Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các thuốc điều trị đau thần kinh tọa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.28 KB, 3 trang )

Các thuốc điều trị đau
thần kinh tọa


Đau thần kinh tọa là bệnh rất thường gặp, đứng thứ hai trong số
các bệnh khớp tại khoa khớp của Bệnh viện Bạch Mai. Nếu không được
điều trị đúng mức có thể có nhiều biến chứng: tổn thương thần kinh tọa
không hồi phục, làm bệnh nhân tàn phế do không thể đứng, đi lại được;
rối loạn cơ tròn dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sinh hoạt và chức năng sống bình thường của bệnh nhân; loét
vùng xương cùng cụt, nhiễm trùng tiết niệu, viêm phổi, do nằm lâu tại
giường
Đối với bệnh này, điều trị đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp nội khoa,
Đông y, ngoại khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Điều trị thường
dài ngày. Trong thời gian đầu mắc bệnh, điều trị cơ bản là nội khoa, chủ yếu
là dùng thuốc. Tỷ lệ điều trị nội khoa có kết quả tốt rất cao, tới hơn 90%.
Thời gian mắc bệnh càng ngắn, bệnh nhân được điều trị càng sớm thì kết
quả càng tốt.
Đầu tiên cần phải dùng các thuốc chống viêm không steroid như
celebrex, mobic Tất cả các loại thuốc trên đều uống sau khi ăn no. Nếu
bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày thì cần phải thêm thuốc bảo vệ dạ dày. Có
thể dùng thêm thuốc giảm đau như paracetamol, efferalgan codein, thuốc
giãn cơ như myonal.
Ngoài ra có thể tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison ở cơ sở
chuyên khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn. Những năm gần đây
người ta áp dụng một số kỹ thuật đặc biệt, sử dụng laser hay sóng radio để
điều trị đau thần kinh tọa.
Có thể chiếu tia hồng ngoại lên vùng thắt lưng, áp dụng các biện pháp:
áp nhiệt lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ như
chườm nóng, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc. Khi có điều kiện có thể
sử dụng liệu pháp tắm bùn, đắp bùn, tắm suối khoáng, kéo dãn cột sống


bằng dụng cụ trong trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
Người ta cũng áp dụng cả các phương pháp Đông y như uống thuốc
Đông y, xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm. Tuy nhiên, không nên lạm
dụng thuốc nam quá mức vì có thể trong một số trường hợp gây độc gan,
thận, dị ứng
Phẫu thuật được chỉ định trong một số ít trường hợp khi điều trị nội
khoa không đỡ sau 6 tháng, hay có một số biến chứng của bệnh (liệt và teo
cơ, rối loạn cơ tròn); cũng có thể phẫu thuật khi đau dữ dội, đau tái phát
nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.
Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Có thể áp
dụng một trong các phương pháp phẫu thuật như cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ
cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.

×