Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giáo trình đánh giá tác động môi trường ( PGS.TS. Hoàng Hư ) - Chương 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 27 trang )

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 91
CHƯƠNG IV
TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN NHIỆT
ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN
Quá trình đưa đất nước đi lên chúng ta đã và đang cần một nguồn năng
lượng vô cùng to lớn. Chính việc sử dụng một khối lượng lớn nhiên liệu hóa
thạch để tạo ra nguồn năng lượng to lớn ấy đã và đang góp phần làm ô nhiễm
môi trường không khí…
Dưới đây chúng ta cùng xem một số nét hoạt động của các ngành công
nghiệp chính ở đất nước ta có liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch,
góp phần tạo ra ô nhiễm không khí như sau:
Năm 1985 tổng công suất nguồn điện của Việt Nam khoảng 4000Mw
trong đó thủy điện chiếm 66%, nhiệt điện 21%, diezel và turbin khí 13%
Năm 1994 tổng sản lượng điện của các nhà máy điện ước tính
12000GWh trong đó thủy điện chiếm 73%, nhiệt điện 19%, diezel và turbin khí
hơn 8%.
Cho đến năm 2005 thì những số liệu thống kê chưa công bố nhưng sơ bộ
chúng ta đã:
Hình thành trung tâm điện – khí lớn nhất cả nước tại Bà Ròa – Vũng Tàu.
Gồm 6 nhà máy điện với tổng công suất 3875MW chiếm gần 40% tổng công
suất điện cả nước.
Sau trung tâm điện – khí Bà Ròa – Vũng Tàu chúng ta đang gấp rút hoàn
thành nhà máy khí – điện đạm Cà Mau với công suất 505MW (mỗi năm nhà
máy này sử dụng 850 triệu m
3
khí… )
Thủy điện Sơn La: với công suất 2400MW với sản lượng điện phát ra
tương đương 50% tổng sản lượng điện nhà máy thủy điện Hòa Bình và 10 nhà
máy thủy điện khác trong cả nước…
1. Nhiệt điện:


Về đặc điểm của nguồn nhiên liệu hóa thạch Việt Nam đang sử dụng cho
nhiệt điện như sau:
- Các cơ sở phía Bắc dùng than Hòn Gai với đặc điểm là hàm lượng lưu huỳnh
thấp (0.5 ÷ 0.8% khối lượng). Lượng tiêu hao than tiêu chuẩn tính cho 1 KWh
điện:
0.473 KG (Phả Lại)
0.808 KG (Ninh Bình)
Năm 1993 sản lượng than sử dụng cho riêng 3 nhà máy nhiệt điện phía
Bắc là 479520 Tấn ước tính đã thải vào khí quyển: 6713 tấn SO
2

2724 tấn NO
x

277×10
3
tấn CO
2

1490 tấn bụi và 203.5×10
3
tấn xỉ
- Năm 1995 sản lượng than sử dụng cho 3 nhà máy trên là 900.000 Tấn
(gấp 2 lần 1993)
Thế giới 0.40 KG
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 92
- Các cơ sở nhiệt điện phía Nam sử dụng dầu FO hàm lượng lưu huỳnh
rất cao (2.5÷3% khối lượng)
2- Công nghiệp luyện kim

Ngành luyện kim ở nước ta chỉ mới xây dựng và phát triển ở một số lónh
vực như luyện gang luyện thép và kim loại màu. Qui mô sản xuất quá nhỏ bé
với sản lượng thép cán năm 1993 là 242.000 tấn và 2000 tấn thiếc. Khu gang
thép Thái Nguyên là cơ sở duy nhất luyện gang từ quặng thép, liên hợp với
luyện cốc và luyện thép. Đònh mức tiêu hao nhiên liệu rất cao: 900 Kg cốc/t
Tấn than. (Trên thế giới 500÷600 Kg cốc/1 Tấn than). Do qui mô nhỏ, công
nghệ lạc hậu… nên môi trường không khí trong ngành luyện thép đang ở thời kỳ
báo động… Đặc biệt là các khu luyện kim tập trung như gang thép Thái Nguyên,
Biên Hòa, Nhà Bè… Bụi và khí thải của luyện cốc, luyện gang thép và luyện
thiếc như CO, CO
2
, HC, phenol, C
6
H
6
, SO
2
, NH
3
, AsH…
3- Công nghiệp hóa chất: Như phân bón hóa học (phân Urê, phân super lân)
4- Công nghiệp vật liệu xây dựng: Như xi măng
Năm 1994 đã sử dụng 1.8 triệu tấn than cho ngành vật liệu xây dựng. Có
thể nói đây cũng là một ngành gây ô nhiễm không khí rất lớn.
I. Tác động đến môi trường của các dự án nhiệt điện.
Dự án nhiệt điện bao gồm các nhà máy chạy bằng dầu, khí, than… Hệ
thống gồm các thành phần chính là tuốc bin, máy phát và các hạng mục có liên
quan như hệ thống làm mát, hệ thống lọc khí, các khu vực chứa và cung cấp
nhiên liệu, các khu vực thải chất rắn, trạm và các tuyến đường dây đầu nối…
Quy mô, vò trí của nhà máy quyết đònh quy mô của các hạng mục liên quan

trong hệ thống. Dự án nhiệt điện có khả năng ảnh hưởng đến môi trường bao
gồm các vấn đề sau đây:
1. Các tác động tiêu cực
của dựa án nhiệt điện có thể xảy ra cả trong thời gian
xây dựng dự án và trong suốt thời gian quản lý vận hành nhà máy. Các ảnh
hưởng có thể gây ra trong quá trình xây dựng như: Chuẩn bò mặt bằng (thu dọn,
san ủi, nạo vét sông, tiêu nước, trữ nước, sử dụng các khu vực làm mỏ, bãi thải.
Sự tập trung đông một lực lïng công nhân, các cán bộ kỹ thuật đến công
trường xây dựng gây tác động lớn đến môi trường xã hội cho cộng đồng đòa
phương, di chuyển các máy xây dựng, nhiên liệu thải xuống sông trong quá
trình thi công làm ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời
sống của nhân dân vùng dự án…)
2. Nhà máy nhiệt điện
gây ảnh hưởng lớn đến môi trường là khí thải của nhà
máy (Làm ảnh hưởng dến không khí trong vùng có hoạt động của nhà máy). Cụ
thể như: Sulfur dioxide (SO
2
), oxide nitrogen (NO
X
), carbon monoxide (CO),
carbon dioxide (CO
2
) và đặc biệt là còn có thể có các vết kim loại tạo ra trong
quá trình đốt nhiên liệu. Mức độ ô nhiễm hay ảnh hưởng phụ thuộc vào quy mô
của nhà máy và các hạng mục có liên quan, loại và chất lượng của nhiên liệu
được sử dụng, công nghệ đốt nhiên liệu… Độ khuếch tán và mức độ tập trung
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 93
gần mặt đất phụ thuộc vào nhiều quan hệ mang tính chất phức tạp về vật lý của
từng nhà máy, các đặt điểm lý, hóa của chất thải, các điều kiện về khí tượng

trong vùng trong thời gian hoạt động và việc đưa chất thải vào không khí của
nhà máy từ ống khói xuống mặt đất, phụ thuộc vào điều kiện đòa hình quanh
nhà máy và các khu vực phụ cận, điều kiện của các thành phần tiếp nhận như
con ngøi, gia súc, thảm thực vật…
3. Khối lïng lớn lượng nước thải
từ nhà máy nhiệt điện là nước thải từ quá
trình làm mát, nước thường tương đối sạch, có thể xử lý lại hoặc xả thẳng xuống
sông và chỉ có mức độ ảnh hưởng nhỏ về hóa nước. Ảnh hưởng của nước thải
đến nhiệt độ của nước xung quanh cần phải được nghiên cứu, xem xét. Sự tăng
nhiệt độ của nước sông hoặc hồ… từ nước thải qua hệ thống làm mát của nhà
máy sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật sống ở dưới nước. Những ảnh hưởng khác
không lớn nhưng vấn đề thay đổi chất lượng nước là đáng kể và phải xem xét,
xử lý. Không những vậy một số nhà máy cần một khối lượng nước làm mát lớn
mà lượng nước cần cung cấp này phải lấy từ sông hồ. Khi lượng nước được lấy
vào sử dụng cho quá trình làm mát, nước sông hoặc hồ sẽ giảm và cũng sẽ là
nguyên nhân làm giàm số lượng thủy sinh có thể chăn nuôi, sinh sống dưới
sông, hồ đó. Nếu nơi cung cấp nguồn nước làm mát có các loài thủy sản có giá
trò kinh tế cao thì mức ảnh hưởng về kinh tế sẽ thấy rõ. Ngoài vấn đề về nhiệt,
về giảm khối lượng nước trong sông, hồ còn có vấn đề ô nhiễm do quá trình
hoạt động của nhà máy như tràn dầu, xả các chất lỏng trong quá trình làm sạch,
rửa các thiết bò hệ thống chạy than, chạy dầu…
4. Sử dụng một khối lượng nước lớn
cho quá trình làm mát cũng gây ảnh hưởng
mà cụ thể là làm giảm nguồn nước sinh hoạt, nước tưới, có thể gây ra tình trạng
thiếu nước cho các mục đích này trong một thời gian ngắn, có cả việc ảnh
hưởng đến vận tải thủy.
5. Ảnh hưởng của khí thải
nhà máy nhiệt điện nhiều khi còn mang tính rộng
lớn, toàn cầu như có thể gây mưa acid, đặc biệt là khi dùng nhiên liệu đốt là
than có hàm lượng sulfur cao. Mưa acid sẽ làm ảnh hưởng đến các công trình

kiến trúc, xây dựng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước, sinh thái cạn. Việc đốt
các nguyên liệu sẽ tạo ra và làm tăng hàm lượng các khí CO
2
, NO
X
trong khí
quyển. Tuy vậy, hiện tại cũng rất khó dự báo về mức độ ảnh hưởng của các khí
thải này trên một vùng rộng lớn hoặc trên phạm vi toàn cầu.
6. Sự đốt nóng nhiên liệu của nhà máy
trong quá trình hoạt động cũng làm tăng
nhiệt độ của không khí trong vùng. Quá trình đốt và thải khí cũng tạo ra và đưa
vào không khí một hàm lượng bụi và như đã nêu trên có thể có cả các bụi kim
loại. Khi phát điện các vùng xung quanh phải chòu ảnh hưởng của tiếng ồn và
có thể tạo ra độ rung nhỏ.
Một số nguyên liệu phải chuyên chở như than sẽ gây ô nhiễm do làm bụi
trong quá trình chuyên trở từ nguồn cung cấp về nhà máy. Tàu chở dầu có thể
bò các sự cố trong quá trình chuyên chở như bò bão, va chạm nhau gây đắm tàu,
các tai nạn sẽ gây ô nhiễm các vùng sông hoặc biển do dầu loang.
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 94

7. Cũng như khi xây dựng thủy điện
, việc thực hiện các dự án nhiệt điện cũng
có các ảnh hưởng đến môi trường xã hội như ảnh hưởng đến tài sản về đất đai,
cây cối, hoa màu, nhà cửa, có thể một số các gia đình phải di chuyển và tái
đònh cư để giành mặt bằng cho việc xây dựng nhà máy, làm đường thi công,
chuyên chở vật liệu, làm các hệ thống dẫn nhiên liệu như khí, dầu, làm cảng
nhận nhiên liệu, làm kho bãi… (Chỉ có điều là so với dự án thủy điện thì mức độ
ảnh hưởng về xã hội của các dự án nhiệt điện nhỏ hơn nhiều). Khi một lực
lượng lớn công nhân và cán bộ kỹ thuật được điều đến làm công việc xây dựng

dự án và quản lý, vận hành nhà máy sau náy sẽ dẫn đến một sự bùng nổ về
mức độ gia tăng dân số của cộng đồng vùng nhà máy. Mọi sinh hoạt đều thay
đổi, văn minh tăng lên, hạ tầng cơ sở sẽ được cải thiện, các loại dòch vụ phục
vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí… cũng sẽ được tăng cường, kèm theo đó là các
ảnh hưởng tiêu cực như: mức độ an ninh xã hội sẽ phức tạp hơn, an toàn giao
thông sẽ trở nên xấu hơn, các bệnh truyền nhiễm có thể gia tăng, giá cả sinh
hoạt tăng… Từ đó kéo theo nhu cầu phải phát triển hàng loạt các công trình hạ
tầng cơ sở, giáo dục, sức khỏe như hệ thồng đường sá, trường học, bệnh viện,
trạm xá, các trạm cứu hỏa, đồn công an…
Với khả năng về tác động đến các yếu tố của môi trường như đã nêu
trên, để có thể tránh hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực, hạn chế tối đa các
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của các dự án nhiệt điện, các vấn đề sau
đây cần được các nhà kỹ thuật và môi trường phân tích, lựa chọn:
- Phương án không thể thực hiện
- Các phương án về nhiên liệu cung cấp cho nhà máy.
- Các phương án về quản lý phụ tải và năng lượng.
- Các phương án về vò trí (tuyến) của nhà máy.
- Các phương án về hệ thống thải nhiệt.
- Các phương án về cung cấp nước.
- Các phương án về nhà máy và vệ sinh nước thải.
- Các phương án về bãi thải các chất thải rắn.
- Các phương án về thiết bò và kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường.
- Các phương án giảm mức ảnh hưởng về xã hội như sử dụng lao
động, ảnh hưởng, phát triển hạ tầng cơ sở…
Tất cả các phương án cần được phân tích và lựa chọn trên cơ sở các chỉ
tiêu về kinh tế, kỹ thuật và an toàn, phương án cho lợi ích cao, mức độ ảnh
hưởng nhỏ sẽ được lựa chọn.
II. Tính toán sự phát tán không khí ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
I. Đặt vấn đề.


1.1.Phân loại tính toán ô nhiễm không khí
A – Xét về độ cao được phân ra:
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 95
- Nguồn thấp: thải ra từ các dây chuyền công nghệ, từ các hệ thống thông
gió… loại này thường tương đối phức tạp vì là vùng quẩn.
- Nguồn cao: từ những ống khói ở những nhà máy lớn, loại này ít ảnh hưởng
tới các vùng lân cận.
B – Xét về hình thể phân thành:
- Nguồn điểm: từ các ống khói, các miệng ống thải của các hệ thống thông
gió
- Nguồn đường: các đoạn đường có mật độ xe cộ đi lại nhiều…
- Nguồn mặt: các bãi chứa than, các bể chứa hóa chất, các mặt nước ao hồ bò
ô nhiễm…
- Nguồn không gian: các vùng gió quẩn, các miệng thải hệ thống thông gió
tạo ra những đám mây là là trên mặt đất…
C – Về phương diện nhiệt:
- Nguồn nóng: các lò nung, lò sấy…
- Nguồn nguội: các ống thải khí độc hại có nhiệt độ thấp…
☺ Các mô hình toán thường chỉ áp dụng tính toán cho các nguồn cao…
☺ Về công thức kinh nghiệm thì thường áp dụng cho các nguồn thấp, bởi vì sự
khuếch tán ô nhiễm đối với các nguồn thấp rất là khó xác đònh bằng lý
thuyết…

1.2.Ô nhiễm không khí từ những hoạt động công nghiệp:
Trong công nghiệp, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là
khí thải từ các ống khói… Có thể nói hầu hết các ngành công nghiệp đều sử
dụng các loại nhiên liệu khác nhau để làm chất đốt cung cấp năng lượng cho
quá trình công nghệ khác nhau, ví dụ như dầu DO, FO… than đá, vỏ hạt điều…
Tất cả những nguyên liệu này khi đốt lên đều thải vào không khí một

lượng lớn những chất gây ô nhiễm môi trường như CO
2
, SO
2
, NO
X
, khói, bụi…
Vì vậy cần phải tính toán cụ thể mức độ phát tán của những chất khí ấy ảnh
hưởng như thế nào đến môi trường sống xung quanh là điều rất cần thiết cho
công tác đánh giá tác động môi trường.
II. Các phương pháp tính toán khuếch tán các chất độc hại vào môi trường
không khí từ các ống khói .

2.1. Sơ lược lòch sử phát triển của lý thuyết khuếch tán các chất độc hại
vào môi trường không khí
Lý thuyết khuếch tán của chất khí, bụi lơ lửng trong không khí do Taylor
(1915) và Sthmidt (1917) xây dựng với phương trình vi phân tổng quát như sau:
xyz
cc c c c
kkk
txx x
yy
zz
⎛⎞
∂∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂
⎛⎞ ⎛⎞
+= + +
⎜⎟
⎜⎟ ⎜⎟
∂∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂

⎝⎠ ⎝⎠
⎝⎠
[1]

Trong đó:
c - - nồng độ trong khói của chất ô nhiễm
x, y, z - tọa độ điểm tính toán mà gốc tọa độ trùng với nguồn lan tỏa, trục
x trùng với với chiều gió và trục z là trục thẳng đứng
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 96
k
x
, k
y
, k
z
- hệ số khuếch tán rối theo các phương x, y, z.

Phương trình trên thể hiện đònh luật bảo toàn khối lượng và dựa vào giả
thiết cho rằng quá trình khuếch tán phân tử rối cũng là tương tự nhau.
Điều kiện biên của phương trình trên là:

222
0
0
0
0
t
XYZ
C

C

++→
=
=
[2]

Năm 1923 Robert F.T. giải được nghiệm của phương trình trên đối với
nguồn cố đònh đặt tại tọa độ (0,0,h) khi vận tốc gió không đổi như sau:

222
,,
4
() ()
exp exp exp
4. 4. 4.
xyz
x
yz z
yz
Muy uzh uzh
C
kx kx kx
kk
π
⎛⎞



⎤⎡ ⎤

−+


=−−+−
⎜⎟



⎥⎢ ⎥
⎜⎟



⎦⎣ ⎦
⎩⎭
⎝⎠
[3]

Năm 1932 Sutton O.G. dựa theo lý thuyết của Taylor và cho rằng sự phân
bố nồng độ của chất ô nhiễm trong quá trình lan tỏa tuân theo luật phân phối
chuẩn Gauss, từ đó thu được công thức như sau:

2
2
,,
22222
exp
xyz
nnn
yz y z

y
Mz
C
ux kk kx kx
π
−−−


⎛⎞
=−+


⎜⎟
⎜⎟


⎝⎠


[4]

n có giá trò từ 0 →
1 và xác đònh theo trường vận tốc gió theo chiều đứng (profil
gió). Năm 1963 M.E Berliand (Nga) thu được kết quả đối với nguồn đặt ở độ
cao H như sau (nồng độ trên mặt đất khi z = 0)


1
2
1

,,0
222
2
1
1
exp
(1 ) 2
(1 ) 2
m
xy
o
o
uH
My
C
kmx x
mk x
ϕ
ϕπ
+


=−−


+
+


[5]


k
1
, u - hệ số khuếch tán rối và vận tốc gió ở độ cao 1m
ϕ
o
- hệ số khuếch tán theo chiều gió
M = n(2-n)


2.2 – Giới thiệu các phương pháp tính toán khuếch tán được áp dụng khá
phổ biến hiện nay.
2.2.1 – Phương pháp Sutton – Pasquill (mà ta thường gọi là phương pháp
Gauss)
Dạng công thức phổ biến nhất mà Sutton và Pasquill đưa ra:

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 97
()
222
3
(,,)
22 2
() ()
exp exp exp
2.
22 2
xyz
yz y z z
My zH zH

g
C
m
u
πδ δ
δδ δ

⎛⎞

⎡⎤⎡⎤
−+
⎪⎪
=−−+−
⎜⎟
⎨⎬
⎢⎥⎢⎥
⎜⎟

⎣⎦⎣⎦


⎝⎠

[4-6]
Khi tính toán nồng độ trên mặt đất ta có z = 0 và công thức trên trở thành:

22
,,
22
1

exp
2
xyo
yz y z
MyH
C
u
πδ δ
δδ
⎡⎤
⎛⎞
=−+
⎢⎥
⎜⎟
⎜⎟
⎢⎥
⎝⎠
⎣⎦
[4-7]
Trong đó:
M - lượng phát thải chất ô nhiễm, g/s.
x,y,z - Tọa độ điểm tính toán, m
u - Vận tốc gió, m/s
δ
y
, δ
z
- Hệ số khuếch tán rối theo phương ngang và phương đứng tương
đương với sai chuẩn của hàm phân phối Gauss, m.


Chúng ta nhớ lại dòng chảy trong sông ngòi thì sự phân bố tốc độ mạch
động cũng phù hợp với phân bố Gauss.


2
2
()
2
1
()
2
wv
fw v e
δ
πδ

−=
[4-8]
Ở đây:
f(w-v) - là tần suất rối động
w - Tốc độ tức thời của một điểm nào đó.
v - Tốc độ trung bình
δ - sai số quân phương


2
()wv
n
δ


=

[4-9]
Trong công thức [4-7] trên đây:
δ
y
, δ
z
được cho dưới dạng biểu đồ hoặc công thức và phụ thuộc vào độ ổn đònh
của khí quyển do Gifford xây dựng 1960 dựa trên số liệu thực nghiệm (Xem
hình 1)
Trong trường hợp y = 0, tức là ta chỉ xét nồng độ khuếch tán của khói
thải độc hại theo hướng của gió mà thôi.
Theo hương chính của gió thì nồng độ độc hại đạt tới giá trò cao nhất –
bởi vì như công thức [4-7] trên đây thì thừa số luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1.0
khi nào Y = 0 thì nó sẽ là 1.0


[4-10]












δ
2
2
2
exp
y
y
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 98


Hình 1: Hệ thống tọa độ biểu thò sự phân bổ Gauss theo phương thẳng đứng và
nằm ngang.
















Hình 2: Sự phân bổ tốc độ mạch động của dòng chảy.



[4-11]






Trên mặt
Dưới đáy
f (w - v)
σ
v
σ
v
(w – v)
()
(
)
e
vw
vwf
δ
πδ
2
2
1
2
2


=−
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 99
Theo Pasquill, độ ổn đònh của khí quyển được chia thành 6 cấp khác
nhau: A, B, C, D, E, F (hoặc 1, 2, 3, 4, 5, 6) tùy theo tốc độ gió, bức xạ mặt trời
ban ngày hoặc độ mây ban đêm (xem bảng 1).
Bảng 4-1 – Phân cấp độ ổn đònh của khí quyển

Vận tốc gió M/s Mức độ bức xạ mặt trời Độ mây ban đêm
Ở độ cao
10 m
Mạnh >60
o
C
Vừa
35-60
o
C
Yếu
15-35
o
C
10 (chung)
>5(mức thấp)
<4
(mức thấp)
<2 A A-B B - -
2-3 A-B B C E F
3-5 B B-C C D E

5-6 C C-D D D D
>6 C D D D D

Sự thay đổi nhiệt độ theo chiều cao cũng ảnh hưởng đến độ ổn đònh của
khuếch tán:
- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (thường gặp) ta có chế độ không ổn
đònh về khuếch tán.
- Ngược lại, nếu càng lên cao nhiệt độ càng tăng ta có chế độ ổn đònh về
khuếch tán;
- Trung tính là khi gradt =-1
o
C/100m.

2.2.2 – Phương pháp Berliand.
Đặc điểm của phương pháp Berliand là tính toán sự phân bố nồng độ các
chất độc hại (kể cả khí và bụi) do quá trình khuếch tán gây ra từ nguồn điểm
cao (ống khói) theo vận tốc gió nguy hiểm.
Nồng độ các chất khí và bụi trong không khí trên mặt đất dọc theo trục
gió hoặc tại tọa độ (x,y) bất kỳ (mà trục x là trục trùng với hướng gió) gây ra
bởi khí thải từ ống khói được xác đònh theo các công thức cho ở bảng sau đây
(bảng 2).
Giaựo trỡnh ẹaựnh giaự Taực ủoọng Moõi trửụứng PGS.TS. Hoaứng Hử
Trang 100































Hỡnh 4-3
Giaựo trỡnh ẹaựnh giaự Taực ủoọng Moõi trửụứng PGS.TS. Hoaứng Hử
Trang 101










































Hỡnh 4-4
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 102
Bảng 4-2 – Công thức tính toán theo mô hình Berliand

Công thức tính toán Thứ
tự
Đại lượng tính toán Đơn vò
Đối với nguồn nóng f<
100 m/s
2
.
o
C và Δt > 0
Đối với nguồn lạnh f >
100 m/s
2
.
o
C và Δt < 0
1 Nồng độ cực đại của khí
độc hại trên mặt đất
mg/m
3








2 Thông số V
m
m/s




3 Nồng độ cực đại của khí
độc hại trên mặt đất dọc
theo trục x
mg/m
3

C
x
= S
1
. C
m


4 Nồng độ cực đại của khí
độc hại trên mặt đất ở tọa

độ x,y
mg/m
3

C
y
= S
2
. C
x

5 Khoảng cách từ ống khối
đến điểm có nồng độ cực
đại
M
X
m
= d . H
6 Thông số f – tiêu chuẩn
phân biệt nguồn nóng và
nguồn lạnh
m/s
o
C
7 Vận tốc phụt ω ở miệng
ống khói
m/s
8 Vận tốc gió nguy hiểm u
m
- Khi V

m
≤ 0,005
-
Khi V
m
= 0,05 – 2
-
Khi V
m
> 2

m/s
m/s
m/s
U
m
= 0,5
U
m
= V
m


3
.
65.0
H
tL
V
m

Δ
=
H
Dw
V
m
.
3,1=
3
8

HLH
DnFMA
C
m
=
3
2
.

tLH
nmFMA
C
m
Δ
=
t
H
Dw
f

Δ
=
.
.
10
2
2
3
(
)
f
V
U
mm
.12,01+=
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 103
Trong các công thức trên:
A – Hằng số đòa lý phụ thuộc vào sự phân tầng khí quyển. Theo tác giả
Nguyễn Cung, đối với nước ta có thể lấy A = 240;
M – Lượng chất độc hại thải ra trong đơn vò thời gian mg/ s.
L – Lưu lượng khí thải (m
3
/s);
H, D – Chiều cao và đường kính miệng ra của ống khói, m;
Δt – Chênh lệch nhiệt độ khí thải và môi trường xung quanh;
F – Chỉ số về khí, bụi;
- Đối với khí: F = 1
- Đối với bụi: F = 2 khi có lọc bụi với hiệu suất > 90%
F = 2,5 khi có lọc bụi với hiệu suất > 90%

F = 2 khi có lọc bụi với hiệu suất < 75%
Hoặc không có hệ thống lọc bụi
M, n, d, s
1,
s
2
– Các hệ số cho dưới dạng biểu đồ và đã được nhiều chuyên gia
chuyển thành dạng công thức phụ thuộc vào các thông số V
m
, f, x/x
m
, và U
m
;

m = f(f); n = f(V
m
); d = f(V
m
, f); s
1
= (x/x
m
); s
2
= (U
m
, y
2
/x

2
).

2.3 – Độ dựng ống khói
Δh và chiều cao hữu dụng H.
Do khí thải có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí ngoài trời, vì vậy khí
thải có chiều hướng bay cao hơn so với miệng ống khói trước khi phát tán vào
không khí như hình 1.
Độ dựng ống khói luôn tỷ lệ thuận với nhiệt độ khí thải và tỷ lệ nghòch
với tốc độ gió.

[4-12]

Công thức tính chiều cao hữu dụng cột khói theo Bosanquet
H
e
= H
o
+ α (H
m
+ H
t
)
H
e
= h + α (Δh)
đây: H
o
– Chiều cao thực (chiều cao vật lý) của ống khói, m;
α – Hệ số kinh nghiệm;

H
m
– Độ nâng của cột khói do tác động của vận tốc khói thải tại
miệng ống khói.
H
t
– Độ nâng của cột khói do tác động chủ yếu của chênh lệch nhiệt
độ giữa khói thải và môi trường khí quyển.









U
fH
C
T
0
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 104



Hình 4-5




[4-13]



[4-14]



[4-15]


đây: U – Tốc độ gió ở đầu ống khói (m/sec).
V – Vận tốc khói thải tại miệng ống khói (m/sec).
g = 9,81 m/sec
2

Q - Thể tích khói thải (m
3
/sec)

U
V
Q
H
v
m
X
V
U

2
.43,01
77,4


















+
=






−+

Δ
= 2
2
ln37,6
2
3
J
TQ
g
J
T
U
H
kk
t
()
Tg
V
Gg
VQ
VU
J
TT
kkkk
Δ








×
×
×
×
= 28,043,0
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 105
Tính chiều cao hiệu dụng theo CONCAWE:
H
c
= H
o
+ ΔH [4-16]

đây:
ΔH - Độ nâng của cột khói do chênh lệch nhiệt độ giữa khói thải và
không khí cùng với tốc độ khói thải dẫn đến.

[4-17]


đây: H
o
– Chiều cao thực (chiều cao vật lý) của ống khói, m;
Q
H
– Thải lượng nhiệt của khói thải (Calo/sec);


Q
H
=

R
o
x C
p
x Q x ΔT [4-18]

đây: R
o
– Tỷ trọng của khói thải (gam/m
3
)
C
T
– Nhiệt trò riệng của khói thải (Calo/gam)
Q – Thể tích của khói thải vào khí quyển (m
3
/sec)
ΔT – Chênh lệch nhiệt độ giữa khói thải ra với nhiệt độ khí quyển (
o
K)

























U
Q
H
H
4
3
2
1
175,0=Δ
H
c
= H

0
+ ΔH
H
0

Δh
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 106

Hình 4-6
Về hệ số không thứ nguyên P: Khi khí quyển càng ổn đònh thì tốc độ
gió càng tăng nhanh theo chiều cao tức là P càng lớn.
Cục bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) kiến nghò bản [4-3] dưới đây sử
dụng cách tìm hệ số P đối với mặt đất gồ ghề. Khi mặt đất là bằng phẳng hoặc
mặt nước thì cần nhân thêm với hệ số hiệu chỉnh là 0,60.



[4-19]


Ở đây: U – Tốc độ gió tại độ cao Z.
U
s
– Tốc độ gió tại độ cao Z
s
.
P – Chỉ số kinh nghiệm. P = 0,20 – 0,30

Sau khi đã tìm được chiều cao hiệu dụng của ống khói He áp dụng mô

hình khuếch tán như công thức [4-7] đã trình bày trước đây để tính toán nồng độ
khói thải tại mặt đất theo chiều gió tức áp dụng công thức dưới đây:

[4-20]



Trong trường hợp đơn giản: Khi nồng độ chất ô nhiễm chỉ lan truyền chủ
yếu theo phương gió thổi còn các phương Y và Z xem như không đáng kể thì
phương trình [4-20] có dạng giản đơn như sau:

[4-21]


Về các hệ số khuếch tán
δx, δy, δz:
Khi sử dụng máy tính để tính toán sự lan truyền chất ô nhiễm mà dùng
các biểu đồ có dạng log như hình vẽ [4-3],[4-4] thì rất phức tạp. Do đó Martin
năm 1976 đề xuất sử dụng các công thức kinh nghiệm dưới đây để xác đònh
δy,
δz


δy = ax
0.894
[4-22]

δz = cx
d
+ f [4-23]

Các hệ số: a, c, d, f có thể xác đònh theo bảng (4-5)









=
Z
U
s
s
Z
U
p
2
2
22
,,0
exp exp
22
e
xy
yz
yz
M
U

H
Y
C
π
δδ
δ
δ
⎡⎤


⎢⎥
=−−


⎢⎥




⎣⎦








=


δ
δδ
π
2
2
2
exp
z
zy
x
H
C
U
M
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 107

III. Những điều cần lưu ý khi tính toán về khí thải độc hại ở các khu
công nghiệp, khu dân cư…
1. Trong thực tế khi quản lý khai thác các khu công nghiệp, một số đơn vò
thường chỉ chú trọng khâu giao thông tiện lợi mà còn xem nhẹ khâu bảo vệ
môi trường.
2.
Nhiều khu công nghiệp lại chỉ chú trọng xử lý khí thải ở độ cao trên 10 m
(phần khí thải, khói thải) nhưng xem nhẹ việc xử lý phần khí, vấn đề ô
nhiễm trong phạm vi nhà máy (vi khí hậu).
3.
Khi tính xử lý khí thải ra ống khói thì chỉ chú trọng lượng khí thải này có
được thải ra khỏi vùng dân cư hay không (nhờ độ cao ống khói) nhưng lại
quên đi việc giải quyết vấn đề tác dụng tổng hợp (ảnh hưởng tổng hợp của

nhiều loại khí thải) tác động đến cơ thể con người.
Chúng ta biết rằng phần lớn các chất ô nhiễm tác động tới cơ thể con
người có tính độc lập với nhau, thông thường người ta xem tác động của chúng
là riêng lẻ, vì vậy tác dụng chung của chúng sẽ tăng lên theo cách cộng tác
dụng. Đối với khí độc thì tổ chức y tế thế giới (WHO) qui đònh tính nồng độ cho
phép chung theo công thức.



[4-24]



Ở đây: C1, C2, …, C
n
– Nồng độ đo được của từng loại hơi khí ô nhiễm
[C]
1
, [C]
2
, …, [C]
n
– Nồng độ cho phép của các chất đó theo qui đònh
nhà nước (TCVN) .
Công thức trên đây chỉ áp dụng cho các chất ô nhiễm có tác dụng riêng
rẻ như: Axeton, Phenol, Ozone, NO
2
, Formaldehit (HCHO), S, H
2
S… Nhưng có

một số chất ô nhiễm khi tác động đồng thời thì tác dụng chung của chúng lớn
hơn tổng tác dụng của từng chất riêng biệt. Trong trường hợp này thì tổng các
số hạng vế trái của công thức [4-24] trên đây phải nhỏ hơn 1 rất nhiều, như
bằng 0,2 ÷ 0,50… Ngược lại cũng có chất ô nhiễm làm giảm tác dụng của chất
khác, thì tổng các số hạng vế trái của công thức trên lại cho phép lớn hơn 1.0.
[][] []
0.1
!
2
2
1
1
≤+++
C
C
C
C
C
C
n
n
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 108
Bảng 4-3: Hệ số mũ P của biến thiên tốc độ gió theo chiều cao đối với mặt đất
gồ ghề.

Cấp ổn đònh của khí
quyển
Diễn giải Hệ số P
A Rất không ổn đònh 0,15

B Không ổn đònh điển hình 0,15
C Không ổn đònh nhẹ 0,20
D Trung tính 0,25
E Ổn đònh nhẹ 0,40
F Ổn đònh 0,60

Bảng 4-4: Phân cấp ổn đònh của khí quyển (theo Turner (1970))

Ban ngày theo nắng chiếu Ban đêm theo độ mây
(5)
Tốc độ
gió trên
mặt đất
(m/s)
(1)
Mạnh
(2)
Trung bình
(3)
Yếu
(4)
Nhiều
mây, độ
mây ≥ 4/8
Ít mây, độ
mây ≤ 3/8
< 2 A A – B B E F
2 - 3 A – B B C E F
3 - 5 B B - C C D E
5 - 6 C C - D D D D

> 6 D D D D D

Ghi chú:
1.
Là tốc độ gió ở độ cao 10 m so với mặt đất.
2.
Nắng mùa hè, khi mặt trời có góc cao lớn hơn 60
o
3. Nắng mùa hè, khi bầu trời có một số mảng mây và trời trong sáng, mặt
trời có góc cao 30 – 60
o

4.
Đặc trưng là buổi chiều mùa thu hay ngày mùa hè có mây, hoặc mùa hè
trong sáng, mặt trời có góc cao 15 – 35
o
5. Độ mây được xác đònh bằng mức mây che phủ bầu trời. A,B,C,D,F – các
cấp ổn đònh của khí quyển (bảng 4-4). Cấp ổn đònh A – B hay C – D là
trung bình của hai mức trên.

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 109
Bảng 4-5 : Các hệ số a, c, d và f của các công thức [4-22] và [4-23] [theo
Martin (1976)]

x ≤ 1 Km x > 1 Km Cấp ổn đònh khí
quyển
a
e d f e d f
A 213 440,8 1,941 9,27 459,7 2,094 - 9,6

B 156 106,6 1,941 3,3 108,2 1,098 2,0
C 104 61,0 0,911 0,0 61,0 0,911 0,0
D 68 33,2 0,725 - 1,7 44,5 0,516 - 13,0
E 50,5 22,8 0,678 - 1,3 55,4 0,305 - 34,0
F 34 14,35 0,740 - 0,35 62,6 0,180 - 48,6

Ghi chú: Các khoảng cách x từ điểm tính ở cuối hướng gió đến nguồn tính bằng
km, các hệ số
δ tính bằng m

Bảng 4-6 : Một số trò số của hệ khuếch tán
δ
x
, δ
z
(m) trong các công thức [4-22]
và [4-23]


Cấp ổn đònh khí quyển và hệ số δ
y
theo
cấp ổn đònh khí quyển
Cấp ổn đònh khí quyển và hệ số theo
δ
z

Khoảng
cách x
(Km)

A B C D E F A B C D E F
0,2 51 37 25 16 12 8 29 20 14 9 6 4
0,4 94 69 46 30 22 15 84 40 26 15 11 7
0,6 135 99 66 43 32 22 173 63 38 21 15 9
0,8 174 128 85 56 41 28 295 86 50 27 18 12
1 213 156 104 68 50 34 450 110 61 31 22 14
2 396 290 193 126 94 63 1953 234 115 51 34 22
4 736 539 359 235 174 117 498 216 78 51 32
8 1367 1001 667 436 324 218 1063 406 117 70 42
16 2540 1860 1240 811 602 405 2274 763 173 95 55
20 3101 2271 1514 990 735 495 2904 934 196 104 59

Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 110
4. Vấn đề khí động học và kích thước hình học của khu công nghiệp, của
đô thò:
Khi quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu vực đô thò phải tính đến
một số thông số liên quan đến khí động học và kích thước hình học nhằm bảo
vệ môi trường không khí khu công nghiệp và khu vực đô thò… Ví dụ cần kiểm
tra hệ số mật độ.


[4-26]


đây:
W
nh
- Dung tích nhà, công trình choán (tức phần đặc)
W

R
- Dung tích phần trống (rỗng) như đường đi, đất trống, vườn hoa…
Chiều cao được xác đònh bằng chiều cao lớn nhất hoặc trung bình của phần nhà
hoặc công trình chiếm…

= 1.0 Sơ đồ khí động tạm được
Khi P > 1.0 Sơ đồ khí động xấu
< 1.0 Sơ đồ khí động tốt


5. Hệ số dòng liên tục.
Để đảm bảo môi trường không khí giữa các công trình xây dựng phải đảm
bảo sự thông thoáng giữa các khối kiến trúc với nhau. Hệ số dòng liên tục cũng
là một trong những chỉ tiêu góp phần đánh giá môi trường không khí….

[4-27]


đây: L
T
- Biểu thò dòng liên tục
L - Khoảng cách giữa các khối kiến trúc, (m)
h
0
- Chiều

cao vật kiến trúc, vật cản… (m)

2 ÷ 3 Đạt yêu cầu
Khi 1.5 ÷ 2 Đạt thấp

< 1.5 Không đạt

Ngoài những chỉ tiêu trên trong khi đánh giá ảnh hưởng môi trường do
những công trình kiến trúc mang đến chúng ta còn xem xét đến các hệ số
khác, ví dụ:
-
Hệ số mấp mô.








=
W
w
R
nh
fp
h
L
L
T
0
=
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 111
- Hệ số ảnh hưởng đến điều kiện vi khí hậu như sông hồ, mặt nước, thảm

cỏ, hướng gió thònh hành… Ví dụ ở Nam Bộ vào mùa khô, gió thònh hành
từ BẮC sang ĐÔNG và thường môi trường không khí nền các chất gây ô
nhiễm cao hơn mùa mưa 1,5 lần. Do đó khi thiết kế công trình chú trọng
hướng nhà, hướng công trình đón gió được gió Đông, Đông Bắc đưa đến.
-
Nhiều khu phố , khu công nghiệp không xét đến điều kiện chiếu sáng
nên đã dẫn đến nhiệt độ bên trong công trình cao hơn bên ngoài từ 3 – 5
o
C

IV. Tác động đến môi trường của các dự án lưới điện.
Công trình lưới điện gồm hệ thống đường dây hoặc các tuyến cáp ngầm dẫn
điện với các cấp điện thế khác nhau và hệ thống các trạm biến áp. Điện thế
càng cao thì mức độ ảnh hưởng đến môi trường càng lớn. Công trình lưới điện
thường có các ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường như sau:
1.
Ảnh hưởng về cảnh quan: Đặc điểm của thể loại công trình này là phân bố
theo một dãi hẹp và theo một tuyến khá dài qua nhiều vùng, nhiều đòa phương
khác nhau. Khi xây dựng và vận hành hệ thống lưới điện mức độ ảnh hưởng
đến môi trường cũng mang tính chất phân bố. Theo quy đònh của chính phủ về
hành lang an toàn của lưới điện thì các cây cao, các công trình xây dựng trong
hành lang an toàn đều phải chặt bỏ hoặc di chuyển. Vì vậy khi khảo sát, thi
công và trong quá trình quản lý sẽ phải chặt cây, phát tuyến, có sự đi lại, san ủi,
chuyên chở vật liệu của các loại máy thi công… làm thay đổi thảm phủ thực vật
dọc theo tuyến. Khi xây dựng các móng cột, cột điện và trạm biến áp sẽ làm
thay đổi cảnh quan của các vùng xung quanh. Khi chặt cây, phá, di chuyển các
công trình xây dựng dù ít hay nhiều cũng làm thay đổi sinh thái, gây sự gia tăng
về xói mòn đất, nhất là trên các sườn đồi, núi dốc. Hệ thống đường dây dẫn
điện cũng có thể gây hiểm họa về cháy rừng, tai nạn do bò điện giật…
Nếu trong sự lựa chọn phương án, không có phương án nào khác mà buộc

tuyến phải đi qua các khu vực đông dân các khu rừng phòng hộ, các khu bảo
tồn thiên nhiên, các khu rừng nguyên sinh, các khu rừng cây có giá trò kinh tế
cao… thì mức độ ảnh hưởng đến cảnh quan, sinh thái trên cạn càng trở nên lớn
hơn.
2.
Ảnh hưởng đến động vật hoang dã và lớp phủ thực vật: Có khi tuyến đường
dây đi qua các vùng rừng núi có các loài động vật q hiếm đang tồn tại, cư trú,
như vậy khi thi công và quản lý, vận hành sẽ làm thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến
các loài này. Thi công và vận hành sẽ kèm theo việc phải mở làm các tuyến
đường vào các khu vực xây dựng từ đó làm tăng thêm các hoạt động về khai
thác lâm sản, săn bắn bất hợp pháp.
3.
Trong thời gian thi công và vận hành hệ thống sẽ gây tiếng ồn, tạo độ rung,
bụi do máy móc thi công, do biện pháp thi công như nổ mìn, do vận hành trạm
biến áp và tiếng ồn phát ra ngay cả từ các đường dây siêu cao áp… Tuy ở mức
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 112
độ nhỏ nhưng khi thi công móng cột ở ven bờ sông cũng sẽ gây ô nhiễm tạm
thời về nguồn nước do làm đục nước, do sử dụng dầu mỡ làm lan chảy xuống
sông …
4.
Hệ thống đường dây và trạm còn có khả năng gây các ảnh hưởng đến hoạt
động của các khu công nghiệp, các công trình kiến trúc, các hệ thống hạ tầng
cơ sở như phải đào đường, đào vỉa hè, các hệ thống thông tin, liên lạc, phát
thanh, truyền hình trong một phạm vi nào đó, càng gần mức bò ảnh hưởng càng
nhiều… Cụ thể là có thể gây nổ, gây cháy, làm nhiễu sóng thông tin…
5.
Do hiện tượng phóng điện khi quá điện thế hoặc do sự cố của bộ phận cách
điện… sẽ gây ô nhiễm không khí.
6.

Ảnh hưởng đến con người và động vật: đây là một ảnh hưởng luôn tiềm ẩn ở
mức rất cao và còn có những ảnh hưởng chưa được nghiên cứu, khẳng đònh rõ.
Khi xây dựng cũng như khi vận hành con người và các loài động vật bò những
ảnh hưởng rất lớn, nhất là đối với các hệ thống phân phối siêu cao áp, cụ thể
như sau:
Do nhu cầu sử dụng đất làm trạm, mống cột, yêu cầu kỹ thuật về tuyến hành
lang an toàn, làm các tuyến đường thi công, đường quản lý vận hành… mà nhiều
nhà cửa phải di chuyển, phải tái đònh cư, có thể phải đổi nghề do phải di chuyển
chỗ ở, bò mất đất trồng trọt hoặc đất ở. Cây cối và hoa màu trong phạm vi xây
dựng sẽ bò ảnh hưởng vónh viễn hoặc tạm thời trong thời gian thi công. Ở các
thành phố, thò trấn… khi xây dựng hệ thống lưới mới gây ảnh hưởng đến số rất
đông nhân dân và làm xáo trộn đáng kể cuộc sống của họ như ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến thu nhập do phải thay đổi vò trí
nhà ở không thuận tiện cho công việc kinh doanh hoặc làm nghề cũ…
Các hệ thống phân phối siêu cao áp có ảnh hưởng rất mạnh về điện từ
trường đối với con người và các loài động vật, nếu sống ở gần có thể mắc một
số loại bệnh nan y, tuy nhiên hiện nay vấn đề này đang còn rất nhiều tranh cãi
và chưa có các bằng chứng hay các kết luận cụ thể.
7.
Các hiểm họa và rủi ro về điện luôn luôn tiềm ẩn và có nguy cơ xẩy ra có
thể ngoài ý muốn, ngoài sự kiểm soát như do động đất, bão lớn gây đổ cột, đứt
dây. Cũng có thể những tai họa dẫn đến do thiếu kiến thức, thiếu cẩn thận như
bò điện giật, cháy nhà, cháy kho tàng, gây nổ…
Ở những vùng có mưa lớn hay có độ ẩm cao gây ảnh hưởng do chập điện,
phát nổ gây tiếng ồn và có thể gây các tai nạn về giao thông do quá trình
chuyên chở vật liệu xây dựng…
Hoạt động của các trạm còn gây ô nhiễm nguồn nước cho con ngưiời và
động vật do sự thải nước có dầu, acid.
Từ các khả năng ảnh hưởng đến môi trường đủ mọi lónh vực về môi trường
vật lý, môi trường sinh học, môi trường kinh tế xã hội như đã nêu cho thấy để

giảm mức độ ảnh hưởng và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thì
việc nghiên cứu chọn tuyến, chọn thiết bò, chọn vò trí xây trạm, chọn các biện
pháp x
ử lý… là rất quan trọng…
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 113
Tóm tắt chương IV
TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN NHIỆT
ĐIỆN VÀ LƯỚI ĐIỆN
Trong chương này tác giả cũng nêu lên những ý chính của những tác động môi
trường sinh ra từ những dự án nhiệt điện và lưới điện. Đồng thời giới thiệu các
tính toán tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm khi chiều cao ống khí thay đổi.
Những điểm cần chú ý trong chương này là:
1.
Khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phát điện nó sẽ thải vào không khí
những chất độc hại gì và hậu quả sâu xa của nó như thế nào?
2.
Tác động đến môi trường khi triển khai một dự án nhiệt điện diễn ra như
thế nào đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội? Những điểm
giống nhau giữa nhiệt điện và thủy điện diễn ra như thế nào khi tiến
hành các dự án năng lượng đó?
3.
Nắm rõ lý thuyết khuếch tán và ứng dụng của nó trong việc tính toán ô
nhiễm không khí.
4.
Phương pháp Gauss (Sutton – Pasquill) dùng để tính toán khuếch tán.
5.
Phương pháp Berliand thực chất của nó là gì? (Về phần này cần chú ý
đến các tính toán chiều cao hiệu dụng của ống khói)
6.

Độ phụt của ống khói (độ dựng ống khói Δh) có quan hệ đến nhiệt độ và
tốc độ gió.
7.
So sánh tác động đến môi trường của dự án thủy điện và nhiệt điện (dự
án thủy điện có tác động đến khí hậu mang tính chất toàn cầu không?)
8.
Bài tập: Giả thiết có 1 nhà máy nhiệt điện đốt than, có lượng khí thải từ
ống khói nhả ra M=6.41×10
8
μg/sec. Chiều cao hiệu quả của ống khói
H=300m, tốc độ gió ở độ cao 10m là V
10
=2.5 m/sec ứng với ngày hè
nắng yếu có mây. Hãy dự báo nồng độ khí SO
2
trên mặt đất ở khoảng
cách 4 km theo chiều gió là bao nhiêu và tính xem nồng độ trung bình
ngày của khí SO
2
tại đó có ở trong giới hạn cho phép hay không? (nồng
độ cho phép 300μg/m
3
)
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 114
KẾT LUẬN


Trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như xây dựng bất
cứ một công trình nào dù lớn hay nhỏ, con người cũng sẽ làm thay đổi điều kiện

tự nhiên môi trường. Vì vậy, dù ít hay nhiều, dù sớm hay muộn con người cũng
phải nhận lấy những hậu quả đem đến từ thiên nhiên. Tiếc thay con người đã
phải trả giá khá đắt cho sự hiểu biết muộn màng này. Nhưng muộn còn hơn là
làm ngơ, bất chấp qui luật muôn thû ấy của tự nhiên…
Ngành khoa học về “Đánh giá tác động môi trường” tuy còn rất trẻ
nhưng nó sẽ cung cấp cho chúng ta những nhận thức đúng đắn trong quá trình
khai thác tài nguyên thiên nhiên để tồn tại và phát triển… càng phải biết “Phân
tích đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, các qui họach
phát triển kinh tế xã hội… từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế đến
mức ít nhất những tác động đến môi trường do chính những công trình, những
qui hoạch phát triển kinh tế xã hội đó mang đến”.
Làm tốt công tác đánh giá tác động môi trường cũng chính là làm cho
con người sống hài hòa với thiên nhiên hơn, góp phần làm tốt việc khai thác
hợp lý và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển lâu bền.




Tháng 6 - 1999
Giáo trình Đánh giá Tác động Môi trường PGS.TS. Hoàng Hư
Trang 115
Tài liệu tham khảo
I. Các văn bản pháp quy của nhà nước:
1. “Các quy đònh pháp luật về Môi trường” Nhà xuất bản Thế Giới. Hà Nội
1999
2.
Bộ KHCN&MT – Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM. Hà Nội 2001
3.
Luật bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản Chính trò Quốc Gia
4.

Nghò đònh 175/CP về hướng dẫn thi hành luật BVMT của chính phủ
5.
Thông tư 715/MT “Hướng dẫn lập và thẩm đònh báo cáo ĐTM đối với
các dự án đầu ta trực tiếp của nước ngoài” Bộ KHCN&MT
6.
Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án công trình
thủy điện, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường, Hà
Nội, 2001.
II. Tiếng Anh
7. Envirronmental Impact Assessment for developing countries. Asik-K-
Bisws. S.B.C Agarwala. London 1992.
8.
Envirronmental Impact Assessment. Guidelines for application to tropical
river basin development. Bangkok 1992
III. Tiếng Trung Quốc
9. Dương Tồn Tín (tiếng TQ) “Nguồn nước đô thò và vấn đề bảo vệ nguồn
nước” Đại Học Hà Hải Trung Quốc. 12-1996
10.
Hoàng Bình (Tiếng TQ) “Mô hình toán ứng dụng trong môi trường nước”
Nhà xuất bản Quảng Châu TQ. 8-1996.
11.
Hoàng Nhuận Hoa. “Giáo trình Môi trường học cơ bản”. Đại học Bắc
Kinh Trung Quốc. Tháng 6-1999
12.
Lưu Bội Đồng. “Môi trường học cơ bản”. Đại học Bắc Kinh Trung Quốc.
Tháng 6-1999
13.
Thôi Quảng Bá “Thủy văn học hồ chứa” Nhà xuất bản Đại học Hà Hải.
7-1990
IV. Tiếng Việt

14. Hoàng Hưng “Dự báo nhu cầu nước vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ
2000 – 2020 và những biện pháp công trình cần giải quyết” Đề tài trọng
điểm ĐHQG – Số 630 – QĐ ĐHQG nghiệm thu 5-2006.
15.
Hoàng Hưng “Đánh giá tình hình bồi lắng hồ chứa Thác Bà sau 3 năm
vận hành” Đề tài Bộ Thủy lợi 2-1975.
16.
Hoàng Hưng “Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước” Nhà xuất bản
ĐHQG TP.HCM. năm 2005
17.
Hoàng Hưng “Tác động công trình thủy lợi Dầu Tiếng đến điều kiện tài
nguyên môi trường sau 10 năm khai thác” Đề tài cấp Bộ 8-1995
18.
Hoàng Hưng, “Ảnh hưởng của công trình thủy điện Trò An đến chế độ
thủy văn vùng hạ lưu” Đại học Tổng Hợp TP.HCM 9-1995.
19.
Hoàng Hưng. “Con người và Môi trường” Nhà xuất bản Trẻ. TP.HCM

×