Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.77 KB, 9 trang )

MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRONG CHĂN NUÔI BÒ
SỮA
Bò sữa là vật nuôi đư
ợc nông dân phát triển mạnh ở
vùng ngoại thành TP Hồ Chí Minh. Các giống bò sữa
hiện nuôi ở nước ta đều có nguồn gốc từ các nư
ớc ôn
đới nên khả năng chống chịu với bệnh tật không cao,
tỷ lệ máu ngoại càng cao thì sức đề kháng càng gi
ảm.
Bên cạnh đó việc khai thác sữa và chế độ nuôi dư
ỡng
chăm sóc không phù hợp dễ làm bò mắc một số
bệnh. Sau đây là một số bệnh sinh sản thường gặp
trong nghề chăn nuôi bò sữa.
1.Chậm sinh và vô sinh:
Đó là trường hợp bò cái đến tuổi thành thục (14
tháng tuổi trở lên) mà không thấy động dục hoặc
không thể phối giống; hoặc có động dục, phối giống
đúng thời điểm nhưng không thụ thai. Bò cái sau khi
sanh 3-5 tháng mà không lên giống hoặc có lên gi
ống
nhưng phối giống nhiều lần không đậu thai.
1.1. Đối với bò cái tơ:
Nguyên nhân có thể là do bộ máy sinh dục phát
triển không bình thường (buồng trứng, tử cung kém
phát triển, có khối u trên buồng trứng…), có thể do
viêm nhiễm đường sinh dục (âm đạo, tử cung…)
hoặc do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc không tốt bò
còi cọc như thiếu khoáng: Photpho, Selenium, đồng,
Vitamin A…


Để xử lý cần tìm hiểu tình trạng chăm sóc, nuôi
dưỡng nếu tình trạng này xảy ra ở một số cá thể thì
có thể là do những bất thường ở bộ máy sinh dục,
còn nếu có nhiều cá thể mắc phải (trên 50 % số bò
cái sinh sản trong trại), thì cần lưu ý đến các yếu tố
chăm sóc, nuôi dưỡng, chuồng trại hoặc bệnh truyền
nhiễm.
1.2. Đối với bò cái đã trưởng thành:
Trước hết lưu ý đến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng,
vì nhiều hộ chú trọng đến việc khai thác sữa mà
không cung cấp dinh dưỡng đủ, cân đối cho việc hồi
phục hoặc không cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời
kỳ cạn sữa do tâm lý sai lầm là "sợ cho bò ăn cám
hỗn hợp trong giai đoạn cạn sữa sẽ làm thai to, bò đ

khó", bò cái ít được vận động. Một sai lầm khác là
nông dân cung cấp quá nhiều thức ăn tinh, hèm bia,
xác mì, tỷ lệ thức ăn tinh trên thô không phù hợp
trong quá trình chăn nuôi. Cũng có thể do các viêm
nhiễm từ lần sinh sản trước (viêm tử cung, viêm âm
đạo ) mà không được điều trị triệt để.
Để xử lý trước hết người chăn nuôi cần kiểm tra và
điều chỉnh quá trình chăn nuôi của mình, nhờ nhân
viên thú y kiểm tra đường sinh dục của bò để có
quyết định điều trị phù hợp (viêm đường sinh dục,
tồn lưu thể vàng, u nang buồng trứng…)
Cần lưu ý là việc phát hiện chính xác thời điểm lên
giống để phối giống đúng lúc góp phần quan trọng
vào kết quả đậu thai nên người chăn nuôi cần ghi
chép vào sổ sách các thời điểm như ngày sanh, ngày

lên giống kỳ trước, tình trạng bệnh sau khi sanh
(viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm vú…), dự đoán
ngày lên giống (sau khi sanh 45- 60 ngày) để tập
trung quan sát (nhất là vào ban đêm) báo cho dẫn
tinh viên kịp thời phối giống.
2. Viêm vú (Mastitis):
Đây là loại bệnh phổ biến trên bò sữa, dễ lây lan và
gây thiệt hại về kinh tế rất lớn vì nó làm giảm sản
lượng sữa và chất lượng sữa. Bệnh gây ra do vệ sinh
chuồng trại, vệ sinh vắt sữa không tốt, tạo điều kiện
cho các vi khuẩn (như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,
song cầu khuẩn hay trực khuẩn gây mủ) hay nấm
Candida albicals xâm nhập vào bầu vú và gây bệnh.

Bệnh viêm vú thường có hai thể: Viêm vú lâm sàng
và viêm vú tiềm ẩn.
2.1. Viêm vú lâm
sàng:
Tình trạng viêm vú có
thể xãy ra ở 1, 2 hoặc
cả 4 thùy vú, có thể ở
các thể sau:
2.1.1. Viêm vú thể tương mạc: Vú bị sưng ở
một thùy hay toàn bộ bầu vú. Khi ấn mạnh tay vào
bầu vú bò bị đau, lượng sữa giảm rõ rệt, sữa lo
ãng và
có hạt lổn nhổn.
2.1.2. Viêm vú thể Cata: Đặc trưng là tế bào
thượng bì bị tróc ra, ở những ổ viêm có dịch thấm
xuất. Sữa bị cặn hoặc cục sữa vón do dịch thẩm xuất

và bạch cầu. Thể viêm vú này thường không làm bầu
vú bị sưng nhưng làm cho núm vú tăng thể tích (to
ra) do biểu bì dầy lên.
2.1.3. Viêm vú có mủ: Biểu hiện đặc trưng là vú
có mủ và dịch thẩm xuất. Bò s
ốt cao, mệt mỏi, bỏ ăn;
bầu vú bị sưng đỏ, nóng và đau. Đầu tiên sữa loãng
có màu hồng do xuất huyết nhẹ và sau đó có lẫn các
cục sữa vón và dịch mủ màu vàng nhạt.
2.1.4. Viêm vú có máu: Biểu hiện đặc trưng là
các tổ chức của tuyến tiết sữa bị xuất huyết và tụ
huyết. Bệnh thường ở thể cấp tính như bò sốt cao,
kém ăn, mệt mỏi, bầu vú sưng to có những đám tụ
huyết. Lượng sữa giảm nhanh có khi ngừng tiết sữa.
Sữa loãng có màu hồng hoặc đôi khi đỏ như máu do
xuất huyết. Bò có thể nhiễm trùng huyết và chết sau
7-9 ngày.
2.2. Thể viêm vú tiềm ẩn:
Viêm vú thể tiềm ẩn rất phổ biến và gây nh
ững thiệt
hại kinh tế rất lớn vì nó làm giảm sản lượng sữa và
chất lượng sữa. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ là bò m
ắc
bệnh không có những biểu hiện để người chăn nuôi
có thể quan sát được mà muốn phát hiện bệnh phải
thực hiện các test kiểm tra trên sữa. Do vậy, mầm
bệnh tồn tại lây lan cho những bò khác mà người
chăn nuôi vẫn không hề hay biết. Theo một số
chuyên gia tình trạng viêm vú tiềm ẩn có thể gây
giảm lượng sữa đến 20%, làm tổn thương lâu dài các

tế bào, mô tiết sữa mà người chăn nuôi hoàn toàn
không hề biết. Bò ít có triệu chứng bên ngoài, nhưng
thường thì kém ăn, thỉnh thoảng sữa bị tủa và không
có biểu hiện triệu chứng ở bầu vú. Để phát hiện viêm
vú tiềm ẩn cần dựa vào dấu hiệu của sữa và xét
nghiệm sữa. Hiện nay có thể dùng test CMT mà thao
tác thực hiện không phức tạp người chăn nuôi có thể
tự kiểm tra.
Phòng bệnh viêm vú trước hết phải làm tốt khâu vệ
sinh chuồng trại chăn nuôi, vệ sinh vắt sữa (dụng cụ,
nơi vắt sữa, cơ thể bị, bầu vú, núm vú, tay người vắt
sữa). Tốt nhất người chăn nuôi không sử dụng “ngư
ời
vắt sữa thuê”.â Cho bò ăn cám h
ỗn hợp ngay sau khi
vắt sữa để bò không nằm xuống sàn khi vắt sữa
xong. Kiểm tra định kỳ, cách ly và điều trị triệt để khi
bò mắc bệnh.
3. Viêm tử cung:
Bệnh do nhiễm khuẩn
khi gieo tinh nhân tạo
hoặc do bò đực bị viêm
cơ quan sinh dục. Viêm tử cung còn do v
ệ sinh khi đẻ
không tốt (chuồng trại bẩn, can thiệp của người chăn
nuôi…). Bệnh viêm tử cung còn do kế phát của bệnh
viêm âm đạo và viêm phúc mạc. Khi các vi khuẩn
xâm nhập vào tử cung, phát triển nhanh và gây viêm
xung huyết, có mủ, gây tróc niêm mạc, xuất huyết.
Khi mắc bệnh, bò luôn mệt mỏi, ăn ít, sốt cao, đau

vùng hông (bò luôn luôn quay đầu lại phía sau, đi lại
bồn chồn). Vài ngày sau, âm hộ chảy dịch nhầy tanh,
có lẫn máu, mủ. Thông thường khi bò mắc bệnh vi
êm
tử cung thì thường mắc bệnh viêm âm đạo và ngược
lại.
3.1. Bệnh viêm âm đạo:
Nguyên nhân gây bệnh cũng giống như bệnh viêm
tử cung và thường hai bệnh này xảy ra cùng lúc. Vi
khuẩn gây bệnh xâm nhập vào âm đạo và phát triển
trên niêm mạc âm đạo và gây viêm. Bò có triệu
chứng giống như viêm tử cung. Tuy nhiên, khi dùng
kềm mỏ vịt để khám thì thấy những đám tụ huyết,
xuất huyết, loét… Khi bò bệnh thì báo cho cán bộ thú
y đến khám và điều trị.
3.2. Sót nhau:
Sau khi đẻ, nhau thai sẽ được tống
ra trong vòng 8-12giờ. Nếu nhau
không ra sau 18 giờ, ta gọi là sót
nhau. Nguyên nhân của hiện tượng sót nhau là do b
ất
thường của tử cung; bò gầy yếu, nuôi dưỡng kém bò

đẻ khó, đẻ sinh đôi thời gian đẻ kéo dài nên lực co
bóp của tử cung yếu không đẩy nhau ra.
Thông thường bò sót nhau sẽ ăn kém, sốt, nh
ưng đôi
khi không có biểu hiện gì, vẫn ăn bình thường. Tỉ lệ
sót nhau thường chiếm khỏang 5-15% số bò sinh s
ản

trong đàn, nếu tỉ lệ này lớn hơn thì vấn đề nuôi
dưỡng chăm sóc đàn bò cái sinh sản chưa tốt.
Khi bò sót nhau, cần gọi cán bộ thú y đến xử ly,ù
không tự tiện xử lý sẽ gây nên những tổn th
ương trên
tử cung và từ đó ảnh hưởng đến sự sinh sản của bò
sau này (giảm tỉ lệ thụ thai).
Th.s Võ Ngọc Anh

Chăn nuôi

×