Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BỆNH KÝ SINH TRÙNG NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở DÊ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.74 KB, 6 trang )

tiết bản tin
BỆNH KÝ SINH TRÙNG NGOÀI DA THƯỜNG GẶP
Ở DÊ
1/ Bệnh ghẻ (Scabies Mange):
- Nguyên nhân và cách lan truyền: Bệnh lan truyền qua
tiếp xúc với con vật bị ghẻ…
- Triệu chứng: Có 2 loài ghẻ chủ yếu ký sinh trên dê là
ghẻ tai (Sarcoptes) và ghẻ đầu (Demodex). Ghẻ thư
ờng gây
ngứa ngáy, tạo vẩy và gây các nốt mụn nhỏ. Bệnh thường
xảy ra ở vùng ít lông, ít khi ghẻ lan ra khắp cơ thể.
- Điều trị: Bệnh ghẻ có thể điều trị bằng Ivermectin 0,3%
tiêm dưới da 1 lần với liều 0,2 ml/10kg thể trọng. Hoặc
dùng Dipterex hòa nước 3% bôi lên vùng ghẻ…
- Phòng bệnh: Cách ly và điều trị những con bị bệnh. Vệ
sinh sát trùng chuồng trại sạch sẽ…
2/ Bệnh do ve, ruồi và các côn trùng khác:
- Nguyên nhân và cách lan truyền: Do ve, ruồi và các
côn trùng khác đốt hút máu từ con bệnh sang con khoẻ và
đẻ trứng vào vết thương…
- Triệu chứng: Dê thường bị ve, ruồi nhặng và các loài
côn trùng đốt hút máu và lây lan. Nếu côn trùng xâm nhập
hay đẻ trứng vào vết thương hay vết mổ thì có thể sinh dòi.
Đặc biệt, đề phòng nhiễm trùng kế phát…
- Điều trị và phòng bệnh: Đầu tiên phải làm sạch vết
thương, sát trùng cẩn thận, sau đó dùng chất sát trùng bôi
vào vết thương để tiêu diệt dòi (nếu có). Tốt nhất là c
ần hạn
chế sự sinh sản của côn trùng bằng cách làm sạch môi
trường sống của vật nuôi, định kỳ dùng thuốc sát trùng để
diệt ruồi, muỗi… Khi phẫu thuật cần sát trùng vết thương


cẩn thận tránh sự xâm nhiễm của ruồi, nhặng và côn trùng
khác…
3/ Bệnh do nấm (Ringworm):
- Nguyên nhân và cách lan truyền: Bệnh do một loài
nấm ký sinh trên da gây ra. Mầm bệnh có thể tồn tại rất lâu
trong đất.
- Triệu chứng: Khi nấm gây bệnh ở con vật chúng
thường có khuynh hướng mở rộng vùng bị nhiễm theo các
vòng tròn. Triệu chứng chính: lông da xù xì, có vảy, có các
vòng tròn mà trên đó lông bị trụi hay bị gãy cụt. Các vòng
này thường tập trung ở đầu, tai, cổ, một số nơi ít lông trên
cơ thể nhất là bầu vú. Bệnh chỉ xảy ra trên da và thường
không gây triệu chứng toàn thân. Chẩn đoán dựa trên triệu
chứng lâm sàng, nếu cần thì làm các xét nghiệm trong
phòng thí nghiệm.
- Điều trị và phòng bệnh: Tốt nhất là dùng bàn ch
ải cứng
chà sát mạnh lên da cho bong hết vảy, rôi bôi thuốc diệt
nấm hay cồn Iode 2–7%, 2-3 lần/tuần. Lưu ý, không để
thuốc vào mắt. Có thể dùng Abendazone dạng bột pha
trong nước hay pha trong dầu cũng có thể tiêu diệt được
nấm. Cần vệ sinh sát trùng chuồng trại, môi trường xung
quanh sạch sẽ, tránh tái phát và lây lan sang người.
KS . ĐẶNG TỊNH
MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU Ở

*
1/. Bệnh biên trùng (Anaplasmosis):
- Nguyên nhân và cách gây bệnh: Bệnh biên trùng gây
ra bởi lồi đơn bào ký sinh trùng đường máu (Anaplasma

ovis). Mầm bệnh thường được lan truyền qua ve, ruồi hút
máu, kim tiêm và các dụng cụ phẫu thuật… Con vật nhiễm
bệnh ít khi biểu hiện triệu chứng ra ngồi và thường ở dạng
nung bệnh. Bệnh thường xảy ra ở những vùng mà trâu bị đã
mắc bệnh này. Có thể chẩn đốn bệnh chính xác bằng
phương pháp kiểm tra máu tìm mầm bệnh.
- Triệu chứng: Thiếu máu là triệu chứng phổ biến làm
cho dê ốm yếu, tăng trọng kém, lượng sữa giảm và chất
lượng kém. Bệnh thường tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm
trùng kế phát…
- Điều trị: Dùng Tetracyline để điều trị và phịng bệnh
với liều 4 mg/kg thể trọng, tiêm bắp trong 3 ngày liền.
Hoặc dùng oxytetracyline tiêm hay cho uống với liều 20 –
30g/con/ngày.
- Phòng bệnh: Phòng bệnh bằng cách tiêu diệt ruồi nhặng
và các loại ve hút máu. Sát trùng dụng cụ khi tiêm, thiến
hay phẫu thuật… Hạn chế các yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác
động đến con vật.
2/. Bệnh tiêm mao trùng (Trypanosomiasis):
- Nguyên nhân và cách lan truyền: Bệnh gây ra do một
số lồi đơn bào ký sinh trùng đường máu (Trypanosoma
brucei, T. congolense, T. vivax). Bệnh được lan truyền qua
lồi ruồi nhặng hút máu. Tiêm mao trùng sinh ra độc tố
Trypanotoxin tác động lên hệ thần kinh trung ương làm rối
loạn trung khu điều nhiệt gây sốt cao, kèm với những rối
loạn về hệ thần kinh như lảo đảo, quay cuồng…. Độc tố
vừa phá hủy nhiều hồng cầu vừa ức chế các cơ quan tạo
máu làm con vật thiếu máu trầm trọng.
- Triệu chứng: Khi nhiễm nặng Tiêm mao trùng sẽ sốt
cao 40 – 41độ C, các cơn sốt gián đoạn không theo một qui

luật nào. Khi lên cơn sốt kèm theo hội chứng thần kinh,
quay cuồng, đi vịng trịn, rung rẩy từng cơn. Nếu bệnh nặng
gây thiếu máu, viêm giác mạc mắt, tiêu chảy kéo dài và có
thể sảy thai… con vật suy yếu dần giảm thể trọng và sản
lượng sữa. Nếu không điều trị sớm thì khoảng 10 – 15% số
dê mắc bệnh sẽ bị chết.
- Điều trị: Dùng một số loại thuốc để điều trị có hiệu quả:
Berenyl 7% tiêm bắp liều 3,5 – 7mg/1kgtrọng lượng cơ
thể; Tripamidium 1 – 2% tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với
liều 0,2 – 0,5mg/1kg trọng lượng cơ thể; Suramin
(Naganol) 10% tiêm tĩnh mạch liều 2,5 – 5mg/1kg trọng
lượng cơ thể…
- Phòng bệnh: Cần có biện pháp phòng trừ tổng hợp để
tiêu diệt các loại côn trùng hút máu và truyền bệnh, phát
quang bờ bụi, khai thơng cống rãnh quanh chuồng trại để
cơn trùng không có nơi cư trú. Có chế độ chăm sóc nuơi
dưỡng cho tốt để tăng sức đề kháng cho gia súc. Bệnh hay
xảy ra ở đàn dê con, được lai tạo từ các giống cao sản.
KS . ĐẶNG TỊNH

×