Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Bàn về nền quân chủ chuyên chế trong lịch sử" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.82 KB, 14 trang )

Bàn về nền quân chủ chuyên chế trong lịch sử
ĐỖ MINH KHÔI
Giảng viên Khoa luật Hành chính, Trường ĐH Luật
TP. HCM
Như hầu hết các quốc gia trong thời kỳ phong kiến,
sự hưng thịnh hay suy tàn thường gắn liền với vai trò
của những vị vua đầy quyền lực. Nói đến một vị vua
chuyên chế, lịch sử thường có thái độ ác cảm hơn là
cố tìm hiểu xem với những lý do và điều kiện nào để
nhà vua có thể thực hiện sự chuyên chế, độc đoán của
mình. Mặt khác, chính sự ngông cuồng, tàn bạo của
các vị vua đã để lại cho nhân loại những kiệt tác kiến
trúc, nghệ thuật và thông qua những công trình đồ sộ
đó hậu thế đã mở rộng sự hiểu biết hơn về lịch sử.
Hơn thế, với chính sự chuyên chế của mình, một số
vị vua đã cứu nguy cho một dân tộc, một nền văn hóa
trước sự hủy diệt của chiến tranh ngoại xâm.
Nền quân chủ chuyên chế chắc chắn không phải là
sản phẩm của Thượng đế hay Đấng tối cao và nhà
vua không phải là “Thiên tử” theo đúng nghĩa của nó.
Sự xuất hiện, phát triển của nền quân chủ chuyên chế,
theo quan điểm duy vật lịch sử, phải dựa trên những
hoàn cảnh và những điều kiện nhất định. Vì vậy, việc
xem xét những cơ sở và điều kiện cho sự tồn tại của
nền quân chủ chuyên chế với ý nghĩa là một cách
thức tổ chức quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng cho
một hoàn cảnh xã hội nhất định là mục đích chính
của bài viết này.
Nền quân chủ chuyên chế chính là một hình thức tổ
chức quyền lực nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhà
nước tập trung vào trong tay một vị vua được hình


thành bằng con đường cha truyền con nối. Nguồn gốc
của quyền lực nhà nước, quyền lực của nhà vua
không bắt nguồn từ trong xã hội thế tục, từ nhân dân
mà từ truyền thống, dòng giống và tôn giáo. Thậm
chí ở một số quốc gia, nhà vua còn là sự hiện thân
của quyền lực tôn giáo tối cao trong xã hội. Đó chính
là sự thống nhất giữa vương quyền và thần quyền.
Quyền lực của nhà vua là tối thượng và không chịu
bất cứ một sự hạn chế nào. Bộ máy nhà nước và hệ
thống quan lại từ trung ương đến địa phương chỉ là
công cụ của nhà vua nhằm thực hiện sự cai trị của
mình. Đương nhiên là trong xã hội thời kỳ này,
không tồn tại khái niệm công dân, mà chỉ có khái
niệm thần dân hay thuộc dân.
Thực chất, nền quân chủ chuyên chế hình thành do
nhu cầu tập trung và thống nhất quyền lực trong xã
hội. Khi nhu cầu tập trung thống nhất cao độ xuất
hiện trong xã hội như là một xu hướng phát triển
chính, sẽ dẫn đến việc tập trung quyền lực nhà nước
để đáp ứng cho nhu cầu đó. Xét về mặt lợi ích, khi lợi
ích chung của toàn xã hội bị đe dọa, cần phải có sự
tập trung quyền lực của nhà nước để bảo vệ lợi ích
chung đó. Như vậy, tình trạng cấp thiết của một quốc
gia, một xã hội đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất,
nhanh chóng kịp thời và tập trung đã là tiền đề quan
trọng nhất để hình thành nền quân chủ chuyên chế.
Tuy nhiên, không phải mọi xã hội, khi xuất hiện nhu
cầu tập trung thống nhất là tất yếu hình thành nền
quân chủ chuyên chế. Điều này chỉ xảy ra trong thời
kỳ phong kiến trở về trước. Có những lý do mang

tính chủ quan như sau:
Thứ nhất, Do trình độ phát triển của nhận thức chung
trong xã hội còn rất hạn chế và tôn giáo còn đóng vai
trò quan trọng trong sự nhận thức của con người. Con
người nhìn nhận nhà nước nói chung và nền quân chủ
nói riêng như là một sản phẩm của Thượng đế và
chính kẻ cầm quyền cũng muốn biện hộ cho xuất xứ
quyền lực cai trị của mình thiêng liêng và không thể
bị đặt nghi vấn. Toàn bộ quốc gia là tài sản của nhà
vua. Thần dân cũng là “con” của vua.
Thứ hai, Trong lịch sử, có sự thay đổi các triều đại
nhưng nó không phải là sự thay đổi thể chế nhà nước
mà chỉ là sự thay đổi những dòng họ khác nhau mà
thôi. Nền quân chủ luôn được kế thừa, củng cố và
hoàn thiện. Về mặt tâm lý, nhân dân trong thời kỳ
này chưa hình thành ý thức cho việc tự cai trị, tự nắm
quyền lực nhà nước. Họ vẫn cần sự lãnh đạo, “dẫn
đường” của vị vua. Đây chính là những yếu tố mang
tính truyền thống, tập quán và tâm lý.
Thứ ba, Khả năng xuất sắc của một cá nhân trong tổ
chức xã hội, tiến hành chiến tranh và chống chiến
tranh. Bên cạnh những khả năng xuất sắc, tích cực
còn có những vị vua xác lập và củng cố nền quân chủ
bằng sự sợ hãi, sự tàn bạo. Trong lịch sử đã có những
ví dụ rất điển hình như sự lên ngôi dựa vào tài thao
lược quân sự như Clovis, Saclơman, Naponeon, Tần
Thủy Hoàng
Về mặt khách quan, nền quân chủ chuyên chế hình
thành do những nhu cầu tập trung, thống nhất trong
xã hội về quyền lực. Những biểu hiện chủ yếu của

nhu cầu đó có thể khái quát trong những khía cạnh
chính sau đây:
Về mặt kinh tế, như Lê-nin đã nói, đấu tranh chính trị
thực chất là sự biểu hiện tập trung nhất của sự mâu
thuẫn về lợi ích kinh tế mà thôi. Vì vậy, sự mâu thuẫn
giai cấp dẫn đến nhu cầu tập trung và thống nhất
quyền lực chính là sự biểu hiện của mâu thuẫn kinh
tế trong xã hội. Những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế
đó biểu hiện như: Nhu cầu hình thành thị trường
thống nhất và loại bỏ hoàn toàn tình trạng cát cứ, đặc
quyền của các quý tộc phong kiến; nhu cầu thống
nhất và mở rộng thị trường thuộc địa; bảo vệ lợi ích
của thương nhân trong nước… Trong tình hình đó,
mô hình quân chủ chuyên chế mới có đủ khả năng
tập trung sức mạnh kinh tế và quân sự để đáp ứng
nhu cầu thống nhất về lợi ích kinh tế.
Nhưng nhu cầu loại trừ nền kinh tế đặc quyền phong
kiến, thiết lập kinh tế hàng hóa tiền tư bản chỉ có thể
chấp nhận với sự tồn tại nền quân chủ chuyên chế
trong giai đoạn đầu, giai đoạn mà giai cấp tư sản
chưa đủ mạnh, phong trào đấu tranh của nông dân và
nhân dân lao động lại lên cao. Ngay sau khi nền kinh
tế tư bản hình thành và phát triển, chính nó đã tạo
điều kiện để loại trừ nền quân chủ chuyên chế. Biểu
hiện trong lịch sử là phong trào cách mạng Tư sản từ
thế kỷ thứ 17 ở Tây Âu.
Với các nước có nền sản xuất nông nghiệp là chủ
đạo, mặc dù không có nhu cầu thống nhất về mặt
kinh tế, thậm chí, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự
cung tự cấp, khép kín tạo ra tình trạng manh mún

phân tán, nhưng chính nền kinh tế đó không loại trừ
sự tập trung thống nhất quyền lực trong xã hội. Hơn
nữa, ruộng đất, một tư liệu sản xuất quan trọng của
xã hội nông nghiệp, chủ yếu nằm trong tay nhà vua vì
vậy khả năng phân tán về tiềm lực kinh tế khó xảy ra
hơn.
Với những quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp là
chủ đạo và cây lương thực chính là lúa nước, nên
hoạt động xây dựng và quản lý các công trình thủy
lợi đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Hoạt
động này lại đòi hỏi một số lượng lớn người với sự
quản lý rất tập trung và thống nhất. Chính vì thế, hoạt
động xây dựng các công trình thủy lợi cũng được coi
như một yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển
của nền quân chủ chuyên chế.
Về mặt chính trị, nhu cầu tập trung thống nhất quyền
lực hình thành khi lợi ích của toàn bộ giai cấp thống
trị bị đe dọa. Điều này đã thể hiện rất rõ trong giai
đoạn cuối của chế độ phong kiến và giai đoạn đầu
của quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn
giữa giai cấp nông dân và toàn bộ nhân dân lao động
với quý tộc phong kiến đã rất quyết liệt, phong trào
đấu tranh của nông dân lên cao và đã đe dọa đến
không chỉ lợi ích của quý tộc phong kiến mà đến toàn
bộ giai cấp thống trị. Trước tình hình đó, quý tộc, tư
sản đã thống nhất lợi ích, tập trung quyền lực cho
triều đình nhằm trấn áp phong trào đấu tranh của
nhân dân lao động.
Nhu cầu tập trung thống nhất quyền lực cũng xuất
phát từ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia. Để đảm bảo

cho sự tồn tại của một quốc gia trước sự đe dọa của
các cuộc chiến tranh xâm lược hay tổ chức quân đội
để đi xâm lược, vai trò và quyền lực của nhà vua
được xem như là sự tập trung cao nhất của tinh thần
dân tộc và lòng yêu nước. Hơn nữa, về mặt kỹ thuật,
hoạt động chiến tranh cũng đòi hỏi tính kỷ luật và sự
điều hành tập trung thống nhất cao độ.
Trong thời kỳ phong kiến, đất đai, lãnh thổ là biểu
hiện sức mạnh của vị quân chủ. Vì vậy đất đai của
các vị vua ngày càng được mở rộng tối đa nếu có thể.
Việc quản lý những vùng đất đai và lãnh thổ quá rộng
lớn với sự đa dạng về cư dân, văn hóa, trình độ phát
triển… đòi hỏi một sự quản lý tập trung thống nhất từ
trung ương. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để
hình thành nền quân chủ chuyên chế. Một ví dụ điển
hình trong lịch sử là đế quốc Lamã với quá trình
chuyển từ nền Cộng hòa quý tộc chủ nô sang nền
quân chủ với những vị hoàng đế nổi tiếng chuyên chế
như Ôxtaviuxơ, Điôlêtianuxơ, Conxtaniuxơ… mà
nguyên nhân chính là hoạt động chiến tranh gắn liền
với sự phát triển của đế quốc và sự cai trị trên lãnh
thổ rộng lớn gồm châu Âu, một phần châu Á, và Bắc
Phi.
Về mặt tư tưởng, sự ảnh hưởng lớn nhất chính là tôn
giáo. Các tôn giáo trong thời kỳ này ở một mức độ
thấp là không trực tiếp ủng hộ nền quân chủ chuyên
chế nhưng lại cố gắng duy trì trật tự xã hội đó, kìm
hãm phong trào đấu tranh của của nhân dân lao động
và đấu tranh giai cấp. Mức độ cao hơn, tôn giáo góp
phần duy trì và củng cố nền quân chủ một cách trực

tiếp. Ví dụ như Nho giáo tuy không ca ngợi những vị
vua tàn ác, bạo ngược nhưng không ủng hộ, thậm chí
lên án việc nổi dậy lật đổ những vị vua đó. Tư tưởng
Pháp trị tuy có đối lập với Nho giáo nhưng cũng
không đưa ra một phương cách để lật đổ những vị
vua bạo tàn. Hơn thế, tư tưởng Pháp trị còn đưa ra
một phương pháp cai trị hữu hiệu cho những vị vua
chuyên chế.
Đặc biệt, sự ảnh hưởng của Nho giáo không chỉ trong
việc ủng hộ nền quân chủ chuyên chế trong nội dung
của giáo lý mà những nội dung đó còn chuyển hóa
thành những giá trị, chuẩn mực mang tính đạo lý,
luân lý trong xã hội. Ví dụ: Trung với vua là giáo lý
Nho giáo nhưng nó cũng là một trong những chuẩn
mực đạo lý xã hội để dựa vào đó mà con người đánh
giá, xem xét những xử sự trong xã hội. Như vậy tư
tưởng chính trị và những yếu tố đạo lý có sự thống
nhất cao độ. Thần dân ủng hộ nhà vua không phải chỉ
vì họ được giáo dục và bị ép buộc phải làm như vậy,
mà họ thấy đó là một nghĩa vụ đạo lý, một việc làm
tự nguyện và rất cao đẹp.
Tóm lại, nền quân chủ chuyên chế tồn tại trong
những điều kiện và hòan cảnh nhất định. Những điều
kiện hoàn cảnh đó đã tạo ra một nhu cầu cần tập
trung thống nhất quyền lực trong xã hội được biểu
hiện qua các mặt kinh tế, xã hội và tư tưởng như đã
phân tích ở trên. Tuy nhiên với từng hình thức chính
thể cụ thể, không nhất thiết phải hội đủ các yếu tố đó.
Với quốc gia này thì yếu tố kinh tế đóng vai trò chủ
đạo nhưng với quốc gia khác thì lại do hoạt động

chiến tranh chi phối. Chính vì vậy, dù cùng mang
hình thức chính thể quân chủ chuyên chế nhưng vua
Louis 14 của Pháp sẽ rất khác với Hoàng đế Càn
Long của nhà Thanh.
Quay về hiện tại, rõ ràng chúng ta không mong muốn
tái lập một chính thể quân chủ chuyên chế nhưng
điều mà chúng ta có thể thấy được chính là sự tập
trung và thống nhất trong xã hội sẽ tạo nên sức mạnh
cho một xã hội hoặc một dân tộc. Hay nói cách khác,
nhu cầu tập trung thống nhất quyền lực vẫn còn tồn
tại trong xã hội hiện đại.
Với các nước kém phát triển, trong điều kiện hội
nhập và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nếu không
tập trung và thống nhất để huy động sức mạnh của
dân tộc, sức mạnh quốc gia, không những bị tụt hậu
và sẽ bị chi phối và mất tự do bởi các cường quốc và
các thế lực khác mà trước hết chính quốc gia đó sẽ bị
suy yếu do chia rẽ nội bộ, làm mất sức mạnh tập
trung của dân tộc. Nói cách khác là: tự hủy diệt lẫn
nhau trước khi để thế lực bên ngoài ngoài thôn tính.
Ngày nay, với những tiến bộ của nhân loại, chắc chắn
xu hướng tập trung, thống nhất và tạo lập một tầng
lớp lãnh đạo thống nhất sẽ không tạo ra sự tàn bạo và
chuyên chế của một cá nhân như trong lịch sử. Vì nó
có một đảm bảo là: nguồn gốc của quyền lực nhà
nước xuất phát từ nhân dân và do nhân dân.

×