Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Cẩn thận khi lựa chọn màn hình của Laptop! potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.74 KB, 14 trang )

Cẩn thận khi lựa chọn màn hình của Laptop!
Hi vọng qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ giảm
được phần nào những nhầm lẫn khi quyết định
lựa chọn màn hình của Laptop.
Chắc hẳn đôi lần chúng ta đã từng gặp khó khăn khi
chọn màn hình cho laptop. Quả thật đứng trước một
quyết định lựa chọn có ảnh hưởng lớn đến việc sử
dụng sau này thì chúng ta không thể không cân nhắc
kỹ lưỡng. Màn hình laptop là một trong những linh
kiện đắt đỏ và không thể không tính tới khi mua
laptop.



Ngoài ra, việc hiểu chính xác và tường tận cách làm
việc của màn hình laptop (về góc nhìn, dpi, độ tương
phản hay tỉ lệ khung hình) cũng là một điều hữu ích
cho kiến thức của chúng ta. Hi vọng qua bài viết dưới
đây, các bạn sẽ thêm được một phần kiến thức của
mình về laptop mà cụ thể hơn là cách lựa chọn màn
hình laptop phù hợp với nhu cầu.

Tổng quan khi lựa chọn màn hình laptop

Ai cũng đều biết rằng màn hình là một trong những
yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn laptop. Hãy lấy
ví dụ, nếu bạn là một người đam mê những bộ phim
chất lượng cao thì tiêu chí full HD ít nhất từ 1920 x
1080 luôn là điều bạn rất quan tâm. Nếu như bạn là
một người làm việc về thiết kế đồ họa thì việc màn
hình có hiển thị bản vẽ phác thảo như thế nào cũng


rất đáng coi trọng. Vì vậy có thể thấy, tuy mục đích
sử dụng có thể khác nhau với từng loại đối tượng
nhưng việc lựa chọn màn hình luôn quan trọng như
nhau.



Hơn nữa, sở hữu một chiếc laptop có màn hình như ý
cũng sẽ giúp bạn làm việc được hiệu quả hơn. Chẳng
phải cứ màn hình to là làm việc sẽ tốt hơn mà đôi khi
một chiếc màn hình hợp lý kết hợp với một màn hình
mở rộng nữa lại cho năng suất làm việc cao hơn. Vì
vậy, lựa chọn màn hình trở nên khó khăn với nhiều
người cũng bởi là vì thế. Thường thì bạn sẽ có cảm
giác linh kiện này đều có một chuẩn chung cho tất cả
các laptop. Nhưng nếu để ý kỹ, sẽ có nhiều nét tinh
thế mà không phải ai cũng chú ý và nhận ra.

Kích cỡ màn hình

Điều đầu tiên mà bất cứ ai lựa chọn màn hình laptop
cũng đều quan tâm là kích thước của linh kiện này.
Kích thước màn hình thường được chuẩn hóa theo
quy tắc đường chéo màn hình chứ không phải là
chiều dài x chiều rộng. Những mẫu kích cỡ màn hình
phổ biến hiện nay là 12.1”, 13.3”, 14.1”, 15.4”, 15.6”
và 17”. Những mẫu kích thước này được phân ra chủ
yếu là dựa trên nhu cầu của người sử dụng. Ví dụ,
mẫu dưới 13.3” thường được những người làm công
việc văn phòng hoặc nữ giới lựa chọn vì tính trang

nhã và khối lượng laptop thấp.



Hiện nay, xu hướng phát triển của ngành công nghiệp
sản xuất laptop đang tiến dần sang loại màn hình
rộng có kích thước từ 18” trở lên. Một số chuyên gia
đưa ra lời khuyên rằng bạn nên cân nhắc và lựa chọn
màn hình thật kỹ càng trước khi quyết định. Bởi một
sự bất cẩn trong chọn lựa sẽ khiến năng suất làm việc
hay giải trí sau này bị giảm thiểu đáng kể.



Thông thường, xu hướng màn hình laptop được chia
ra như sau: từ 12.1” đến 14.1” là dòng dành cho
doanh nghiệp hoặc nữ giới. Với các game thủ và
những người yêu thích giải trí thì một chiếc laptop
với kích thước màn hình từ 15.4” trở lên được cho là
khá phù hợp với số đông.

Màn hình widescreen và tỉ lệ khung hình chuẩn
(Aspect Ratio)

Tỉ lệ khung hình là một trong những yếu tố đặc trưng
cho màn hình nói chung và màn hình laptop nói
riêng. Theo truyền thống trước đây thì một màn hình
với tỉ lệ khung hình 4:3 được coi là chuẩn. Nghĩa là
theo tỉ lệ này, chúng ta sẽ có chiều dài: chiều cao
tương ứng là 4:3. Dễ hiểu vì sao loại màn này thường

được gọi dân giã là “màn vuông”.



Theo thời gian, những tiêu chuẩn cũng đã thay đổi.
Khi màn hình widescreen ra đời thì người ta cũng coi
tỉ lệ 16:9 là chuẩn mới thay vì 4:3 như trước. Đôi khi,
kích thước vật lý không biểu hiện hết ra ngoài tỉ lệ
thực của màn hình nên việc “sờ mó, đo đạc” không
bao giờ là thừa cả. Lời khuyên của các chuyên gia là:
Hãy xác định kỹ cho mình tỉ lệ và độ lớn màn hình
hợp lý cho nhu cầu trước khi đến shop tin học. Theo
lý thuyết và kinh nghiệm thì màn hình rộng
Widescreen sẽ rất phù hợp cho việc xem film và giải
trí. Trong khi đó, màn hình vuông là chuẩn phổ thông
và tương thích với khá nhiều phần mềm hoặc game
cũ.

Độ phân giải màn hình



Độ phân giải màn hình laptop là thuật ngữ dành để
chỉ số điểm pixel vật lý thực có trên màn hình. Theo
như quy ước thì số liệu chi tiết kỹ thuật về yếu tố này
sẽ được hiểu là số pixel chiều ngang x số pixel chiều
đứng. Ví dụ khi bạn nhìn thấy một thông số độ phân
giải 1280 x 1024 thì điều đó có nghĩa màn hình này
có chứa 1280 pixel theo chiều ngang và 1024 pixel
theo chiều dọc.




Hiển nhiên là khi nhìn vào thông số này, chúng ta sẽ
hiểu rằng khi càng có nhiều số lượng pixel trên màn
hình thì độ nét càng cao hơn. Tuy nhiên, càng nhiều
số lượng pixel không phải lúc nào cũng có lợi. Vì
nhiều khi các icon, item trên máy tính sẽ hiển thị nhỏ
đi gây khó khăn trong lúc sử dụng.

Màn hình gương và màn hình chống chói

Quả thực nên lựa chọn loại màn hình nào giữa màn
hình gương và màn hình chống chói cũng không phải
là điều dễ dàng. Hiện nay, loại màn hình gương
(Glossy screen) được cho là phổ biến rộng dãi hơn
loại còn lại. Lý do là bởi loại màn hình gương được
thiết kế phù hợp với việc xem phim, ảnh hơn. Đồng
thời hình ảnh hiện thị cũng sáng và hấp dẫn hơn. Tuy
nhiên, nhược điểm của loại màn hình này là rất không
thích hợp khi làm việc ngoài trời bởi bạn sẽ chẳng
còn nhìn thấy gì trên desktop nữa.



Ngược lại, loại màn hình chống chói (chống lóa -
Anti-glare screen) cho màu sắc ổn định và trung thực
hơn. Đồng thời cũng cho cảm giác màu hơi lùi vào
trong bề mặt màn hình do vậy khi làm việc lâu với
màn hình này ít bị mỏi và chói mắt. Màu sắc cũng

được ổn định hơn trong môi trường nhiều ánh sáng.

Kết luận

Rõ ràng việc chọn lựa màn hình là một điều không hề
dễ dàng chút nào. Hi vọng qua bài viết này chúng ta
sẽ hiểu hơn về những yếu tố cần quan tâm khi lựa
chọn một loại màn hình laptop ưng ý. Chúc các bạn
đưa ra được quyết định sáng suốt để tìm được “em
lap” có màn hình ưng ý mà không phải hối hận sau
này.

×