Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Lập Báo cáo Dự án Đầu tư
Điều khoản Tham chiếu cho Khảo sát Bổ sung
Phiên bản 2
22/11/2010
Liên danh với Công ty Cổ phần Tư vấn
Xây dựng Hoàng Long
H
O
A
N
G
L
O
N
G
H
O
A
N
G
L
O
N
G
Egis / Hoàng Long
Thông tin Kiểm soát Tài liệu
Trang 2 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Thông tin kiểm soát tài liệu
Thông tin chung
Đơn vị thực hiện Egis / Hoàng Long
Dự án Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Tài liệu Điều khoản Tham chiếu cho Khảo sát Bổ sung
Ngày 22/11/2010
Tham chiếu
Người nhận
Gửi đến
Người nhận Đơn vị Ngày gửi
Ông Hồ Minh Hoàng Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả
Sao gửi:
Người nhận Đơn vị Ngày gửi
Quá trình hiệu chỉnh
Phiên bản Ngày Lập bởi Chấp thuận & ký bởi:
1 29/10/2010 Egis / Hoàng Long Ông Robert Jeancenelle
2 22/11/2010 Egis / Hoàng Long Ông Robert Jeancenelle
Egis / Hoàng Long
Mục lục
Trang 3 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Mục lục
Chương 1 - Giới thiệu dự án và phạm vi khảo sát 5
1. Mục đích của tài liệu 5
2. Mô tả dự án hầm đường bộ Đèo Cả 5
3. Các nghiên cứu trước đây và thông tin hiện có 6
3.1. Nghiên cứu tiền khả thi 6
3.2. Nghiên cứu khả thi 6
3.3. Lập báo cáo đầu tư dự án 6
4. Khung thời gian và kế hoạch tổng thể 6
Chương 2 - Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung: 8
1. Khảo sát đếm xe 8
1.1. Lý giải cho khảo sát bổ sung và những yêu cầu chung 8
1.2. Tiêu chuẩn áp dụng 8
1.3. Khảo sát đếm xe 8
1.4. Khảo sát thời gian di chuyển 8
1.5. Khảo sát điểm đầu - điểm cuối và khả năng trả phí 8
1.6. Tải trọng trục và các phương tiện chuyên chở hàng hoá nguy hiểm 10
1.7. Vị trí và bố trí khảo sát 11
1.8. Yêu cầu về nhân sự 12
1.9. Kế hoạch khảo sát 12
1.10. Tài liệu giao nộp 12
1.11. Bảng khối lượng 13
2. Khảo sát địa hình 13
2.1. Lý giải cho khảo sát bổ sung và các yêu cầu chung 13
2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng 13
2.3. Khảo sát địa hình cho hầm 13
2.3.1. Hầm Đèo Cả 13
2.3.2. Hầm Cổ Mã 14
2.4. Khảo sát địa hình cho cầu và đường 14
2.4.1. Hệ toạ độ 14
2.4.2. Phạm vi khảo sát 14
2.5. Tài liệu khảo sát giao nộp 15
2.6. Bảng khối lượng 16
3. Khảo sát địa chất và địa kỹ thuật 16
3.1. Lý giải cho khảo sát bổ sung và các yêu cầu chung 16
3.2. Các yêu cầu cơ bản 16
3.2.1. Công tác khảo sát 17
3.2.2. Khoan 17
3.2.3. Thí nghiệm tại hiện trường 17
3.2.4. Thí nghiệm trong phòng lab 18
Egis / Hoàng Long
Mục lục
Trang 4 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
3.2.5. Giám sát các khảo sát địa kỹ thuật 18
3.2.6. Lựa chọn nhà thầu 18
3.2.7. Trách nhiệm của đơn vị giám sát 19
3.3. Các tiêu chuẩn áp dụng 19
3.4. Khảo sát địa chất và địa kỹ thuật cho các hầm 19
3.4.1. Tổng quan 19
3.4.2. Chương trình cố định 20
3.4.3. Bảng tổng hợp khảo sát hầm 21
3.4.4. Chương trình tuỳ chọn 21
3.5. Khảo sát địa kỹ thuật cho đường 22
3.5.1. Trước cửa phía bắc hầm đèo Cả 22
3.5.2. Sau cửa phía Nam hầm đèo Cả 23
3.6. Khảo sát địa chất cầu 23
3.7. Kế hoạch khảo sát, tài liệu giao nộp và bảng khối lượng 24
3.7.1. Các khảo sát bổ sung 25
3.8. Bảng khối lượng khảo sát địa kỹ thuật 25
4. Khảo sát khí tượng thủy văn 26
4.1. Yêu cầu bổ sung khảo sát thủy văn 26
4.2. Tiêu chuẩn áp dụng 26
4.3. Nội dung chính khảo sát thủy văn 26
4.4. Khối lượng các yếu tố đo đạc, thu thập cho công tác khảo sát thủy văn
bổ sung 27
5. Khảo sát môi trường 27
5.1. Điều chỉnh khảo sát bổ sung và các yêu cầu chung 27
5.2. Các tài liệu pháp lý 27
5.3. Nhiệm vụ của tư vấn lập ĐTM 28
5.4. Thẩm tra về Đề cương lập ĐTM do đơn vị tư vấn lập ĐTM thực hiện 29
5.4.1. Giới thiệu chung 29
5.4.2. Xem xét Đề cương 29
5.4.3. Hạng mục bổ sung 30
5.5. Sản phẩm giao nộp 30
6. Các điều tra xã hội 30
6.1. Giải thích cho điều tra bổ sung và các yêu cầu chung 30
6.2. Phạm vi của các cuộc điều tra 31
6.3. Nhiệm vụ, mục tiêu, phương pháp điều tra của môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội 31
6.4. Khảo sát tiến độ, phân phối và khái toán kinh phí đền bù 32
Egis / Hoang Long
Giới thiệu dự án và phạm vi khảo sát
Trang 5 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Chương 1 - Giới thiệu dự án và phạm vi
khảo sát
1. Mục đích của tài liệu
Mục đích của tài liệu này là dùng để mô tả công tác khảo sát đã được thực hiện như là 1 phần
của khâu chuẩn bị cho thiết kế cơ sở và những bước chuẩn bị khác cho dự án hầm đường bộ
Đèo Cả.
Công tác khảo sát này được thực hiện bởi công ty khảo sát (“Đơn vị khảo sát”).
Tài liệu này bao gồm:
Phần mở đầu
Mô tả những công tác khảo sát được yêu cầu, bao gồm:
a. Điều tra giao thông
b. Khảo sát địa hình
c. Khảo sát địa chất
d. Khảo sát thủy văn
e. Khảo sát môi trường
f. Điều tra xã hội học và tái định cư
2. Mô tả dự án hầm đường bộ Đèo Cả
Một số thông tin về dự án này được trình bày dưới đây.
Tên dự án: Dự án hầm đường bộ Đèo Cả ;
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đèo Cả.
Điểm đầu dự án: tại 1353 +500 km thuộc thôn Hảo Sơn, xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà,
tỉnh Phú Yên. Điểm cuối dự án tại Km 1 373 +500 km thuộc thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Dự án xây dựng mới tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc dài 13.455 m, tốc độ thiết kế
80km/h, trong đó:
Chiều dài hầm Đèo Cả: 3900 m
Chiều dài hầm Đèo Cổ Mã: 455 m
Chiều dài các cầu (gồm 3 cầu): 470 m
Chiều dài đường dẫn vào hầm (bao gồm các cầu): 9100 m
Thiết kế dự án: hai hầm mỗi hầm hai làn, chiều rộng mặt đường 21m.
Đường dẫn phía bắc hầm Đèo Cả nằm trong thôn Hảo Sơn (xã Hoà Xuân Nam, huyện
Đông Hoà, tỉnh Phú Yên), Hầm Đèo Cả thuộc xã Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hoà);
Đường dẫn phía bắc hầm Cổ Mã thuộc xóm Tây Nam 2 (xã Đại Lãnh), đường dẫn hầm
phía Nam thuộc thôn Ninh Mã (Vạn Thọ, Vạn Ninh, Khánh Hoà).
Egis / Hoang Long
Giới thiệu dự án và phạm vi khảo sát
Trang 6 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Tuyến đường từ Bắc đến Nam đi qua 5 thôn gồm: Hảo Sơn, Tây Bắc 2, Tây Nam 1,
Tây Nam 2 và Cổ Mã; 3 xã gồm Hoà Xuân Nam, Đại Lãnh và Vạn Thọ, 2 huyện Đông
Hoà và Vạn Ninh của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà
Mặt bằng chung của Dự án được trình bày trong Phụ lục 1.
3. Các nghiên cứu trước đây và thông tin hiện có
Những nghiên cứu dưới đây đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu (bao gồm cả kết quả khảo
sát) sẽ được cung cấp cho đơn vị khảo sát.
3.1. Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu tiền khả thi đã được TEDI Miền Bắc hoàn thành vào năm 2009
3.2. Nghiên cứu khả thi
Công tác này được thực hiện bởi BRITEC vào năm 2010. Nó bao gồm 1 số đợt khảo sát, bao
gồm khảo sát địa hình, và khảo sát địa chất (khoan và khảo sát địa chấn khúc xạ trên hướng
tuyến 1 đề xuất).
3.3. Lập báo cáo đầu tư dự án
Công tác này hiện nay đang được thực hiện bởi Egis liên danh với Hoàng Long và KG.
Đề xuất ban đầu của công tác này bao gồm việc tối ưu hóa hướng tuyến được đề xuất trước đó
bằng cách giảm chiều dài đường hầm và tăng độ dài của phần đào và đắp.
4. Khung thời gian và kế hoạch tổng thể
Công tác khảo sát được tiến hành song song với công tác thiết kế. Điều này đòi hỏi sự tiên liệu
cũng như phối hợp chặt chẽ giữa thiết kế và khảo sát, có thể bao gồm một số khoản bổ sung
trong trường hợp các đặc tính kỹ thuật của dự án sẽ được phát triển không đáng kể trong quá
trình khảo sát, nhưng có thể được cho phép để đạt được thời gian hiệu quả (như các hoạt động
thiết kế không bao giờ dừng lại do việc thiếu dữ liệu).
Kế hoạch thực hiện – giai đoạn lập dự án
Công tác
Thời gian
thực hiện
Bắt đầu Kết thúc
Khảo sát bổ sung cho Thiết kế cơ sở 6 tháng 01/01/2011 30/06/2011
Nghiên cứu bổ sung cho Báo cáo dự án đầu tư (thiết
kế cơ sở bổ sung)
trong vòng
6 tháng
01/03/2011 15/09/2011
Khảo sát cho thiết kế kỹ thuật 5 tháng 1/07/2011 30/11/2011
Phát triển thiết kế kỹ thuật 6 tháng 1/09/2011 01/03/2012
Kỹ thuật (bao gồm thiết kế chi tiết, giá trị công trình),
Mua sắm nguyên vật liệu và trang thiết bị, xây lắp
48 tháng 02/03/2012 …
Egis / Hoang Long
Giới thiệu dự án và phạm vi khảo sát
Trang 7 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Thiết kế cơ sở nằm giữa hai giai đoạn của khảo sát địa chất bổ sung (Phạm vi cố định và mở)
do mối quan hệ tương tác của nó với công tác điều tra. Phạm vi cố định của khảo sát địa chất
bổ sung sẽ cung cấp những số liệu địa chất theo như yêu cầu của Thiết kế cơ sở, trong khi
thiết kế cơ sở sẽ nhận biết và xác định những yêu cầu bổ sung cho Phạm vi mở. Mục đích
chính của thiết kế cơ sở là để hoàn thiện vị trí chính xác của cửa hầm cũng như tuyến theo
phương ngang và phương đứng.
Thiết kế chi tiết chỉ có thể được thực hiện một khi tất cả những nghiên cứu và điều tra trước đó
được hoàn tất và tất cả các số liệu được cung cấp cho Tư vấn thiết kế. Tuy nhiên, những
nghiên cứu thiết kế chi tiết có thể được tổ chức bằng cách cho phép công tác chuẩn bị được
tiến hành song song với các nghiên cứu thiết kế đang diễn ra.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 8 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Chương 2 - Nhiệm vụ, yêu cầu và khối
lượng các khảo sát bổ sung:
1. Khảo sát đếm xe
1.1. Lý giải cho khảo sát bổ sung và những yêu cầu chung
Một cuộc điều tra về tải trọng của trục xe sẽ được thực hiện để xác định việc phân bố các loại
xe tùy theo chủng loại của chúng, tải trọng trục xe tương ứng của chúng và đặc tính trục của
chúng.
Kết quả của cuộc khảo sát này sẽ được sử dụng để tính toán Trục tiêu chuẩn tương đương
(ESA) hiện nay và, kết hợp với kiểm đếm và dự báo giao thông để xác định tổng ESA được dự
đoán để được xem xét phục vụ thiết kế mặt đường và cầu, phù hợp với tiêu chuẩn có liên quan
được áp dụng.
1.2. Tiêu chuẩn áp dụng
22TCN 263-2000: Quy trình khảo sát cho đường ô tô
TCVN 4419-1987: Công tác khảo sát trong xây dựng – Nguyên tắc cơ bản
TCVN 4054-05: Đường bộ - Yêu cầu thiết kế
TCVN 5729-1997: Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế
22TCN-211-06: Quy trình thiết kế cho lớp phủ mềm của mặt đường
22TCN 223-95: Tiêu chuẩn thiết kế cho lớp phủ cứng của mặt đường
1.3. Khảo sát đếm xe
Công tác khảo sát đếm xe được thực hiện phục vụ cho bước chuẩn bị Báo cáo dự án đầu tư.
Đơn vị khảo sát sẽ không bị yêu cầu thực hiện thêm công tác kiểm đếm giao thông nào hơn
nữa.
1.4. Khảo sát thời gian di chuyển
Những đo đạc về thời gian di chuyển dọc theo hành lang của dự án đã được tiến hành phục vụ
cho việc chuẩn bị Báo cáo dự án đầu tư. Đơn vị khảo sát sẽ không bị yêu cầu thực hiện thêm
bất cứ đo đạc về thời gian di chuyển nào nữa.
1.5. Khảo sát điểm đầu - điểm cuối và khả năng trả phí
Công tác khảo sát điểm đầu/điểm cuối (O-D) và khảo sát khả năng trả tiền phí khi tham gia giao
thông (WTP) sẽ được tiến hành phục vụ cho việc lập Báo cáo dự án đầu tư. Tuy nhiên công tác
khảo sát này đã không xem xét tới xe gắn máy. Do đó công tác khảo sát bổ sung sẽ phải được
thực hiện theo như các yêu cầu nêu ra dưới đây.
Phương pháp
Khảo sát O-D và WTP bao gồm phỏng vấn trực tiếp người điều khiển phương tiện.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 9 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Các loại phương tiện
Lái xe điều khiển những loại phương tiện dưới đây sẽ được phỏng vấn:
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6 Loại 7 Loại 8
Xe máy
(loại 2-3
bánh)
Xe con ≤
7 chỗ
Xe
minibus
(7< và ≤
25 chỗ)
Xe bus
(> 25
chỗ)
Tải nhẹ
≤ 2.5T,
2 trục
Tải trung
> 2.5T, 2
trục
Tải
nặng 3
trục
Tải nặng 4
trục và xe
đầu kéo
Các yêu cầu tiêu biểu
Các phương tiện được phỏng vấn sẽ được lựa chọn 1 cách ngẫu nhiên.
Cho từng loại phương tiện, tỷ lệ sẽ không nhỏ hơn 15% trong tổng số phương tiện được phỏng
vấn. Tỷ lệ này sẽ được đo đạc (nghĩa là sẽ tính lưu lượng giao thông trên con đường hiện tại,
theo loại xe, bao gồm cả các phương tiện được điều tra và không được điều tra) và được báo
cáo trên cơ sở từng giờ trong giai đoạn điều tra. Tỷ lệ điều tra theo yêu cầu của xe buýt và xe
tải cao hơn cho các loại xe khác để phù hợp với yêu cầu của đại diện điều tra về tải trọng trục
xe (xem phần 1.6 dưới đây).
Quá trình phỏng vấn
Xe sẽ được dẫn đến khu vực điều tra và dẫn từ từ tới chỗ các nhân viên điều tra. Phải tiến
hành bố trí quản lý giao thông và sắp xếp chỗ đậu xe sao cho hợp lý để tránh bất kỳ sự xáo
trộn của các dòng phương tiện trên con đường hiện tại và quá tải tại các địa điểm điều tra.
Một bản điều tra thích hợp sẽ được thiết kế để báo cáo chính xác các thông tin sau:
Dữ liệu liên quan đến vị trí khảo sát:
Vị trí (Lý trình chính xác)
Hướng
Dữ liệu liên quan tới mỗi cuộc phỏng vấn:
Ngày phỏng vấn (ngày/tháng/năm)
Giờ phỏng vấn (giờ:phút)
Chủng loại phương tiện
Nơi xuất phát của chuyến đi hiện tại (Xã, huyện và tỉnh)
Đích đến của chuyến đi hiện tại (Xã, huyện và tỉnh)
Số lượng hành khách trên phương tiện
Mục đích của chuyến đi hiện tại (chỉ dành cho lái xe):
- Tại nơi xuất phát (ví dụ nhà, nơi làm việc, trường học, mua sắm, khác)
- Tại đích đến (ví dụ nhà, nơi làm việc, trường học, mua sắm, khác)
Tần suất của chuyến đi hiện tại (ví dụ: hang ngày, cứ mỗi 2-3-4-5-6 ngày, hàng tuần,
hàng tháng, ít hơn nữa)
Số tiền tối đa có thể chấp nhận được để thanh toán như là phí cầu đường để tiết
kiệm “XX” phút (tức là sẽ tiết kiệm được thời gian di chuyển bởi dự án đường hầm)
và “YY” ki-lô-mét (tức là khoảng cách tiết kiệm được bởi dự án đường hầm)
Thu nhập hàng tháng bằng tiền VND
Các thông tin trên đây được hiểu như là yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, Đơn vị khảo sát có thể đề
xuất chi tiết thêm hoặc cải tiến để nâng cao chất lượng cho kết quả cuộc điều tra.
Đơn vị khảo sát sẽ phải cung cấp các thiết bị, phương tiện, vật tư sau đây cho nhân viên của
họ: mẫu được in ra để điền vào, bút mực, kẹp hồ sơ, bàn, ghế, hệ thống chiếu sáng và cung
cấp điện theo yêu cầu. Để ngăn ngừa bất cứ sự gián đoạn trong việc thực hiện công tác khảo
sát, nhân viên điều tra sẽ phải được cung cấp ô dù và nơi trú ẩn.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 10 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Xử lý sau phỏng vấn
Kết quả khảo sát chi tiết cho mỗi cuộc phỏng vấn sẽ tự động được mã hóa và tập trung vào một
cơ sở dữ liệu với định dạng Microsoft Excel.
Ký hiệu chính xác cho điểm đầu và điểm cuối sẽ được kiểm tra và liên kết với các giá trị số trên
cơ sở phân vùng địa lý phù hợp, nó sẽ được đề xuất bởi Đơn vị khảo sát và được phê duyệt
bởi Chủ đầu tư.
1.6. Tải trọng trục và các phương tiện chuyên chở hàng hoá nguy hiểm
Phương pháp
Khảo sát bao gồm những phần việc sau:
Cân xe bằng cân di động (cân thủ công)
Phỏng vấn người lái xe tải và kiểm tra xe tải để xác định phương tiện chuyên chở hàng
hoá nguy hiểm (DGV) và đặc tính của phương tiện
Các loại phương tiện
Những loại xe sau sẽ được cân:
Xe buýt lớn (lớn hơn 25 chỗ);
Xe tải vừa và xe tải lớn, bao gồm loại 2 trục, 3 trục, 4 trục và container.
Những yêu cầu tiêu biểu
Đối với mỗi loại xe, tỷ lệ xe được cân phải không được nhỏ hơn 30% tổng số lượng xe của loại
đó chạy trên đường. Tỷ lệ này phải được đảm bảo và ghi lại theo giờ trong suốt thời gian khảo
sát.
Việc cân xe buýt cần tiến hành cho với các xe chạy không, xe chở không đầy khách và xe chở
đầy khách (đối với các xe này thì ngoài việc cân xe, việc khảo sát cũng cần ghi lại số người
ngồi trên xe).
Việc cân xe tải phải bao gồm xe chạy không, xe chất tải không đầy, xe chất đủ tải và xe chất
quá tải (đối với các loại xe này thì ngoài việc cân xe, việc khảo sát cũng cần ghi lại loại hàng và
số lượng hàng chuyên chở).
Quá trình cân
Sau khi hoàn thành khảo sát điểm đầu – điểm cuối và khả năng thanh toán phí (xem phần 1.5
trên đây), phương tiện sẽ được dẫn đến vị trí khảo sát cân xe và di chuyển từ từ vào vị trí trung
tâm của cân. Chi tiết về phương tiện và số liệu tải trọng của mỗi bánh sẽ hiển thị trên cân và
sau đó được ghi vào phiếu cân xe. Cân nên được đặt gọn trong một hố nhỏ thiết kế sẵn với độ
sâu đảm bảo bề mặt cân cùng độ cao so với mặt đường xung quanh. Có thể rải cát ở phía dưới
cân để đảm bảo sự cân bằng, ổn định của cân như hình vẽ phía dưới.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 11 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Hình 1: Khảo sát cân xe với mặt cân cùng cao độ với mặt đường
Quá trình xác định phương tiện chuyên chở hàng hoá nguy hiểm (DGV)
Công tác xác định Phương tiện chuyên chở hàng hoá nguy hiểm sẽ được tiến hành bằng cách
phỏng vấn người lái xe với việc sử dụng một bảng khảo sát thích hợp được thiết kế để báo cáo
các thông tin sau đây:
Dữ liệu có liên quan đến địa điểm khảo sát:
Vị trí (Lý trình chính xác)
Hướng
Dữ liệu có liên quan đến từng cuộc phỏng vấn:
Ngày phỏng vấn (ngày/tháng/năm)
Giờ phỏng vấn (giờ:phút)
Loại phương tiện
Loại vật liệu: rắn, lỏng, ga
Loại thùng chứa: thùng, công-te-nơ
Loại rủi ro: cháy, nổ, độc hại, v.v.
Để tiết kiệm thời gian trong quá trình khảo sát, các cuộc phỏng vấn và kiểm tra DGV sẽ được
tiến hành trong khi chiếc xe đang được cân.
Các trang thiết bị dưới đây sẽ được đơn vị khảo sát cung cấp cho khảo sát viên: cân di động
hoặc cân tự động, phiếu cân xe, bút, bìa cứng, bàn, ghế, đèn chiếu sáng và cấp điện theo yêu
cầu. Để đảm bảo cho quá trình khảo sát được liên tục, các ô che loại lớn hoặc các mái che
cũng cần được cung cấp cho các khảo sát viên.
1.7. Vị trí và bố trí khảo sát
Việc khảo sát cân xe cần được tiến hành ở vị trí phù hợp trên quốc lộ 1A, đảm bảo phản ánh
đúng đặc điểm của dòng xe đi qua phạm vi dự án.
Khảo sát sẽ được tiến hành tại 3 địa điểm:
Trên QL1A phía bắc thôn Hảo Sơn;
Trên QL1A phía nam đèo Cổ Mã;
Trên đường dân sinh nối QL1A hiện nay về phía biển (đi qua Vũng Rô).
Vị trí chính xác cho mỗi địa điểm sẽ được Đơn vị khảo sát đề xuất sau khi có đánh giá về điều
kiện thực tế trên công trường, và đệ trình cho Chủ đầu tư dưới dạng bản đồ với các mốc lý
trình.
Tại mỗi vị trí, chỉ có giao thông vào (tức là luồng giao thông di chuyển về phía khu vực nghiên
cứu) sẽ được khảo sát. Những thuộc tính của giao thông ra sẽ được nội suy từ kết quả của
giao thông vào.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 12 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Địa điểm khảo sát cần được đặt ở phạm vi ngoài mặt đường để tránh làm gián đoạn giao thông
trên những đoạn đường đang được khai thác. Vị trí khảo sát cần được đặt ở nơi có tầm nhìn
thông thoáng trên cả hai hướng, cho phép phương tiện tăng tốc và giảm tốc trên khoảng cách
vừa đủ để không ảnh hưởng đến việc đi lại của các xe khác trên đường.
Các biện pháp đảm bảo an toàn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định hiện hành, tránh
các trường hợp tai nạn hay sự cố xảy ra với các nhân vien khảo sát.
Hình 2: Bố trí vị trí khảo sát cân xe
1.8. Yêu cầu về nhân sự
Tại mỗi vị trí, việc khảo sát cần được thực hiện bởi một số lượng nhân viên khảo sát được đào
tạo và được điều hành bởi một người trưởng nhóm có kinh nghiệm.
Chủ nhiệm khảo sát sẽ là người có trách nhiệm phối hợp tất cả các công tác khảo sát tại tất cả
các công trường.
Hỗ trợ từ các nhân viên cảnh sát là cần thiết để giúp nhân viên điều tra trong việc ngăn các
phương tiện trong quá trình phỏng vấn. Như vậy sự hỗ trợ của cảnh sát phải được bố trí bởi
Đơn vị khảo sát .
Với các yêu cầu thời gian điều tra khảo sát này (xem phần 1.9 dưới đây), sự thay đổi về nhân
sự được bố trí mỗi 6 đến 8 giờ, để đảm bảo đáp ứng đầy đủ về nhân lực.
1.9. Kế hoạch khảo sát
Khảo sát điểm đầu/điểm cuối, tải trọng trục xe và DGV sẽ đồng thời phải thực hiện trong vòng
72 giờ đồng hồ, để có thể chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 24 giờ đồng hồ.
Đơn vị khảo sát sẽ đề xuất tiến hành các cuộc điều tra trong những ngày có liên quan để phản
ánh điều kiện giao thông điển hình, và do đó phải chọn tuần và / hoặc ngày cuối tuần cho phù
hợp.
Phải đảm bảo có được sự cho phép từ các cấp có thẩm quyền và hỗ trợ của cảnh sát trước khi
bắt đầu cuộc điều tra để dừng các phương tiện trong suốt thời gian điều tra
1.10. Tài liệu giao nộp
Các tài liệu sau cần giao nộp trong vòng 1 tuần kể từ ngày hoàn thành công việc khảo sát :
Báo cáo khảo sát ở dạng bản mềm có thể chỉnh sửa được (MS Word) và bản cứng,
bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
Cơ sở dữ liệu ở dạng bản mềm có thể chỉnh sửa được (Microsoft Excel), bao gồm tất
cả kết quả khảo sát chi tiết;
Police
officer
Surveyed vehicles
Vehicles not
surveyed
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 13 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Bản mềm và bản cứng của tất cả các phiếu đếm xe đã tập hợp lại được, bao gồm cả
video, ảnh và phiếu đã điền.
1.11. Bảng khối lượng
Bảng khối lượng khảo sát đếm xe
Hạng mục Đơn vị
Số
lượng Đơn giá Thành tiền
Nhóm khảo sát cho khảo sát OD
ngày (24 giờ)
3
-
Báo cáo OD
Trọn gói
1
-
Nhóm khảo sát cho khảo sát tải
trọng trục xe
ngày (24 giờ)
3
-
Thuê thiết bị cho khảo sát tải trọng
trục xe
Trọn gói
1
-
Báo cáo khảo sát tải trọng trục xe
Trọn gói
1
-
Nhóm khảo sát cho xác định DGV
ngày (24 giờ)
3
-
Báo cáo DGV
Trọn gói
1
-
Tổng 0
2. Khảo sát địa hình
2.1. Lý giải cho khảo sát bổ sung và các yêu cầu chung
Tiếp theo việc hoàn tất hướng tuyến được tối ưu hóa thì công tác khảo sát địa hình bổ sung
phải được tiến hành để có thể bắt đầu thiết lập thiết kế cơ sở và từ đó xác định vị trí chính xác
của các cửa hầm, hoàn thiện các đoạn đường chưa được khảo sát địa hình cũng như xác định
các địa điểm khác nhau sẽ cần cho giai đoạn thi công (các cơ sở vật chất nhà thầu, nơi chứa
vật liệu thải, v.v…).
2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng
Nhà thầu phải có trách nhiệm giữ liên lạc với các bên có liên quan để có thể cung cấp những
số liệu về tọa độ và cao độ mốc.
Nhà thầu sẽ phải đảm bảo rằng ở tất cả các lần tiến hành công tác khảo sát, do liên quan an
toàn của các nhân viên của mình và công chúng có liên quan đến thực tế rằng nhiều công tác
khảo sát được thực hiện trong phần đường với mật độ giao thông cao. Đặc biệt, Nhà thầu phải
chịu trách nhiệm về việc cung cấp các tín hiệu cảnh báo, quần áo phản quang, các rào chắn,
nón giao thông, người cầm cờ hoặc bất kỳ biện pháp thích hợp khác để đảm bảo sự an toàn
của nhân viên của mình và công chúng.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về bất cứ yêu cầu bồi thường của bên thứ ba như là hậu quả
của bất kỳ thiệt hại hoặc tai nạn gây ra bởi hay là kết quả từ công tác khảo sát được thực hiện
bởi họ.
2.3. Khảo sát địa hình cho hầm
2.3.1. Hầm Đèo Cả
Các khảo sát bổ sung cần tiến hành:
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 14 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Phía bắc hầm Đèo Cả (xem Phụ lục 2)
Dải tuyến dài 2,3km x 700 m rộng như dưới đây.
Dọc tuyến dài 0.9km từ cửa hầm phía Bắc đi về hướng nam cho đến đoạn dốc lên của
tuyến và 350m chiều rộng cho mỗi hai bên tuyến.
Phía nam hầm Đèo Cả (xem Phụ lục 3)
Một khu vực từ Km 7000 đến Km 8100, sử dụng các dữ liệu hiện có nhưng mở rộng
khảo sát về phía tây theo cùng hướng với trục cửa hầm, rồi dẫn về phía Nam một phần
của đoạn dốc trên đồi phía Tây, là nơi để vật liệu lấy từ trong hầm ra.
Mục tiêu và độ chính xác:
Mục tiêu là để có được bình đồ 1/1000 với mật độ 25 điểm/ha.
2.3.2. Hầm Cổ Mã
Khảo sát địa hình hiện tại được xem là đủ về mật độ khi mở rộng, để thiết lập thiết kế cơ sở.
2.4. Khảo sát địa hình cho cầu và đường
2.4.1. Hệ toạ độ
Theo các nghiên cứu trước đây, hệ toạ độ được sử dụng là VN2000, kinh tuyến trung ương ở
kinh độ 108o 30 '.
Những điểm đã biết (tham khảo):
* Các điểm khống chế mặt bằng quốc gia hạng III: 911431, 911436 và 911470
* Các điểm khống chế độ cao quốc gia hạng I: I(VL-HT) 142-1, I(VL-HT) 142-2, I(VL-HT 145 và
I(VL-HT) 146. Giá trị được đưa ra trong báo cáo trước đó (Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự
án Hầm Đèo Cả trang 26, Bảng 5.1) BRITEC - KG. ENGINNERING - HOÀNG LONG
Tọa độ và cao độ tham chiếu như sau:
Toạ độ Cao độ Ghi chú
STT
Tên điểm
id điểm
X(m) Y<m) h(m)
1 Thôn Tây
911431
1420733.67
7
592893.75
7
6.348
Toạ độ hạng III
Cao độ tạm thời
2
Thôn
Tuấn Lê
911436 1414372.485
592907.68
8
0-185
Toạ độ hạng III
Cao độ tạm thời
3
Thôn H
ảo
Sơn
911470
1428071.36
0
593842.80 1 2.994
Toạ độ hạng III
Cao độ tạm thời
4 l(VL-HT) 141-1 1.8718 Cao độ cấp 1
5 l(VL-HT) 141-2 4.5431 Cao độ cấp 1
5
I(VL-HT)
145
3.9809 Cao độ cấp 1
7 l(VL-HT)
146
12.5789 Cao độ cấp 1
Tất cả các đo đạc về khảo sát địa hình cần tham chiếu những số liệu này.
2.4.2. Phạm vi khảo sát
Phạm vi dịch vụ như sau:
- Thiết lập các điểm đường chuyền (điểm DC) dọc hướng tuyến Tư vấn trên những đoạn có
khác biệt so với trước đó (xem phụ lục 3).
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 15 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
- Đo đạc tất cả các điểm lưới đường chuyền cấp 2 bao gồm một số các điểm đường chuyền
"cũ" sử dụng phù hợp với hướng tuyến Tư vấn.
- Đo cao tất cả các điểm lưới đường chuyền sử dụng cho khảo sát địa hình này với độ chính
xác cấp kỹ thuật.
- Thiết lập và đo đạc trắc dọc hướng tuyến Tư vấn theo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
- Thiết lập và đo đạc trắc dọc các đường dẫn vào hầm phía bắc và phía nam, theo tiêu chuẩn
kỹ thuật Việt Nam.
- Đo đạc mặt cắt ngang phần đường của dự án theo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Hành lang
đo vẽ mặt cắt ngang là 50m về mỗi bên. Ở đọan đường đào và đắp cần phải mở rộng cuối
tuyến đào thêm 5m. Nơi gặp phải các sông suối hay cống trong tuyến hành lang, mặt cắt ngang
và dọc của sông suối/dòng nước phải được khảo sát với một khoảng cách cộng thêm không
dưới 100m kể từ các giới hạn khảo sát lập ra ở trên.
- Đo đạc mặt cắt ngang đường dẫn (phía Bắc và Nam) vào hầm theo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt
Nam. Hành lang đo vẽ mặt cắt ngang là 25m về mỗi bên. Ở đoạn đường đào và đắp cần phải
mở rộng cuối tuyến đào thêm 5m.
Dữ liệu của tim tuyến Tư vấn sẽ được cung cấp theo dạng file điện tử dưới hình thức bản vẽ
AutoCAD trên bản đồ cơ sở tỉ lệ 1/10000 và dạng file Excel của các tọa độ tim tuyến.
- Bình đồ tỷ lệ 1/500 của 2 nút giao tại km0+300 và km13+050 theo yêu cầu khảo sát đo đạc
của Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Bình đồ tỉ lệ 1/500 của 5 cầu tại km0+555, km1+800, km8+315, km9+888 và cầu vượt tại
km12+100 theo yêu cầu khảo sát đo đạc của Tiêu chuẩn Việt Nam.
- Bình đồ tỉ lệ 1/500 của 4 cổng hầm Đèo Cả và Cổ Mã. Lý trình dự kiến là km4+250, km8+150,
km11+600, km12+050.
- Bình đồ tỉ lệ 1/1000 cho 3 bãi chứa vật liệu thải từ việc đào hầm.
- Thẩm tra tính chính xác của các dữ liệu địa hình có sẵn từ các nghiên cứu trước đây. Hiệu
chỉnh các sai sót và khảo sát bổ sung những cái còn thiếu về sau này. Lập bình đồ địa hình chi
tiết hoàn chỉnh của khu vực dự án phục vụ cho Thiết kế cơ sở. Lập bản đồ số hóa 3D cho khu
vực dự án nhằm chỉ ra mọi đặc tính của địa hình hiện hữu kể cả các tài sản bị ảnh hưởng và
vấn đề môi trường. Bản đồ cơ sở sẽ chỉ ra mọi vị trí và loại công trình tiện ích (ở trên cao và
ngầm dưới đất).
- Lập mô hình số hóa địa hình (DTM) cho khu vực dự án để minh hoạ chi tiết các biến đổi về
địa hình trên bề mặt khu vực dự án.
2.5. Tài liệu khảo sát giao nộp
Nhà thầu phải cung cấp cả bản cứng và bản mềm bình đồ địa hình chi tiết của những hành
lang và khu vực này cùng trắc ngang và trắc dọc theo quy định. Bản cứng phải theo khổ giấy
A3.
Bình đồ địa hình hành lang tuyến phải theo tỷ lệ 1/1000. Bình đồ địa hình của các nút giao
chính phải theo tỷ lệ 1/500.
Trắc dọc tim tuyến sẽ được thực hiện theo tỷ lệ đứng 1/1000 và ngang 1/100. Các mặt cắt
ngang của hành lang tuyến sẽ được thực hiện với khoảng cách 25m theo tỷ lệ đứng 1/200 và
ngang 1/200. Tất cả bình đồ, trắc ngang và trắc dọc phải theo lý trình đã phê duyệt.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 16 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Ngoài những tài liệu nêu trên, Nhà thầu phải cung cấp bình đồ địa hình dưới hình thức bản
cứng và mềm (khổ giấy A3) thể hiện vị trí các mốc đường chuyền cùng tọa độ x.y.z của chúng.
Thông tin này sẽ được đưa vào trong Báo cáo kiểm tra khảo sát bằng tiếng Việt và tiếng Anh
cho thấy các vị trí của chúng kể cả các điểm mốc tham chiếu địa phương và kích thước xê lệch,
cũng như các mã hiệu và ký hiệu được dùng để thể hiện các đặc trưng vật lý chỉ ra trên bình đồ
địa hình, các mã ký hiệu như thế được đưa vào trong từng bình đồ địa hình.
2.6. Bảng khối lượng
Hạng mục ĐVT
Khối
lượng
Đơn
giá Thành tiền
Dựng mốc đường truyền m 20500
0
Rải cọc tim tuyến và đo đạc m 20500
-
Đo mặt cắt ngang trên đường chính (khoảng cách
đều 25 m)
trắc
ngang 370
-
Đo mặt cắt ngang trên đường dẫn (khoảng cách đều
30m)
trắc
ngang 230
-
Khảo sát cầu và cửa hầm (1/500)
(1)
ha 7,5
-
Khảo sát nút giao (1/500) ha 8,0
-
Khảo sát vùng đá tảng và khu vực đổ phế liệu (25
điểm/ha) ha 180
-
Bình đồ và bản đồ số hoá địa hình DGM trọn gói 1
-
Báo cáo trọn gói 1
-
Tổng
-
(1) 520m x 50m đối với cầu và 200m x 75m đối với cửa hầm đèo Cả và 100m x 30m đối với cửa
hầm Cổ Mã
3. Khảo sát địa chất và địa kỹ thuật
3.1. Lý giải cho khảo sát bổ sung và các yêu cầu chung
Các khảo sát địa kỹ thuật thực hiện trước đây trong giai đoạn nghiên cứu đã cung cấp những
thông tin hữu ích về đặc điểm của các điều kiện địa chất khác nhau đã gặp trong dự án. Tuy
nhiên, cần phải thực hiện thêm các khảo sát địa chất và địa kỹ thuật bổ sung vì những lý do
sau:
Các khảo sát địa kỹ thuật hiện có không đáp ứng một cách có hệ thống các yêu cầu
cho giai đoạn Thiết kế Cơ sở như quy định trong Tiêu chuẩn 22 TCN 263 – 2000.
Các khảo sát địa kỹ thuật hiện có tập trung vào hướng tuyến khác so với hướng tuyến
hiện đang đề xuất.
Thiếu số liệu địa kỹ thuật của những khu vực nhạy cảm nhất về địa kỹ thuật trong dự
án, nhất là khu vực xung quanh cửa hầm của hướng tuyến đề xuất.
Hướng tuyến đề xuất là kết quả của quá trình tối ưu hoá dựa trên những dữ liệu có sẵn. Cần
phải tiến hành thêm các khảo sát địa chất và địa kỹ thuật bổ sung để có thể triển khai thiết kế
và từ đó hoàn thiện hướng tuyến của hầm cũng như xác định vị trí các cửa hầm, tiến tới thiết
kế chi tiết phần đường và cầu.
3.2. Các yêu cầu cơ bản
Tất cả khảo sát địa chất và địa kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu chung dưới đây.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 17 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
3.2.1. Công tác khảo sát
Khảo sát hiện trường sẽ được tiến hành để mô tả địa hình và đưa ra đánh giá sơ bộ về điều
kiện đất trong khu vực. Những thay đổi lớn về địa chất, các vệt đứt gãy và vết tích phong hoá
sẽ được thể hiện trên bản đồ khu vực dự án với tỉ lệ 1/10.000.
3.2.2. Khoan
Các vị trí (hướng đông, hướng bắc), độ cao và độ nghiêng (nếu có) của tất cả các lỗ khoan sẽ
được khảo sát và ghi chép lại một cách chính xác.
Phương pháp khoan với lõi xoay sẽ được áp dụng. Đối với các lỗ khoan khảo sát cho đường,
cầu và cống hộp, sẽ dùng chất bentonite để khoan. Nhưng trường hợp 02 lỗ khoan khảo sát
đường hầm thì sẽ chỉ dùng nước sạch để rửa lỗ khoan.
Chi tiết của tất cả mẫu lõi khoan được ghi vào phiếu lấy mẫu lõi khoan (có trong Phụ lục 4) bởi
các kỹ sư địa chất / địa kỹ thuật có kinh nghiệm và được đào tạo phù hợp.
Mẫu đất và lõi khoan phải được che đậy và lưu giữ trong loại thùng phù hợp, trên nhãn chống
thấm nước có ghi rõ nguồn gốc và độ sâu của từng mẫu khoan. Tất cả mẫu phải được bảo vệ
khỏi tác động của thời tiết và không được tiếp cận khi chưa được phép trong toàn bộ tiến trình
dự án.
Phải chụp ảnh màu tất cả các mẫu đất và lõi khoan với độ phân giải cao.
Các mẫu đất sẽ được thu thập để xác định kết cấu địa tầng. Trong một lỗ khoan sẽ lấy 1 mẫu
đất /mỗi 2m địa tầng; cho 01 lớp địa tầng sẽ phải lấy ít nhất là 1 mẫu. Chiều dài mỗi mẫu đất là
0.5m.
Lấy mẫu lõi đá cho suốt chiều sâu của lớp đá, phục hồi lõi mẫu đá từ 95 – 98%, chỉ số RQD sẽ
được tính và ghi chép phiếu lấy mẫu khoan tại hiện trường.
3.2.3. Thí nghiệm tại hiện trường
Thí nghiệm tại hiện trường phải bao gồm các đặc tính của đất và đá tại hiện trường:
Quan sát lõi khoan trực quan (Trầm tích, RQD, tần suất đứt gãy, độ biến dạng…)
Quan sát hố khoan (chụp ảnh hố khoan, bắn tia Gamma, vi địa chấn…)
Thí nghiệm tại hiện trường (độ thấm, thí nghiệm nén hơi, SPT)
Tất cả lỗ khoan trong khu vực cửa hầm sẽ được trang bị piezomet để phân tích điều kiện thuỷ
văn, đặc biệt tại khu vực có đá tảng.
Thí nghiệm Lugion sẽ được thực hiện tại những vị trí được yêu cầu để xác định độ thẩm thấu
của đá.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) sẽ được thực hiện trong các lỗ khoan đường, cầu và cống,
bắt đầu từ độ sâu - 2.00 m của mỗi lỗ khoan với tần số 2-3m/thí nghiệm, tùy thuộc vào độ dày
của các lớp đất.
Thử nghiệm cắt cánh (VST) sẽ được thực hiện trong các lỗ khoan đường, cầu và cống nằm
trên lớp đất yếu.
Mực nước ngầm sẽ được theo dõi mỗi ngày một lần, trước khi bắt đầu khoan.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 18 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
3.2.4. Thí nghiệm trong phòng lab
Thí nghiệm mẫu đá
Đặc tính của đá (trọng lượng thể tích, hàm lượng nước, thử nghiệm Los Angeles, Rc,
Rtb, mô đun biến dạng , vận tốc địa chấn của mẫu khoan, độ mài mòn…)
Cường độ nén Rn, kG/cm2 (trạng thái khô và bão hoà)
Hệ số độ cứng f. (f = Rn /100) để xác định loại đá theo thang phân loại độ cứng đất đá
Protodiaconov.
Thí nghiệm mẫu đất
Đặc tính của đất (lấy mẫu nguyên dạng và vận chuyển, thành phần hạt, hàm lượng
nước, các giới hạn Atterberg, lớp trầm tích, thí nghiệm nén một trục oedometric, thí
nghiệm nén 3 trục, Rx…)
Các thí nghiệm sau sẽ được thực hiện đối với đất rời:
1. Độ ẩm tự nhiên – W%
2. Thành phần hạt – P%
3. Độ chặt tự nhiên –
W
4. Trọng lượng – Δ
5. Góc nghỉ khô (với cát) – α
k
6. Góc nghỉ ướt (với cát) – α
ư
7. Giới hạn chảy – W
ch
8. Giới hạn dẻo – W
d
9. Trị số CBR
Các thí nghiệm sau sẽ được thực hiện đối với đất sét:
1. Độ ẩm tự nhiên – W%
2. Thành phần hạt – P%
3. Độ chặt tự nhiên –
W
4. Trọng lượng – Δ
5. Giới hạn chảy – W
ch
6. Giới hạn dẻo – W
d
7. Thí nghiệm cố kết
8. Thí nghiệm nén ba chiều (CU)
9. Trị số CBR
3.2.5. Giám sát các khảo sát địa kỹ thuật
Kinh nghiệm từ các dự án hầm và đường nói chung cũng như từ các khảo sát địa kỹ thuật
trước đây cho dự án hầm đèo Cả nói riêng cho thấy công tác giám sát tại chỗ là tuyệt đối cần
thiết. Nếu không được giám sát, chất lượng của khảo sát và dữ liệu đi kèm có xu hướng bị kém
đi. Công tác giám sát hiện trường phải do đơn vị thiết kế hoặc một tư vấn độc lập thực hiện và
không thể trông chờ vào Nhà thầu khảo sát.
3.2.6. Lựa chọn nhà thầu
Chủ đầu tư sẽ được đơn vị giám sát hỗ trợ trong việc lựa chọn các nhà thầu khảo sát địa kỹ
thuật. Công tác hỗ trợ này bao gồm việc đánh giá năng lực kỹ thuật, trang thiết bị và tham khảo
kinh nghiệm trước đây của các Nhà thầu, đặc biệt là đối với các lỗ khoan ngang, trong đó đòi
hỏi phải có kỹ năng cao và phương pháp tốt. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này trong nước
thì đơn vị giám sát có thể hỗ trợ chủ đầu tư tìm Nhà thầu phù hợp từ các quốc gia khác.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 19 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
3.2.7. Trách nhiệm của đơn vị giám sát
Đơn vị giám sát phụ trách những phần việc sau:
Giám sát chặt chẽ công tác khoan để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện
gặp phải (định vị, loại hình, chiều dài và số lượng hố khoan). Điều này đặc biệt quan
trọng đối với khoan ngang lấy mẫu.
Kiểm soát vị trí chính xác của các yếu tố địa kỹ thuật (hiện trường khoan lấy mẫu,
đường khúc xạ)
Kiểm soát chất lượng lõi khoan
Theo dõi ghi chép (tham khảo Phụ lục 4 về phiếu lẫy mẫu khoan)
Chống ống (tham khảo Phụ lục 5 về ảnh chụp mẫu)
Lưu giữ, bảo quản
Ảnh chụp (tham khảo Phụ lục 5 về mẫu ảnh chụp)
Kiểm soát các báo cáo khảo sát giữa đợt và cuối đợt
Phê duyệt các khoản thanh toán giữa đợt và cuối đợt cho nhà thầu theo tiến độ công
việc.
Nhà thầu phải nhanh chóng khắc phục các thiếu sót hoặc việc không tuân thủ đúng do đơn vị
giám sát xác định được.
3.3. Các tiêu chuẩn áp dụng
Các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được áp dụng:
STT Tên quy chuẩn, quy phạm Số hiệu
1 Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1,000; 1:2,000;
1:5,000 (phần ngoài trời)
96TCN 43-90
2 Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công
trình
TCXDVN 364-2006
3 Quy chuẩn quốc gia về xây dựng lưới độ cao QCVN11:2008/BTNMT
4 Công tác khảo sát trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung TCXDVN09:2004
5 Quy trình khảo sát đường ôtô 22TCN 263-2000
6 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000
7 Quy trình khoan thăm dò địa chất 22TCN 259-2000
8 Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn
định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở
22TCN 171-87
9 Quy trình xác định mô đun đàn hồi chung của áo đường bằng
cấn đo độ võng Benkelman
22TCN 251-98
10 Khảo sát kỹ thuật phục vụ thi công móng cọc 20TCN 160-87
11 Quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường 22TCN 355-2006
12 Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường, thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn
TCXDVN 266:1999
13 Thí nghiệm Lugion 14TCN-153-2006
3.4. Khảo sát địa chất và địa kỹ thuật cho các hầm
3.4.1. Tổng quan
Chương trình đề xuất cho các Khảo sát Địa Kỹ thuật bổ sung cho phần hầm tập trung vào khu
vực cửa hầm và bao gồm 3 loại khảo sát địa chất sau đây:
Đường Khúc xạ Địa chấn có hướng song song và vuông góc với trục hầm cho tất cả
bốn cửa hầm,
Khoan dọc tại bốn cửa hầm với độ sâu xuống phần hầm 5m,
Khoan ngang song song với trục hầm tại các cửa của hầm Đèo Cả.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 20 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Các đường địa chấn cung cấp mặt cắt ngang liên tục của khu vực cửa hầm sẽ được hiệu chỉnh
với các mũi khoan dọc. Yêu cầu phải có mũi khoan ngang để kiểm tra phạm vi (bề rộng) của
mặt cắt phiến đá tảng và các đới đứt gãy theo hướng Đông – Tây tại cửa hầm phía nam và cửa
phía bắc đèo Cả.
Xét tới
Điều kiện tiếp cận khó khăn với cao nguyên phía trên đoạn trung tâm của hầm đèo Cả,
Hướng đứng dự kiến của đứt gãy chính nằm trong Granite Batolith, và
Lớp phủ > 300 m phía trên cao độ hầm,
nên các mũi khoan đứng ở đoạn giữa đã được quyết định bỏ đi để tập trung vào hai mũi khoan
ngang từ khu vực cửa hầm. Để cho phép điều chỉnh kế hoạch khoan tuỳ theo điều kiện nền gặp
phải, đề nghị chia hợp đồng khảo sát bổ sung thành hai chương trình như sau:
Chương trình cố định;
Chương trình tuỳ chọn (để hoàn thành và củng cố thêm cho Chương trình cố định).
3.4.2. Chương trình cố định
Hầm đèo Cả
Cửa hầm phía bắc
3 đường khúc xạ địa chấn theo hướng Bắc – Nam và 4 đường khúc xạ địa chấn theo
hướng Đông - Tây với tổng chiều dài 1950 m
5 mũi khoan dọc xuống nền hầm -5 m với tổng chiều dài 225 m
Cửa hầm phía nam
2 đường khúc xạ địa chấn theo hướng Bắc – Nam và 4 đường khúc xạ địa chấn theo
hướng Đông - Tây với tổng chiều dài 1700 m
4 mũi khoan dọc xuống nền hầm -5 m với tổng chiều dài 155 m
Hầm đèo Cổ Mã
Cửa hầm phía bắc
1 đường khúc xạ địa chấn theo hướng Bắc – Nam và 3 đường khúc xạ địa chấn theo
hướng Đông - Tây với tổng chiều dài 800 m
1 mũi khoan dọc xuống nền hầm -5 m với chiều dài 35 m
Cửa hầm phía nam
1 đường khúc xạ địa chấn theo hướng Bắc – Nam và 3 đường khúc xạ địa chấn theo
hướng Đông - Tây với tổng chiều dài 900 m
1 mũi khoan dọc xuống nền hầm -5 m với chiều dài 35 m
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 21 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
3.4.3. Bảng tổng hợp khảo sát hầm
Ký hiệu Hướng đông
Hướng bắc
Cao độ địa
hình
Chiều dài lỗ
khoan
Độ nghiêng
so với
phương
ngang
Ca-N-V-1 594652.1 1424541.8 125.0 45 90
Ca-N-V-2 594674.4 1424438.2 135.0 50 90
Ca-N-V-3 594587.5 1424348.4 135.0 50 90
Ca-N-V-4 594525.5 1424457.0 125.0 40 90
Ca-N-V-5 594572.8 1424551.8 120.0 40 90
Ca-S-V-1 592900.7 1421076.6 55.0 35 90
Ca-S-V-2 592951.0 1421116.3 75.0 55 90
Ca-S-V-3 592939.7 1421067.6 60.0 40 90
Ca-S-V-4 592928.4 1421018.9 45.0 25 90
Ca-S-in fill 35 90
CoMa-N-V-1 592649.1 1417589.0 50.0 50 90
CoMa-S-V-1 592601.0 1417269.4 50.0 50 90
Tổng chiều dài
515 m
Đơn vị khảo sát sẽ cung cấp các tọa độ chính xác sau khi hoàn thành đợt khảo sát.
Chiều dài lỗ khoan có thể được điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện đất gặp phải tùy theo
yêu cầu của kỹ sư giám sát.
Đường kính tối thiểu của mũi khoan trong đất và đất phong hóa (đá tảng) là 85 mm và trong đá
tốt là 60 mm. Đường kính khi bắt đầu và đường kính ống chống phải được lựa chọn theo điều
kiện nền dự tính để đáp ứng những yêu cầu này.
Mẫu đá để thí nghiệm trong phòng lab được lấy đều đặn từ tất cả các mũi khoan và lấy từ
những khu vực được đặc biệt quan tâm.
Tất cả mũi khoan đứng tại vùng cửa hầm phải được trang bị piezomet để phân tích điều kiện
thuỷ văn, nhất là tại những vùng đá tảng.
3.4.4. Chương trình tuỳ chọn
Chương trình tuỳ chọn của Kế hoạch khảo sát địa kỹ thuật được thiết kế để đáp ứng các yêu
cầu của nghiên cứu Thiết kế Cơ sở. Tuy nhiên, dựa trên kết quả của kế hoạch khảo sát này và
những yêu cầu bổ sung có thể có được xác định trong các nghiên cứu thiết kế tiếp theo, có thể
phải tiến hành khảo sát địa kỹ thuật bổ sung tại chỗ để xem xét thêm các vấn đề đã được xác
định.
Ngoài ra, một loạt các mũi khoan phá mẫu phục vụ thí nghiệm đất tại hiện trường (thí nghiệm
pressuremet) sẽ được tiến hành tại khu vực cửa hầm. Những thí nghiệm này sẽ tìm ra đặc tính
của đất cần thiết cho việc thiết kế vòm và móng tường chắn.
Bảng dưới đây thể hiện chương trình tuỳ chọn dự kiến. Chương trình chính thức sẽ được xác
định dựa trên kết quả của chương trình cố định và các yêu cầu bổ sung được xác định trong
các giai đoạn thiết kế sau này.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 22 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Bảng tổng hợp các lỗ khoan lấy mẫu
Ký hiệu
Chiều dài lỗ
khoan (m)
Độ nghiêng so với
phương ngang
Ca-N-V-10 250 90
Ca-N-I-11 350 45
Ca-S-V-10 250 90
Ca-S-I-11 350 45
CoMa-N-V-1 70 90
CoMa-S-V-10 70 90
Tổng chiều dài 1340m
Bảng tổng hợp các lỗ khoan phá mẫu
Ký hiệu
Chiều dài lỗ
khoan (m)
Độ nghiêng so với
phương ngang
Ca-N-D-20 30 90
Ca-N-D-21 30 90
Ca-N-D-22 30 90
Ca-N-D-23 30 90
Ca-N-D-24 30 90
Ca-S-D-20 25 90
Ca-S-D-21 25 90
Ca-S-D-22 25 90
Ca-S-D-23 25 90
CoMa-N-D-20 25 90
CoMa-S-D-20 25 90
Tổng chiều dài 300m
3.5. Khảo sát địa kỹ thuật cho đường
Khảo sát địa kỹ thuật cho hạng mục đường phải đáp ứng các yêu cầu về thiết kế cơ sở như
quy định trong Tiêu chuẩn 22TCN 263 – 2000, và theo các yêu cầu sau:
3.5.1. Trước cửa phía bắc hầm đèo Cả
Trên đoạn này, khảo sát địa chất sử dụng 4 phương pháp phối hợp như sau:
phương pháp địa vật lý với điện trở đơn cực - lưỡng cực,
đo khúc xạ địa chấn,
thí nghiệm SPT đồng thời trên 3 mũi khoan dọc
thiết lập các hố thăm dò.
● Điện trở đơn cực - lưỡng cực
Khảo sát điện trở đơn cực – lưỡng cực sẽ được tiến hành trên phần tim đường (đường cơ sở),
bắt đầu từ lý trình Km 0+000 và kết thúc tại cửa hầm phía bắc và 6 đường ngang vuông góc
với tim tuyến tại các vị trí có đặc điểm địa chất riêng biệt. Chiều dài của đường cơ sở là 4,240
mét, chiều dài của đường ngang là 250 mét. Mục đích của khảo sát này nhằm:
xác định ranh giới và độ dày của các lớp đất đá từ bề mặt cho tới độ sâu 35.00 mét,
phát hiện ra các đứt đoạn (đới đứt gãy, vùng gãy…) trên phạm vi từ bề mặt tới độ sâu
35.00 mét.
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 23 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
● Khoan, thí nghiệm tại hiện trường
Các lỗ khoan sẽ nằm trên tim đường tới độ sâu 20.00 mét: BHR1 (Km 0+350), BHR2
(Km1+000), BHR3 (Km 2+870).
● Hố thăm dò
Các hố thăm dò có kích thước 2.0m x 2.0m vuông sẽ được thiết lập. Chúng cho phép ước
lượng kích cỡ và tần suất gặp phải của vùng có đá tảng. Có khoảng 8 hố được thiết lập dọc
theo tuyến để có khái niệm chính xác hơn về kích cỡ và số lượng đá tảng.
3.5.2. Sau cửa phía Nam hầm đèo Cả
Trên đoạn này, cần thí nghiệm SPT đồng thời trên 3 lỗ khoan dọc nằm trên tim đường tới độ
sâu với chiều sâu mỗi lỗ khoan là 20.00 mét: BHR4 (Km 8+150), BHR5 (Km 9+100) và BHR6
(Km 12+350).
Đường kính tối thiểu của mũi khoan trong đất và đất phong hóa (đá tảng) là 85 mm và trong đá
tốt là 60 mm. Các lỗ khoan phục vụ cho thiết kế đường sẽ được dừng khi đạt tới độ sâu đề
xuất.
3.6. Khảo sát địa chất cầu
Khảo sát địa chất bổ sung của hạng mục cầu, cống phải đáp ứng các yêu cầu phục vụ thiết kế
cơ sở như quy định trong Tiêu chuẩn 22TCN 263 – 2000, và những yêu cầu dưới đây:
a) Loại hình và số lượng khảo sát hạng mục cầu
Cầu qua suối Hảo Sơn (cầu loại trung theo tiêu chuẩn trên đây) – Bốn (4) lỗ khoan (một
lỗ tại vị trí mỗi mố cầu và hai lỗ tại vị trí trụ trung gian) sâu 50.00 m kết hợp với thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) bên trong lỗ khoan.
Cầu tại Km1+780 (cầu loại trung theo tiêu chuẩn trên đây) – Hai (2) lỗ khoan (một lỗ tại
mỗi mố cầu) sâu 30.00 m kết hợp với thí nghiệm SPT bên trong lỗ khoan.
Cầu dẫn vàp hầm phía nam (cầu loại lớn theo tiêu chuẩn trên đây) – Bảy (7) lỗ khoan
(một lỗ tại vị trí mỗi mố cầu và năm lỗ tại vị trí các trụ trung gian) sâu 40.00 m kết hợp
với thí nghiệm SPT bên trong lỗ khoan.
Cầu Suối Dưa (cầu loại trung theo tiêu chuẩn trên đây) – Ba (3) lỗ khoan (một lỗ tại vị
trí mỗi mố cầu và một lỗ tại vị trí cọc trung gian) sâu 40.00 m kết hợp với thí nghiệm
SPT bên trong lỗ khoan.
Cầu vượt QL1A (cầu loại trung theo tiêu chuẩn trên đây) – Bốn (4) lỗ khoan (một lỗ tại
vị trí mỗi mố cầu và hai lỗ tại vị trí các trụ trung gian) sâu 40.00 m kết hợp với thí
nghiệm SPT bên trong lỗ khoan.
b) Loại hình và số lượng khảo sát hạng mục cống:
Tại vị trí mỗi cống hộp sẽ đặt một lỗ khoan (tổng số bảy (7) lỗ) tới độ sâu 30.00 m kết hợp với
thí nghiệm SPT bên trong lỗ khoan. Vị trí các cống dọc tuyến như sau:
KM 1+294
KM 3+447
KM 4+074
KM 9+413
KM 10+714
KM 11+318
KM 12+100
Egis / Hoang Long
Nhiệm vụ, yêu cầu và khối lượng các khảo sát bổ sung:
Trang 24 Dự án Hầm Đường bộ Đèo Cả
Phiên bản 2
Đường kính tối thiểu của mũi khoan trong đất và đất phong hóa (đá tảng) là 85 mm và trong đá
tốt là 60 mm. Các lỗ khoan phục vụ thiết kế cầu và cống sẽ được dừng sau khi đã khoan sâu
5m vào trong lớp đá nền hoặc khi đã đạt đến lớp địa tầng với chỉ số SPT N
30
>= 50 lần đóng
trong cả 3 lần thí nghiệm liên tiếp.
3.7. Kế hoạch khảo sát, tài liệu giao nộp và bảng khối lượng
Dựa trên số liệu thu thập được từ các lỗ khoan, thí nghiệm thực hiện tại hiện trường và trong
phòng lab, Nhà thầu phải lập báo cáo khảo sát bao gồm những nội dung chính như sau: kết
cấu địa tầng, đặc tính hoá – lý của đất và đá tại các vị trí đường, cầu và hầm; đồng thời đề xuất
các giải pháp kỹ thuật phục vụ công tác thiết kế, …kèm theo tất cả phụ lục.
Bảng khối lượng khoan lấy mẫu
Ký hiệu
Hướng
đông
Hướng bắc
Cao độ địa
hình
Chiều dài
hố khoan
(m)
Độ nghiêng
so với
phương
ngang
Đường
BHR1 (Km 0+350) 593 974 1427640
20.00
90
BHR2 (Km 1+100) 593 698 1427058
20.00
90
BHR3 (Km 2+870) 593532 1426344
20.00
90
BHR4 (Km 8+150) 592917 1420965
20.00
90
BHR5 (Km 9+100) 592671 1417727
20.00
90
BHR6 (Km 12+350)
591799 1416638
20.00
90
Tổng chiều dài
120.00 m
Cầu và cống
BHB1-1 (Km 0+523) 593972.1 1427617.8
50.00
90
BHB1-2 (Km 0+556) 593967.8 1427585.1
50.00
90
BHB1-3 (Km 0+589) 593962.1 1427552.6
50.00
90
BHB1-4 (Km 0+622) 593955.2 1427520.3
50.00
90
BHC1 (Km 1+294) 593614.3 1426948.5
30.00
90
BHB2-1 (Km 1+766) 593523.4 1426497.5
30.00
90
BHB2-2 (Km 1+799) 593525.3 1426464.6
30.00
90
BHC2 (Km 3+447) 594463.2 1425261.5
30.00
90
BHC3 (Km 4+074) 594603.9 1424668.9
30.00
90
BHB3-1 (Km 8+206) 592916.7 1420959.3
40.00
90
BHB3-2 (Km 8+238) 592910.6 1420927.9
40.00
90
BHB3-3 (Km 8+271) 592904.5 1420895.5
40.00
90
BHB3-4 (Km 8+304) 592898.5 1420863.1
40.00
90
BHB3-5 (Km 8+337) 592892.4 1420830.6
40.00
90
BHB3-6 (Km 8+370) 592886.4 1420798.2
40.00
90
BHB3-7 (Km 8+403) 592880.3 1420765.7
40.00
90
BHC4 (Km 9+413) 593009.2 1419777.3
30.00
90
BHB4-1 (Km 9+855) 592908.1 1419348.1
40.00
90
BHB4-2 (Km 9+888) 592899.0 1419316.4
40.00
90
BHB4-3 (Km 9+921) 592889.9 1419284.7
40.00
90
BHC5 (Km 10+714) 592701.9 1418515.5
30.00
90
BHC6 (Km 11+318) 592674.2 1417912.2
30.00
90
BHC7 (Km 12+100) 592561.0 1417142.0
30.00
90
BHB5-1 (Km 12+100)
592595.0 1417162.8
40.00
90
BHB5-2 (Km 12+100)
592568.9 1417148.1
40.00
90