Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ thuật trồng Nho - phần 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.17 KB, 6 trang )

Kỹ thuật trồng Nho - phần 1
Hầu hết các giống nho trồng thuộc loài
Vitis Vinifera L. Có một diện tích nhỏ
được trồng loài V. Rotundifolia
(Muscadines), V. Labrusca (Concord) và
con lai giữa các loài. Trong hầu hết các
trường hợp, các giống nho Vitis Vinifera
cần được ghép với gốc ghép chống được
rệp hại rễ lấy từ các loài có nguồn gốc
Mỹ.
Sử dụng phân bón cho cây nho

Năng suất nho cũng biến động rất lớn, từ 5 - 35 tấn/ ha/ năm tùy thuộc vào vùng
trồng, điều kiện canh tác và mục đích sử dụng (làm rượu nho loại ngon, loại
thường, làm nho ăn tươi). Tuy được trồng ở phổ rộng về khí hậu nhưng đặc điểm
rất đáng chú ý của nho là yêu cầu có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho
Lượng dinh dưỡng cây hút
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho phụ thuộc rất nhiều vào giống trồng, điều kiện
đất đai, khí hậu thời tiết và năng suất thu hoạch. Tuy nhiên giới hạn chung của
lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất của cả thân, lá và quả biến thiên như:
Lượng dinh dưỡng cây hút khi năng suất đạt từ 7 - 25 tấn/ ha
Lượng dinh dưỡng đa lượng (kg/ha/năm)
N : P2O5 : K2O : MgO : CaO = 22-84 : 5-35 : 41-148 : 6-25 : 28–204
Lượng dinh dưỡng vi lượng (g/ha/năm)
Fe : B : Mn : Zn : Cu -
292-1 37- 49- 110- 64-
121 228 787 585 910
Nếu phần thân và lá được vùi trở lại đất thì ước tính nó chiếm khoảng 70% lượng
N và 60% lượng P2O5 và K2O cây hút, do vậy nếu chỉ tính lượng dinh dưỡng lấy
đi do năng suất thì sẽ rất nhỏ so với tổng lượng cây hút ở trên.


Chẩn đoán dinh dưỡng lá cây nho
Người ta có thể phân tích lá nho để chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của cây. Sau
đây là các nguồn số liệu khác nhau về chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây nho. Do
có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng nên khó có thể so sánh các nguồn số liệu này. Cần
có sự tham khảo và vận dụng linh hoạt trong điều kiện Việt Nam.
Một số giới hạn và quan hệ của các nguyên tố dinh dưỡng trong cuống lá thời kỳ
quả chín
Hiện tại kết quả phân tích lá được sử dụng để chẩn đoán dinh dưỡng (thiếu, đủ,
gây độc) và để điều chỉnh sự khuyến cáo sử dụng phân bón. Mặc dù số liệu phân
tích lá không thể sử dụng trực tiếp để xác định lượng phân cần thiết, nó vẫn cho
phép đáp ứng được việc thực hành bón phân theo mục tiêu năng suất, với điều
kiện là các kết quả được làm sáng tỏ bởi các tiêu chuẩn vùng đất, khí hậu, giống,
gốc ghép và tập quán canh tác.
Dinh dưỡng cây trồng còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Thừa N có
thể làm giảm cấu trúc mầu của quả và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu
và tăng khả năng bị nhiễm bệnh của cây. Tương tự, thừa Kali có thể làm giảm độ
axit của quả và của hèm rượu và chính vì vậy ảnh hưởng xấu đến chất lượng rượu.
Thừa Kali còn gây ra sự thiếu Magie do đối kháng ion giữa K và Mg.
Bón trước khi trồng: Cần bón lót phân sâu trong đất để nâng hàm lượng dinh
dưỡng trong lớp đất sâu như Lân, Kali, Canxi, Magie. Những chất này rất ít di
động nên có thể tích lũy trong đất để cây sử dụng dần dần. Mặt khác, bón phân lót
còn có tác dụng điều chỉnh độ chua đất, làm giảm sự gây độc của Al và Cu nếu đất
chua. Ngoài ra phân chuồng trong phân lót còn nâng cao độ mùn, tăng khả năng
hấp thu dinh dưỡng cho đất. Tùy theo số liệu phân tích đất lớp mặt và lớp dưới, số
lượng dinh dưỡng cần bón dao động từ 0 - 600 kg P2O5, 0 -1000 kg/ ha K2O, 0 -
300 kg/ha MgO, bón vôi (ở những nơi pH < 6) với liều 2000-10.000 kg/ha CaO,
và 0 - 100 tấn/ha phân chuồng hay phân hữu cơ tương ứng.
Bón hàng năm: Đối với giống nho rượu loại tốt, có năng suất nhỏ hơn 10 tấn/ ha
bón 0 - 40 kg/ ha N, 20 - 50 kg/ha P2O5, 60 - 100 kg/ha K2O. Đối với các vườn
nho khác bón 60 - 120 kg/ha N (bón nhiều hơn nếu có tưới), 20 - 50 kg/ ha P2O5,

100 - 150 kg/ha K2O. Nhìn chung phân N bón vào cuối thời kỳ ngủ nghỉ và trong
thời gian sinh trưởng; lân và Kali bón lót vào thời kỳ ngủ nghỉ của cây và ở những
vùng khí hậu ẩm ướt và đất nhẹ, có thể bón thúc như phân đạm.
Bón lên lá cho cây: Các nguyên tố K, Mg, B và Fe có thể được bón lên lá nếu có
biểu hiện thiếu. Một số nguyên tố khác có thể được bón không chính thức thông
qua thuốc trừ nấm, ví dụ: S dùng chống Oidium; Cu dùng trong thuốc Bordeaux;
Mn và Zn trong Dithiocarbamates dùng chống bệnh mildew.
Từ năm thứ 3 trở đi lượng bón có thể còn tăng, phân chuồng chỉ bón 1 lần/ năm.
Dạng phân bón thích hợp: Nho là cây không đòi hỏi nhiều về mặt này. Các dạng
Kali như Kali sulfate cũng không hơn gì Kali Clorua. Tuy nhiên, cần chú ý khi đất
mặn thì Kali Sulfate tỏ ra tốt hơn, hoặc khi lượng bón lớn, chẳng hạn 500 - 1000
kg/ ha K2O, thì Kali Sulfate cũng tốt hơn.
Ở những ruộng nho làm rượu loại tốt, phân hữu cơ có hàm lượng đạm thấp thường
được dùng nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
Trên thực tế sử dụng phân bón cho nho ở Việt Nam cho thấy, có sự biến động rất
lớn. Trong cùng 1 vùng, việc dùng phân cũng biến động từ ruộng này sang ruộng
khác và từ năm này sang năm khác. Có những chỗ hoàn toàn không bón phân, lại
có chỗ bón với lượng lớn, thừa thãi so với yêu cầu của cây. Điều này có thể gây ra
những rủi ro của sự ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm do thiếu, thừa hay
không cân đối dinh dưỡng. Cần có sự nghiên cứu tìm ra cách bón phân hợp lý trên
cơ sở hiểu biết đất, nhu cầu của cây cùng với kết quả phân tích lá nho.

Sử dụng phân NPK

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Cây nho là cây có thời kỳ kiến thiết cơ bản ngắn. Năm
đầu tiên có thể coi như năm KTCB, còn các năm sau cây đã ở trong thời kỳ kinh
doanh. Trước khi trồng nho nhiệm vụ kiến tạo một môi trường dinh dưỡng thích
hợp cho cây nho là rất quan trọng như đã nói ở trên. Nho cần được bón 30 - 40 tấn
phân hữu cơ/ ha trước khi trồng. Chọn các loại phân thích hợp để bón lót cho nho
như các loại NPK 14-8-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-10-5; 20-10-10 v.v Với các loại

phân này tính toán để bón lót cho mỗi gốc được 30 - 50g N. Sau đó tiếp tục bón
thúc cho nho ở các thời kỳ. Liều lượng dành cho vườn nho có mật độ > 2000
cây/ha như sau.
 Một tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 15 g N.
 Ba tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 20g N.
 Năm tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 25 g N.
 Bảy tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 30 g N.
 Chín tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 35 g N.
 Một năm sau trồng: Bón mỗi gốc 40 g N. (lượng phân lân và kali được ăn
theo trong phân hỗn hợp NPK)
Mỗi liều phân trên có thể chia bón làm 2 lần, hoặc rải đều trên toàn hầm nho, tránh
bón quá tập trung có thể gây xót rễ. Bón phân phải luôn kèm theo tưới nước để cây
có thể sử dụng được ngay và tránh gây ra sự tranh chấp nước với cây, vì phân ở
nồng độ cao sẽ giữ nước.
Thời kỳ kinh doanh: Khi cây nho bước sang thời kỳ kinh doanh chọn phân bón ở
các thời kỳ như sau.
- Sau khi thu hoạch: Mục đích bón lúc này là tiếp tục nuôi bộ lá làm cơ sở cho sự
tích lũy dinh dưỡng để bắt đầu 1 chu kỳ sau. Loại phân đưa vào phải có tác dụng
duy trì bộ lá nhưng không kích thích ra chồi mới. Chọn các loại phân sau để bón -
NPK 11-7-14; 14-7-14, 10-5-10; 15-10-15; 16-6-16; 16-8-16; 17-10-17; 20-15-20
v.v Lượng bón được tính toán khoảng 30 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ha).
- Trước khi cắt cành: Thời kỳ này thường là 1-2 tháng sau thu hoạch. Bón thời kỳ
này nhằm chuẩn bị dinh dưỡng sẵn sàng cho cây sau khi đâm chồi. Chọn các loại
phân như NPK 14-8-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-10-5; 20-10-10 v.v để bón. Lượng
bón được tính toán khoảng 25 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ ha).
- Khi bắt đầu có trái: Khi có những trái đầu tiên lớn bằng đầu ngón tay út thì bón.
Chọn các loại phân như NPK 11-7-14 hay 20-7-25 và các loại phân có hàm lượng
Kali cao khác để bón. Lượng bón được tính toán khoảng 40 g N/gốc (mật độ >
2000 cây/ha).


×