Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thuốc chống kết dính tiểu cầu trong điều trị bệnh tim mạch ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.6 KB, 6 trang )

Thuốc chống kết dính tiểu cầu trong
điều trị bệnh tim mạch


Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim đang gia
tăng ở nước ta. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nhồi
máu cơ tim là sự hình thành huyết khối ở trong lòng động mạch vành
(động mạch nuôi tim). Vì lý do này những bệnh nhân bị bệnh động
mạch vành thường hay sử dụng thuốc chống kết dính tiểu cầu.
Dùng thuốc chống kết dính tiểu cầu đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân
đã được đặt stent ở động mạch vành. Những báo cáo khoa học gần đây trên
toàn thế giới về huyết khối muộn trong stent bọc thuốc đã làm cho giới bác
sĩ tim mạch càng quan tâm hơn đến các thuốc này.

Tiểu cầu, cục máu đông và bệnh tim
Tiểu cầu là một thành phần rất nhỏ trong hệ thống tuần hoàn, nó giúp
cho cơ thể ngăn cản quá trình chảy máu. Ví như bạn bị chảy máu ở đâu đó
trong cơ thể, các tiểu cầu sẽ đến chỗ bị chảy máu đó cùng với một số thành
phần khác tạo nên cục máu đông và làm ngăn ngừa máu chảy ra khỏi mạch
máu. Hình thành cục máu đông có những lợi ích như vậy nhưng nó cũng có
thể gây tắc các mạch máu của cơ thể bạn. Nó có thể làm tắc mạch vành
(mạch máu nuôi tim) gây nhồi máu cơ tim, tắc mạch não gây tai biến mạch
não, tắc mạch ngoại vi gây hoại tử chân
Bình thường trong tuần hoàn không hề có cục máu đông. Các thành
phần của máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu không thể dính vào thành
mạch gây ra cục máu đông được. Chỉ khi có sự lắng đọng của các chất béo
(do quá trình xơ vữa động mạch) làm cho lớp nội mạc mạch máu bị tổn
thương, lúc đó cục máu đông mới có thể hình thành.
Những nhân tố dễ gây ra huyết khối và tổn thương lớp nội mạc mạch
máu là tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá.
Sự hình thành cục máu đông tiến triển theo nhiều bước. Đầu tiên, các


tiểu cầu dính lại với nhau thành một mảng. Mảng này ngày càng tiến triển
lớn hơn. Một lúc nào đó sự tiến triển của những mảng huyết khối này có thể
gây ra tắc các mạch máu.
Tiểu cầu đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành cục
máu đông bên trong lòng mạch, do vậy những thuốc chống kết dính tiểu cầu
đặc biệt cần thiết để chống lại quá trình hình thành cục máu đông này. Làm
hạn chế và ngăn cản quá trình hình thành cục máu đông là một phần rất quan
trọng trong cuộc chiến chống lại nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não.
Điều trị thuốc chống kết dính tiểu cầu
Thuốc tác động với chức năng tiểu cầu có thể phân ra làm 3 loại:
thuốc dự phòng bệnh tim mạch (dự phòng tiên phát), thuốc điều trị trong cấp
cứu và thuốc điều trị lâu dài (dự phòng thứ phát). Đường dùng của thuốc
cũng có hai loại: loại uống và loại tiêm.
Aspirin
Aspirin là một thuốc quan trọng trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch.
Thuốc cũng có một lịch sử lâu dài, đã được sử dụng hơn 100 năm nay với
hàng tỷ người sử dụng nó.
Thuốc rất thông dụng và rẻ tiền. Chúng ta cũng biết thuốc này được
dùng trong những trường hợp sốt, đau đầu Thuốc thậm chí được bán
không cần kê đơn ở nhiều nơi trên thế giới cũng như tại nước ta. Hàm lượng
thuốc thường thấy bán trên thị trường là 500mg. Hàm lượng này thường
được dùng để hạ sốt và điều trị đau đầu. Với hàm lượng dùng trong điều trị
bệnh tim mạch, aspirin được khuyên dùng là từ 75mg - 325mg. Do vậy, các
bác sĩ ở nước ta hay chỉ định liều 100mg cho những bệnh nhân mắc bệnh
mạch vành. Ngoài ra, thuốc còn có dạng tiêm bắp, tuy nhiên dạng này chỉ
dùng ở bệnh viện trong một số phòng cấp cứu.
Dù thuốc không được khuyên dùng cho những người khỏe mạnh để
dự phòng bệnh tim mạch nhưng nó được chỉ định dùng dự phòng cho một số
bệnh nhân có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não như một số
bệnh nhân hút thuốc lá, đái tháo đường, xơ vữa động mạch. Trong một tổng

kết trên 100.000 bệnh nhân, aspirin đã cho thấy làm giảm nguy cơ tử vong
do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não khi dùng trong giai đoạn sớm ngay
khi triệu chứng bắt đầu. Aspirin cũng được chỉ định dùng cho những bệnh
nhân làm các thủ thuật như can thiệp động mạch vành, mổ bắc cầu nối động
mạch vành. Thuốc thường được dùng trước và sau các thủ thuật này, làm
giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu. Những bệnh nhân đã bị
nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, cơn đau thắt ngực, điều trị hằng ngày
với aspirin sẽ làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não lần 2.
Nếu không có chống chỉ định dùng aspirin, đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân
bị bệnh mạch vành bắt buộc phải có aspirin.
Clopidogrel
Clopidogrel là một thuốc mới được tìm thấy và dùng trong thời gian
gần đây. Biệt dược thường thấy ở nước ta là plavix với hàm lượng 75mg.
Thuốc thường được dùng với liều đầu tiên là 300mg (4 viên) sau đó thuốc
thường được duy trì với hàm lượng 75mg/ngày. Thuốc làm giảm nguy cơ
huyết khối và các biến cố tim mạch. Thuốc được dùng cùng với aspirin cho
những bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định, các dạng khác nhau của nhồi
máu cơ tim, trước và sau can thiệp động mạch vành, mổ bắc cầu nối động
mạch vành. Khi dùng đều đặn clopidogrel sau nhồi máu cơ tim hoặc tai biến
mạch não, hiệu quả của nó giống như hiệu quả của aspirin. Thuốc cũng rất
quan trọng trong dùng sau đặt stent động mạch vành. Trong đặt stent động
mạch vành, đặc biệt là stent phủ thuốc, clopidogrel là rất cần thiết. Hiện nay,
vẫn chưa rõ thời hạn dùng bao lâu sau khi đã đặt stent bọc thuốc, nhưng các
khuyến cáo hiện nay chỉ rằng nên dùng sau 9 tháng đặt stent. Lý do không
dùng lâu dài thuốc này cho bệnh nhân sau đặt stent có lẽ là do lý do kinh tế,
hơn nữa vẫn chưa có những thử nghiệm lâm sàng chứng minh cho việc sử
dụng lâu dài thuốc này. Loại thuốc này rất đắt tiền. Tại nước ta, viên thuốc
này (plavix) được bán với giá trên 25.000 đồng/viên.
Nguy cơ điều trị thuốc chống kết dính tiểu cầu
Do tất cả các thuốc chống kết dính tiểu cầu đều tác dụng lên cục máu

đông bình thường, nên tác dụng phụ thường gặp nhất của nó là gây chảy
máu. Chảy máu có thể ở những vị trí rất nhỏ như chảy máu mũi, hoặc có khi
chảy máu rất lớn và nguy hiểm như chảy máu não. Nhưng may mắn là hầu
hết các chảy máu đều chỉ chảy máu trung bình, không đe dọa cuộc sống và
không cần phải truyền máu. Vị trí khá thường gặp là chảy máu dạ dày, ít gặp
hơn là chảy máu ở đường niệu gây đái máu. Chảy máu dạ dày thường trên
cơ sở có bệnh dạ dày trước đó như loét dạ dày và ung thư dạ dày. Khi có
chảy máu, bệnh nhân thường được đến bệnh viện theo dõi cẩn thận để tìm
nguyên nhân chảy máu. Một số nguy cơ khác của thuốc chống kết dính tiểu
cầu thường rất ít gặp như dị ứng với aspirin hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu ở
bệnh nhân dùng thuốc ức chế glycoprotein IIa/IIIb.

×