Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vì sao virut lại khó trị? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.94 KB, 6 trang )

Vì sao virut lại khó trị?


Hiện nay, đại đa số các bệnh lây nhiễm gây khủng hoảng toàn thế
giới đều do tác nhân gây bệnh là virut. Sát thủ hàng đầu phải kể đến là
HIV/AIDS. Cho đến nay chưa có thuốc chữa và thuốc ngừa hữu hiệu
đối với con virut này. Mới đây là Coronavirus gây bệnh SARS, virut
cúm A H5N1 gây hội chứng viêm phổi cấp được cho là có thể có liên
quan đến bệnh cúm gà Đây là những con virut gây bệnh nguy hiểm có
tỷ lệ tử vong cao.
Có nghịch lý cần ghi nhận là ở các thế kỷ trước việc nghiên cứu tìm ra
tác nhân gây bệnh rất khó khăn, phải mất hàng chục năm thậm chí hàng trăm
năm nhưng khi tìm được tác nhân gây bệnh thì việc tìm ra thuốc chữa bệnh
lại khá dễ dàng, còn thời nay thì ngược lại. Với HIV việc nhận diện tác nhân
gây bệnh này khá nhanh, chỉ sau 2 năm ca AIDS đầu tiên được phát hiện.
Người ta đã phát hiện thủ phạm là HIV. Nhưng cho tới nay việc nghiên cứu
tìm được thuốc trị liệu có hiệu quả, tiêu diệt hoàn toàn HIV vẫn còn ở phía
trước. Đối với bệnh SARS, bệnh cúm A mới vừa bộc phát trong thời gian
ngắn là người ta đã xác định được tác nhân gây bệnh là loại virut gì. Không
những thế các nhà khoa học còn biết rõ cấu trúc, hình hài của chúng. Thế
nhưng việc dùng thuốc điều trị lại không chắc chắn hiệu quả, an toàn.
Cấu trúc và cách sống của virut
Virut là loại vi sinh vật nhỏ hơn rất nhiều so với vi khuẩn và có cấu
trúc gọi là “phi tế bào”. Virut bắt buộc phải sống ký sinh, tức “ăn nhờ ở đậu”
bên trong tế bào ký chủ mà nó xâm nhiễm (HIV sống bên trong tế bào bạch
cầu có tên Lympho bào T gọi tắt là CD4, còn virut cúm A sống bên trong tế
bào của hệ hô hấp ).
Cấu trúc của virut chỉ gồm có 2 phần:
- Lớp vỏ bên ngoài gồm các glycoprotein được gọi là các kháng
nguyên (như HIV có kháng nguyên GP 120, virut cúm A chứa kháng nguyên
H và N và loại rất độc lưu hành hiện nay được định danh H5N1).


- Phần nhân bên trong (còn gọi là capsid) chỉ chứa protein và bộ gen
là DNA hoặc RNA (như virut cúm là bộ gen là RNA gồm 8 mảnh dời nhau,
HIV có bộ gen là 2 chuỗi RNA).
Quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virut trong tế bào gồm các giai
đoạn:
- Gắn và xâm nhập tế bào bằng cách trút bỏ lớp vỏ và hòa nhập capsid
vào bên trong tế bào bị nhiễm.
- Dựa vào hoạt động của tế bào bị nhiễm, virut tổng hợp nguyên liệu
mà nó cần. Virut cúm tổng hợp RNA là lõi bọ gen của nó, hoặc RNA của
HIV lại được phiên mã thành DNA nhờ men phiên mã ngược có tên reverse
transcriptase.
- Cũng bên trong tế bào bị nhiễm virus tìm cách nhân lên nhiều virut
mới (gọi là sự sao chép của virut).
- Các virut mới trưởng thành được phóng thích khỏi tế bào đã nhiễm
để xâm nhập các tế bào mới.
Các thuốc chống virut
Hiểu được cấu trúc và cách sinh sống của virut, các nhà khoa học tìm
ra thuốc kháng virut có cơ chế tác động vào các giai đoạn đã kể trên. Có thể
kể:
Amantadin: Tác động ở giai đoạn 1, tức là ức chế sự hòa nhập virut
vào bên trong tế bào ký chủ. Cũng thuộc loại này acyclovir ức chế sự tổng
hợp DNA của virut Herpes.
Zidovudin (retrovir, gọi tắt là AZT): đây là thuốc điều trị HIV. Cơ chế
của thuốc là ức chế sự phiên mã ngược RNA thành DNA của HIV làm cho
HIV ngưng phát triển, không sinh sản được. Cũng thuốc loại này còn có
didancsine, zalcitabin, lamivudin
Cseltamivir (tamiflu): Thuốc có tác dụng ở giai đoạn cuối tức là ngăn
không cho virus cúm sao chép trưởng thành và phóng thích ra khỏi tế bào
bằng cách ức chế men neuraminidase (chính là kháng nguyên N của lớp vỏ
của virut cúm).

Thuốc ức chế protease: Gồm có indinavir, ritonavir, saquinavir,
nelfinavir. Đây là nhóm thuốc phối hợp với AZT để trị HIV. Cơ chế của
thuốc ức chế protease làm cho men phân giải đạm của HIV không hoạt động
được để nó nhân lên thành nhiều con HIV mới.
Gamma globulin và Interferon: đây chính là các chất sinh học do cơ
thể sản xuất ra để chống lại virut. Gamma globulin ngăn virut xâm nhập vào
tế bào vì có chứa kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt nằm trên lớp vỏ
của virut. Còn Interferon kháng virut bằng cách ngăn cản virut tổng hợp
protein, RNA hoặc DNA của nó trong tế bào. Như vậy trong cơ thể ta luôn
có nộilực kháng lại bệnh tật, kể cả các bệnh truyền nhiễm do virut. Hiểu rõ
điều này, các nhà khoa học đã tổng hợp Gamma globulin và Interferon dùng
làm thuốc.
Tại sao virut lại khó trị?
Điều cần quan tâm là virut luôn tìm cách chống đỡ lại thuốc kháng
virut gây tình trạng mà ta gọi là sự kháng thuốc. Nhiều virut, đặc biệt có
virut cúm luôn thay đổi hình dạng của nó để có khả năng thích ứng chống lại
tác dụng của thuốc. Nguyên nhân của sự thay đổi hình dạng là vì virut (như
virut cúm A) không có cơ chế chỉnh sửa các sai sót trong quá trình sao chép
dẫn đến sự biến đổi cấu trúc gen ở những virut mới mà nó nhân lên. Điều
này làm xuất hiện các phân týp virut mới với những kháng nguyên mới. Đến
nay người ta đã liệt kê ở virut cúm A đã thay đổi đến 15 kháng nguyên
Hemagglutinine (đánh số H1 đến H15) và 9 kháng nguyên Neuraminidase
(đánh số từ N1 đến N9). Hơn thế nữa, virut cúm có thể trao đổi, trộn lẫn chất
liệu gen để chuyển từ loài này sang loài khác và sản sinh ra virut lại chính là
một phân týp virut mới. Chính vì thế vào lúc này, virut là “đích tác dụng”
với một số thuốc kháng virut nhưng vào lúc khác nó thay đổi không là “đích
tác dụng” của các thuốc đó nữa. Virut khó trị là như thế.

×