Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.56 KB, 80 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, các làng nghề truyền
thống có một vai trò đặc biệt quan trọng. Các làng nghề phát triển có khả
năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực vào giải quyết công ăn việc
làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng GDP của công
nghiệp và dịch vụ. Thực tế cho thấy kinh tế nông thôn gắn liền với nông
nghiệp có nhiều hạn chế. Nông dân ở nhiều vùng nông thôn không thể làm
giàu được trên mảnh ruộng của mình dù đã cố gắng xoay xở hết cách. Làng
nghề sẽ mở ra cho nông dân một hướng làm ăn khác ngay trên mảnh đất của
mình. Họ sẽ không phải thất nghiệp hoặc phải đi tha phương cầu thực làng
nghề VN đang đứng trước cơ hội phát triển tốt và nhiều làng nghề đã biết nắm
bắt cơ hội đó để làm giàu ngay trên thôn làng của mình. Nhiều làng nghề từ
Nam đến Bắc đang ăn nên làm ra như gốm sứ Bình Dương, Bát Tràng, Chu
Đậu, Phù Lãng; đồ gỗ Đồng Kỵ, Gò Công; dệt Vạn Phúc; cơ khí Ý Yên; mây
tre đan Củ Chi, Chương Mỹ; chạm bạc Đồng Xâm, Đại Bái; đá mỹ nghệ Non
Nước. Những tiềm nămg phát triển của làng nghề vẫn đang rất lớn. Nếu như
năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ VN mới đạt 274 triệu
USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, bán ra trên 100 nước và
vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm hàng tỉ USD
đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Giai đoạn này đang có nhiều thuận
lợi cho làng nghề vì kinh tế phát triển, cả thị trường quốc tế lẫn nội địa đều
mở rộng với hàng thủ công mỹ nghệ.
Một điều tra của Bộ Công nghiệp cho thấy làng nghề VN đang sử dụng
1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3-5 triệu lao động thời vụ đã khẳng
định được vị trí quan trọng của làng nghề trong nền kinh tế chung. Làng nghề
1
phát triển sẽ giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá nhiều người thất
nghiệp; gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô
thị hóa mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm
giàu trên quê hương mình. Nó làm giảm bớt căn bệnh “to đầu” vì làn sóng


nông dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội nặng
nề. Mặt khác xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng hướng vào sản
phẩm thủ công truyền thống vì vậy phát triển làng nghề không chỉ góp phần
phát triển kinh tế mà còn giữ gìn được bản sắc văn hoá. Mỗi một sản phẩm lại
có một nét văn hoá riêng do đó sản phẩn thủ công được đem bán trên thế giới
sẽ quảng bá được hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam với bạn bè
năm châu. Ngoài ra, khu vực kinh tế làng nghề, đặc biệt là các nghề truyền
thống, còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động già cả, khuyết tật,
trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận.
Hà Tây là một tỉnh nằm ngay cửa gõ thủ đô Hà Nội đang trong quá trình
đô thị hoá với tốc độ nhanh chóng. Diện tích đất đai bình quân trên đầu người
ngày càng bị thu hẹp. Vì thế vấn đề mang tính cấp bách vừa có chiến lược lâu
dài gắn liền với quá trình đô thị hoá là tạo việc làm tăng thu nhập, thu hút và
sử dụng hết lực lượng lao động ngay trên địa bàn tỉnh. Giải quyết vấn đề đó
chúng ta phải coi trọng việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn, mà
trước hết là hệ thống về sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong đó có các làng
nghề truyền thống của tỉnh.
Hà Tây được mệnh danh là đất trăm nghề với lịch sử phát triển lâu đời,
trong những năm qua làng nghề ở tỉnh đã đóng góp rất lớn trong sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng của cả nước nói chung. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, mặc dù Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất làng nghề truyền thống,
nhưng các làng nghề còn gặp rất nhiều khó khăn. Sự tồn tại và phát triển các
2
làng nghề còn rất nhiều bấp bênh, trôi nổi theo cơ chế thị trường đầy biến
động. Do đó chưa tạo được điều kiện thu hút lực lượng lao động,vốn cũng như
khả nămg tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm lực kinh tế của
tỉnh, thị trường còn nhỏ hẹp, sức cạnh tranh của các làng nghề còn thấp. Để
phát triển kinh tế của tỉnh, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trước
hết phát khôi phục và phát triển các làng nghề. Cần phải nghiên cứu, đánh giá

và đưa ra những giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh các hoạt động làng nghề. Vì
vậy em đã lựa chọ đề tài: “Một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành
nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hà Tây” để làm chuyên đề thực tập.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề một số giải pháp phát triển
làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn tỉnh Hà Tây.
- Phạm vi nghiên cứu: một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề
truyền thống tỉnh Hà Tây giai đoạn từ 2007-2010 định hướng đến năm 2015.
Trong qua trình đô thị hoá nhanh chóng của tỉnh.
* Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lí luận, thực tiễn và sự cần thiết phát triển công nghiệp
làng nghề truyền thống.
- Phân tích và đánh giá thực trạng của quá trình phát triển các làng nghề,
tìm ra những thuận lợi và khó khăn của các hoạt động sản xuất kinh doanh
trong làng nghề.
-Xây dựng các phương hướng phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tây trong
những năm gần đây.
- Đề xuất những giải pháp để khôi phục và phát triển làng nghề của tỉnh
Hà Tây trong quá trình đô thị hoá.
3
* Phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê kinh tế;
phương pháp so sánh và một số phương pháp khác, đọc tài liệu lưu trữ.
* Kết cấu của đề tài:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài
liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lí luận và thực tế về phát triển làng nghề truyền
thống.
- Chương II: Thực trạng về phát triển làng nghề truyền thống ở Tỉnh
Hà Tây.

- Chương III: Một số giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề
truyền thống nông thôn tỉnh Hà Tây.
4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN
1. Một số khái niện chung về làng nghề, ngành nghề nông thôn.
1.1. Làng nghề:
Là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn( làng) có một hay một số
nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập
từ các làng nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng.
1.2. Làng nghề truyền thống:
Là những thôn( làng) có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống
được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lai nguồn thu
nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó được truyền từ
đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian,
các nghề thủ công này đã trở thành nổi trội, một nghề cổ truyền tinh xảo, với một
tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, đã chuyên tâm sản
xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩn
làm ra có tính mỹ thuật và đã trở thành hàng hoá trên thị trường.
1.3. Làng nghề mới:
Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất
định để hình thành và phát triển.
1.4. Làng có nghề:
Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất
định để hình thành và phát triển.
5
1.5. Ngành nghề TTCN, ngành nghề nông thôn:
Là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện lâu đời trong lịch

sử phát triển kinh tế của nước ta, còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả ngành
nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc
hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất, nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.
- Nghề thủ công: Là những nghề kỹ thuật sản xuất ra các sản phẩm chủ
yếu làm bằng tay. Khi khoa học phát triển, các nghề thủ công có thể sử dụng
máy móc và các giải pháp kĩ thuật của công nghiệp trong một số phân đoạn,
phần việc nhất định, nhưng chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm
vẫn làm bằng tay, nguyên liệu các nghề thủ công vẫn lấy từ thiên nhiên…
- Nghề thủ công mỹ nghệ: Là các nghề thủ công làm ra các sản phẩm
mỹ nghệ, các sản phẩm tiêu dùng được tạo hình và trang trí tinh xảo giống
như sản phẩm mỹ nghệ. Ở sản phẩm mỹ nghệ chức nămg văn hoá thẩm mỹ
trở lên quan trọng hơn chức nămg sử dụng thông thường.
- Nghề thủ công truyền thống: Là nghề thủ công đã có quá trình hình
thành và phát triển qua nhiều đời thợ ( trên 100 năm) với những sản phẩm có
tính cách riêng biệt được nhiều người biết đến.
Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp: Là lĩnh vực sản xuất bao gồm
các nghề thủ công và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công
nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các nghề thủ công phát triển thành.
2.Phân loại làng nghề truyền thống
2.1.Phân loại theo sự tồn tại và phát triển
Suốt quá trình tồn tại và phát triển đến nay làng nghề được phân
thành:làng nghề truyền thống và làng nghề mới.Trong đó :
Làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời,trải qua nhiều thử
thách của thời gian nhung vẫn duy trì và phát triển đồng thời được lưu
truyền từ đời nay sang đời khác.
6
Làng nghề mới là những làng có ngành nghề được phát triển trong
những năm gần đây,chủ yếu do sự lan toả làng nghề truyền thống hay do sự
du nhập nghề mới trong quá trình giao lưu kinh tế giữa các vùng và giữa
nước ta với các nước trên thế giới

Ngay trong các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề
mới và nghề truyền thống .Trong quá trình CNH-HĐH các làng nghề đã áp
dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại như dệt La Phù(Hà Tây),gốm sứ Bát
Tràng (Hà Nội)…
2.2.Phân loại theo tính chất của sản phẩm
Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
như: gốm,sứ,dệt,tơ tằm,chạm khắc gỗ, đá,thêu ren,mây tre đan các loại.Hiện
nay các sản phẩm này đang được thị trường rất ưa chuộng bởi tính độc
đáo,tinh xảo chứa đựng trong mỗi sản phẩm.
Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản
xuất và đời sống như rèn ,mộc,nề,hàn, đúc gang…
Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng thông thường như:dệt vải,dệt chiếu cói,làm nón ,may mặc…
Những sản phẩm này đang phải chịu sự chèn ép của các sản phẩm làm từ
nhựa,các chất nhân tạo tổng hợp.
Làng nghề truyền thống chuyên chế biến lương thực,thực phẩm như xay
sát,làm bún bánh,chế biến hải sản.
Làng nghề truyền thống làm các nghề khác như :xây dựng,trồng hoa.cây
cảnh…
3. Đặc điểm của làng nghề truyền thống
3.1. Làng nghề tồn tại ở nông thôn,gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp
Theo điều tra hiện nay thì đa phần các làng nghề tập chung chủ yếu ở các
vùng quê nông thôn, số ít còn lại thường nằm trong các thành thị hay ngoại
7
thành.Trước đây các làng nghề chưa được chú trọng phát triển như hiện
nay,nên tiểu thủ công nghiệp chỉ được xem như là một ngành phụ,là ngành
tạo thêm thu nhập và việc làm cho người người nông dân lúc nông nhàn còn
nghề chính vẫn là làm nông nghiệp.Do đó mà các ngành tiểu thủ công nghiệp
chưa được chú trọng phát triển nên sự phát triển của nó chỉ mang tính tự phát
và phát triển manh mún và có tính thời vụ.Chính vì vậy mà nó có quan hệ

gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp.
3.2.Nguyên vật liệu của làng nghề thường là tại các địa phương
Đa phần các làng nghề tồn tại và phát triển là do các làng nghề đó có sẵn
nguồn nguyên để duy trì và phục vụ cho hoạt động sản xuất.Không chỉ có
các sản phẩm tại địa phương mà còn do một bộ phận thương lái mang từ các
địa phương khác mang đến nữa.Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
ra các làng nghề còn tận dụng được những phế phẩm,phế liệu của các ngành
khác như nghề rèn, đúc gang, đồng Như vậy vừa tận dụng được những
nguyên liệu thừa của các ngành khác vừa bảo vệ được môi trường.
3.3.Tay nghề của người lao động trong làng nghề
Đa phần người lao động trong làng nghề có trình độ kỹ thuật cao,tay
nghề tinh xảo,khéo léo có đầu óc thẩm mỹ và đầy tính sáng tạo.Nhất là các
làng nghề tồn tại lâu đời,hình thành nên những làng nghề thủ công truyền
thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng có bề dày lịch sử 500 năm,nghề khảm
trai Chuyên Mỹ(Hà Tây) có từ thế kỷ XII,làng giấy gió Dương Ô (Bắc Ninh)
có lịch sử trên 800 năm.
3.4. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính đơn chiếc,có tính thẩm
mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc,văn hoá
Số lượng làng nghề nhiều nên rất đa dạng và phong phú.Chính vì thế mà
các sản phẩm làm ra cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại ,mẫu
8
mã,kiểu dáng.Do các sản phẩm được làm ra chủ yếu bằng thủ công chứ không
phải theo dây truyền máy móc nên số lượng làm ra không nhiều,chủ yếu mang
tính đơn chiếc.Cũng chính các sản phẩm mang đặc tính đơn chiếc đồng thời lại
được tạo ra dưới bàn tay khéo léo,sáng tạo của người nghệ nhân nên các sản
phẩm làm ra có tính thẩm mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc.
3.5. Hình thức tổ chức và quản lý trong các làng nghề chủ yếu dưới dạng
hộ gia đình,ngoài ra còn có sự hình thành các tổ hợp tác và các doanh
nghiệp.
Các làng nghề chủ yếu được hình thành và phát triển từ lâu đời nên yêu

cầu về cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao như các ngành nghề khác.Trong khi
đó vốn đầu tư cho phát triển làng nghề không lớn nhưng giá trị làm ra thì
không nhỏ,thời gian thu hồi vốn kinh doanh nhanh, độ rủi ro ít.Nếu như các
ngành nghề cao như dịch vụ,công nghiệp,xây dưng…đòi hỏi phải có trình độ
quản lý cao,phức tạp thì việc quản lý cơ sở làng nghề không đòi hỏi phải có
trình độ cao hiểu biết rộng,không phúc tạp,phù hợp với trình độ của chủ hộ
,chủ doanh nghiệp vốn xuất thân từ nông dân.Các hộ cá thể là tổ chức kinh tế
đóng vai trò chủ đạo chính trong việc phát triển các làng nghề.Các sản phẩm
ở các làng nghề được làm ra chủ yếu dựa trên công nghệ,quy trình sản xuất
thủ công hoặc bán cơ khí.Các hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra tại nhà, đó
vừa là nơi sinh hoạt hàng ngày của hộ vừa là nơi diễn ra sản xuất.Do đó mà
các nhà xưởng ,nơi sản xuất ra sản phẩm làng nghề đa phần là của chủ hộ chứ
không phải thuê mướn.
4.Vai trò của làng nghề:
4.1. Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ các hộ gia đình đến các công
ty TNHH ở các làng nghề đã thu hút một số lượng lớn lao động sản xuất phi
nông nghiệp, hạn chế số dân bỏ làng ra thành thị tìm việc làm. Ngành nghề
9
tiểu thủ công đã thu hút từ 30- 70% số hộ và từ 50- 90% số lao động tham gia
sản xuất làng nghề. Các làng nghề trong tỉnh đã thu hút được 214.458 lao
động thường xuyên. Ngoài ra còn thu hút được nhiều lao động nơi khác đến
làm thuê như làng dệt kim La Phù, đan cỏ tế xã Phú Túc, khảm trai xã Chuyên
Mỹ (Phú Xuyên)…Sự phát triển của các làng nghề đã kéo theo nhiều dịch vụ
phát triển như dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, chuyên chở, kinh doanh hàng
hoá, ăn uống cho làng nghề tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Từ năm
2003- 2006 các làng nghề đã tăng 63.094 lao động trong sản xuất công
nghiệp- TTCN. Cơ cấu lao động CN- TTCN và dịch vụ chiếm 83,8% trong
tổng số lao động. Lao động thuần nông chỉ còn 16,92%. Từ đó đã phân công
lại lao động nông thôn.

4.2. Nâng cao đời sống nhân dân.
Ngành nghề đã góp phần nâng cao thu nhập và khả nămg tích luỹ của
người lao động. Đời sống nhân dân nhất là ở các làng nghề ngày càng được
cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người ở làng nghề, người tham gia sản xuất
làng nghề thường cao hơn 1,5- 2 lần thu nhập bình quân của cả làng.
4.3. Hạn chế di dân tự do ra thành phố.
Hà Tây liền kề thủ đô Hà Nội, sức ép về việc làm và thu nhập đã thúc
đẩy nông dân ra thành phố tìm việc làm. Quá trình di dân ra thành phố gâp áp
lực đối với các điều kiện dịch vụ, cơ sở hạ tầng của thành phố, gây khó khăn cho
việc quản lý trật tự xã hội của thành phố. Hà Tây ngành nghề ngày càng phát
triển với 1.180 làng có nghề, nên người dân có thu nhập ổn định, gắn bó với làng
quê. Vì vậy hiện nay đã hạn chế việc di dân ra thành phố, đồng thời thu hút lao
động ở các địa phương khác đến làm việc, góp phần xoá đói giảm nghèo.
4.4. Phát huy nội lực địa phương, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
10
Các làng nghề, ngành nghề phát triển tạo điều kiện khai thác thế mạnh
của địa phương về nguồn lực( lao động, tiền vốn) để tập trung cho sản xuất
kinh doanh theo hộ gia đình, tổ sản xuất, HTX, Công ty TNHH…Trong quá
trình phát triển sẽ tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, lớp nghệ nhân mới
có trình độ tiếp thu ứng dụng những tiến bộ về công nghệ tiên tiến sản xuất ra
sản phẩm có giá trị cao, giá thành hạ, khả nămg cạnh tranh trên thị trường lớn.
Làng nghề, ngành nghề phát triển kéo theo sự đầu tư xaay dựng cơ sở
hạ tầng làng nghề: như giao thông được nâng cấp, cải tạo, thiết chế văn hoá ở
cơ sở được quan tâm xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về vật chất, đồng
thời bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hoá của các làng nghề tại địa
phương.
Lịch sử phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tây gắn với sự phát triển văn
hoá của dân tộc. Mỗi làng nghề gắn với các sản phẩm làm ra chứa đựng nét
độc đáo của văn hoá dân tộc, là di sản quý báo mà cha ông ta đã tạo ra và

truyền laị cho con cháu làm vẻ vang cho tỉnh và cho đất nước như: Làng lụa
Vạn Phúc, sản phẩm tiêu dùng bằng đan cỏ tế xã Phú Xuyên, mây tre đan
Chương Mỹ…
Vì vậy bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công là tăng thêm sức
mạnh cội nguồn, tăng giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam đối với bạn
bè thế giới.
4.5. Thúc đẩy phát triển công nghiệp- TTCN theo hướng CNH- HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
Ngành công nghiệp- TTCN đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
theo hướng CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Đến năm 2006 tỷ trọng công nghiệp- TTCN đã tăng 7,69% so với năm
2000 tỷ trọng 32,5%, năm 2006 đã tăng lên 40,04%). Tỷ trọng nông nghiệp
trong GDP từ 38,5% năm 2000 giảm còn 29,56% năm 2006.
11
5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống
5.1. Sự biến động của nhu cầu thị trường.
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề phụ thuộc rất lớn vào khả nămg
sản phẩm mà làng nghề làm ra có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hau
không. Nhu cầu thị trường luôn biến đổi, do vậy trong quá trình sản xuất các
làng nghề cũng phải thay đổi như kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc chất lượng sản
phẩm phải phù hợp với sự biến đổi của xã hội. Vì vậy bất cứ một hoạt động
sản xuất kinh doanh trên một lĩnh vực nào cũng đều phải coi trọng nhu cầu thị
mà nhu cầu thị trường thì luôn biến động theo không gian và theo thời gian,
nó là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của tất cả
các hoạt động sản suất kinh doanh.
Hoạt động của làng nghề cũng là hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy
nhu cầu thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề.
Những làng nghề mà sản phẩm của chúng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng, có khả nămg trong việc đa dạng hoá, đổi mới sản phẩm
cho phù hợp với những yêu cầu và đòi hỏi nhu cầu của thị trường thì sẽ phát

triển mạnh mẽ như làng nghề may mặc…ngược lại có những làng nghề sản
xuất giảm sút đi, mai một dần…đó là sản phẩm của chúng không thích ứng
với sự thay đổi của nhu cầu thị trường hoặc bị thay đổi bới các sản phẩm công
nghiệp hiện đại.
Thu nhập và mức sống của dân cư là một trong những nhân tố làm biến
đổi nhu cầu của thị trường. Khi thu nhập và mức sống của người dân tăng là
yếu tố phát triển một số nghề phát triển mạnh mẽ như nghề may mặc, nghề
rèn…Còn khi thu nhập và mức sống của dân cư thấp sẽ ảnh hưởng đến mức
tiêu thụ sản phẩm làng nghề .
5.2. Kết cấu hạ tầng.
Kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, thuỷ lợi, các cơ sở giáo dục, y tế,
12
thông tin liên lạc…có ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề. Từ xưa các
làng nghề bắt đầu xuất hiện thường là nằm trên những đầu mối giao thông
quan trọng, đặc biệt là những đầu mối giao thông thuỷ bộ, nơi cho phép kết
hợp sử dụng những phương tiện khác. Ngày nay khi giao lưu kinh tế rộng
khắp, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề không chỉ tại các địa phương
mà còn vươn tới các thị trường xa xôi khác, khi mà nguồn nguyện liệu tại chỗ
đang cạn kiệt phải vận chuyển từ nơi xã về thì nhu cầu về hệ thống giao thông
vận tải phát triển thuận lợi với làng nghề là rất quan trọng. Bên cạnh đó hệ
thống cửa hàng, trường học…cũng là nhân tố tích cực giúp cho việc tiêu thụ
sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có sức khoẻ, tri thức và kĩ
thuật tay nghề cao, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển . Cơ sở hạ tầng
là điều kiện cho các làng nghề mở rộng quy mô phát triển và là điều kiện tạo
lên sự liên kết giữa các ngành các vùng.
5.3. Vốn sản xuất kinh doanh.
Vốn là yếu tố sản xuất, là nguồn lực quan trọng trong tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trước đây, vốn của các hộ gia đình trong các làng
nghề rất ít, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc vay mượn nên quy mô
không được mở rộng. Ngày nay, với sự phát triển của nhu cầu thị trường nhu

cầu vốn được mở rộng. Ngoài vốn tự có, nguồn vốn vay của anh, em, họ
hàng, các hộ sản suất còn được vay vốn của ngân hàng như ngân hàng người
Nghèo, ngân hàng tín dụng…với lãi suất ưu đãi. Do vậy, mà các hộ có thể mở
mang sản suất kinh doanh, đưa máy móc vào sản suất, ngày càng tạo ra nhiều
sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế sản xuất kinh doanh
trong các làng nghề ngày càng phát triển.
5.4 Nguyên vật liệu:
Là một trong những yếu tố quan trọng, trước đây làng nghề thường hay
sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ do đó mà các yếu tố này thường nhỏ lẻ không
13
đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất. Ngày nay, khi giao thông phát triển
thì các làng nghề không chỉ nhập nguyên vật liệu tại chỗ mà còn nhập nguyên
vật liệu từ nơi khác với khối lượng lớn như thông qua việc kí hợp đồng với
người cung ứng thường xuyên, lâu dài để duy trì hoạt động sản xuất. Từ đó,
góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các làng nghề.
5.5. Trình độ kĩ thuật công nghệ.
Trình độ kĩ thuật và công nghệ sản xuất có trực tiếp đến nămg xuất lao
động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến nămg lực cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường và như thế nó ảnh hưởng đến sự tồn tại hay mất đi của
làng nghề. Do sự thiếu thốn, nghèo khó của cuộc sống ở nông thôn nên vốn
đầu tư cho sản xuất không nhiều, phần lớn những cơ sở sản xuất của làng
nghề vẫn sử dụng thiết bị thủ công, công nghiệp thủ cổ truyền, chủ yếu dự
vào kinh nghiệm có tính cha truyền con nối trong từng hộ gia đình là chính
hay sự truyền đạt của các nghệ nhân. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với nămg
suất, số lượng, chất lượng thấp, giá thành cao làm hạn chế nămg lực cạnh
tranh của các sản phẩm làng nghề. Để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao nămg
suất, chất lượng và giảm giá thành sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước
và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đổi mới
trang thiết bị, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong một số khâu sản
xuất. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật cũng có tác dụng làm giảm thiểu ô

nhiễm môi trường bằng cách hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu như xăng,
dầu, than…và thay thế bằng các nguồn nămg lượng như điện nămg, ga….
5.6. Chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển hay suy vong của các làng nghề. Từ khi nhà nước thực hiện
công cuộc đổi mới chính sách kinh tế đa thành phần, các làng nghề có đièu
kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là các hộ gia đình được công nhận là chủ
14
thể kinh tế độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh được phép hoạt động chính thức thì các làng nghề có điều kiện
thuận lợi để phục hồi và phát triển mạnh. Tuy nhiên các doanh nghiệp, các hộ
gia đình còn lung túng nhiều trong kinh doanh do tâm lý của người dân còn e
sợ chưa có sự nhất quán trong việc Nhà nước công nhận hộ gia đình là đơn vị
kinh tế độc lập vì ảnh hưởng hàng chục năm đất nước ta đi theo đường nối kế
hoạch hoá tập trung, coi tập thể là trên hết. Vì vậy người dân chưa dám đầu tư
lớn vào sản xuất. Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế của nước ta với các
nước trên thế giới cũng làm cho một số sản phẩm của làng nghề được nhiều
người tiêu dùng biết đến, mở rộng được thị trường và có cơ hội sản khẩu sản
phẩn ra nước ngoài, nhất là các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Nhưng cũng
đồng thời tạo điều kiện cho các hàng hoá nước ngoài tràn ngập vào thị trường
trong nước nhiều bằng những con đường khác nhau làm cho sản phẩm của
các làng nghề khó có thể cạnh tranh được. Vì thế trong quá trình mở cửa đất
nước phải có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm làng nghề.`
6. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước Châu Á
Hiện nay việc phát triển làng nghề truyền thống được coi là một trong
những giải pháp tích cực,góp phần giải quyết những vâvs đề KT-XH nông
thôn,tạo việc làm cho người lao động với thu nhập cao hơn thu nhập từ nông
nghiệp.Tuy nhiên trong quá trình phát triển,mỗi nước đều có những chính
sách và giải pháp riêng phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

6.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có nhiều nghề truyền thống phát triển từ xa
xưa đã nổi tiếng với cá sản phẩm nghề dệt,nghề gốm ,nghề giấy ,nghề đúc kim
hoàn…Trong những năm qua Trung Quốc thực hiện chủ trương”ly điền bất ly
hương,nhập xưởng bất nhập thành” đã thu hút được hơn 100 triệu lao động
15
nông nghiệp chuyển sang CN-TTCN và dịch vụ.Phát triển nghề truyền thông
của xí nghiệp hương trấn (XNHT) được chính phủ rất quan tâm,coi đây là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của công việc CNH nông thôn.Nhiều chính
sách giải pháp đã được ban hành và thực hiện thành công.
Thứ nhất chính sách thuế:Chính phủ quy định chính sách thuế khác
nhau cho các vùng và các ngành nghề khác đặc biệt ưu tiên các XNHT ở các
vùng khó khăn,vùng biên giới. Đồng thời hạ mức thuế áp dụng cho tất cả các
XNHT,miễn thuế tất cả các loại thuế trong vòng 3 năm đầu tiên đối với các xí
nghiệp mới thành lập.Sau đó khi XNHT đã định hình và phát triển tương đối
ổn định,chính phủ thực hiện chính sách thuế đồng nhất bãi bỏ ưu tiên trên
phạm vi cả toàn quốc.Vì vậy chính sách thuế này cũng không ảnh hưởng
tớihoạt động của các XNHT.Tuy nhiên ở một số vùng khó khăn,chính phủ vẫn
giành sự ưu tiên nhất định.
Thứ hai,chính sách cho vay đối với XNHT:Chính phủ đã cung cấp tín dụng
cho XNHT vay vốn.Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc và HTX tín dụng nông
thôn giữ vai trò quan trọng trong thị trường vốn chính thức ở nông thôn.
Thứ ba,chính sách xuất khẩu:Chiến lược cải cách và mở cửa đã có những
tác động quan trọng tới định hướng phát triển của XNHT góp phần to lớn vào việc
tăng ngoại tệ và tạo điều kiện các XNHT tham gia vào các hoạt động xuất khẩu.
Thứ tư,thực hiện chính sách kích cầu mạnh mẽ ở khu vực nông thôn để
tạo thị trường đầu ra cho các XNHT.Sau những năm cải cách,một thành tựu
chủ yếu mà kinh tế Trung Quốc đạt được là nâg cao thu nhập cho người dân
dẫn đến sự thay đổi của cơ cấu nhu cầu theo hướng giảm dần tiêu dùng thực
phẩm tăng nhu cầu tiêu dùng dẫn đến sự tăng nhanh về nhu cầu tiêu dùng đã

mở cơ hội thuận lợi cho XNHT nói chung và ngành nghề truyền thống nói
riêng phát triển
Thứ năm,thực hiện chính sách bảo hộ hàng nội địa một cách kiên quyết,cấm
16
nhập khẩu những mặt hàng công nghiệp trong nước đang sản xuất,nhất là các
hàng tiêu dùng cho người dân.Từ đó tạo đièu kiện cho các XNHT khai thác và
tạo lập thị trường mới ở các địa phương đang có nhu cấu tiêu dùng tăng lên đồng
thời vẫn ổn định được thị trường trong nước sẵn của mình.
Thứ sáu,hạn chế việc di chuyển lao động giữa các vùng cũng như từ nông
thôn ra thành thị bằng cách quản lý hộ tịch chặt chẽ của thành phố khiến cho
người dân khó có thể tự do đi vào thành phố để kiếm sống hay lập nghiệp
Thứ bảy,thực hiện đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến
6.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản đến nay có 687 nghề thủ công truyền thống.Người Nhật coi đó
là kho tàng quý báu của dân tộc.Chính vì vậy mà chính phủ Nhật rất chú trọng
tới việc khôi phục và phát triển thủ công truyền thống của đất nước và cho ra
đời “Luật nghề truyền thống”.
Thứ nhất,chính phủ chủ trương hỗ trợ về mặt tài chính bằng cách thành
lập hệ thống bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng để giúp đỡ làng nghề có thể vay
vốn vay với lãi suất ưu đãi không cần thế chấp.
Thứ hai,trên cơ sở “Luật nghề truyền thống”chính phủ trợ giúp theo kế
hoạch khôi phục và phát triển được ban hành.Theo chính sách này các tổ chức
của người sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống phải lập kế hoạch hay dự
án khôi phục và phát triển thủ công mỹ nghệ truyền thống dựa trên cơ sở thực
tế sản xuất và nhu cầu cần đáp ứng như đâo tạo dạy nghề,cải tiến kỹ thuật và
nâng cao chất lượng sản phẩm…Trên cơ sở đó nhà nước,khu vực, đoàn thể áp
dụng các biện pháp cụ thể hỗ trợ kinh phí, đảm bảo vốn,hỗ trợ đào tạo.
Thứ ba,thành lập hiệp hội nghề truyền thống,một tổ chức pháp nhân tài chính.
6.3 Kinh nghiệm Ấn Độ
Ấn Độ có nghề truyền thống và làng nghề truyền thống lâu đời.Nhiều

nghề thủ công mỹ nghệ thể hiện rất rõ bản sắc văn hoá của dân tộc và được
17
xuất khẩu sang nhiều nuớc khác như tơ lụa,chế tác kim hoàn, đồ trang sức,kim
cương,gốm mỹ nghệ những mặt hàng thu lại nguồn ngoại tệ cho Ấn Độ.
Thứ nhất,nhà nước hỗ trợ về tài chính thông qua chính sách cấp tín dụng
cho nông dân nghèo.Ngoài ra còn cho các làng nghề truyền thống vay vốn
trung hạn và dài hạn từ 5-10 năm với lãi suất thấp.
Thứ hai,tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực như mở các
trung tâm đào tạo nâng cao tay nghề, đầu tư cho giáo dục.chính sách đãi ngộ
đối với người tài.
Thứ ba, đầu tư cơ sở hạ tầng
6.4. Inđônêxia
Chương trình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được Chính phủ
Inđônêxia hết sức quan tâm bằng việc lần lượt ra kế hoạch 5 năm Chính phủ
này đã đứng ra tổ chức một số trung tâm trợ giúp công nghiệp nhỏ, đề ra các
chính sách hỗ trợ công nghiệp nhỏ phát triển trong đó chú ý đến chính sách
khuyến khích về thuế và ưu đãi công nghiệp nhỏ chế biến nông sản xuất khẩu.
“Hội đồng thủ công quốc gia” được Nhà nước tổ chức và chỉ đạo nhằm thúc
đẩy ngành nghề thủ công nghiệp phát triển như: Tổ chức thiết kế mẫu sản
phẩm, hội chợ triển lãm ở nông thôn…
Sự nỗ lực của chính phủ trong việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp ở nông thôn đã đem lại hiệu quả thiết thực. Đảo Java, số liệu đều tra 10
làng nghề thủ công cho thấy 44% lao động nông thôn có tham gia it hay nhiều
vào hoạt động kinh tế nông nghiệp (19% làm ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và 16% làm ở các dịch vụ nông thôn).
6.5. Kinh nghiệm của các nước ASEAN
Hầu như các nước ASEAN đều có nát chung là không có nhiều nghề thủ
công truyền thống được hình thành và phát triển lâu đời.
a. Lào
18

Là một nước khá nhiều nghề truyền thống nhưng trước đây sự phát triển
của nghề này mang tính tự phát.Do vậy có nhiều nghề bị mai một và dần dần
mất đi gần đây các nghề như dệt vải,thêu đan,chạm trổ,gốm rèn đúc…đã được
khôi phục lại. Ở đây các hộ kinh doanh thủ công được nhà nước bảo hộ quyền
sở hữu tài sản,vốn kinh doanh,quy trình công nghệ sản xuất, được quyền tự do
mua sắm nguyên vật liệu và sản phẩm, được quyền di chuyển chỗ ở đến nơi
kinh doanh thuận tiện và quyền thuê công nhân để tổ chức kinh doanh.Nhà
nước khuyến khích giúp đỡ các hộ sản xuất những mặt hàng xuất khẩu bằng
cách giành một phần ngoại tệ đẻ nhập máy móc thiết bị nhỏ và một số vật tư
khác phục vụ quá trình sản xuất.Lào có hẳn một bộ quản lý nganh tiểu thủ
công nghiệp, đó là bộ CN-TTCN.
b.Thái Lan
Chinh phủ ban hành chích sách và biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo tín
dụng cho người lao động nông thôn bằng cách thiét lập hệ thống tín dụng nông
thôn,từng bước giúp người lao động tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức để
khuyến khich đàu tư phát triển các nghề phi nông nghiệp và nghề thủ công
truyền thống. Đồng thời chương trình cho vay vốn tối thiểu từ ngừôn tài trợ của
chính phủ được thực hiện nhằm tạo cơ hội cho ngưòi lao động có việc làm.
Chính phủ Thái Lan đã đề xuất nhiều giải pháp chính sách phát triển
công nghiệp nông thôn như chính sách “Một triệu Bạt cho một làng”, ”Mỗi
làng có một sản phẩm”nhằm cung cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp
cộng đồng .Muc tiêu của chính sách này giúp tận dụng được thế mạnh của
mình như lao động có tay nghề nguồn nguyên liệu tại chỗ…
Chính phủ Thái Lan đàu tư một khoản kinh phí để xây dựng các trung
tâm dạy nghề truyền thống.Bên cạnh đó Thái Lan chú trọng phát triển các
làng nghề có sản phẩm xuất khẩu như mời chuyên gia nước ngoài tư vấn về
mẫu mã hay tổ chức khoá huấn luyện và hội thảo với chuyên đề cho nhà sản
19
xuất và xuất khẩu.
Thông qua kinh nghiệm phát triển làng nghề tryền thống ở một số nước

châu Á,Việt Nam rút ra được những bài học cho bản thân mình:
1 Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật,mua sắm các trang
thiết bị hiện đại phù hợp vói tính chất sản xuất của mỗi nghề
2 Mở các lớp đào tạo,trung tâm dạy nghề ở các làng nghề,chính sách đãi
ngộ các nhân tài
3 Tạo điều kiện cho người lao động vay vốn dưới nhiều hình thức khác
nhau
4 Chú trọng đầu tư phát triển các nhóm nghề tạo ra sản phẩm có giá trị
xuất khẩu,thực hiện chính sách miễn giảm thuế cho những sản phẩm này trong
vài năm đầu
5 Thành lập các hiệp hội làng nghề
20
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ
NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY
1. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2006.
1.1.Vị trí của tỉnh Hà Tây so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Cửu Long
và cả nước.
Hà tây là một trong 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và có vị trí
quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của vùng và cả nước. Thủ
tướng Chính Phủ xác định vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 là: “Đi đầu
trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, luôn giữ vai trò đầu
tầu đối với cả vùng bắc bộ và cả nước”.
Hà Tây chiếm 0,67% về diện tích tự nhiên và 3,03% dân số cả nước. Về
diện tích đứng sau Quảng Ninh, dân số đứng sau thành phố Hà Nội. Đến năm
2006 tốc độ tăng GDP của tỉnh Hà Tây 12,5%, các tỉnh phía Nam đồng bằng
sông Hồng chỉ đạt từ 10- 11,5%, song còn thấp hơn tỉnh Quảng Ninh 13,2%,
Hưng Yên 13,7%, Vĩnh Phúc 15,2%, Bắc Ninh 15,3%. Hà Tây chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng: phát triển mạnh công nghiệp và thương mại, dịch
vụ,giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nhưng vẫn đảo bảo tăng

về giá trị sản xuất. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của Tỉnh Hà Tây hàng năm
còn chậm hơn các tỉnh trongvùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nhanh hơn các
tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng. GDP bình quân đầu người tỉnh Hà Tây
năm 2006 đạt 7,02 triệu đồng, trong khi các tỉnh trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ đạt từ 7,06 triệu đồng đến 27,8 triệu đồng. Năm 2006 giá trị sản
lượng công nghiệp một số tỉnh đạt khá cao: Hà Tây 24%, Hưng Yên 28,2% ,
Bắc Ninh 20,3%, Thái Bình 23,6%, Nam Định 30,3%. Một số tỉnh có tốc độ
tăng trưởng thấp hơn : Hà Nội 16,8%; Hải Dương , Ninh Bình 17,8%. Gía trị
xuất khẩu của itnhr Hà Tây đạt thấp hơn các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
21
Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP (2001- 2006) của Hà Tây đạt 9,73%
trong khi cả nước là 18,7%. Năm 2006 GDP bình quân đầu người đạt 7,04
triệu người, chiếm 60,79% so với bình quân chung của cả nước. Về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và thương mại có tốc độ tăng chậm
hơn so với cả nước. Thu ngân sách chỉ đạt bình quân 0,8 triệu đồng trên người,
thấp hơn so với cả nước, cả nước là 3,1 triệu đồng. Về tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề ở Hà Tây 27,7% trong khi cả nước là 26,6%. Tỷ lệ hộ đói nghèo( theo tiêu
chẩu quốc gia) Hà Tây chỉ còn 11,42% trong khi cả nước là 16,5%.
Biểu 1:Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây so với cả nước
năm 2006
TT Chỉ tiêu Hà Tây Cả
Nước
1 Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP
(2001- 2006)%
9,73 8,17
2
Cơ cấu GDP
(%)
Nông nghiệp 29,56 20,40
Công nghiệp- xây

dựng
40,04 41,52
Dịch vụ 30,40 38,08
3 GDP bình quân/ người( triệu đồng) 7,04 11,58
4 Kim ngạch xuất khẩu(USD/ người) 43,9 470,09
5 Thu ngân sách / người( triệu đồng) 0,8 3,1
6 Tỷ lệ lao động qua đào tạo(%) 27,5 26,6
7 Tỷ lệ đói nghèo(% theo tiêu chuẩn
quốc gia)
11,42 16,5
Nguồn số liệu: cục thống kê tỉnh Hà Tây
22
1.2.Thực trạng dân số, lao động và cơ cấu lao động.
Dân số tỉnh Hà Tây năm 2006 là 2,551 triệu người tăng bình quân hàng
năm 0,86%; tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,07%/ năm. Tỷ lệ dân số ở thành
thị chiếm 11%. Quy mô dân số đô thi ở tỉnh Hà Tây quá thấp tương đương
1/3 mức bình quân chung của cả nước. Dân số ở nông thôn chiếm 89%. Trong
đó số việc làm năm 2006 chiếm 1,317 triệu người, tăng bình quân 2,17%.
Trong đó cơ cấu lao động có sự thay đổi, tỷ trọng lao động trong ngành nông,
lâm, thuỷ sản giảm.
Từ năm 2004 đến tháng 6/2006 đã chuyển 62.130 lao động nông thôn
sang làm dịch vụ và nghề khác. Trong đó số lao động làm trong các doanh
nghiệp chiếm 7,6%, số lao động chuyển nghề tại địa phương 21,7%, số lao
động đi làm bên ngoài 37%, số lao động không có việc làm ổn định 33,7%.
Trong thời gian này diện tích đất nông nghiệp giảm 1.935 ha để chuyển đổi
thực hiện các dự án: xây dựng các khu, đô thị và du lịch…Hiện nay, tỉnh Hà
Tây là tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh, cao hơn giai đoạn 2004- 2005 là
1,06%; tuy nhiên đến hết năm 2006, tỷ lệ dân số sống trong các khu đô thị
toàn tỉnh mới chỉ đạt khoảng 16,77%, thấp hơn bình quân chung cả nứơc( cả
nước 25%)

1.3.Tình hình tăng trưởng và phát triển các ngành kinh tế của tỉnh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất kinh tế các ngành ngày càng
tăng, tổng sản phẩm trên địa bàn GDP giai đoạn 2001- 2005 tăng 9,73%; năm
2006 tăng 12,52%. Tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2000 là 171,2%. Nhịp
độ tăng của các ngành đạt khá. Năm 2006 so với năm 2000 cơ cấu GDP công
nghiệp, xây dựng tăng khoảng 7,69%; nông nghiệp, thuỷ sản giảm 8,46%,
dịch vụ tăng 0,77%. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt khá là 3,24 lần. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá tăng 175%, tổng kim ngạch tăng gấp 2,43 lần. Tổng lượt
khách du lịch đến Hà Tây năm 2006 tăng 2,86 lần. Thu ngân sách nhà nước
tăng 5,6 lần. GDP bình quân đầu người tăng 2,2 lần.
23
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực tăng tỷ trọng GDP về
công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng về nông nghiệp- thuỷ sản
Biểu 2:Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Hà Tây thực hiện đến
năm 2006 so với năm 2000.
Chỉ tiêu
Đơn vị Năm 2000 Năm 2006
% so sánh
2006/2000
1. Tốc độ tăng trưởng GDP % 7,3 12,52 171,2
2. Cơ cấu GDP
- Công nghiệp % 32,35 40,04 +7,69
- Nông, lâm, thuỷ sản % 38,02 29,56 -8,46
- Dịch vụ % 29,63 30,40 +1,57
3. Tốc độ tăng GTSX công
nghiệp
% 12,5 24,04 192,32
4.Tốc độ tăng GTSX nông
nghiệp
% 5 3,46 69,2

5. Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 1.891,4 6.140,0 324,6
6. Tổng mức bán lẻ hàng hoá % 12 21,03 175,25
7. Tổng kim ngạch xuất khẩu Tr. USD 46 112 243,5
8. Tổng lượt khách du lịch Tr. lượt 1,1 3,15 281,4
9. Thu ngân sách nhà nước Tỷ đồng 363,83 2.045 554,5
GDP bình quân đầu người Tỷ đồng 3,15 7,04 223,5
Nguồn cung cấp: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2005 và ước
thực hiện năm 2006)
1.4.Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
a. Mạng lưới giao thông
Mạng lưới giao thông của tỉnh phát triển đồng bộ và phân bố hơp lí trên
địa bàn. Đường quốc lộ, tỉnh lộ có chiều dài 648,1km; Đường tỉnh lộ có 29
tuyến dài 406,1km; có 276,88 km đường được trải nhựa, bê tông xi măng
chiếm 70,25% còn lại là đường cấp phối. Đường giao thông nông thôn có
chiều dài 651,76km, trong đó đường nhựa và bê tông xi măng chiếm 41,48%,
còn lại là đường cấp phối đường đất. Đường xã, phường thị trấn dài 5.235,74
km, trong đó đường bê tông, xi măng, nhựa lát gạch chiếm 35,4%, còn lại
24
đường đất và cấp phối. Đường ô tô đã đến trung tâm các xã, các thị trấn thị tứ,
các trung tâm kinh tế, các khu, cụm điểm công nghiệp, khu du lịch, cụm điểm
làng nghề.
Đường sắt qua tỉnh Hà Tây dài 42,5km( tuyến Bắc, Nam qua tỉnh Hà
Tây dài 29,5km, tuyến đường vành đai dài 13km)
Mạng lưới đường sông: có 6 sông lớn chảy qua, ngoài ra còn có hồ,
sông suối nhỏ, mật độ sông suối trên địa bàn tỉnh 1,53/ km
2
cao hơn các địa
phương khác. Trên địa bàn tỉnh có 2 cảng trên sông Hồng là Cảng Tây Sơn và
cảng Hồng Vân( thường tín) có nămg lực bốc xếp khoảng 500.000tấn/ năm.
Ngoài ra còn 5 cảng nhỏ và 54 bến bốc xếp hàng hoá ven các dòng sông.

Nhìn chung mạng lưới giao thông của tỉnh khá phát triển tạo điều kiện cho
lưu thông hàng khách, vận chuyển hàng hoá( nguyên vật liệu, gỗ, tre, nứa,
nông sản thực phẩm…) để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất
khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển trong đó có nhu cầu phát triển làng nghề.
b. Hệ thống cung cấp điện.
Nguồn điện cung cấp cho Hà Tây gồm 1 trạm 500kv, 2 trạm 220kv, 8
trạm 110kv và đang hoàn thiện lưới điện tỉnh theo quy hoạch. Về điện nông
thôn đã phủ kín 100% số xã trên địa bàn, số dân được sử dụng đạt 99%. Tuy
nhiên việc quản lý tổ chức điện bán điện ở nông thôn còn yếu kém nên ảnh
hưởng đến chất lượng điện trong các làng nghề.
Nhìn chung công suất điện đã cung cấp đầy đủ điện đảo bao cho nhu
cầu điện hiện nay cho sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt
của người dân. Điện đã cung cấp đủ cho các khu, cụm, điểm công nghiệp làng
nghề và khu điểm du lịch.
c. Hệ thống cấp, thoát nước
Nguồn cấp nước Hà Tây dồi dào do có nguồn cung cấp mực nước
ngầm lớn. Hiện nay hệ thống cung cấp nước sạch( nước máy) đã đủ cung cấp
25

×