng lượng để
kích thích phản ứng xảy ra, khi phản ứng cháy xảy ra thì lượng nhiệt này không mất đi mà
ngày càng lớn hơn giúp cho đám cháy được duy trì.
Nguồn nhiệt có thể là ngọn lửa trần, tia lửa điện, tia lửa do ma sát, từ các vật đã được
nung nóng, nhiệt do các phản ứng hoá học, quá trình vật lý, quá trình sinh học tuỳ thuộc
vào chất liệu cháy mà lượng nhiệt cần cho các quá trình cháy là khác nhau.
1.3.2 Điều kiện cần và đủ để tồn tại và duy trì sự cháy
Nghiên cứu về cháy thấy rằng để tồn tại đám cháy thì phải có tam giác cháy, thế
nhưng để duy trì được đám cháy thì nhất thiết phải có thêm một yếu tố khác nữa là tam giác
cháy phải luôn kết hợp với nhau, sự kết hợp đó phải liên tục thì đám cháy mới phát triển
rộng và ngày càng dữ dội hơn.
- Chất cháy (fuel): Đây là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình cháy bởi
cháy là sự ôxi hoá chất cháy với ôxi, nếu không có chất cháy thì không thể xảy ra phản ứng
cháy.
- Nồng độ chất cháy và chất ôxi hoá ở một tỉ lệ thích hợp (oxygen): Trong hỗn hợp
cháy thì chất cháy, chất ôxi cũng như nguồn nhiệt luôn phải ở một tỉ lệ phù hợp. Nếu nồng
độ một trong các yếu tố của thành phần hỗn hợp cháy quá ít hoặc quá nhiều so với các yếu
tố khác thì cũng không thể tồn tại sự cháy. Đối với chất cháy khoảng giới hạn đó được gọi

là vùng nồng độ bốc cháy.
- Nhiệt độ (heat): là một yếu tố rất quan trọng để tồn tại sự cháy, nếu như nồng độ
chất cháy và chất ôxi hoá ở một tỉ lệ nhất định nhưng năng lượng cần thiết cho phản ứng
hoá học xảy ra không có hoặc không đủ thì cũng thể xảy ra phản ứng cháy được, để tạo ra
Trang 8
năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra thì nhất thiết phải cần nhiệt độ để nung nóng các chất
trong hỗn hợp cháy.
1.4 Nguyên nhân gây ra cháy nổ
a. Nguyên nhân do con người
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra cháy, hầu hết các vụ cháy, nổ xảy
ra đều do con người. Thông thường nhất là sự bất cẩn thận của con người trong đời sống
hàng ngày khi sử dụng lửa để đun nấu, sử dụng các trang thiết bị có phát sinh ra lửa; bảo
quản các trang thiết bị, vật liệu dễ gây cháy nổ không cẩn thận; quản lý các nguồn nhiệt gây
cháy không theo đúng các quy trình an toàn.
b. Nguyên nhân do kỹ thuật
Nguyên nhân kỹ thuật có thể là do các trang thiết bị sử dụng năng lượng bị quá tải.
Trong thực tế thì do sự tác động của con người, hoặc do các sự cố kỹ thuật như máy móc,
thiết bị quá cũ, sử dụng không theo đúng quy trình; vượt quá các thông số kỹ thuật an toàn;
các đường ống có chứa các chất dễ gây cháy, nổ như xăng, dầu, khí gas có hiện tượng rò
rỉ…
c. Nguyên nhân khác
 Có thể là do thiên nhiên như sấm sét sinh ra các tia lửa điện tác động vào các khu vực
có nguy cơ gây cháy nổ cao.
 Do các hiện tượng ma sát gây tĩnh điện giữa các vật thể.
1.5 Phân loại đám cháy (TCVN 4878-89).
Để có thể chữa cháy hiệu quả thì chúng ta phải phân loại đám cháy tuỳ theo tính chất
của từng vật liệu cháy. Mục đích của việc phân chia đám cháy ra thành nhiều loại là để có
thể sử dụng các chất chữa cháy cho phù hợp, tránh trường hợp sử dụng không đúng các chất
chữa cháy sẽ gây ra nguy hiểm…
Một số quốc gia trên thế giới thống nhất với nhau trong công tác phòng cháy và chữa

cháy, dựa vào trạng thái chất cháy và vật liệu cháy người ta chia đám cháy ra làm 4 loại A,
B, C, D, trong đó mỗi loại lại được chia thành các nhóm nhỏ như sau:
Ký hiệu
loại đám
cháy
Đặc tính của
loại đám cháy
Nhóm
đám cháy
Đặc tính của nhóm đám cháy
Trang 9
A Chất rắn A1 Cháy các chất rắn với qua trình cháy âm ỉ ( như gỗ,
giấy, cỏ khô, rơm rạ, than, sản phẩm dệt)
A2 Cháy các chất rắn nhưng không có quá trình cháy
âm ỉ ( như cháy chất dẻo, nhựa )
B Chất lỏng B1 Chất cháy lỏng không tan trong nước (như xăng,
ête, nhiên liệu dầu mỏ), chất cháy rắn hoá lỏng
(như faraphin)
B2 Cháy các chất lỏng hoà tan trong nứơc (như rượu,
metanol, glixerin)
C Cháy các chất khí như mêtan, hydro, propan
D Các kim loại D1 Cháy các chất kim loại nhẹ như nhôm, manhê và
hợp kim của chúng
D2 Cháy kim loại kiềm và các kim loại đồng dạng
khác như Natri, Kali
D3 Cháy các hợp chất có chứa kim loại như các hợp
chất hữu cơ kim loại
1.6 Sự lan truyền của đám cháy.
Đám cháy có thể lan truyền theo ba phương thức chính như sau:
Phương thức lan truyền bằng bức xạ: là khi sự cháy sinh ra nhiệt,

lượng nhiệt ngày càng tăng nhiều từ đám cháy phát ra nung nóng
xung quanh, lượng nhiệt ngày càng tăng đến nhiệt độ bùng cháy
của các chất cháy và cứ như vậy nếu không được ngăn chặn thì đám
cháy ngày càng rộng và phức tạp hơn.
Phương thức lan truyền bằng đối lưu: là hiện tượng khi cháy xảy
ra sinh nhiệt theo khói bốc lên trên cao làm thay đổi luồng không
khí xung quanh, không khí nhiệt độ thấp sẽ chiếm chỗ ở dưới
không ngừng đẩy không khí nóng lên phía trên sẽ nung nóng các
vật liệu cháy
Phương thức lan truyền bằng dẫn nhiệt: là hiện tượng khi cháy
xảy ra, nhiệt toả ra xung quanh dọc theo vật liệu sẽ nung nóng các
chất cháy, làm cho đám cháy lan truyền nhanh hơn
Trang 10
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY.
2.1 Các cơ chế dập cháy
Những người nghiên cứu về cháy đã dựa vào các thành phần cấu tạo của đám cháy
và khả năng tồn tại mà đưa ra các phương pháp chữa cháy thích hợp cho từng loại đám
cháy.
Để không hình thành tam giác cháy thì chúng ta đã có các phương thức sau để chữa
cháy:
2.1.1 Chữa cháy theo phương thức làm nguội :
Bằng cách dùng nước để làm giảm nhiệt độ của đám cháy khi cháy xảy ra, ban đầu
khi phun nước có thể đám cháy sẽ cháy to lên bởi do luồng nước tác động làm thay đổi
luồng không khí, lượng ôxi nhiều hơn. Tuy nhiên khi lượng nước xâm nhập vào đám cháy
thì các phân tử nước sẽ hấp thụ nhiệt của các phân tử cháy làm cho các phân tử cháy không
còn khả năng hoạt hoá vì thế đám cháy không thể lan rộng và tắt dần. Đây là một phương
pháp rất phổ biến và rất hiệu quả.
2.1.2 Chữa cháy theo phương thức làm ngạt:
Nghĩa là chúng ta dùng các tác nhân chữa cháy để loại bỏ thành phần ôxi cần thiết
cho đám cháy, làm cho nồng độ ôxi không đủ để đám cháy tồn tại. Thông thường nồng độ

ôxi tối thiểu cần phải có cho một đám cháy là không được nhỏ hơn 14% trong môi trường
không khí.
Nếu thiếu thành phần ôxi thì đám cháy cũng không thể tồn tại cho dù có đầy đủ hai
yếu tố chất chất và nhiệt độ. Dựa vào tính năng này mà khi chúng ta sử dụng các nguyên
nhiên liệu có khả năng cháy nổ cao như xăng dầu tong các bồn và bể, xi téc người ta bơm
các chất khí khác như khí CO
2
để làm giảm nồng độ khí ôxi có trong các bể, bồn chứa, xi
téc khi vận chuyển sẽ làm giảm khả năng gây cháy nổ.
Hiện nay để chữa cháy theo phương thức làm ngạt người ta dùng nguyên liệu chính
là khí CO
2
. Ngoài ra người ta có thể dùng các biện pháp khác để làm ngạt như dùng chăn,
vải ướt che kín môi trường chất cháy với môi trường không khí bên ngoài, nhằm cách ly
hoàn toàn đám cháy với môi tường không khí bên ngoài, sau một thời gian cháy khi nồng độ
ôxi trong đám cháy giảm dần xuống đến dưới 14% thì đám cháy sẽ tắt.
2.1.3 Chữa cháy theo phương pháp cắt nguồn chất cháy (cô lập đám cháy):
Trang 11
Phương pháp này được thực hiện khi chúng ta cắt nguồn cháy bằng việc đóng các
van, cách ly môi tường cháy với các chất cháy xung quanh, Phương pháp này rất nguy hiểm
bởi khi chúng tiến hành đóng van đường ống có chứa các nhiên liệu cháy, cô lập và cách ly
chất cháy với đám cháy thường không đơn giản cho nên phải rất cẩn thận.
2.1.4 Chữa cháy theo phương pháp phá vỡ phản ứng dây truyền của đám cháy:
Có nghĩa là làm cho các yếu tố của tam giác cháy không thể kết hợp được với nhau.
Để có thể làm cho các yếu tố cấu thành đám cháy giảm khả năng kết hợp để tạo thành phản
ứng dây truyền cháy người ta dùng tác nhân chữa cháy dạng bột.
Khi các phân tử bột được đưa vào trong đám cháy để lấy năng
lượng của các phân tử cháy bằng các va chạm giữa các phân tử này
với nhau, dẫn đến năng lượng của các phân tử cháy bị phân tán và khả
năng hoạt hoá của chúng cũng giảm dẫn đến đám cháy sẽ tắt dần.

2.2 Các chất chữa cháy.
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các chất chữa cháy có trong tự nhiên như nước,
cát, bột, chăn ướt Ngày nay khi khoa học phát triển con người đã nghiên cứu và đưa ra
nhiều chất chữa cháy khác nhau cũng như nhiều phương cách để chế ngự đám cháy như :
bọt chữa cháy, bột chữa cháy, CO
2
là nghiên cứu sự phù hợp, hiệu quả giữa chất chữa
cháy và chất cháy.
2.2.1 Nước:
Đây là chất chữa cháy rất phổ biến và sẵn có trong tự
nhiên, nước chữa cháy theo phương thức làm lạnh. Nghĩa là nước
được dùng để phun vào đám cháy để lấy nhiệt độ của đám cháy
làm cho khả năng cháy sẽ giảm, khi lượng nhiệt đã bị lấy đi cho
đến khi nhiệt độ đám cháy không thể tiếp tục duy trì thì đám cháy
sẽ tắt.
Tuy nhiên đối với nước chỉ chữa được đám cháy ở thể loại rắn thông thường như gỗ,
giấy , nước chỉ chữa cháy hiệu quả được những đám cháy có nhiệt độ cháy nhỏ hơn
1700
0
C, những đám cháy có nhiệt độ cháy lớn hơn 1700
0
C thì khả năng thu nhiệt của nước
giảm do các phân tử nước bị phân huỷ.
Trang 12
Tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa các đám cháy D (nhất là chất cháy kim
loại kiềm) bởi vì nước không thể dập tặt được cháy, mà còn làm cho cháy to hơn do các kim
loại kiềm phản ứng với nước tạo thành hỗn hợp chất cháy nguy hiểm hơn.
2.2.2 Chất chữa cháy ở dạng bọt:
Hiện nay có rất nhiều loại bọt được sử dụng trong thực tế tuy nhiên người ta chia ra
hai loại chính đó là bọt hoá học và bọt cơ học.

Bọt chữa cháy theo phương pháp làm ngạt và làm lạnh,
khi bọt phun vào trong đám cháy các phân tử bọt khi gặp
nhiệt độ sẽ giãn nở ra nhiều lần tuỳ thuộc vào tính chất hoá
học của bọt tạo thành lớp màng trên bề mặt của đám cháy
ngăn cách hoàn toàn với môi trường không khí, ngoài ra
trong bọt có chứa nước có khả năng thu nhiệt của đám cháy
làm cho nhiệt độ của đám cháy cũng giảm theo, đám cháy sẽ
tắt dần.
Đối với bọt chữa cháy tốt nhất, hiệu quả nhất là chữa các đám cháy xăng dầu, hoá
chất (loại A và B).Hiện nay trên thị trường có các loại bình bọt thường dùng là 9lít.
2.2.3 Chất chữa cháy ở dạng bột.
Đây là chất có khả năng chữa cháy rất hiệu quả và chữa
được nhiều đám cháy. Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển
người ta đã chế tạo ra các loại bột : bột BC, bột ABC, bột ABCD và
các loại bột đặc biệt.
Khi sử dụng bột chữa cháy làm cho chất cháy, ôxi và nhiệt độ không kết hợp với
nhau để tiếp tục duy trì đám cháy, đám cháy sẽ tắt. Khi các phân tử bột phun vào trong đám
cháy sẽ va chạm với nhau lấy nhiệt của đám cháy và nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt
độ cháy thì đám cháy không thể tiếp tục, gọi là phá vỡ phản ứng dây truyền cháy.
Những loại bột có ký hiệu là bột ABC (công thức hoá học là NH
4
H
2
PO
4
) có nghĩa là
có thể chữa được những đám cháy A, B, C.
Loại bột loại BC (công thức hoá học là NaHCO
3,
KHCO

3,
)chỉ có thể chữa hiệu quả
được đám cháy loại B và C. Chất chữa cháy ở dạng bột còn có thể chữa được những đám
Trang 13
cháy như đám cháy thiết bị điện, đám cháy kim loại kiềm rất hiệu quả. Hiện nay trên thị
trường có các loại bình bột 0,5KG, 1KG, 3KG, 6KG, 8KG
2.2.4 Chất chữa cháy CO
2

Đây là một tác nhân chữa cháy rất hiệu quả cho các đám cháy điện, đám cháy loại A,
loại B và loại C. Không sử dụng CO
2
cho đám cháy loại D kim loại kiềm.
Chất chữa cháy CO
2
chữa cháy theo phương thức làm ngạt, khi phun CO
2
vào trong
đám cháy sẽ làm cho nồng độ O
2
giảm dần và đám cháy tắt khi nồng đố O
2
thấp hơn 14%
trong môi trường cháy. Hiện nay trên thị trường có các loại bình CO
2
0,5 KG, 1Kg, 5KG
Các chất chữa cháy khác
Như cát, chăn phủ lửa, các loại chăn vải ướt thấm nước dùng để chữa các đám cháy
nhỏ trong gia đình. Chúng ta thấy ở các nhà máy, phân xưởng đều có các thùng cát dự
phòng để chữa cháy khi cần thiết.

III. BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY
3.1 Cấu tạo bình chữa cháy xách tay:
Đối với tất cả các bình chữa cháy, các thiết bị chữa cháy khác có liên quan đến đều
thống nhất một loại màu chung đó là màu đỏ; còn chữ, hình minh hoạ có thể là màu trắng
hặc màu xanh.
Đối với thiết bị chữa cháy có rất nhiều loại, thiết bị chữa cháy cá nhân là bình
chữa cháy xách tay, các loại bình chữa cháy lớn để trên xe đẩy, các hệ thống chữa cháy
tự động lắp đặt trong các nhà máy, xí nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về cháy nổ, các
thiết bị chuông báo, các thiết bị cảm biến nhiệt, cảm biến khói dùng để hỗ trợ để phát
hiện cháy tự động khi con người chưa kịp phát hiện để có thể khống chế các đám cháy
một cách nhanh nhất.
Trang 14
3.2 Các loại bình chữa cháy
3.2.1 Bình bột chữa cháy : Bình bột dùng để chữa cháy các chất rắn, chất lỏng, chất khí và
các chất khí hoá lỏng dễ cháy, chữa cháy kim loại bằng các loại bình bột đặc biệt
a. Loại xách tay
Bình bột
BC
Bình bột
ABC
Trọng
lượng
áp suất
(20
o
C)
Thời gian
phun
Khoảng cách
phun

MFZ1 MFZL1 1kg 1,4 Mpa 6s 2,5m
MFZ2 MFZL2 2kg 1,4 Mpa 8s 2,5m
MFZ3 MFZL3 3kg 1,4 Mpa 8s 2,5m
MFZ4 MFZL4 4kg 1,4 Mpa 9s 4m
MFZ5 MFZL5 5kg 1,4 Mpa 9s 4m
MFZ8 MFZL8 8kg 1,4 Mpa 12s 5m
b. Loại xe đẩy
Bình bột BC Bình bột ABC Trọng lượng Áp suất
(20
o
C)
T. gian
phun
Tầm
phun
MFTZ25 MFTZL25 25kg 1,4 Mpa 15s 7m
MFTZ35 MFTZL35 35kg 1,4 Mpa 20s 8m
3.2.2 Bình chữa cháy CO2 : Bình CO2 dùng để chữa cháy điện (điện hạ thế, trung thế và
cao thế). Bình CO2 không chữa được kim loại cháy, hồ quang và một số chất giầu oxi.
Trang 15
Một số loại bình khác
3.3 Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình chữa cháy
Khi phát hiện cháy thì phải tiến hành các biện pháp thông báo cho mọi người bằng
các loại tín hiệu cần thiết.
Chúng ta sử dụng các bình chữa cháy cá nhân cũng như những trang thiết bị khác để
chữa cháy và hỗ trợ cho bản thân trong quá trình thoát hiểm
Các bình chữa cháy cá nhân cũng như các hệ thống thiết bị phòng cháy - chữa cháy
dự phòng luôn phải được kiểm tra các thông số kỹ thuật và thông số an toàn theo định kỳ cứ
3 tháng kiểm tra một lần, phải để ở những nơi thông thoáng, dễ quan sát và sử dụng, không
để ngoài nắng.

Bình chữa cháy thì phải đảm bảo là có niêm chì đầy đủ, kiểm tra thời hạn sử dụng
vẫn còn, không được sử dụng bình chữa cháy quá hạn sử dụng.
Tuyệt đối không dùng các loại bình chữa cháy không phù hợp sẽ gây ra nguy hiểm
như dùng bọt, nước chữa đám cháy điện, đám cháy kim loại kiềm.
Khi tiến hành chữa cháy nên tuân theo các bước sau:
+ Xác định đám cháy để chọn bình chữa cháy phù hợp
+ Kiểm tra các thông số an toàn của bình chữa cháy: đồng hồ đo áp, niêm chì, trọng
lượng bình…
+ Rút chốt an toàn và phun thử bình
Trang 16
Bình
CO
2
Trọng
lượng
Môi
trường
T. gian
phun
Tầm
phun
MTT24 24kg - 10
0
C ~
55
0
C
20s 4m
+ Xách bình chữa cháy tiếp cận đám cháy
+ Đứng ở đầu hướng gió

+ Quét trên bề mặt đám cháy
+ Sau khi chữa xong luôn phải dõi theo phòng khi bùng cháy trở lại.
IV. HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG
4.1 Hệ thống Báo cháy tự động
4.1.1 Trung tâm báo cháy
21-09-2005
Control Panel RPP-EBW 03
Nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ
thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật, nó báo cho biết nơi nào đã
xảy ra sự cố, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp đối
phó thích hợp.
Control Panel nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu báo
nhiệt, công tắc khẩn, ) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa phóng thanh,
đèn báo cháy, )
Nhiều thiết bị khởi báo có thể nối chung vào một mạch dây. Mỗi mạch dây chạy về tủ trung
tâm gọi là một zone
- Trung tâm báo cháy được đặt ở phòng thường trực, phòng bảo vệ của cơ sở, nơi có
người thường trực suốt ngày đêm.
- Là tổ hợp các thiết bị kỹ thuật được liên kết với nhau nhằm thực hiện chức năng
cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động, tiếp nhận thông tin, tín hiệu đưa về từ
đầu báo và xử lý tín hiệu để đưa ra tín hiệu báo cháy tương ứng, cụ thể như sau:
+ Nhận tin báo cháy từ đầu báo cháy tự động và phát lệnh báo động chỉ thị nơi xảy ra
cháy.
+ Có thể truyền tín hiệu báo động cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin
báo cháy, đến đơn vị chữa cháy hay đến các thiết bị chữa cháy tự động.
+ Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như: đứt
dây, chập mạch, sự cố nguồn (ắc quy yếu, mất ắc quy), mất đầu báo cháy.
4.1.2 Đầu báo cháy
Trang 17
- Là thiết bị tự động nhạy cảm với các yếu tố trong môi trường cháy như sự tăng

nhiệt độ, nồng độ khói, bức xạ nhiệt của ngọn lửa, và các yếu tố môi trường này đạt đến một
giá trị làm việc (gọi là ngưỡng làm việc) thì đầu báo cháy làm việc phát ra tín hiệu truyền về
trung tâm báo cháy.
- Các đầu báo cháy được lắp đặt trong khu vực bảo vệ.
Đầu báo nhiệt hệ địa chỉ : là đầu báo cảm biến nhiệt và
đưa ra tín hiệu chuẩn xác về trung tâm điều khiển báo
cháy, thích hợp lắp đặt trong môi trường mà việc lắp đặt
đầu báo khói không phù hợp do đặc điểm môi trường
nhiều khói như bếp ăn hay xưởng giặt hơi.
Đầu báo nhiệt cố định : Tác
động khi nhiệt độ tại vị trí lắp
đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị
xác định trước
Đầu báo nhiệt gia tăng : Tác động khi nhiệt độ tại
vị trí lắp đặt đầu báo cháy có vận tốc gia tăng đạt đến
giá trị xác định trước
Đầu báo khói Ion : Khói phát ra từ nguồn cháy, bay lên cao,
xâm nhập vào bầu cảm ứng của đầu báo khói, và kích hoạt tín
hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy
Đầu báo khói quang : Nhạy cảm với các sản phẩm sinh ra
khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự bức xạ hay tán xạ
trong vùng hồng ngoại và/ hoặc vùng cực tím của phổ điện
từ
4.1.3 Nút ấn báo cháy
Là thiết bị giúp cho con người chủ động báo cháy nhanh bằng tay khi phát hiện ra cháy mà
các đầu báo cháy chưa làm việc. Về bản chất của nút ấn báo cháy giống như một công tắc
Trang 18
nút ấn chuông (công tắc điện). Một số nút ấn có giắc cắm telephone để có thể trực tiếp liên
lạc trực tiếp với trung tâm nơi lắp đặt trong quá trình sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng.
4.1.4 Cáp tín hiệu và dây tín hiệu

Là yếu tố liên kết giữa các thiết bị trong hệ thống, có nhiệm vụ:
- Cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy làm việc.
- Tín hiệu kiểm tra từ trung tâm đến các đầu báo cháy.
- Tín hiệu báo cháy từ đầu báo cháy về trung tâm.
4.1.5 Thiết bị chỉ thị báo cháy
Là thiết bị kỹ thuật hiển thị những chỉ thị báo cháy, thông báo mà trung tâm báo cháy
cần đưa ra sau khi tiếp nhận và xử lý tín hiệu từ đầu báo cháy đưa về hoặc bị đứt dây, từ nút
ấn
Thiết bị chỉ định báo cháy có thể là loa, đèn, màn hình tinh thể lỏng.
Các chỉ thị báo cháy có thể ở dạng: âm thanh, chữ viết, ánh sáng.
Chuông báo cháy : Thiết bị thực hiện báo cháy bằng âm thanh
Đèn báo cháy : Thiết bị thực hiện báo cháy bằng ánh sáng

4.1.6 Thiết bị ngoại vi
Trang 19
Dòng điện AC/DC 24V, 19mA
Kiểu đèn LED
Nhiệt độ làm việc - 10
0
C ~ 50
0
C
Vật liệu Nhựa chống cháy
Màu sắc Đỏ
Trọng lượng 100g
Là các thiết bị điện dưới tác dụng của tín hiệu kích thích do trạm báo cháy phát ra, các thiết
bị này hoạt động theo chức năng quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho cứu nạn hay công
tác tổ chức chữa cháy.
Các thiết bị có thể là:
+ Các bơm chữa cháy.

+ Quạt hút khói.
+ Hệ thống chiếu sáng sự cố.
+ Hệ thống điều khiển thang máy
4.1.7 Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động
- Bình thường khi không có cháy, toàn bộ hệ thống ở chế độ thường trực, tại các khu vực
bảo vệ luôn có các tín hiệu kiểm tra hoạt động của hệ thống.
- Khi xảy ra cháy ở khu vực bảo vệ dưới sự thay đổi của các yếu tố môi trường cháy (nhiệt
độ, khói, bức xạ của ngọn lửa) các đầu báo sẽ tiếp nhận sự thay đổi của các yếu tố này, khi
đạt tới ngưỡng làm việc thì các đầu báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung
tâm qua hệ thống dây và cáp tín hiệu. Tại Trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý
tín hiệu truyền về, sau đó phát ra tín hiệu báo động chỉ thị tương ứng như: chuông, còi, đèn,
và các tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi khác.
- Sau khi cháy đã kết thúc, ta cần khôi phục trạng thái làm việc của hệ thống báo cháy tự
động
4.2 Hệ thống chữa cháy tự động
4.2.1 Hệ Thống Chữa Cháy Bán Tự Động (Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường)
Hộp chữa cháy với ít nhất một cuộn vòi đường kính 50 mm, với cuộn vòi 20 mét.
Gồm: Hộp vuông nằm ngang, cuộn vòi, họng nước, van chặn, lăng phun
Hộp chữa cháy với cuộn vòi đường kính 45 mm.
Tiêu chuẩn UNE-EN 671/2. Cofem sản xuất.
Model MV5015 với cuộn vòi 15 meters. Gồm:
Hộp vuông đứng, cuộn vòi, van cầu, đồng hồ áp
lực, vòi phun, kiếng.
4.2.2 Hệ thống Sprinkler :
Trang 20
Dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó
đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay.
Dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun
sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.

Hệ Thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và
trên mặt đất, được thiết kế theo những tiêu chuẩn của công nghệ chữa cháy. Có thể bố trí
một hoặc nhiều nguồn cấp nước tự động. Phần hệ thống nằm trên mặt đất là một mạng
đường ống được thiết kế theo nguyên tắc "tính toán thủy lực" hoặc nguyên tắc "định cỡ
đường ống", và được lắp đặt bên trong một building, một công trình kiến trúc, hoặc một khu
vực, mà nhìn chung, nó nằm cao qúa đầu, và trên đường ống ấy, những đầu sprinklers được
bố trí sao cho khi phun nước ra, nó bao trùm một vùng không gian được tính toán trước.
Thường thì hệ thống được kích hoạt bằng nhiệt phát ra từ đám cháy, và nó phun nước ra phủ
trên khu vực có cháy.
Có nhiều loại hệ thống sprinkler:
Wet Pipe System (Hệ Thống Có Nước). Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động
được gắn vào hệ thống ĐƯỜNG ỐNG CÓ CHỨA SẴN NƯỚC, và nối kết với nguồn nước,
nhờ đó, nước sẽ phun ra ngay lập tức, qua các sprinklers đã mở do nhiệt từ đám cháy phát ra
kích hoạt.
Dry Pipe System (Hệ Thống Khô). Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được
gắn vào hệ thống ĐƯỜNG ỐNG CÓ CHỨA không khí hoặc nitrogen được duy trì bởi áp
lực, và khi sprinklers đã mở do nhiệt từ đám cháy phát ra kích hoạt, khí bên trong đường
ống thoát ra, cho phép áp lực nước làm mở dry pipe valve. Nhờ đó, nước chảy vào hệ thống
đường ống, và rồi phun nước ra qua các sprinkler đã mở.
Deluge System (Hệ Thống Hồng Thủy). Là hệ thống sprinkler dùng các đầu sprinklers mở
sẵn được gắn vào một nguồn nước, qua một van mà van đó sẽ được mở do sự kích hoạt của
một hệ thống báo cháy được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler. Khi van này
Trang 21
mở, nước sẽ chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra qua tất cả các sprinklers đã
lắp đặt.
4.2.3 Hệ thống CO2
Hệ thống này ứng dụng tại những nơi mà nếu dùng những chất chữa cháy khác có thể làm
hư hỏng máy móc, thiết bị.
CO2 là một chất khí sạch, không làm rỉ sét, nó dập tắt cháy bằng cách làm loãng hỗn
hợp không khí & CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Hệ thống

này ứng dụng tại những nơi mà nếu dùng những chất chữa cháy khác có thể làm hư hỏng
máy móc, thiết bị.
Vì khí phun ra có thể gây ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy, hệ
thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi
phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
4.2.4 Hệ thống Foam
Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra
một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy
ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
Do tính hiệu quả cao đồng thời giảm thiểu lượng nước cần thiết, hệ thống foam hiện
nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là
giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt
là tại những nơi có chứa chất độc hại.
Đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ
trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.
Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được
chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các
Trang 22
thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa
cháy.
Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn,
tuy nhiên, mỗi loại bọt - protein và fluoroprotein - có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích
hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể.
Hệ thống trộn bọt có thể là loại "balanced pressure" hoặc "inline".
Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high
expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.
4.2.5 Hệ thống Bột (Dry Chemical).
Ứng dụng tại những nơi hiểm họa cháy được đánh gía cao.
Hệ thống sẽ phun khí chữa cháy vào tận những nơi khó ra
vào để chữa cháy bằng phương pháp thủ công.

Trường hợp tiêu biểu: phòng đặt máy móc, thiết bị, máy biến thế, turbines, máng dầu và hóa
dầu, thiết bị xử lý trong nhà máy luyện kim, khu giao nhận hàng tại kho, tại cảng, dây
chuyền phun sơn tại nhà máy, thùng nhùng sơn công nghiệp, kho nguyên liệu dễ cháy
Hệ thống chữa cháy bằng hóa chất (khô) được chứa trong bình áp lực, dẫn qua hệ thống
đường ống, đến các đầu phun đặt tại khu vực được bảo vệ.
Hệ thống có thể kích hoạt tự động hoặc điều khiển thủ công. Có thể trang bị thêm những
thiết bị phụ để ngắt nguồn của các thiết bị dùng điện, hoặc để khóa đường ống dẫn gas.
Thiết bị báo cháy có thể là các đầu báo nhiệt kích hoạt bằng điện hoặc bằng cơ (mechanical
fusible links/ electric thermal detectors).
Các trang thiết bị dùng trong công tác PCCC
Vòi chữa cháy : sử dụng với mục đích dẫn nước từ nguồn cung cấp tới vị trí có đám cháy.
Tùy theo nhà cung cấp hay mục đích sử dụng mà có các loại vòi chữa cháy có kích thước
khác nhau.
Đường kính vòi (mm)
38 45 52 65 70 75
Màu sắc Trắng / Đỏ / Da cam / Đen…
Áp suất nổ (bar) 55 50 50 48 47 46
Áp suất làm việc (bar) 22.5
Nhiệt độ -20
0
C ~ +50
0
C
Trang 23
Lăng chữa cháy (súng phun) : sẽ được kết nối với đường vòi chữa cháy. Tùy theo đường
kính vòi chữa cháy sẽ có từng loại lăng phun phù hợp. Khi ra nước chủ yếu ở 3 dạng chính :
phun tia nước đặc, phun mưa, phun phủ
Lăng phun cầm tay Lăng giá
Quần áo chữa cháy : gồm nhiều chủng loại với các chất liệu khác nhau,
nhằm đảm bảo an toàn cho người chữa cháy hoặc công tác cứu hộ

Máy bơm chữa cháy : Đối với các công
trình thường được bố trí ít nhất 2 máy bơm
(01 động cơ chạy bằng xăng và 01 động cơ
điện).
Máy bơm sẽ đảm bảo duy trì áp lực nước
trong quá trình chữa cháy
Ô tô chữa cháy : được sử dụng rộng rãi với nhiều tính năng ưu việt
Trang 24
BÀI TẬP : LẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
I. Giả định tình huống cháy
Thời gian cháy :…… h
Điểm xuất phát cháy : …………………………………………………… ……………….
Diện tích khoảng : ……….m
2
.
Nguyên nhân gây cháy: ……………… ………………………………
II. Kế hoạch huy động lực lượng phương tiện chữa cháy
TT Đơn vị huy động Số người
SL, chủng loại, PT huy
động
A Cơ sở
1 Đội PCCC cơ sở ……….
Tất cả các bình CC đã
được trang bị
B Cảnh sát PCCC
1 Đội PCCC …. CBCS …. xe CC
2 Đội PCCC … CBCS ….xe CC
C Các đơn vị khác
1 TT cấp cứu thành phố … y bác sĩ … xe cấp cứu
2 Chi nhánh điện Quận … CB …xe xử lý sự cố điện

3 Công ty cấp nước thành phố … NV
III. Kế hoạch triển khai chữa cháy
1. Nhiệm vụ của lực lượng cơ sở
- Người phát hiện thấy cháy dùng loa báo cho những CBCNV ở Cơ sở
- Người chỉ huy chữa cháy hoặc người uỷ quyền chỉ huy chữa cháy của Cơ sở nhanh chóng
triển khai công tác chữa cháy theo các việc sau:
+ Tổ chức thông tin: Gọi điện báo cháy cho đội Cảnh sát PCCC ……
+ Cắt điện cho Cơ sở.
+ Tổ chức chữa cháy : Yêu cầu xác định rõ nơi xảy ra cháy, gốc lửa để phun nước
chữa cháy, ngăn chặn chống cháy lan.
+ Tổ chức cứu người, cứu tài sản, các tập tài liệu đồng thời nhanh chóng đưa người
bị kẹt ra khỏi đám cháy.
+ Tổ chức bảo vệ làm trật tự, huy động lực lượng Công an tại phường làm nhiệm vụ
bảo vệ, không cho người không có nhiệm vụ vào cơ sở.
Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×