Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Luận văn tốt nghiệp:Cải cách kinh tế giữa việt nam và nhật phần 6 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.62 KB, 6 trang )

31

hoạt động kinh doanh đa dạng hơn và tiến tới có một hệ thống NHTM có
khả năng cạnh tranh cao trong bối cảnh chungcủa toàn cầu hoá tài chính.
2. Các chính sách cải cách Bộ Tài chính
Đối với Nhật Bản, Bộ Tài chính là nơi thể hiện rõ nhất những đặc
điểm và sắc thái của Nhà nước tham gia vào đời sống kinh tế của đất nước.
Sức mạnh của Bộ Tài chính lớn đến mức chính sách củ
a Bộ Tài chính là
chính sách của Chính phủ. Thẩm quyền của Bộ Tài chính rất rộng lớn như:
lập dự toán và quyết toán ngân sách, thu thuế các loại, theo dõi hoạt động
của các tổ chức tài chính, quản lý tài sản nhà nước, kể cả đề xuất và thực
hiện tư nhân hoá… Có thể nói không ở nước nào Bộ Tài chính có sự tập
trung quyền lực lớn như ở Nhật Bản. Từ trước đến nay hệ
thống tài chính
của Nhật Bản vẫn dựa vào ngân hàng là chính, vì thế các ngân hàng, kể cả
BOJ được coi như một bộ phận của Bộ Tài chính, hoạt động theo các quy
tắc do Bộ Tài chính áp đặt.
Do đó, trong chương trình “Big Bang”, Nhật Bản đã dự định cải tổ
lại Bộ Tài chính theo hướng phân rõ chức năng quản lý nhà nước và giám
sát, tách bớt chức năng vủa các bộ phận theo hướng chuyên môn hoá, đào
tạo lạ
i và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tinh giản bộ máy, giảm bớt quyền lực
và tăng cường giám sát lẫn nhau, tách chức năng tài chính của Bộ Tài chính
và chức năng quyết sách tiền tệ của BOJ. Chính phủ thực hiện bãi bỏ các
chương trình đầu tư Nhà nước và các quỹ bí mật đi cùng với nó. Chuyển
quá trình huy động vốn đầu tư của các quỹ này theo các nguyên tắc của
kinh tế thị trườ
ng. Như vậy, vai trò của Bộ tài chính là làm sao định ra
những quy chế phù hợp để các ngân hàng hoạt động và phát triển chư
không phải can thiệp vào hoạt động kinh doanh hoặc tuỳ tiện áp đặt các


quyết sách của mình.
3. Các chính sách về lãi suất tín dụng
Trong chính sách tín dụng, công cụ lãi suất cũng được sử dụng với
mục tiêu kích thích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất
nhằm phục hồ
i mức tăng trương kinh tế và chống lại tình trạng giảm phát.
Mặc dù trước năm 1998, lãi suất các loại đã ở mức rất thấp nhưng đến
32

tháng 2/1999 BOJ đã thực hiện chính sách lãi suất bằng 0. Chính sách lãi
suất bằng 0 ngoài mục tiêu kích thích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư,
còn nhằm giảm đi số tiền lãi cần phải trả khi nợ của Chính phủ và nợ của
các công ty đã phình ra tới mức có thể nguy hại nền kinh tế Nhật Bản. Việc
áp dụng chính sách lãi suất trên đã góp phần làm cho kinh tế Nhật Bản có
sự chuyển biến tích cực khi mứ
c tăng trưởng đạt 0,5% năm 1999 so với
mức tăng – 1,9% năm 1998. Đến tháng 8/2000 NHTW Nhật Bản lại ra
thông báo xoá bỏ chính sách lãi suất bằng 0 (xem bảng: Mức lãi suất của
Nhật Bản 1994 – 2002). Nhưng tình trạng trì trệ trong nền kinh tế sau đó đã
cho thấy sự xoá bỏ chính sách này là chưa đúng lúc. NHTW lại thông qua
chính sách lãi suất bằng 0 vào tháng 2/2001 và giới thiệu phương thức cho
vay theo kiểu Lombard (là cách cho vay thế chấp chứng khoán, tín dụng),
cộ
ng thêm sự nới lỏng hơn về số lượng cho vay.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách lãi suất bằng 0, còn có những
biện pháp khác để giúp các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng,
giảm phí dịch vụ trong việc mua bán các giấy tờ có giá… Hiện nay, số tiền
gửi của cá nhân và của các công ty vào ngân hàng là hơn 600.000 tỷ Yên.
Trong số đó chỉ có 4 nghìn tỷ Yên được gửi vào BOJ như là khoản dự trữ
bắt buộc, nh

ư vậy tỷ lệ dự trữ bắt buộc này là quá thấp so với tiêy chuẩn
quốc tế.
Cho đến nay BOJ vẫn quyết định giữ nguyên mục tiêu dự trữ trong
tài khoản vãng lai của họ ở mức 10 – 15 nghìn tỷ Yên và mức mua trái
phiếu của Chính phủ Nhật Bản hàng tháng ở mức 1 nghìn tỷ Yên, coi đây
như là một phần của chính sách lãi suất bằng 0 và tiếp tục chính sách nới
lỏng tiề
n tệ cho tới khi nền kinh tế đạt mức lạm phát dương. Việc chuyển
mục tiêu từ lãi suất sang số lượng trong chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ
bắt đầu thực hiện vào tháng 3/2001, theo giáo sư Nariai Osamu của trường
đai học Reitaku là một bước chuyển quan trọng để kéo nền kinh tế ra khỏi
tình trạng giảm phát.
Mức lãi suất của Nhật Bản 1994 – 2002 (%/ năm)
Các loại lãi suất 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
33

Lãi suất tiền gửi
không kỳ hạn
0,10 0,10 0,10 0,05 0.10 0,02 0,08
Lãi suất có kỳ hạn từ 3
đến 6 tháng
0,475 0,474 0,532 0,221 0,179 0,087 0.035
Lãi suất tiết kiệm bưu
điện không kỳ hạn
0,25 0.25 0,15 0,08 0,12 0,02 0,01
Lãi suất bưu điện kỳ
hạn 3 năm trở nên
0,80 0,45 0,25 0,20 0,20 0,07 0,07
Lãi suất trái phiếu
chính phủ kỳ hạn 10

năm
2,75 1,99 0,97 1,83 1,66 1,31 1,40
Lãi suất chiết khấu 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,10 0,10
Lãi suất cho vay ngắn
hạn
1,62 1,62 1,50 1,37 1,50 1,37 1,37
Lãi suất cho vay dài
hạn
2,50 2,30 2,20 2,20 2,10 1,85 1,75
Lãi suất cho hộ gia
đình vay mua nhà
3,10 3,00 2,20 2,80 2,80 2,60 2,60
(Nguồn: Financial and economic statistic monthly, June 2002, No.39, p.4)
Cho đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện chương trình “Big Bang”,
BOJ vẫn không thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ của mình với việc duy
trì lãi suất thấp và tăng cơ số tiền.
4. Các chính sách về thuế, thu chi ngân sách và bảo hiểm
a. Về thuế
Thực tế chỉ ra rằng thuế là một vấn đề nhạy cảm và tác động nhanh
tới hoạt động kinh tế. Nhằm làm sống động nền kinh tế sau 2 n
ăm suy thoái
nặng nề 1997 – 1998, và để kích thích tiêu dùng và đầu tư, Chính phủ Nhật
Bản đã tập trung vào việc cải cách thuế, coi đó là một phần trong cải cách
cơ cấu của Nhật Bản. Trong năm tài chính 1999, Chính phủ đã thực hiện
chương trình cắt giảm thuế thường xuyên và thuế chiến lược.
34

Trong cắt giảm thuế thường xuyên thì thuế thu nhập sẽ được cắt
giảm 20% với mức cắt giảm tối đa không quá 250.000 Yên. Mức thuế thu
nhập cao nhất sẽ giảm từ 65% xuống 50%. Thuế nhà ở sẽ được giảm 15%

với mức cắt giảm tối đa là 40.000 Yên. Thuế công ty sẽ được cắt giảm từ
46,36% xuống còn 40,87% với tổng trị giá là 2,3 nghìn tỷ Yên (Nguyễn
Minh Phong – Tr
ịnh Thanh Huyền, Cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản
những năm cuối thập kỷ 90 và bài học cho Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà
Nội). Thuế chiến lược bao gồm việc nới lỏng thuế đối với các tài sản cầm
cố trị giá 2,5 nghìn tỷ Yên. Có thể nói đây là chương trình cắt giảm thuế
lớn nhất trong lịch sử của Nhật Bản.
Không giống như các nước công nghiệ
p khác, ở Nhật Bản thuế trực
tiếp như thuế công ty, thuế thu nhập đóng vai trò quan trọng hơn thuế gián
tiếp như thuế giá trị gia tăng.
Thời gian gần đây, do kinh tế Nhật Bản suy thoái trầm trọng nên
nhiều công ty đã không nộp thuế, và điều đó đã trực tiếp làm tổn thương
đến ngân khố quốc gia. Vì vậy, Hội đồng chính sách kinh tế và tài chính
Nhật Bả
n do thủ tướng Kozumi làm chủ tịch đã đưa một loạt đề suất mới
về cải cách thuế. Trong đó coi thuế thu nhập như là mục tiêu hàng đầu cần
thay đổi. Theo đề xuất mới này, mức thuế khởi điểm sẽ được hạ thấp nhằm
mục đích mở rộng diện chịu thuế (tăng số lượng người đóng thuế), giả
m
thuế suất tối đa từ mức 75% xuống còn 70%. Trước đây, nhiều gia đình
Nhật Bản không phải đóng thuế vì mức khởi điểm phải đóng thuế thu nhập
còn cao. Ngoài ra, sẽ đánh thuế tài sản nặng hơn, đặc biệt là những vụ mua
bán bất động sản lớn nhằm làm dịu đi sự bất ổn trong thị trường bất động
sản. Thuế đánh vào tài sản thừa kế và quà tặng sẽ giảm nhăm kích thích
tiêu dùng, hiện đang ở mức 5%. Mặc dù đây là cải cách hợp lý nhất nhưng
nó có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng như đã xảy ra vào năm 1997, khi tỷ
lệ thuế tiêu dùng tăng từ 3 lên 5%. Các nhà phân tích cho rằng năm nay là
năm thuận lợi nhất để Chính phủ đẩy mạnh cải cách thuế – một hành động

mất lòng dân, vì là năm không có tổng tuyển cử (Tin Kinh tế 25-04-2002).
Chính sách giảm thuế thu nhập có tác động tích cực nếu đó là sự cắt
giảm lâu dài vì đối với người tiêu dùng, một mức thuế thu nhập thấp hơn sẽ
35

kích thích chi tiêu, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp. Nhưng sự cắt
giảm lâu dài lại tiềm ẩn nguy cơ chin ép đầu tư bởi vì lợi tức trái phiếu dài
hạn sẽ gia tăng – hậu quả của gia tăng nợ chính phủ. Ngược lại, một mức
thuế công ty thấp hơn chỉ kích thích đầu tư khi đó là sự cắt giảm tạm thời
bởi vì đầu t
ư phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận, đầu tư quá mức và lòng tin.
Thu thuế ở Nhật Bản tính đến tháng 3/2003 giảm 5,5% xuống còn
47,9 nghìn tỷ Yên, thấp hơn so với dự toán 1,7 nghìn tỷ Yên. Thuế thu từ
các công ty giảm 12,7% so với năm tài chính trước, xuống còn 10,3 nghìn
tỷ Yên, giảm 935 tỷ Yên so với dự toán.
Trong năm tài chính 2002, Nhật Bản dự tính sẽ cắt giảm 1.000 tỷ
Yên thuế công ty và ngày 5/8/2002 Thủ tướng Koizumi đã cắt giả
m thêm
1.000 tỷ Yên thuế công ty thêm một năm nữa, nghĩa là năm tài chính 2003
kết thúc vào tháng 3/2004 tạo ra sự cạnh tranh bình dẳng cho các công ty.
Giảm thuế tập trung vào các công ty trong việc tăng cường sử dụng
vốn và nghiên cứu. Thuế công ty của Nhật Bản hiện nay là 40,87% so với
thu nhập, cao hơn chút ít so với Mỹ (40,75%). Nhưng mức này cao hơn
10,84% mức thuế của Anh và 6,54% của Pháp, và cao hơn các nước châu
Á khác 10 đến 15% (Việt Nam News, 12/8/2002).
b. Về thu chi ngân sách của Chính ph

Mặc dù trong những năm 1990 Nhật Bản đã nhiều lần tiến hành cải
cách thu chi ngân sách, song, đây vẫn là lĩnh vực khó khăn và gay gắt nhất.
Trong khi các nước châu Âu và Mỹ liên tục duy trì những nguyên tắc tài

chính ở trung ương và địa phương để cải thiện thu chi ngân sách, Nhật Bản
trái lại thâm hụt ngân sáchkhông ngừng tăng. Hai nhân tố chính khiến thâm
hụt ngân sách tăng là sử dụng qua mức chính sách tài chính để kích thích
phát triển kinh tế và sự cách bi
ệt giữa lợi ích và chi phí.
Về chi tiêu ngân sách: Trong năm tài chính 2001, Nhật Bản vẫn duy
trì chính sách tăng chi tiêu để kích thích nền kinh tế. Trong tháng 11/2002,
chỉ chưa đến 1 tuần, Chính phủ đã phê chuẩn2 đợt chi ngân sách bổ sung trị
giá 5,5 nghìn tỷ Yên cho năm tài chính 2001 kết thúc vào tháng 3/2002.
36

Trong đó 3 nghìn tỷ Yên được chi cho chương trình việc làm và 2,5 nghìn
tỷ Yên được chi cho hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Riêng khoản chi cho
chương trình việc làm đã khiến cho tổng giá trị trái phiếu phát hành của
Chính phủ đượcphát hành trong năm tài chính 2001 lên tới 30 nghìn tỷ Yên
và nợ của Chính phủ sẽ lên đến 666 nghìn tỷ Yên, tương đương với 130%
GDP, mức cao nhất trong số các nước phất triển.Tài khoản chi tiêu tổng
hợp của Chính phủ cho năm 2001 vào kho
ảng 83 nghìn tỷ Yên. Trong đó
dịch vụ nợ quốc gia chiếm khoảng 17 nghìn tỷ Yên, gần bằng 1/5 tổng số.
Trợ cấp thuế cho địa phương cũng xấp xỉ 17 nghìn tỷ Yên. Đây là những
khoản chi tiêu không nằm trong chi tiêu chung của Chính phủ. Chi tiêu
chung của Chính phủ là 48 nghìn tỷ Yên, chiếm 58,9% tổng tà khoản chi
tiêu chung. Trong đó an ninh xã hội, các công việc công cộng, giáo dục và
nghiên cứu khoa học chiếm 2/3 chi tiêu chung, còn lại là chi cho quốc
phòng và các chi tiêu khác như chi cho những tr
ường hợp khẩn cấp, trợ
giúp kinh tế, lương hưu cho nhân viên nhà nước. Chi tiêu ngân sách của
Chính phủ năm 2002 ước tính là 47,5 nghìn tỷ Yên và tăng lên 48,1 nghìn
tỷ Yên trong năm tài chính 2003.

Về đầu tư công cộng: Những công trình tạo cơ sở cho các hoạt động
kinh tế như đường giao thông, hải cảng, nhà cửa, cấp thoát nước, đê đập…
cần đầu tư của nhà nước. Lịch sử đầu tư công cộng ở
Nhật Bản, nhìn chung
so với các nước phương Tây còn cách xa và đi sau một đoạn khá dài, vì vậy
trong tương lai vẫn sẽ duy trì một mức đầu tư công cộng cao. Kết quả là
một số hạng mục sẽ được đầu tư nhiều hơn trước, trong tình trạng tài chính
khó khăn đòi hỏi phải sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn. Vì vậy, khi phát
triển đầu tư
công cộngtrong tương lai sẽ phải ưu tiên cho các khu vực sẽ
phục vụ nhiều cho phát triển kinh tế của thế kỷ XXI cũng như sự hiệu quả
và minh bạch hơn.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ NHẬT BẢN CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC
CẢI CÁCH

×