Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phiêu lưu ở thác Dray Sáp hùng vĩ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.74 KB, 5 trang )

Phiêu lưu ở thác Dray Sáp hùng vĩ
Theo tiếng Ê đê, Dray Sáp có nghĩa là khói, hay sương. Tên gọi xuất phát từ việc lượng
hơi nước khổng lồ của dòng chảy bao phủ cả khu vực, khiến ngọn thác càng trở nên bí
ẩn, hoang sơ.
Hầu như tất cả các ngọn thác của Tây nguyên đều gắn với một truyền thuyết đẹp, thác
Dray Sáp cũng vậy. Thác là biểu tượng tình yêu chung thủy của nàng H’mi và người
yêu. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một thiếu nữ Êđê xinh đẹp tên là H’Mi. Nhiều chàng
trai giàu có từ khắp các buôn làng M’Nông, Êđê đến đây cầu hôn nhưng bị nàng cự
tuyệt bởi lẽ nàng đã trót yêu một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ cùng buôn.

Thác có hai dòng đục trong song hành.
Một hôm, nàng cùng người yêu đi ra rừng ngồi nghỉ trên một tảng đá lớn. Đột nhiên có
một con quái vật từ đâu xuất hiện. Từ trên cao, con quái vật lao xuống dùng chiếc
miệng ngậm nước sông rồi quật mạnh lên tạo thành cột nước khổng lồ quét về phía hai
người. Chàng trai bị bắn văng ra xa rồi ngất đi. Đến khi tỉnh dậy mới hay người yêu đã
bị con quái vật bắt đi mất. Chàng vô cùng đau khổ, ngồi chờ nàng hàng ngày, hàng
tháng, hàng năm bên dòng nước. Đến khi chết, chàng hóa thành một cây to đâm rễ sâu
vào tảng đá, ngàn năm chờ nàng.
Để đến được thác, du khách phải trải qua hàng loạt những cảm xúc khác nhau. Cảm
giác phiêu lưu khi đi bộ dưới tán lá của những cây cổ thụ cao vút, to hơn hai người ôm;
cảm giác hồi hộp khi vượt qua bãi đá đầy rêu, trơn nhẵn giữa lòng suối. Hay cảm giác
mạo hiểm khi lúc leo, lúc luồn dưới những hốc đá cheo leo. Để rồi ngạc nhiên đến sững
sờ trước bức tượng nước hùng vĩ giữa núi rừng Tây nguyên, ngạc nhiên với hơi nước
không những bao tỏa cả khu vực mà còn như mơn man, quất quýt theo từng bước
chân du khách, mang lại hơi lạnh dễ chịu; ngạc nhiên với hàng trăm cầu vồng lung linh,
cái lớn nhất chi dài non thước nhưng cũng đủ để du khách cảm thấy mình đang lọt vào
nơi thiên cung nào đó.
Sau bức tượng nước của thác là một hang động khá lớn, trong động chỉ là những khối
đá to xù xì, đầy rêu nhưng hầu hết du khách đến đây đều muốn một lần xuyên qua màn
nước, vào phía bên trong động để một lần trải nghiệm cảm giác như Tề Thiên Đại
Thánh vượt thác về Hoa Quả Sơn. Người yếu vía hay cẩn thận hơn, không muốn ướt


áo hay đối diện với làn nước mạnh luôn sẵn sàng đập vào người, nhưng vẫn thích
khám phá hang động thì tìm khoảng trống bên đầu này của thác, vào động, rồi đi dọc
theo chiều dài động đến đầu bên kia của thác mà không sợ bị ướt.
Sau thời gian khám phá thác, du khách đến đây thường ngân nga thư giãn với dòng
nước mát lạnh, ngồi đọc sách, câu cá hàng giờ, hay thủ thỉ trò chuyện trong cái lạnh
của hơi nước, trong tiếng reo vang của thác, mọi lo âu, buồn phiền như tan biến.





×