Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương pháp mới điều khiển giới tính cá Rô phi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.02 KB, 6 trang )

Phương pháp mới điều khiển giới tính cá Rô phi
Cá Rô phi (thuộc họ Cichlidae, giống Oreochromis) hiện
được nuôi phổ biến nhất là Rô phi vằn - Niloticus (là giống
nhập vào nước ta từ Đài Loan từ năm 1974) và Rô phi đỏ -
Red Tilapia (nhập từ Malaixia năm 1985) là loài cá dễ nuôi,
có khả năng thích nghi với nhiều vùng cuả các nước nhiệt
đới. Và, đặc biệt có đặc tính ăn tạp nên rất được nông dân
ưa chuộng chọn nuôi. Hiện nay Rô phi là nhóm cá được
nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới sau nhóm cá Chép
Fitzsimmons và Gonzalez, 2005 – Trích dẫn bởi Trung tâm
tin học, Bộ Thủy sản, 2005, với sản lượng năm 2007 là
2.121.010 tấn.

H1: Cá Rô phi đỏ H2: Cá Rô
phi vằn

Mặc dù sản phẩm từ cá Rô phi không được ưa chuộng
trên thế giới như các loài cá da trơn (Tra, Basa, Nheo…) do
có nhiều xương; nhưng nhờ thịt chắc, ít mỡ, ngọt thịt và có
nhiều dinh dưỡng nên vẫn được một số nước tiêu thụ nhiều.
Theo báo cáo cuả Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản
(VASEP), nước xuất khẩu cá Rô phi lớn nhất trên thế giới
là Trung Quốc với sản lượng nuôi năm 2009 ước khoảng
1,15 triệu tấn, xuất khẩu 259.000 tấn; trong đó, nước tiêu
thụ nhiều nhất là Mỹ với 134.400 tấn.
Một trong những ưu điểm để Rô phi trở thành đối tượng
nuôi quan trọng là cá có tuổi thành thục sinh dục sớm (4-6
tháng tuổi đã đẻ, chu kỳ sinh dục ngắn (20-30 ngày) và đẻ
dễ dàng trong ao (Coddington và cộng tác viên, 1997; trích
dẫn bởi Phelps và Popma, 2000). Tuy nhiên, cũng vì đặc
tính này đã dẫn đến hậu quả là ao nuôi bị dầy đặc và thiếu


thức ăn, cá nuôi bị chậm lớn, kích cỡ cá không đều khi thu
hoạch, hiệu quả kinh tế thấp.
Với đặc tính cá đực tăng trưởng nhanh hơn cá cái và
sinh sản nhiều lần trong 1 năm (có thể đến 13 lần) nên cá
phải tham gia sinh sản nhiều, vì thế tốc độ tăng trưởng rất
thấp. Để có được sản lượng lớn từ nuôi trồng, cá thả nuôi
phải hạn chế sinh sản và phải chọn toàn cá đực để nuôi thì
mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu.
Để giải bài toán này, từ những năm thập niên 80 cuả thế
kỷ trước, đã có những công trình nghiên cứu, đề tài khoa
học về điều khiển giới tính cá Rô phi theo hướng rặt đực,
gồm:
1- Dùng phương pháp hoá trị để làm teo buồng trứng cuả cá
cái (Đề tài khoa học cuả Tiến sĩ Nguyễn Tường Anh, Giảng
viên trường Đại học Nông Lâm TP HCM kết hợp với Viện
nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt). Phương pháp này không
thành công do giá thành cao và tỷ lệ chết sau hoá trị lớn.
2- Dùng hóc môn sinh dục đực (Testosteron) trộn vào
thức ăn, cho cá ăn ngay từ giai đoạn cá bột khi cá bắt đầu
ăn thức ăn ngoài (ứng dụng thành tựu từ Trung Quốc), sau
1 thời gian hệ sinh dục cuả cá con sẽ chuyển sang tính đực .
Kết quả từ phương pháp này cho 95-97% cá giống rặt đực.
Hiện nay phương pháp này đang được ứng dụng rộng rãi và
cung cấp nhiều cho thị trường như: Trung tâm sản xuất
giống cá nước ngọt thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài
Gòn, Công ty TNHH TM & DV Hải Thanh…
3- Dùng phương pháp lai tạo giưã giống cá Rô phi rằn
(O. niloticus) với cá Rô phi xanh (Blue Tilapia) cho ra 95%
dòng con toàn đực. Công nghệ này do Viện Nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản I tiếp nhận từ Israel và chuyển giao đàn

cá bố mẹ từ Trung Quốc cho Cty TNHH TM & SX Hải
Thanh. Trên thực tế, phương pháp này tốn công sức và thời
gian hơn phương pháp dùng hóc môn sinh dục.
4- Dùng phương pháp xử lý nhiệt: Mới đây, Tiến sĩ
Nguyễn Văn Tư – Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm
TP HCM và các cộng sự đã có đề tài nghiên cứu “Thử
nghiệm sản xuất giống cá Rô phi đơn tính đực bằng phương
pháp xử lý nhiệt”. Thực ra đề tài này đã được tiến hành
nghiên cứu từ năm 2007 và đến năm 2009 thì tiến hành sản
xuất thử nghiệm để đưa ra kết luận cụ thể cho phương pháp
này.
Nghiên cứu này dưạ trên các nhận định về sự ảnh hưởng
cuả môi trường đến giới tính cuả cá, mà nhân tố chủ yếu
chính là nhiệt độ. Đối với hầu hết các loài cá nhạy cảm với
nhiệt độ như Artherinid, Cichlid, Poecilid gồm cá Vàng
(Carassius auratus), Rô phi (Oreochromis spp.) thì tỷ lệ đực
tăng dần khi nhiệt độ cao và giảm dần khi nhiệt độ thấp; và
theo Ponzoni và cộng tác viên (2008) cho rằng xử lý nhiệt
độ sẽ là phương pháp mới trong sản xuất giống Rô phi đơn
tính đực.
- Thí nghiệm năm 2007: Cá 3 ngày tuổi sau khi nở (bắt
đầu ăn ngoài) được nuôi trong các bể có gắn các heater để
điều khiển nhiệt độ theo yêu cầu. Ương cá ở nhiệt độ cao
32 – 34oC trong 10 ngày liên tục, sau đó hạ nhiệt độ về
bình thường và tiếp tục ương trong bể kiếng cho đến khi cá
được 25 ngày tuổi thì chuyển sang ương trong vèo. Cá
được nuôi đến 90 ngày tuổi thì được thu hoạch và kiểm tra
tỷ lệ đực hoá.
- Thí nghiệm năm 2008: Ương cá 8 ngày tuổi trong thời
gian 5 ngày và ương với nhiệt độ 36oC, sau đó chăm sóc cá

như thí nghiệm năm 2007 đến 80 ngày tuổi thì thu hoạch
kiểm tra tỷ lệ đực hoá.
- Thử nghiệm sản xuất với quy mô nhỏ năm 2009:
+ Điạ điểm thực hiện: Trại Phú Hữu thuộc Tổng Cty
Nông nghiệp Sài Gòn
+ Bể cấp nước (bể nâng nhiệt): bể nhưạ 3 lớp có dung
tích 700lít được đun nóng bởi 1 heater đầu ren có công suất
2,5 KW.
+ Bể ương: 03 bể có dung tích 300lít/bể.
+ Mật độ cá thả: 50.000 con/m3, 75.000 con/m3,
100.000 con/m3.
+ Nhiệt độ ương: 36oC và ương trong 5 ngày (ương cá
từ 8 ngày tuổi).
+ Thức ăn: bột cá rây thật mịn với lượng ăn là 10%
trọng lượng thân.
+ Giai ương: có kích thước 1 x 1 x 1,5m.
Sau 60 ngày thu hoạch kiểm tra tỷ lệ đực cái thì thấy:
. Tỷ lệ cá sống cao nhất khi ương ở mật độ 50.000 con/m3
so với các mật độ khác là 97%.
. Tỷ lệ đực cao nhất cũng là mật độ 50.000 con/m3 là
95,55%.
Phương pháp này có tính ưu việt hơn phương pháp sử
dụng hóc môn sinh dục do nó khắc phục được tâm lý e ngại
cuả người tiêu dùng vì cho rằng hóc môn sinh dục có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý; tuy nhiên, các nhà sản
xuất hiện nay chưa mạnh dạn áp dụng vì nếu sản xuất với
số lượng lớn sẽ phải cần một thiết bị cung cấp nhiệt thật
lớn và cũng lo ngại về tình trạng cung cấp điện hiện nay.


×