Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Chương 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.39 KB, 12 trang )

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ PHIÊN ÂM
TIẾNG NƯỚC NGOÀI

- ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
- ĐTM: Đánh giá Tác động Môi trường (Environmental Impact Assessment)
- UNEP: Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
- Phương pháp danh mục (Checklist Method)
- WB: Ngân hàng Thế giới
- Danh mục có xét đến độ đo của tác động (Weighting Checklist)
- Danh mục dạng câu hỏi (Questionnaires Checklist)
- Danh mục có ghi mức độ tác động (Scanling Checklist)
- Phương pháp ma trận môi trường (Matrix Method)
- Hành động (action)
- Hành động trong hoạt động (activity)
- Phương pháp ma trận giản đơn (Simple Interaction Matrix)
- Ma trận có định lượng (Quantified Matrix)
- Phương pháp có xét đến các tác động riêng rẽ (Disaggreated Method)
- WRAM : Phương pháp đánh giá tài nguyên nước (Water Resources
Assessment Methodology)
- Ma trận có các thành phần tương tác (Component Interaction Matrix)
- Giấy trong suốt (Papier Calque)
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
- Phương pháp mạng lưới (Network Method)
- PV: Giá trị hiện tại (Present Value)
- NPV: Lợi nhuận ròng quy về hiện tại (Net Present Value)
- IRR: Hệ số hoàn vốn nội tại (Internal Rate of Return)
- PTTNN: Phát triển tài nguyên nước



Trang 1


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

LỜI NÓI ĐẦU

Đánh giá tác động môi trường là ngành khoa học vô cùng mới mẻ không
những chỉ riêng nước ta mà ngay cả nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: Mỹ là một
trong những nước có trình độ khoa học phát triển nhanh, nhưng công tác đánh
giá tác động môi trường cũng chỉ mới hình thành từ năm 1969…
Nước ta trước năm 1984 thuật ngữ “Đánh giá tác động môi trường” (ĐTM)
là thuật ngữ ít người hiểu… Mãi cho đến năm 1985 những kiến thức cơ bản về
ĐTM bước đầu mới được áp dụng để góp phần vào nội dung: “Luận chứng kinh
tế kỹ thuật của công trình Thủy điện Trị An…”
Ngày 10-1-1994, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký sắc lệnh ban
hành về việc Bảo vệ môi trường trong đó điều 18 qui định: “Tất cả các dự án
phát triển kinh tế xã hội đều phải đánh giá tác động môi trường và xây dựng
các phương án phòng chống ô nhiễm”. Điều đó chứng tỏ công tác đánh giá tác
động môi trường thật sự đang và mãi mãi là một nội dung rất quan trọng trong
quá trình nghiên cứu để thực hiện các phương án phát triển kinh tế xã hội và đã
thực sự trở thành pháp lệnh của nước ta.
Tuy nhiên, khoa học về đánh giá tác động môi trường vẫn là ngành khoa
học còn non trẻ, công tác đánh giá tác động môi trrường là một việc làm khá
phức tạp “đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ liên ngành giỏi với khuôn khổ
thể chế thích hợp, thông tin đầy đủ…”. Cho nên công tác đánh giá tác động môi
trường còn phải không ngừng phấn đấu, tích lũy kinh nghiệm và tiếp thu những

thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới, từ đó
mới đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước…
Tập giáo trình Đánh giá tác động môi trường do tác giả biên soạn trên
cơ sở tập hợp những văn bản pháp qui có liên quan đến công tác bảo vệ môi
trường, thu thập những thông tin, những hướng dẫn về đánh giá tác động môi
trường của Bộ khoa học công nghệ và môi trường, những lý thuyết cơ bản có
liên quan đến đánh giá tác động môi trường trong lónh vực động lực học dòng
sông, trên lónh vực thủy lợi và năng lượng…
Trong quá trình viết nên giáo trình này, tuy tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều cán bộ liên ngành, song vấn đề quá lớn và phức tạp nên
tồn tại, khiếm khuyết là điều không thể nào tránh khỏi, vì vậy rất mong bạn
đọc xa gần góp ý để tập giáo trình này ngày càng phục vụ nhiều bạn đọc hơn.
Tháng 6-1999

Trang 2


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường
1. Định nghóa:
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá dự
báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tếxã hội và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.
ĐTM không phải là thủ tục để ngăn cản hay hạn chế dự án phát triển mà

là nghiên cứu để làm cho việc chuẩn bị thực hiện dự án được hoàn chỉnh đầy đủ
hơn; nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và trong
tương lai không làm tổn hại đến lợi ích lâu dài. Vì vậy ĐTM một trong những
công cụ góp phần cho sự phát triển bền vững…
Các nước phát triển về kinh tế đã vận dụng ĐTM từ những năm 70. Hiện
nay hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ĐTM thành yêu cầu chính thức trong
việc xét duyệt các dự án phát triển. Khái niệm ĐTM đã được đưa vào nước ta
từ năm 1985 và sau đó Nhà nước ta đã có quyết định ĐTM đối với các dự án
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.
Từ đó đến nay, khoa học về ĐTM ngày càng được quan tâm và đã có
những bước tiến đáng kể. Năm 1994 bộ luật bảo vệ môi trường của nước ta đã
được quốc hội thông qua và chính phủ ra nghị định 175/CP về hướng dẫn thực
hiện luật bảo vệ môi trường (18/10/1994). Trong đó có điều khoản về việc
ĐTM của các dự án phát triển như điều 17-18 của luật bảo vệ môi trường và
chương 3 của nghị định 175/CP của chính phủ.
ĐTM của các dự án phát triển luôn luôn phải là công trình nghiên cứu
liên ngành; trong đó các chuyên viên về môi trường phải kết hợp chặt chẽ với
chuyên viên lónh vực hoạt động cụ thể của dự án để tìm hiểu về dự án, điều tra
khảo sát hiện trạng môi trường, dự báo các diễn biến trong tương lai và đề xuất
các biện pháp xử lý…
2. Sự khác nhau giữa ĐTM và Luận chứng Kinh tế Kỹ thuật.
Trước đây, khi đặt kế hoạch xây dựng các công trình hoặc những dự án
kinh tế chúng ta thường hay lập “Luận chứng kinh tế kỹ thuật”. Mục đích của
Luận chứng kinh tế kỹ thuật nhằm làm rõ các vấn đề:
- Về kỹ thuật: có khả năng thực hiện dự án hoặc công trình đó không?
- Công trình xây dựng có đem lại hiệu quả kinh tế không – nhiều hay
ít, thời gian hoàn vốn bao lâu….
Luận chứng kinh tế kỹ thuật chưa đề cập đến những tác động của công
trình, của dự án làm ảnh hưởng đến điều kiện tài nguyên môi trường… không
quan tâm đến môi trường nhân văn. Ví dụ không quan tâm đến phong tục tập

Trang 3


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

quán, đến bản sắc văn hóa, đến di tích lịch sử… đến thay đổi nghề nghiệp, đến
nếp sống của người dân trong vùng dự án.

II. Vài nét về lịch sử của Đánh giá Tác động Môi trường (sau này viết tắt
là ĐTM)
Năm 1969, một ủy ban khoa học về những vấn đề môi trường (The
Scientific Committee on Problem of the Environment: SCOPE) của Liên Hiệp
Quốc được thành lập nhằm mục đích:
- Nghiên cứu những kiến thức tiên tiến về ảnh hưởng của con người và
những hoạt động của họ đến môi trường, cũng như những ảnh hưởng
của môi trường đến con người, sức khỏe và lợi ích của họ. Yêu cầu này
được đặt ra vừa có qui mô toàn cầu, vừa có tính chất quốc gia và khu
vực, vừa chính phủ vừa phi chính phủ.
Chương trình trung hạn đầu tiên của SCOPE là việc nghiên cứu khoa
học để mô phỏng hình mẫu ĐTM. Với sự tài trợ của UNEP, UNESCO,
45 chuyên gia hàng đầu khắp thế giới đã cùng nhau nghiên cứu để tìm
các chủ đề và những khía cạnh của ĐTM.
R. E. Munn là người đầu tiên đã nghiên cứu và cho xuất bản một chủ đề lấy tên
là “Environmental Impact Assessment” (EIA) và từ đó ĐTM được xem như là
phương pháp chủ yếu để giải quyết các vấn đề môi trường.
- Năm 1979-1997 Hội đồng kinh tế Châu Âu cùng các chuyên gia của họ
đã nghiên cứu sâu hơn, trao đổi kinh nghiệm và đẩy mạnh việc ứng
dụng ĐTM ở các nước Châu Âu.

Nhưng một câu hỏi quan trọng đặt ra lúc bấy giờ là làm thế nào để có
nhận thức đầy đủ nhất, tổng hợp nhất những vấn đề liên quan đến môi
trường trong quản lý và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội? Câu trả lời
đúng nhất cho vấn đề nêu trên là chỉ có ứng dụng phương pháp ĐTM
mà thôi.
Theo chương trình môi trường của LHQ (UNEP), các dự án, chính sách, chương
trình sau đây là đối tượng cần thiết phải tiến hành công tác ĐTM:
a) Sử dụng và chuyển đổi đất đai như qui hoạch đô thị, công nghiệp, nông
nghiệp, sân bay, giao thông vận tải, hệ thống truyền dẫn, bãi tắm biển,
v.v..
b) Khai thác tài nguyên: khoan thăm dò, khai thác mỏ, khai thác gỗ, nổ mìn,
đánh bắt thủy hải sản, săn bắn.
c) Tái tạo tài nguyên: trồng rừng, quản lý đời sống hoang dại, kiểm soát lũ
lụt.
d) Sản xuất chế biến nông sản, nông nghiệp, nông trại, cơ sở chăn nuôi, sản
xuất bơ sữa, thủy lợi.

Trang 4


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

e) Công nghiệp: luyện kim, hóa dầu, lò nấu kim loại, bột giấy, nhà máy
giấy, v.v…
f) Giao thông vận tải: đường sắt, sân bay, bến tàu, đường ống, đường ô-tô,
v.v…
g) Năng lượng: các hồ thủy điện nhân tạo, đập, các nhà máy năng lượng:
nhiệt điện và năng lượng nguyên tử, dầu, v.v…

h) Các trạm xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường có vật chất độc hại,
nước ngầm, sinh hoạt.
i) Xử lý hóa chất: thuốc trừ sâu, phân hóa học.
j) Nghỉ ngơi, giải trí: các khu săn bắn, công viên, bờ biển, các đường đi
dạo, đường xe cộ, v.v…

III. Việc thực hiện ĐTM ở một số nước trên thế giới
1. Ở Mỹ: ĐTM hay phân tích tác động môi trường ra đời từ những năm 1970.
Để làm việc này có Tổ chức hoạt động chính sách môi trường Quốc gia
(National Environmental Policy Act: NEPA) và dưới có Hội đồng chất lượng
môi trường (Council on Environment Quality: CEQ) giúp các tổ chức này hoạt
động theo điều 02 qui định về ĐTM trong luật môi trường ở Mỹ.
2. Ở Anh: Việc khai thác dầu mỏ và khí đốt ở miền Bắc Anh là khởi điểm việc
thực hiện ĐTM ở Anh. Nhiều báo cáo thực hiện khác nhau, nhưng cuối cùng,
cách làm của Anh cũng tương tự như NEPA của Mỹ.
3. Ở Canada: Việc ĐTM được tổ chức thành hai cấp: quốc gia và các bang,
hoạt động từ năm 1973. Tất cả các dự án đều phải ĐTM và phải được bộ Hải
sản và môi trường xem xét, phê duyệt.
4. Ở Australia: Vấn đề ĐTM được đặt ra từ năm 1974. Mọi thủ tục ĐTM cho
các dự án được đặt ra nghiêm ngặt và đều do Bộ môi trường xem xét và phê
duyệt.
5. Châu Âu : Ở Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, v.v… công tác
ĐTM mang tính pháp lý nghiêm ngặt trong việc thực hiện các dự án phát triển.
Hội đồng kinh tế Châu Âu đã có quan điểm thống nhất thực hiện ĐTM từ
tháng 10/1975.

IV. Đánh giá tác động lũy tích và phân tích tủi ro.
1. Khái niệm:
Tác động môi trường lũy tích là những tác động đến môi trường gây ra
bởi những ảnh hưởng mà nếu xét riêng bản thân chúng thì nhỏ nhưng nếu gộp cả

lại thì sẽ vượt quá sức tải của môi trường có thể chịu đựng.
Trên phạm vi toàn cầu, có hai ví dụ tốt nhất về những ảnh hưởng lũy tích
là sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi những tác động tích lại của việc thải khí CO2
đi liền với việc sử dụng năng lượng cho sưởi ấm, vận tải và sự hủy hại tầng
Ozon chủ yếu do ảnh hưởng của quá trình sử dụng các sản phẩm có chứa CFCs.
Trang 5


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

Mưa Axid cũng được coi là hậu quả của việc thải vào không trung các
chất SO2 và NOx.
Có nhiều cách khác nhau để định nghóa thế nào là ảnh hưởng lũy tích
trong lónh vực quản lý môi trường, tuy nhiên đặc điểm chung của những ảnh
hưởng này là sự tích lũy qua thời gian và không gian của nhiều tác động nhỏ lẻ
dẫn đến một tác động tổng hợp lớn hơn tất cả các tác động nhỏ lẻ cộng lại .
Đặc điểm quan trọng thứ hai liên quan đến những hoạt động của con
người có ảnh hưởng đến môi trường, những hoạt động thường đựơc tiến hành từ
những quyết định ở phạm vi hẹp và có vẻ độc lập với nhau. Hiện tượng này
từng được gọi là “Sự chuyên chế của các quyết định nhỏ hẹp”. Trên thực tế, con
người thường có xu hướng bằng mọi giá thực hiện quyết định của riêng mình,
mà quyết định này bao giờ cũng nhỏ hẹp. Những tác động sau này hoặc tác
động ở những nơi khác đến môi trường đương nhiên sẽ xảy ra ngoài sự quan
tâm của chính những người đã ra những quyết định và hành động nhỏ hẹp đó.
2. Những phương thức hình thành tác động tích lũy.
a) Bổ sung thường xuyên từ một quá trình theo 2 cách:
° Bổ sung
° Tương tác

b) Tổng hợp các ảnh hưởng từ hai hoặc nhiều quá trình.
° Các tác động nhân lên.
° Các quan hệ hiệp đồng (Synergistic).
3. Xác định và giảm thiểu các tác động tích lũy
Tác động tích lũy có thể tránh được bằng việc tiến hành tốt hơn quá trình
kế hoạch hóa. Ví dụ kế hoạch hóa làm giảm sự nóng lên của khí hậu toàn cầu
là:
- Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch
- Tìm nguồn năng lượng sạch để thay thế (năng lượng gió, mặt trời,
thủy triều…)
- Trồng rừng, chống tàn phá rừng
Nếu không thấy được những động khác đang diễn ra trong khu vực gây ra
cùng một tác động lũy tích thì rất khó có thể xác định được tác động lũy tích
của một dự án riêng lẻ. Một quá trình kế hoạch hóa ở quy mô chung, rộng rãi,
tính đến các loại hoạt động trong khuôn khổ của nhiều dự án khác nhau trong
cùng khu vực có nhiều khả năng hơn trong việc nhận thức các tác động lũy tích.
Một điều quan trọng khác là công tác kế hoạch cũng cho phép tính đến những
hoạt động tương lai sẽ diễn ra trong khu vực. Các kế hoạch tổng thể là nguồn
quan trọng để cung cấp cho người đề xuất dự án cùng các bên có liên quan
những thông tin đó.
Mục đích của các kế hoạch tổng thể là nhằm xác định các mục tiêu xã
hội, xem xét các hoạt động phát triển hiện hành, chỉ ra những ràng buộc và đề
xuất các kiến nghị về số lượng và loại hình hoạt động trong tương lai cần thiết
Trang 6


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư


phải được tiến hành tại một khu vực, một quốc gia để đạt được mục tiêu đó.
Các kế hoạch tổng thể này bao gồm:
° Các chiến lược bảo tồn thiên nhiên
° Kế hoạch quản lý tài nguyên
° Kế hoạch sử dụng đất một cách toàn diện
° Kế hoạch quản lý chất thải
4. Đánh giá rủi ro.
Rủi ro được đề cập đến ở đây như là mức độ xác suất và tính nghiêm
trọng của một ảnh hưởng bất lợi có thể gây ra cho sức khỏe, tài sản hoặc môi
trường. Như vậy, luôn luôn có một độ bất ổn nhất định gắn liền với các rủi ro.
• Ví dụ năm 1989 do hỏng van khoan tràn, nước hồ Dầu Tiếng chảy
xuống hạ lưu với lưu lượng chỉ mới 300 m3/sec nhưng đã làm ngập
một vùng rộng lớn ven sông Sài Gòn do nước qua van hỏng tràn
xuống gặp lúc triều cao…
• Hoặc năm 1952 lũ xảy ra ở Đồng Nai Qmax=12.000 m3/sec đã dâng
mực nước thị xã Biên Hòa lên 4.73m nhấn chìm hầu như toàn bộ
thành phố. Vậy thiết kế tràn xã lũ hồ Trị An Qxả = 18.000 m3/sec lúc
này điều gì sẽ xảy ra??
• Trên những công trình thủy điện lớn như Hòa Bình – Sơn La khi xảy
ra sự cố vỡ đập thì Thủ đô Hà Nội sẽ ra sao? Điều ta không bao giờ
mong muốn nhưng rủi ro lúc nào cũng có thể xảy ra… Đặc biệt những
công trình có tính quốc tế như bậc thang Srepok gồm 7 công trình liên
tục cho đến tận biên giới Campuchia. Vậy nếu 1 công trình thượng
nguồn bị đổ vỡ, rủi ro sẽ xảy ra là gì? Đó là những rủi ro mà chúng ta
không mong muốn… nhưng trong thực tế rất khó tránh khỏi…
* Đánh giá rủi ro bao gồm hai loại nhiệm vụ là phân tích rủi ro và đánh
giá rủi ro.
- Phân tích rủi ro: là hoạt động sử dụng những thông tin hiện có để ước
tính độ rủi ro của những tác động môi trường bất lợi gây ra cho con người, tài
sản hoặc môi trường. Hai thành phần của phân tích rủi ro là xác định rủi ro và

ước tính rủi ro.
° Xác định rủi ro bao gồm việc xác định những biến cố có kết cục không
chắc chắn. Thí dụ: những biến cố đi liền theo việc khoan dầu ngoài khơi
có thể có các kết cục không chắc chắn như nổ giếng khoan, tràn dầu…
° Ước tính rủi ro là ước lượng bằng cách thống kê hoặc dùng một vài
phương pháp khác về xác suất của một biến cố và những hậu quả đi kèm
theo biến cố đó. Thí dụ: hậu quả của sự cố nổ giếng khoan dầu là tràn
dầu. Ước tính rủi ro trong trường hợp này là ước lượng qui mô tràn dầu
và xác suất xảy ra tràn dầu.

Trang 7


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

°

Đánh giá rủi ro: bao gồm đánh giá tầm quan trọng và khả năng chấp
nhận được các rủi ro đã dự tính. Các kỹ thuật đánh giá rủi ro thường được
áp dụng là:
- So sánh với những mức rủi ro khác nhau đã biết. (Thí dụ: so sánh mức rủi
ro xảy ra bị thương đối với một công nhân trong quá trình xây dựng một
công trình với mức rủi ro trung bình xảy ra bị thương trong tất cả các
công trình xây dựng khác trong nước vào năm trước).
- Phân tích thu chi để tính giá bằng tiền của những phí tổn gây ra bởi các
biến cố không chắc chắn. (Thí dụ: chi phí làm sạch một vụ tràn dầu hoặc
chi phí chữa chạy cho một công nhân bị thương) so sánh các giá trị hiện
tại của những chi phí này với giá trị hiện hành của thu nhập bằng tiền mà

dự án đem lại. Khi đem so sánh giữa những dự án khác nhau, dự án nào
có chỉ số (chi/thu) thấp nhất sẽ là dự án được ưu tiên.
- Phân tích rủi ro, tiến hành so sánh những hậu quả của một biến cố không
chắc chắn với thu nhập bằng tiền mà dự án mang lại. Có những hậu quả
không đo được bằng tiền nhưng có thể sử dụng các đơn vị đo tự nhiên
của chúng thí dụ như số công nhân bị thương, diện tích dầu tràn. Khi so
sánh các phương án với nhau, cần phải có phán quyết rõ ràng ưu tiên
trường hợp nào giữa một bên là các dự án có mức rủi ro cao nhưng chi
phí khắc phục thấp với một bên là các dự án có mức rủi ro thấp nhưng
chi phí khắc phục cao.
5. Những vấn đề thường gặp khi tiến hành các đánh giá rủi ro.
Vấn đề lớn nhất là xác định khả năng chấp nhận rủi ro. Các nhà khoa học và
các bên bị ảnh hưởng bởi dự án thường có những quan điểm khác nhau về khả
năng chấp nhận rủi ro. Nguyên nhân của sự khác biệt này là:
° Những người bị ảnh hưởng thường cho rằng, rủi ro không tự nguyện khó
chấp nhận hơn rủi ro tự nguyện, ngay cả khi xác suất rủi ro được xác định
một cách khoa học là tương đương nhau. Ví dụ: tử vong do hút thuốc lá
thuộc vào loại rủi ro tự nguyện nhưng tử vong do nhiễm chất độc hóa học
rò rỉ từ nơi chôn các chất thải độc hại thuộc vào loại rủi ro không tự
nguyện.
° Những người từng trải qua một rủi ro nào đó thường gán cho nó một mức
độ nghiêm trọng hơn những người chưa từng trải.
° Những người bị ảnh hưởng có thể nghó rằng không rủi ro là “rủi ro” duy
nhất có thể chấp nhận được, nhất là những rủi ro có hậu quả chết người
như bệnh ung thư.
° Những người bị ảnh hưởng bởi dự án có thể nghi ngờ về khả năng của
các nhà khoa học trong việc dự báo những hậu quả và ước tính xác suất
một cách chính xác.
° Những người bị ảnh hưởng có xu hướng cho rằng tử vong do các biến cố
thảm họa, thí dụ: bão, tai nạn máy bay hoặc là nổ nhà máy hơi đốt thì

Trang 8


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

nghiêm trọng hơn các biến cố thông thường khác thí dụ như nhiễm dịch
bệnh hoặc mắc bệnh tim.
Những sự khác biệt này lý giải cho tầm quan trọng của việc thu hút sự tham
gia của những người bị ảnh hưởng bởi các dự án trong quá trình ĐTM. Nếu
không có sự tham gia này hoặc tham gia không đầy đủ thì một ảnh hưởng xã
hội có thể có mà dự án gây ra sẽ bị bỏ qua khi đánh giá. Hậu quả này sẽ đi
ngược lại với chính các mục đích của nội dung ĐTM.

VI. Giám sát và đánh giá sau triển khai.
1. Ai là người đề nghị dự án hay Chính phủ phải chịu trách nhiệm giám sát?
Trong trường hợp có những vi phạm luật pháp về môi trường, hiển nhiên
bên đề nghị dự án thường thích được đảm nhận chức năng giám sát hơn. Vì lẽ
đơn giản là để đảm bảo tính khách quan, chức năng giám sát cần phải giao cho
các cơ quan chuyên môn của Chính phủ. Tuy nhiên để cho khách quan và tiện
lợi hơn nữa, nên có sự tham gia của cả phía bên đề nghị dự án.
Lợi thế của việc giao trách nhiệm giám sát cho Chính phủ là ở chỗ, các kết
quả giám sát sẽ đáng tin cậy hơn nếu như tự bản thân người đề nghị dự án tiến
hành giám sát. Tuy nhiên Chính phủ sẽ phải trang trải chi phí giám sát và đó là
một điều bất lợi.
2. Những yêu cầu của một chương trình giám sát.
° Phải thu hẹp được số thành phần cần theo dõi, giám sát trong khuôn khổ
của các thành phần môi trường cần đánh giá và có tính đến khả năng
biến đổi của thành phần môi trường này do việc triển khai dự án gây ra.

° Có chính sách và cơ chế đảm bảo sao cho thông tin thu được đúng theo
yêu cầu của những vấn đề cần biết, đồng thời phải phản ánh được các
điều kiện trong một thời gian đủ dài.
° Các kết luận phải dựa trên cơ sở những số liệu thống kê chấp nhận được.
3. Đánh giá sau triển khai dự án.
Mục tiêu:
° Kiểm tra tính chính xác của công tác ĐTM như là những dự báo về hậu
quả môi trường của một dự án. Thí dụ: xu hướng và độ lớn của những tác
động có được dự báo đầy đủ và chính xác hay không? Những tác động
chủ yếu của việc triển khai dự án có được xác định đúng hay không?
° Xác định xem số liệu làm cơ sở có được thu thập đầy đủ hay không?
° Xác định xem các tác động lũy tích và đa giai đoạn có được dự báo đúng
hay không?
° Xác định xem các biện pháp khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của dự
án có thực hiện hay không? Nếu có thì những biện pháp này có tác dụng
hay không?
° Đánh giá ích lợi của các kỹ thuật kiểm tra và theo dõi đã đề nghị.
Trang 9


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

° Đánh giá hiệu lực của các biện pháp quản lý môi trường áp dụng trong
dự án.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện có hiệu quả công tác đánh
giá sau triển khai dự án.
-


-

-

-

-

Việc sử dụng từ ngữ không chính xác trong ĐTM có thể gây khó khăn
cho việc xác định một kết quả dự báo có chính xác hay không. Thí dụ:
một tác động “lớn” có thể được dự báo cho một phần môi trường nào đó
trong ĐTM, nhưng không nêu rõ một ảnh hưởng như thế nào gọi là lớn.
Thiết kế của dự án có thể sẽ thay đổi sau khi dự án được thông qua. Thí
dụ: một công nghệ kiểm soát ô nhiễm khác đã được lắp đặt thay vì công
nghệ đã nêu trong ĐTM.
Một vài giai đoạn của dự án đã mô tả trong ĐTM có thể sẽ không được
thực hiện. Thí dụ: các mũi khoan dầu tại một số nơi trong khu vực khai
thác có thể hãy còn chưa được bắt đầu do giá dầu giảm.
Một vài chỉ số môi trường được kiểm tra có thể không thích hợp. Thí dụ:
nếu mức ô nhiễm không khí xung quanh được kiểm tra chứ không phải là
chỉ tiêu thoát khí ra ngoài thì sẽ không thể nào tách bạch ra đâu là những
ảnh hưởng của dự án và đâu là ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm không
khí khác gây ra trong khu vực.
Một vài chỉ số môi trường được kiểm tra có thể đã không được tiến hành
theo dõi thường xuyên hoặc theo dõi ở những khoảng thời gian thích hợp.
Nhiều biến cố ngoại lai không trù tính trước và chưa được đánh giá có thể
gây ra những biến đổi trong các thành phần môi trường gây khó khăn cho
việc truy xét nguồn gốc của những biến đổi này.

5. Một vài kết luận về tác dụng của các dự báo trong ĐTM rút ra từ các

đánh giá sau khi triển khai dự án.
Những tác động chủ yếu và xu hướng của các tác động thường được xác định
đúng, sai sót phổ biến thường gặp đối với các dự báo về mức độ biến đổi của
các thành phần môi trường.
Những ảnh hưởng lũy tích và nhiều giai đoạn thường ít được dự báo chính
xác hơn cả.
Những dự báo tốt nhất thường làm được đối với các tác động đã nghiên cứu
và kiểm tra kỹ lưỡng, thí dụ như sự cố tràn dầu, dự báo mực nước chứa trong hồ.
Những ảnh hưởng cấp một thường dễ dự báo nhất. Tác động cấp hai và
những tác động cấp cao là khó dự báo hơn. Những hệ thống phức tạp chứa đựng
nhiều mối liên kết thường không được hiểu rõ.

Trang 10


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

Trang 11


Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường

PGS.TS. Hoàng Hư

Tóm tắt chương I
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trong chương này giới thiệu tổng quan về những khái niệm cơ bản:
1. Thế nào là ĐTM

2. Quá trình phát triển của khoa học ĐTM trên thế giới và ở nước ta.
3. Tầm quan trọng của công tác ĐTM và nêu rõ đây là ngành khoa học
mang tính chất liên ngành – khá phức tạp. Vì vậy đòi hỏi phải tập hợp
nhiều chuyên gia đầu ngành mới có thể tiến hành tốt công tác này.
4. Nêu lên sự giống nhau và khác nhau giữa luận chứng kinh tế kỹ thuật và
ĐTM.
5. Nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành ĐTM không những trước khi triển
khai những dự án kinh tế khoa học kỹ thuật mà thực hiện ngay cả khi
triển khai và cả quá trình khai thác, vận hành những chương trình khoa
học kỹ thuật hoặc những dự án kinh tế đó.
6. Trong quá trình tiến hành ĐTM cần hiểu rõ ý nghóa của tác động tích lũy
và phân tích rủi ro. Phải hiểu thế nào là tác động môi trường tích lũy –
Làm sao giảm thiểu tác động tích lũy – Hiểu thế nào là rủi ro tự nguyện
và rủi ro không tự nguyện.
7. Vấn đề giám sát và đánh giá sau triển khai.
Những vấn đề nêu trên cũng là những câu hỏi gợi ý cho sinh viên hoặc học
viên cao học trong khi ôn tập môn học.

Trang 12



×