Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Độc tính của sulfamid kháng sinh với thận doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.87 KB, 5 trang )

Độc tính của sulfamid kháng
sinh với thận


Thuốc gây độc cho thận trong đó có sulfamid kháng sinh, kết cục
sẽ làm mất "cân bằng động" nội môi, sinh ra các tai biến khác, thúc đẩy
lão hóa. Độc tính của sulfamid - kháng sinh với thận bao gồm:
Làm tắc ống thận
Điển hình là sulfamid. Dùng liều cao, uống ít nước, tất cả sulfamid
(trừ sulfamethoxazol) sẽ đạt nồng độ bão hòa, kết tinh, làm tắc ống thận.
Cách tránh: dùng liều vừa đủ có hiệu lực, kèm với nhiều nước. Cụ thể khi
dùng 0,5g sulfamid nên uống kèm 0,5 lít nước hoặc trong ngày cần ăn canh,
uống nhiều nước hơn mức bình thường. Sulfamid lợi tiểu như acetazolamid
cũng gây sỏi thận. Các sulfamid lợi tiểu khi dùng liều cao sẽ làm tăng kali,
mất natri huyết quá ngưỡng, gây rối loạn cân bằng điện giải, rối loạn cân
bằng kiềm toan và tác hại cho thận theo cách khác.
Gây nhiễm độc thận
Làm cho tế bào biểu mô ống thận bị tổn thương.
Nhóm kháng sinh aminozid: Tỷ lệ gây độc thận cao (khoảng 10%
người dùng) với các biểu hiện: tăng cao đột ngột urê huyết (thường ít nghĩ
đến do thuốc mà cho là do bệnh thận cũ hay do cao tuổi). Neomycin hiện
không còn dùng dạng tiêm, dạng uống; streptomycin chỉ dùng điều trị lao
theo phác đồ ổn định, nên hiếm gặp tính độc cho thận do hai thuốc này.
Gentamycin bị lạm dụng, dùng không đúng cách, cả ở những tuyến thiếu
điều kiện theo dõi (về lâm sàng, về xét nghiệm) nên có tần suất gây độc cho
thận cao nhất nhóm. Gentamycin có khoảng cách giữa liều điều trị và liều
độc hẹp, ít gắn với protein của huyết tương, thường khuếch tán vào dịch gian
bào, ít được chuyển hóa, có tới 70% bài tiết qua thận dưới dạng nguyên. Ở
người suy thận, người già, trẻ nhỏ, chu kỳ bán hủy kéo dài, thuốc tích lũy
lại ở thận tuy có mức độ nhưng có thể gây ra ngộ độc thận. Nguy cơ ngộ độc
thận thường xảy ra hơn ở người huyết áp thấp hoặc người có bệnh về gan


hoặc ở nữ giới. Khi dùng gentamycin cần theo dõi liều cẩn thận, với những
đối tượng trên phải giảm liều. Liều phải dựa vào độ thanh thải creatinin.
Gentamycin thâm nhập vào thai gây độc thận cho thai, bài tiết vào sữa mẹ
với nồng độ thấp và chưa có bằng chứng gây hại cho trẻ bú. Không nên dùng
cho người có thai.
Nhóm kháng sinh cephalosporin: Chỉ thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin,
cephazolin, cephadroxil) gây độc cho thận, còn thế hệ 2-3 thì an toàn hơn.
Cephalexin hấp thu tốt qua đường uống trong khi đó cefazolin, cefalothin
hấp thụ tốt hơn đường tiêm bắp, riêng cefalothin hấp thụ tốt hơn nửa qua
đường tĩnh mạch. Tất cả chúng đều phân bố rộng rải khắp cơ thể nhưng
không đáng kể trong dịch não tủy. Cephalexin, cefazolin hầu như không bị
chuyển hóa, trong khi cefalotin nhanh chóng bị chuyển hóa trong gan
chuyển thành chất trung gian. Vì vậy, hầu hết cefalexin và cefazolin trong
khi chỉ có 60-70% cefalotin bài tiết qua đường thận dưới dạng không đổi.
Người già, trẻ nhỏ, người suy thận chức năng thận yếu, suy giảm, chu kì bán
hủy thuốc kéo dài hơn người bình thường từ 3-5 lần. Một phần chúng tích lại
trong các cơ quan gây độc trong đó gây độc nhiều nhất cho thận. Khi dùng
chúng nhất là dạng thuốc tiêm cần tính toán liều cẩn thận, riêng các đối
tượng trên cần giảm liều căn cứ vào độ thanh thải creatinin. Chúng cũng
thâm nhập vào thai gây độc thận cho thai, bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ
thấp, chưa có bằng chứng gây hại cho trẻ bú mẹ. Không nên dùng cho người
có thai, cho con bú. Vì thế hệ 1 ít gây độc cho các cơ quan chức năng khác,
lại rẻ tiền hơn thế hệ 2, 3 nên ít người chú ý đến tính hại thận, chỉ định khá
dễ dãi, lạm dụng, có khi dùng cả cho người mà thận vốn có vấn đề không ổn,
nguy hại nhất là lạm dụng cho trẻ em. Trong số các thuốc này thì cephalexin
do là dạng uống, dễ dùng hơn nên thường bị lạm dụng nhiều hơn cả.
Kháng sinh nhóm polimycin: Colimicin (colistin) gây hoại tử ống
thận, viêm thận kẽ. Dùng kéo dài liều cao (trên 10.000.000 IU/ngày) có thể
gây suy thận, ngừng thuốc sẽ hồi phục được. Cách tránh: khi bị nhiễm khuẩn
gram âm nên chọn các kháng sinh ít độc hơn (như các aminosid,

cephalosporin), nếu cần phải dùng thì nên làm kháng sinh đồ (để chắc chắn
là cần thiết), chỉ dùng với liều và thời gian vừa đủ.
Kháng sinh trị nấm: Amphotericin B tác dụng lên lipid màng tế bào
gây suy thận cấp, đái tháo nhạt, nhiễm toan ống thận. Griseofulvin làm suy
giảm chức năng thận và gan. Tác dụng độc chỉ xảy ra khi dùng liều cao kéo
dài (trong khi việc chống nấm thường phải dùng dài ngày), đặc biệt hay xảy
ra với người già, người vốn có chức năng thận suy giảm. Cần dè dặt với
những đối tượng này cả về chỉ định, liều lượng, cách dùng (chọn dạng thích
hơp).

×