Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bàn về phong thủy nhà đất potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.62 KB, 4 trang )

Bàn về phong thủy nhà đất
Khái niệm cơ bản của Phong Thủy là: “Khí nương theo gió thì tản mạn, gặp nước
giới hạn thì dừng, người xưa làm cho tụ mà không cho tán, làm cho lưu thông mà
có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy”. Ở đây chỉ đề cập đến cửa căn nhà của
bạn.

Xem phong thủy, nói cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của “khí” đối với vị trí không gian
nhất định.Trong hai tầng này, “phong” và “thủy” là môi giới liên kết “khí” với địa hình, là
cách luận đoán từ hình tượng cụ thể chuyển hóa thành các tác động trừu tượng. Trong
quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cụ thể là địa hình, giải thích và bình
phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm phong thủy.
Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng “phong” và “thủy” thì lại lấy địa hình để diễn
tả trạng thái tác động của nó, cho nên trong thuyết phong thủy, hai quá trình này cùng
tồn tại. Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết phong thủy vừa rất
huyền bí, vừa rất phức tạp.
Cửa trong phong thủy còn gọi là “huyền quan”. Về vấn đề này mỗi phái đều có cách lý
giải riêng, nhưng nói chung họ đều công nhận cửa là quan trọng nhất. Đi đôi với cửa
chính (huyền quan) còn có một thuật ngữ gọi là ‘Thủ huyền quan (trấn giữ cửa). “Thủ
huyền quan” là phía sau cửa khoảng 1,5 mét cho đến 2 mét đặt một tấm bình phong,
giống như một đơn vị trấn thủ cửa chính. Công dụng của bình phong là để thay đổi
hướng đi của dòng khí, không cho khí xung chiếu trực tiếp vào.
Dùng bình phong để hóa giải luồng khí.

Bình phong dùng để thủ huyền quan có thể dùng bất cứ vật liệu hoặc hình dáng gì, và
không cần lớn, chỉ cần cải biến hướng đi của dòng khí là được. Người ta cũng có thể
dùng tấm gương làm bình phong, dùng để thủ huyền quan đồng thời vừa dùng để trang
trí nội thất. Hoặc dùng một cái bàn tròn để hóa giải dòng khí xung chiếu trực tiếp vào.
Đó là các biện pháp nhằm tạo luồng khí hòa hoãn để sinh tài.
Cửa không được đối nhau

Các cửa nên tránh đối nhau trực tiếp.


Bên trong nhà thường có một số phòng và cửa của nó, các cửa này cần phải tránh đối
nhau trực tiếp, vì một khi các cửa thông nhau sẽ làm ảnh hưởng phong thủy bên trong
nhà. Lúc ấy dòng khí sẽ thịnh một nơi và yếu đi nơi khác, khó đạt tới sự hài hòa. Do đó
nếu như phong thủy của một phòng không được tốt sẽ ảnh hưởng sang phòng khác.
Các nhà phong thủy cho rằng nếu phạm vào trường hợp này thì người trong nhà hay
cãi vã, xung đột. Nếu không thể sửa đổi lại cách bố trí cửa trong nhà được, người ta có
thể đặt bình phong hoặc treo rèm cửa để cải thiện.
Cửa phòng không được xuyên suốt từ trước nhà ra sau.

Trường hợp trong hình là phạm vào cuộc “Môn xung sát” rất có hại cho chủ nhân, hình
thành hiện tượng mà các nhà phong thủy gọi là “Xuyên đường phong” (gió xuyên qua
các phòng). Trong trường hợp này dòng khí sẽ quá mạnh làm ảnh hưởng đến sự ổn
định của khí tường, có thể gây tổn thương đến sức khỏe người ở trong nhà.
Cửa lớn không được đối nhau với cửa sổ

Cửa lớn là nơi để người ta ra vào, và cũng là nơi dòng khí vào nhà, nếu cửa lớn được
đặt ở hướng tốt, một khi cát khí vào nhà sẽ theo cửa sổ mà đi mất, không tụ được.
Cửa lớn không nên đối thẳng với bậc thang.
Cửa lớn không được đối thẳng với bậc thang hay đường hành lang
Như trong hình bên là trường hợp cần tránh, đây gọi là cách cuộc “Môn xung sát” hay
là “Thương sát”.
Cửa của hai nhà không được đối nhau
Ngay cả trường hợp cửa của hai nhà khác nhau cũng không được đối nhau. Các nhà
phong thủy cho rằng có thể làm những cách sau để hóa giải như dùng bình phong che
chắn phía trong cửa, đặt cặp tượng hình kỳ lân ở cửa bị xung chiếu, hoặc cặp tượng
nhỏ hình con rùa bằng đồng cũng được (tượng này có thể hóa giải những loại vật
phong thủy xấu khác xung chiếu vào cửa), tạo thành một hành lang để làm hòa hoãn
dòng khí…
Cửa không được đối với cạnh góc phòng


Như trong hình bên, người đứng trong phòng nhìn ra ngoài phòng thấy cạnh góc của
phòng đối diện xung chiếu thẳng vào phòng, đây cũng là điều cấm kỵ.
Cửa phòng không được đối thẳng với xà nhà
Dù là nhà gỗ, nhà xây hay đúc bê tông đều phải chú ý không thiết kế xà nhà đâm thẳng
vào cửa chính.

×