Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu về tâm lý học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.84 KB, 2 trang )

SV : Đặng Bá Bình -Lớp CĐKTDN K2.2/1
1. Tâm lý học
Tâm lý: Là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền
và điều hành mọi hành động, hoạt động của con ngừơi.
(Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động
nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan
hệ xã hội.)
Tâm lý học: Là khoa học về các hiện tượng tâm lý. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh
vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày của mỗi con người
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Nó nghiên cứu các quy luật
nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động sống đa dạng, diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Sự ra đời của tâm lý học với tư cách một khoa
học độc lập là kết quả tất yếu của sự phát triển lâu dài của những tư tưởng triết học, những
quan điểm tâm lý trong trường kỳ lịch sử và sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học khác
2.lý do học tâm lý học
Giúp ta nắm được những kiến thức cơ bản của Tâm lý học để không chỉ ứng dụng trong cuộc
sống mà còn lĩnh hội được những kiến thức làm cơ sở để tiếp cận chuyên đề Tâm lý học quản
lý sau này.
Khi nghiên cứu về hành vi trong sự thay đổi của con người, các nhà tâm lý học cũng đã chỉ rõ
mức độ khó, dễ và mức độ thời gian nhanh, chậm trong sự biến đổi hành vi con người như
sau:
- Những vấn đề thuộc về tri thức con người là dễ thay đổi nhất.
- Những vấn đề thuộc về thái độ con người dễ thay đổi ở cấp thứ 2.
- Những thay đổi thuộc hành vi cá nhân ở cấp độ thứ 3.
- Những thay đổi thuộc hành vi tập thể là khó thay đổi nhất và thời gian lâu nhất.
cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng xã hội hệ thống các chuẩn mực xã hội bằng
nhiều cách và bằng nhiều phương tiện như phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục trong
nhà trường, và do các lực lượng xã hội tiến hành. Có nhiều chuẩn mực đạo đức xã hội trở
thành thói quen truyền thống của lối sống Việt nam, nhưng hiện nay, trong điều kiện xã hội
hiện đại lại bị mai một. Ví dụ như kính trọng người già, tôn sư trọng đạo, kính trên nhường


dưới, thương người như thể thương thân v.v Sở dĩ như vậy bởi vì một mặt công tác giáo dục
của chúng ta có những yếu kém và không thường xuyên. Mặt khác, sự trừng phạt đối với cá
nhân vi phạm tỏ ra không kiên quyết nên kém hiệu lực.
Tâm lý học coi con người là một chủ thể tích cực chứ không phải là một cá thể chỉ thích nghi
thụ động với môi trường theo kiểu con vật. Hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích
và hướng đến mục đích thông qua sự thúc đẩy của động cơ. Để thấy rõ quá trình tâm lý làm
xuất hiện hành vi cá nhân, hay nói cách khác xem xét nguồn gốc và nguyên nhân xuất hiện
hành vi của con người chúng ta có thể khái quát hoá bằng sơ đồ sau đây:
Động cơ thúc đẩy
NHU CẦU Mục đích
Hành vi xuất hiện
Thoả mãn
Nhu cầu tạo nên động cơ thức đẩy hành vi. Hành vi bao giờ cũng hướng đến mục đích.
Mục đích là đối tượng của nhu cầu mà con người cần thoả mãn, chiếm đoạt, sử dụng hoặc
xác lập sở hữu.
Trang 1
SV : Đặng Bá Bình -Lớp CĐKTDN K2.2/1
Với sự phân tích trên chúng ta thấy rằng sở dĩ hành vi xuất hiện là do có nhu cầu muốn đạt
được một mục đích nào đó. Để đạt được mục đích nào đó thì con người phải tiến hành các
hành động nối tiếp nhau một cách tương đối, như hành động hướng đích, hành động thực
hiện mục đích.
Như vậy, hành vi bao gồm một chuỗi nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm đạt được mục
đích để thoả mãn nhu cầu của con người.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng hiểu hết được hành vi của
mình. Có những trường hợp sau khi hành vi xuất hiện chúng ta không hiểu được tại sao
chúng ta lại làm như vậy. Đó là trượng hợp liên quan đến vấn đề mà tâm lý học gọi là vô
thức, đã được nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo, Freud, nghiên cứu và xác lập nên thuyết
Phân tâm học. Ông phân tích và chứng minh rằng không phải lúc nào con người cũng hiểu
được nhu cầu nào đã thúc đẩy nên hành vi. Có những hành vi chịu sự điều khiển của tiềm
thức hoặc vô thức. Theo Freud, tiềm thức hay một phần của vô thức cũng chính là cái trước

đây đã được ý thức, sau đó bị lãng quên trong một nhà kho. Trong những điều kiện nhất
định thì tiềm thức hay vô thức “trỗi dậy” tạo thành động cơ thúc đẩy hành vi xuất hiện.
Điều này chúng ta có thể ví dụ như hành vi của những người mông du.
Trang 2
NHU CẦU
(cần ăn)
Hành động thực hiện
mục đích
(Ăn thức ăn)
Hành vi xuất hiện
Thoả mãn
Hành động hướng đích
(Chuẩn bị bữa ăn)
Động cơ thúc đẩy

×