LỞ MỒM LONG MÓNG (F.M.D) – CƠ CHẾ SINH
BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh dịch lây lan rất
nhanh trên một diện rộng nên được xếp vào nhóm bệnh thứ
nhất trong danh mục kiểm dịch quốc tế. Mặc dù tỷ lệ gây
chết chỉ cao trên heo con, bê nghé; còn trên các gia súc lứa
và trưởng thành nếu được điều trị tốt thú có thể phục hồi
sau 1-2 tuần, song thiệt hại về kinh tế rất lớn, do tính lây
lan quá mạnh.
Vì hiện nay những nước đã khống chế được bệnh rất ngại
nhập khẩu gia súc, hoặc các sản phẩm động vật từ các nước
chưa khống chế được bệnh LMLM, đây chính là mối nguy
hại cho đầu ra của ngành chăn nuôi, cũng như sự phát triển
của nó.
1. Căn bệnh:
Bệnh do một loại virus thuộc họ Picorna Viridae có 7 typ
(O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1, mỗi typ còn có
nhiều phụ typ) các typ khi giám định huyết thanh đều
không có miễn dịch chéo, do đó ngành thú y phải chọn
vaccin đúng với typ đang gây bệnh để tiêm phòng. Theo tài
liệu của Cục Thú y, dòng virus gây bệnh LMLM trên gia
súc ở Việt Nam thuộc typ O, gần đây có xuất hiện virus typ
A ở miền Trung và virus typ Asia 1 ở các tỉnh miền núi
phía bắc.
2. Loài vật mắc bệnh:
Trong thiên nhiên: trâu bò mẫn cảm với bệnh nhất, rồi mới
đến heo, dê, cừu, các loài dã thú như hươu, nai, heo
rừng…Loài ăn thịt và người ít nhạy cảm với bệnh, loài một
móng nhö ngựa, gia cầm, chim không mắc bệnh.
Ở người, theo tài liệu của Chung Văn Lẫm, 1997 Học viện
kỹ thuật quốc gia Bình Đông Đài Loan, thì người ăn thịt
bò mắc bệnh đã nấu chín, công nhân giết mổ gia súc mắc
bệnh lở mồm long móng đều không mắc bệnh. Tuy nhiên,
theo tài liệu của BS Nguyễn Vĩnh Phước, người chăm sóc
gia súc bệnh lở mồm long móng có thể mắc bệnh do virus
xâm nhập qua vết thương ở da, đường tiêu hoá, hoặc hô
hấp, thời gian nung bệnh khoảng 4-8 ngày, sau đó xuất hiện
các triệu chứng: sốt, mụn nước mọc ở đầu ngón tay, bàn
chân, cánh tay và các nơi khác. Đặc biệt, mụn gây ngứa,
gây triệu chứng gải nhiều, đôi khi mụn có thể mọc ở lợi
răng, gây viêm miệng. Bệnh có thể kéo dài đến 10 ngày,
sau đó sẽ hết bệnh.
3. Chất chứa virus:
- Mụn nước là nơi tập trung nhiều virus nhất, đặc biệt là
mụn nước sơ phát mới hình thành.
- Trên cơ thể thú ngoài mụn nước, các chất bài tiết như
nước bọt, nước tiểu, phân, sữa, nước mắt, nước mũi cũng
chưá nhiều virus. Số lượng virus trong chất thải này có thể
thay đổi tuỳ thuộc vào thời gian mắc bệnh, thường rất cao
trong ngày đầu và giảm dần. Sau 2 tuần hầu như không còn
thấy virus trong các chất bài tiết. Trung bình 1 con heo mắc
bệnh sẽ bài thải khoảng 4 tỉ virus mỗi ngày (gấp 3.000 lần
trên bò).
- Trên thú chết hoặc bị giết mổ, virus tập trung nhiều trong
máu, bắp cơ và ở các nội tạng. Lượng virus trong bắp cơ
cao hơn trong máu và có mặt đến ngày thứ 7 sau khi mắc
bệnh.
4. Đường xâm nhập và cách truyền bệnh:
Đường xâm nhập chính là tiêu hoá, virus có thể vào cơ thể
qua niêm mạc miệng, và niêm mạc ống tiêu hoá. Ngoài ra,
các vết trầy ở da, đầu vú cũng là nơi virus xâm nhập vào cơ
thể. Đường sinh dục và hô hấp được coi là đường xâm nhập
phụ.
Quá trình lây lan bệnh diễn ra theo các cách thức sau:
+ Lây trực tiếp qua nước bọt hoặc các chất bài tiết do nhốt
chung hoặc chăn thả chung gia súc bệnh với gia súc khoẻ
mạnh.
+ Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn
nuôi, chân tay, giầy dép của người chăn nuôi, người tham
gia điều trị bệnh hoặc lây lan do việc bán chạy các gia súc
mắc bệnh, mổ lậu gia súc mắc bệnh, không xử lý đúng mức
thịt gia súc mắc bệnh hoặc vận chuyển gia súc mắc bệnh.
+ Virus có thể theo gió phát tán ra không khí trong cự ly
10km.
5. Cơ chế sinh bệnh:
- Thời gian nung bệnh trung bình 2-4 ngày, đôi khi kéo dài
đến 7 ngày.
- Đầu tiên virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng,
niêm mạc ống tiêu hoá, qua thức ăn, nước uống… hoặc các
vết trầy ở bên ngoài cơ thể. Virus sẽ nhân lên tại các vị trí
xâm nhập ở lớp thượng bì của miệng, niêm mạc ống tiêu
hoá, da, tạo nên mụn nước sơ cấp, thường các mụn nước
này ít và ở giai đoạn đó thú vẫn sinh hoạt bình thường, do
đó dễ dàng bị bỏ qua không phát hiện được. Sau 1-2 ngày
virus từ mụn nước sơ phát xâm nhập vào máu và phủ tạng,
tạo nên triệu chứng sốt cao. Tuy nhiên, máu và phủ tạng
không phải là nơi thích hợp cho sự phát triển, do đó virus
quay ngược trở về các vị trí trên cơ thể có vùng thượng bì
non như môi, nướu răng, lưỡi, gờ móng, đầu vú để phát
triển, tạo các mụn nước thứ cấp. Đặc điểm mụn nước chỉ
mọc ở phần thượng bì, không ăn sâu vào lớp trung bì và hạ
bì, do đó sau khi mụn nước vở sẽ rất mau lành lại, và ít gây
nhiễm trùng thành mụn mủ nếu được chăm sóc tốt.
- Mụn mọc ở miệng, lưỡi gây cảm giác đau nhức làm thú
không nuốt được, nước bọt bị kích thích chảy ra đầy ở
miệng. Heo con, bê nghé bỏ bú do đó sẽ chết sau vài ngày
mắc bệnh.
- Mụn nước ở móng chân thường bị nhiễm trùng do thú đi
đứng trong phân, đất, vi trùng phụ nhiễm sẽ tấn công sâu
vào các lớp bên dưới gây hư hại nặng tổ chức da ở gờ
móng, làm móng dễ bị bong tróc.
- Virus có thể tạo các mụn nước ở khí quản, phế quản hoặc
tấn công vào cơ tim kéo theo sự phụ nhiễm của vi khuẩn
Staphylococcus, tạo nên các thể viêm cơ tim, thoái hoá cơ
tim làm gia súc chết ngộp.
6. Triệu chứng bệnh:
Lúc bắt đầu bệnh gia súc có các triệu chứng sau đây:
- Thú ủ rũ, dáng điệu rất mệt, sốt cao liên tục 2-3 ngày.
- Kém ăn, hoặc ăn rất khó khăn, nước bọt bắt đầu chảy ở
góc miệng.
- Sau 2-3 ngày kể từ khi mắc bệnh, mụn nước bắt đầu hình
thành ở quanh mũi, niêm mạc họng, lưỡi, lợi răng, môi, đầu
vú hoặc quanh đầu vú. Mụn nước cũng mọc ở gờ móng, kẻ
móng, vùng này nhanh chóng bị nhiễm trùng do đó sẽ tạo
các chỗ lở loét làm hư móng, toát móng.
- Trên heo con còn bú mẹ, bê nghé ngoài triệu chứng sốt
cao, có thể tiêu chảy và chết đột ngột trước khi xuất hiện
mụn nước ở thượng bì.
- Thông thường các muïn nước ở miệng ít bị nhiễm trùng,
do đó sau khi mụn vỡ chừng vài ngày sẽ kéo da non và
lành. Trong một ca bệnh sau khi các mụn ban đầu vỡ, thì
các mụn nước khác lại xuất hiện. Do đó thường bệnh tích ở
miệng sẽ kéo dài ít nhất 1 tuần, và sau khi khỏi bệnh 1 tuần
thì nước bọt không còn chứa virus.
7. Biện pháp phòng trị bệnh:
Phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:
* Đối với nơi đã xảy ra dịch:
- Thực hiện tích cực việc bao vây dập tắt ổ dịch bằng mọi
biện pháp. Xử lý triệt để gia súc mắc bệnh bằng cách tiêu
diệt hoàn toàn tránh lây lan ra diện rộng, có thể đem gia súc
đi chôn ở nơi xa dân cư hoặc thiêu đốt.
- Cách ly triệt để đàn gia súc khi số lượng nhiễm bệnh quá
nhiều.
- Tiêu độc hàng ngày đối với chuồng nuôi, chất thải và
chaát môi giới truyền bệnh, kể cả các phương tiện đi lại
bằng nước vôi đặc 10-20%, vôi bột hoặc xút 2%, formol
2%, crezin 5%, virkou, Bencocid, Biokide.
- Tiêm phòng khẩn cấp cho những động vật dễ bị lây nhiễm
bằng cách tiêm phòng bao vây từ phiá ngoài vào tâm ổ
dịch.
* Đối với nơi chưa có dịch:
Tuy chưa nhiễm bệnh, nhưng tại các vùng này phải thực
hiện mạnh các biện pháp sau:
- Cần phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán tốt nhất là thực hiện
chẩn đoán định kỳ ngăn ngừa bệnh từ xa.
- Thực hiện cách ly nghiêm ngặt động vật có biểu hiện triệu
chứng lở mồm long móng và những con được nuôi chung.
Ngăn chặn vaät môi giới truyền bệnh, tăng cường theo dõi,
chăm sóc đàn vật nuôi trong vùng dịch.
- Tiêu độc định kỳ môi trường, nơi liên quan đến chăn nuôi
động vật, nhất là vùng ổ dịch cũ hoặc nơi phát sinh để diệt
mầm bệnh.
- Xử lý vệ sinh thú y triệt để các phương tiên vận chuyển
thức ăn chăn nuôi, vật dụng (quần áo) và nước uống.
Tốt nhất nên định kỳ tiêm phòng vaccin LMLM, 02
lần/năm.
Đối với thú nhai lại (trâu, bò, dê, cừu): sử dụng vaccin
AFTOVAX.
Đối với heo: sử dụng vaccin AFTOPOR.
* Điều trị:
- Tiêu độc và sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh
bằng cách hàng ngày phun xịt thuốc sát trùng Biodine với
nồng độ pha loãng 1/200, liên tục cho đến 2 tuần sau khi
gia súc được chữa khỏi bệnh.
Việc điều trị chủ yếu là chữa trị các triệu chứng (các vết
thương ở miệng, vùng rìa móng, giảm sốt…) và sử dụng
các loại kháng sinh để ngăn ngừa phụ nhiễm và các biến
chứng xảy ra trên gia súc.
KS. Trần Thị Bích Nguyên (tổng hợp từ tài liệu)