Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH CẢM NẮNG – Nguyên nhân và cách phòng trị ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.24 KB, 5 trang )

BỆNH CẢM NẮNG – Nguyên nhân và cách phòng trị

Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng, gia súc vì nhiều lý do
phải ở ngoài nắng trong một thời gian lâu, tia hồng ngoại
chiếu vào vùng đầu, gây nên trạng thái xuất huyết não và
màng não, có thể làm thú chết rất nhanh.
1) Nguyên nhân gây bệnh
- Gia súc làm việc nhiều giờ dưới trời nắng gắt, nhất là
thời điểm từ 11 giờ trưa đến 2 – 3 giờ chiều
- Nhốt tập trung gia súc ngoài trời nắng, không có bóng
cây.
- Vận chuyển gia súc trên các toa tàu, xe không có mái
che.
2) Cách sinh bệnh
Dưới tác dụng của nắng, tia hồng ngoại làm cơ thể thú
nóng lên, nguy hiểm nhất là nóng ở vùng đầu trong một
thời gian lâu sẽ gây xung huyết não và màng não. Một phần
do mạch máu trương nở, một phần do dịch từ mạch máu
thoát ra chèn ép các tế bào thần kinh ở vùng não, gây trạng
thái kích thích thần kinh, làm tổn hại đến sự hoạt động của
các trung khu hô hấp, trung khu điều hòa nhịp tim, gây xuất
hiện các triệu chứng thần kinh, hô hấp và tim mạch.
Trường hợp xung huyết quá nặng có thể đưa đến thủy
thủng ở não, màng não, xuất huyết ở não, màng não làm
thú chết rất nhanh.
3) Triệu chứng
Bệnh gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu - hưng phấn thần kinh: Bệnh phát ra đột
ngột khi thú đang ở ngoài nắng, thú ngây ngất, chân đi lảo
đảo, niêm mạc tím bầm. Ở ngựa: xuất hiện triệu chứng toàn
thân đổ mồ hôi, còn trên heo có thêm triệu chứng nôn mửa.


- Giai đoạn sau - ức chế thần kinh: Một thời gian ngắn sau
đó, do thần kinh bị kích thích làm xuất hiện thêm các triệu
chứng thần kinh như thú lồng lộn lên, hoặc rất sợ hãi, hai
mắt lồi lên, đỏ ngầu. Mạch nhanh và yếu, thú thở rất khó
khăn. Trước khi chết, thú té ngã, đồng tử thu hẹp, mất hẳn
các phản xạ toàn thân, co giật rồi chết.
4) Tiên lượng
Bệnh xuất hiện và diễn biến rất nhanh, tuy nhiên nếu được
chữa trị kịp thời, thú sẽ khỏi bệnh nhanh, trong trường hợp
não bị thủy thủng, hoặc xuất huyết, thường thú sẽ chết. Thú
có thể chết sau khi phát hiện bệnh từ 1 - 3 giờ, nhưng cũng
có trường hợp thú chết sau đó vài ngày.
5) Chẩn đoán
Bệnh rất dễ phát hiện, thường chỉ cần căn cứ vào các triệu
chứng kể trên với hoàn cảnh thú đang ở ngoài nắng trong
thời gian khá lâu là đủ kết luận. Tuy nhiên, một số trường
hợp cũng có thể nhầm lẫn với các trường hợp bệnh ở thể
cấp tính có kèm theo triệu chứng thần kinh như bệnh viêm
não tủy, bệnh dấu son ở heo, ngộ độc cấp tính…
6) Điều trị
- Đầu tiên phải nhanh chóng đưa thú vào chỗ mát, nếu thú
quá nặng, té ngã không thể đi được, phải tạo ngay bóng mát
tại chỗ cho thú. Nếu đang lúc vận chuyển phải dừng xe,
đưa ngay xe vào chỗ mát.
- Dùng nước mát dội toàn thân cho thú, đầu tiên là dội vào
vùng đầu, dội nhiều lần cho nhiệt độ hạ thấp dần, sau đó
mới dội nước lên vùng thân. Nếu có điều kiện, dùng nước
đá chườm lên vùng đầu cho thú.
- Sử dụng thuốc trợ tim, trợ hô hấp cho thú như: cafeine,
camphorate.

- Cho uống hoặc chích thuốc hạ sốt để giải nhiệt.
- Tiêm truyền nước sinh lý vào tĩnh mạch.
- Có thể tiến hành trích bớt máu, nếu có hiện tượng phù
phổi, thú thở quá khó khăn. Thường ở trâu, bò, ngựa có thể
trích từ 1 – 2 lít.
- Chích Vitamine C liều cao (10mg/kg thể trọng/lần), ngày
2 lần.
- Các ngày sau đó, tùy theo sự phục hồi của cơ thể thú,
chúng ta sẽ quyết định giảm bớt các loại thuốc dùng cho
thú. Nếu thú đi lại được, ăn uống được, chỉ cần dùng
Vitamine C và cho thú nghỉ ngơi. Tiếp tục như vậy cho đến
khi thú khỏe hoàn toàn. Đối với thú làm việc, nên cho thú
nghỉ ngơi thêm 4 – 5 ngày mới cho làm việc trở lại.
7) Phòng bệnh
Vào mùa nắng, nên có chế độ quản lý thích hợp về giờ
giấc cho thú làm việc, giờ giấc tập trung và vận chuyển thú.
Nếu bắt buộc phải cho thú làm việc ngoài nắng, không nên
ở lâu ngoài nắng, thỉnh thoảng phải cho thú vào chỗ mát
nghỉ ngơi. Khi thấy thú có dấu hiệu mệt, phải cho nghỉ
ngay.
Bích Nguyên

×