Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH VÀ ĐĂNG KÝ TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000 " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.08 KB, 12 trang )

VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH VÀ ĐĂNG KÝ TÀI SẢN
CỦA VỢ, CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN
GIA ĐÌNH NĂM 2000
TRẦN THỊ MAI PHƯỚC
Trường ĐHDL Văn Hiến TP.HCM

Nghiên cứu về quá trình giải quyết một vụ án hôn
nhân và gia đình (HNGĐ), người ta nhận thấy rằng
vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng là một trong
những vấn đề khó khăn, phức tạp và không kém phần
quan trọng. Tuy nhiên, để phân chia được, trước hết
người ta phải xác định được đâu là tài sản (TS) phải
chia, không chia và không được chia. Nghĩa là Tòa
án phải xác định được đâu là TS chung của vợ chồng,
đâu là TS riêng của mỗi người và đâu là TS của
người thứ ba mà vợ chồng đang quản lý. Trong phạm
vi bài viết này, tác giả muốn đề xuất và phân tích giải
pháp góp phần đơn giản hóa việc xác định TS của vợ
chồng – đó chính là điều kiện để giải quyết những
khó khăn, phức tạp tồn đọng trong giai đoạn khác
(giai đoạn phân chia TS).
“TS của vợ chồng” ở đây bao gồm cả TS riêng và TS
chung của họ trong khối TS hiện còn của gia đình.
Thực chất việc xác định TS chỉ được tiến hành khi
trên thực tế vấn đề phân chia TS giữa vợ chồng được
đặt ra. Thông thường, yêu cầu đó được đặt ra ngay
khi hôn nhân chấm dứt (ly hôn, một bên chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố chết) nhưng cũng có lúc nó được đặt
ra ngay cả trong thời kỳ hôn nhân (chia TS chung của
vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại). Tuy nhiên,
đương sự cần phải được trang bị một số kiến thức


nhất định về vấn đề này để bất kỳ lúc nào và ở đâu họ
cũng có thể tự ý thức và xác định được rằng TS nào
là chung và TS nào là của riêng mình theo pháp luật.
Đó là một trong những thuận lợi lớn cho việc áp dụng
pháp luật vào việc giải quyết vấn đề khi yêu cầu phân
chia TS được đặt ra. Điều này góp phần hạn chế tối
đa những tranh chấp không đáng có giữa vợ và
chồng. Như vậy, xác định TS không chỉ là công việc
của Tòa án mà đó còn là trách nhiệm của đương sự
(phải biết và phải ý thức được) trong quá trình Tòa án
giải quyết yêu cầu phân chia TS.
Vướng mắc trong quy định của Luật HNGĐ mới:
Nhiều năm qua, thực tiễn xét xử án hôn nhân gia đình
cho thấy vấn đề xác định và phân chia TS của vợ
chồng là một trong những vấn đề quan trọng và phức
tạp. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ra đời đã
có xu hướng khắc phục phần nào những vướng mắc,
phức tạp trong vấn đề trên. Tuy nhiên, việc thực thi
quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
sản chung của vợ chồng (gọi tắt là đăng ký TSC) tại
khoản 2 Điều 27 e có nhiều vướng mắc: “TS thuộc sở
hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu thì trong Giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai vợ chồng”.
Quá trình thực thi quy định này có các trường hợp, có
thể mô tả bằng sơ đồ 1.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng:
- Quy định mới về đăng ký TSC (khoản 2 Điều 27)
chỉ có nghĩa trong các trường hợp 1a. và 2a Tuy
nhiên, trên thực tế, nếu thực thi quy định này thì 1a.

là trường hợp vướng mắc nhiều nhất (vì vấn đề này
có liên quan đến nhiều cơ quan, ban, ngành khác).
Bên cạnh đó, những tốn kém đáng kể về thời gian,
tiền của của Nhà nước và nhân dân là điều không
tránh khỏi…
- Trong các trường hợp còn lại, quy định mới về việc
đăng ký TSC thực sự không có ý nghĩa. Bởi lẽ đối
với loại TSC mà không thực hiện (1b) hoặc thực hiện
không được việc đăng ký chung (2b) thì rõ ràng
những quy định mới chưa được thực thi.
- Vì đăng ký TSC là một thủ tục hành chính nên yêu
cầu của vấn đề này thường đặt ra rất cao (với các yếu
tố có liên quan như hộ khẩu thường trú, giấy tờ tùy
thân của đương sự…). Do vậy, sẽ có trường hợp chỉ
có một người (vợ hoặc chồng) đủ điều kiện đứng tên
đăng ký (2b). Khi đó, những TSC thay vì phải đăng
ký chung thì trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu,
quyền sử dụng TSC lại mang tên một người. Trên cơ
sở này, khi xác định TS của vợ chồng, chúng ta sẽ
xác định loại TS này là chung hay riêng?
+ Nếu coi đây là TSC thì lại trái với quy định mới về
việc đăng ký TSC tại khoản 2 Điều 27. Bởi vì Luật
quy định TSC thì phải đăng ký chung, nghĩa là Giấy
chứng nhận phải có tên 2 người thì TS đó mới là
TSC. Nhưng khi không đăng ký được, TSC do một
người đứng tên cũng được coi là TSC (?).
+ Nếu coi đây là tài sản riêng (TSR) thì lại trái với
quy định tại khoản 1 Điều 27: “TSC của vợ chồng
gồm TS do vợ chồng tạo ra… trong thời kỳ hôn
nhân”, nhưng khi không đăng ký chung được thì đó

lại là TSR (?).
Rõ ràng, trong trường hợp này, ta không thể xác định
được TS này là chung hay riêng.
- Một thực tế cần phải thừa nhận trong đời sống hiện
nay là trước khi kết hôn, không ít cặp nam nữ cùng
nhau tạo lập nên một số TSC đáng kể. Do vậy, còn
một trường hợp khác cần quan tâm đó là những TSC
do vợ chồng tạo lập trước hôn nhân – tức việc đăng
ký TSC diễn ra trước đăng ký kết hôn – khi đăng ký
thì mang tên mấy người? Liệu rằng trường hợp này
có được linh động cho 2 người đứng tên sở hữu
chung (theo quy định về Sở hữu chung theo phần –
Điều 231 Bộ luật Dân sự) hay các cơ quan chức năng
lại không chấp nhận đăng ký vì cho rằng chủ thể
đăng ký chưa phải là vợ chồng theo pháp luật?
Vợ chồng nên kê khai TS khi đăng ký kết hôn:
Điều 5 khoản 3 Nghị định 70/NĐ-CP ngày 3/10/2001
hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ (gọi tắt là Nghị
định) không buộc vợ chồng phải đăng ký lại những
TSC đã đứng tên một người trước đó (trước ngày
Nghị định có hiệu lực). Như đã phân tích ở trên,
chúng tôi cho rằng quy định này mới “gỡ” được một
phần vướng mắc trong vấn đề trên (giải quyết được
1a) nhưng lại rơi vào 1b (quy định của Luật mới lại
chưa thực sự có nghĩa đối với loại TSC đã được đăng
ký).
Từ những vướng mắc đáng kể trong việc xác định TS
của vợ chồng, để đảm bảo được ý chí nhập hay không
nhập TSR vào TSC của đương sự, chúng tôi đề xuất
giải pháp buộc vợ chồng phải kê khai khi đăng ký kết

hôn:
+ Phần khai về tài sản riêng: đương sự liệt kê những
tài sản hiện có mà mình không muốn nhập vào khối
TSC.
+ Phần ghi tài sản chung: bao gồm các TS mà hai
người cùng tạo lập trước hôn nhân và những tài sản
riêng mỗi bên tự nguyện nhập vào (không quan tâm
đến việc TS do mấy người đứng tên).
+ Nếu không kê khai những TS có giá trị nhỏ, không
đáng kể vào phần tài sản chung hay riêng thì về sau,
những TS này là của chung (TS có giá trị nhỏ ở đây
chỉ mang tính tương đối như các vật dụng trong gia
đình…, đó không phải là những món đồ trang sức,
vật kỷ niệm, đồ dùng cá nhân…)
+ Việc kê khai phải do chính đương sự thực hiện, tự
mình ký tên hoặc điểm chỉ trước sự thừa nhận của
bên kia và cán bộ có thẩm quyền. Việc kê khai chỉ có
ý nghĩa giữa vợ và chồng mà có thể không có ý nghĩa
đối với người thứ ba.
Để thực thi giải pháp này, công tác tuyên truyền pháp
luật phải trực tiếp và có hiệu quả hơn. Chúng tôi kiến
nghị cấp thêm cho mỗi cặp vợ chồng một văn bản
Luật HNGĐ hiện hành (cùng lúc với Giấy chứng
nhận kết hôn).
Đối với những cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn (đã
ổn định cuộc sống, có con chung và TSC), thì nên
tiến hành kê khai TS vào ngay thời điểm này – thời
điểm bắt đầu áp dụng Luật HNGĐ mới. Quá trình
này sẽ được tiến hành song song với việc kê khai TS
của cán bộ, công chức; nghiêm túc và triệt để như

một quá trình điều tra dân số được thực hiện thống
nhất trên cả nước từ trước đến nay.
Khi vấn đề này được đưa vào Luật, các bên sẽ nhận
thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện giao
dịch dân sự bằng văn bản. Nghĩa là họ biết trước khả
năng “mất đi” khối TSR mới có được trong thời kỳ
hôn nhân. Từ đó, khi được tặng cho hoặc thừa kế
riêng một khối lượng TS thì vợ (chồng) phải lập văn
bản để chứng minh nguồn gốc của TS đó (nếu họ coi
trọng việc phải giữ gìn TS đó cho riêng mình).
Sau “chiến dịch” kê khai tài sản, mọi người phải thừa
nhận rằng Bảng kê khai TS – đó là chứng cứ quan
trọng nhất trong việc Tòa án giải quyết xác định và
phân chia TS của vợ chồng khi có yêu cầu đặt ra,
nhất là khi ly hôn.
Chúng tôi cho rằng giải pháp này sẽ áp dụng được
cho tất cả các loại tài sản (chung hoặc riêng, có đăng
ký hoặc không đăng ký quyền sở hữu, được tạo lập
trước hay sau khi đăng ký kết hôn, trước hay sau
ngày áp dụng giải pháp mới). Hy vọng rằng Dự thảo
Nghị định sớm bổ sung kiến nghị này để vấn đề xác
định TS của vợ chồng có một bước đột phá mới, đỡ
đi được phần nào “gánh nặng” cho ngành Tòa án.·
SƠ ĐỒ 1
a. Phải đăng ký lại quy định về đăng ký TSC
(để đứng tên hai người) có nghĩa nhưng vướng mắc,
tốn kém
1. TSC đã đăng ký,
1 người đứng tên b. Không đăng ký lại uy định mới
về đăng ký TSC không có nghĩa

(vẫn 1 người đứng tên)
a. Đăng ký chung được xác định là TSC:
(đứng tên 2 người) phù hợp với quy định mới
2. TSC chưa đăng ký
QSH, QS b. Không đăng ký chung Nếu xác định là
TSC: trái với quy định mới
được (đứng tên 1 người) về đăng ký TSC (K2, Đ27)

Nếu xác định là TSR: trái với khái niệm về
TSC (K1, Đ27)
BẢng kê khai tài sản cỦa vỢ chỒng
(Mẫu kiến nghị)
(Phần này có thể được bổ sung vào mặt sau của Giấy
chứng nhận kết hôn (mặt B) hoặc vào một Bảng kê
khai riêng đính kèm).

×