Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

QUY TRÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP XÚC MOM 200, MOM 600 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.51 KB, 11 trang )


TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰС VIỆT NAM
NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN IALY












QUY TRÌNH SỬ DỤNG
THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP XÚC
MOM 200, MOM 600

























Ialy, 2004
Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
1/11



NHỮNG NGƯỜI CẦN HIỂU RÕ QUY TRÌNH NÀY:
Phó giám đốc kỹ thuật Nhà máy,
Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật,
Trưởng Phòng Kỹ thuật An toàn,
Quản đốc, Phó quản đốc Phân xưởng điện,
Cán bộ kỹ thuật quản lý, sử dụng thiết bị.



































Biên soạn: Kỹ sư Mai Anh Vũ
Hiệu đính: Kỹ sư Tạ Văn Luận - Phó giám đốc Nhà Máy
Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600

2/11

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG 03
CHƯƠNG II: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT 04-06
CHƯƠNG III: CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN 07
CHƯƠNG IV: CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ 08-10
CHƯƠNG V: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA…….11







































Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
3/11

CHƯƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy trình này áp dụng cho công tác sử dụng và bảo quản thiết bị
đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600 của Nhà máy thuỷ điện Ialy.
Điều 2. Các ông Trưởng, phó phòng Kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc
Phân xưởng Điện, các cán bộ kỹ thuật quản lý và sử dụng thiết bị đo điện trở tiếp
xúc MOM 200, MOM 600 phải nắm vững và thực hiện theo quy trình này và các
quy định an toàn khi làm việc với các thiết trí điện ở các cấp điện áp.
Điều 3. Các cán bộ kỹ thuật quản lý, sử dụng thiết bị đo điện trở tiếp xúc
MOM 200, MOM 600 ngoài việc nắm vững quy trình này, cần phải:
+ Nắm vững hướng dẫn sử dụng(USER'S MANUAL).
+ Biết các thông số kỹ thuật và kết cấu của các đối tượng cần thí nghiệm.

+ Có các số liệu thí nghiệm lần đầu và lần kề trước của đối tượng cần thí
nghiệm.
Điều 4. Cán bộ thí nghiệm chỉ được phép làm việc với thiết bị đo điện trở
tiếp xúc MOM 200, MOM 600 khi có sự phân công của Quản đốc, phó Quản đốc
Phân xưởng Điện.














Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
4/11

CHƯƠNG II: CÔNG DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
Điều 5. Thiết bị đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600 dùng để đo
điện trở tiếp xúc của tiếp điểm máy cắt điện, tiếp điểm của dao cách ly, điểm ngắn
mạch, thanh dẫn điện, điểm tiếp xúc của thiết bị điện và các điểm nối của dòng
điện lớn.
Điều 6. Các đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo điện trở tiếp xúc như sau:
1/ Kiểu: MOM.
2/ Điện áp nguồn cung cấp: 115/230VAC tần số 50-60Hz.

3/ Phạm vi đo:
- MOM200: 0 – 1999 microohm.
0 – 19,99 milliohm.
- MOM600: 0 – 1999 microohm.
5/ Độ chính xác: 1%+1.
6/ Kiểu kiểm chuẩn: Tự kiểm chuẩn, không cần kiểm chuẩn bằng người TN.
7/ Điện áp thí nghiệm:
- MOM 200: 3,8 VDC (ở 100A);
3,0 VDC (ở 200A).
- MOM 600: 7,4 VDC (ở 300A);
5,9 VDC (ở 600A).
8/ Dòng điện thử nghiệm:
- MOM 200: 100A, 200A.
- MOM 600: 300A, 600A.
9/ Nhiệt độ làm việc:
- Vận hành: -20 đến +50
o
C.
- Bảo quản: -40 đến +65
o
C.
10/ Qúa nhiệt độ khi làm việc:
- MOM 200: 100A là 15phút.
200A là 30 giây.
- MOM 600: 300A là 2 phút 30 giây.
600A là 15 giây.
Điều 7. Chỉ dẫn sử dụng các nút trên Panel điều khiển MOM 200 (hình 1),
MOM 600 (hình 2) như sau:
1/ Ngõ ra dòng điện thí nghiệm: Được đấu nối đến đối tượng cần thí nghiệm,
ngõ này cung cấp dòng điện đến thiết bị ở giá trị:

- MOM200: 100, 200A
- MOM 600: 300, 600A
2/ Ngõ vào điện áp: Được đấu nối đến đối tượng cần thí nghiệm, ngõ này đo
lường điện áp rơi trên đối tượng cần thí nghiệm.
3/ Đèn hiển thị điện trở tiếp xúc.
4/ Đèn hiển thị dòng điện.
5/ Nút nhấn R: Khi bơm dòng đến giá trị cần đo, ta nhấn nút R để hiển thị
giá trị điện trở tiếp xúc.
Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
5/11

6/ Đèn báo nhiệt độ: Đèn sáng khi các bộ phận bên trong thiết bị quá nhiệt,
thực tế tình trạng này xảy ra khi sử dụng thiết bị ở mục 10 điều 6.
7/ Cầu chì bảo vệ biến áp điều chỉnh.
8/ Cầu chì bảo vệ nguồn cung cấp chính.
9/ Tiếp địa của thiết bị đo.
10/ Khoá nguồn: Khi bật khoá nguồn lên vị trí ON, biến áp điều chỉnh phải ở
vị trí O.
11/ Ổ cắm nguồn.
12/ Biến áp điều chỉnh.
13/ Các vị trí để kết nối với dụng cụ đo bên ngoài:
- MOM 200: 20mV/200A, +/-0,5%
- MOM 600: 60mV/600A, +/-0,5%.
14/ Khoá chọn thang dòng điện thí nghiệm.
15/ Khoá chọn thang điện trở thí nghiệm.
16/ Màn hình hiển thị dòng điện và điện trở tiếp xúc.





1 2 1

16 3
5 R Ω

A 4
13 10mV/100A 6
14
100A 200A 2MΩ

20MΩ
15


8
F3
9

7

F1

12 10

11

Hình 1: Sơ đồ panel điều khiển của MOM 200




16
Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
6/11

1
2
1
+
+
3
16 Ω 4
14 R 176 A

13 10mV/100A 6


I
10

8 F3
0
9
11 12

Hình 2: Sơ đồ panel điều khiển của MOM 600

CHƯƠNG III: CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN
Điều 8. Nghiêm cấm thao tác trên thiết bị đo điện trở tiếp xúc MOM 200,
MOM 600 khi bản thân chưa nắm vững quy trình sử dụng này.
Điều 9. Không được sử dụng thiết bị này cho bất kỳ mục đích nào khác

ngoài những mục đích đã quy định như trong điều 5 của quy trình này.
Điều 10. Nhóm công tác thí nghiệm có sử dụng thiết bị đo điện trở tiếp
xúc MOM 200, MOM 600 tối thiểu là 2 người có bậc an toàn điện tối thiểu là bậc
IV. Hai người này phải có mặt để giám sát an toàn lẫn nhau từ khi thiết lập sơ đồ
thí nghiệm, trong khi thí nghiệm, kết thúc thí nghiệm và tháo dỡ sơ đồ thí nghiệm.
Điều 11. Khi vận chuyển cũng như khi lưu giữ thiết bị, phải tuân thủ các
yêu cầu an toàn như sau:
+ Không được để thiết bị rơi hoặc va chạm cơ học.
+ Không đặt thiết bị gần nước hoặc nơi ẩm ướt, không đặt thiết bị gần các
thiết bị sinh nhiệt hoặc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
+ Không được đặt chất lỏng lên trên thiết bị.
Điều 12. Khi sử dụng thiết bị đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600,
phải tuân thủ các quy định an toàn sau:
1/ Trước khi thực hiện bất kỳ đấu nối nào đến thiết bị đo, phải đảm bảo
rằng nối đất bảo vệ đã được đấu nối chắc chắn.
Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
7/11

2/ Thiết bị đo phải được cấp nguồn qua ổn áp và ổ cắm 3 chân, trong đó
1 chân đã được nối đất.
3/ Khoá nguồn phải ở vị trí off truớc khi đấu nối.
4/ Biến áp điều chỉnh phải ở vị trí 0 trước khi bật khoá nguồn.
5/ Trước khi đo phải đảm bảo đối tượng đo đã được đóng tốt.
6/ Phải đảm bảo rằng sơ đồ đấu nối phải được đấu nối chắc chắn, không
được để được các đầu kẹp rơi ra trong khi bơm dòng đến đối tượng đo.
7/ Không được cắt máy cắt khi thiết bị đo đang làm việc.


CHƯƠNG IV: CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
I/ CHUẨN BỊ THIẾT BỊ TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

Điều 13. Trước khi sử dụng thiết bị, cần phải thực hiện đầy đủ những công
việc như sau:
1/ Đặt thiết bị thí nghiệm ở nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh sự tác động
của nắng, mưa và các tác động cơ học.
2/ Kiểm tra tình trạng bên ngoài thiết bị, kiểm tra số lượng phụ kiện đi kèm
và vệ sinh thiết bị, kiểm tra đầy đủ các tài liệu sau:
+ Quy trình sử dụng thiết bị đo điển trở tiếp xúc MOM 200, 600A.
+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng.
+ Tài liệu kỹ thuật và hồ sơ thí nghiệm quá khứ của đối tượng thí
nghiệm.
3/ Chuẩn bị các sơ đồ thí nghiệm.

II/ TIẾN HÀNH PHÉP ĐO
Điều 14. Khi tiến hành đo, trình tự thực hiện như sau:
1/ Sơ đồ đo (như hình vẽ )


+ TEST


2/ Biện pháp an toàn: luôn luôn tuân theo quy định an toàn ở điều
8,9,10,11,12 chương III.
3/ Trình tự tiến hành phép đo:
Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
8/11

- Đấu nối tiếp đất thiết bị đo.
- Kiểm tra điện áp nguồn sử dụng để cung cấp cho thiết bị đo.
- Kiểm tra khoá nguồn thiết bị đo phải ở vị trí tắt ("OFF").
- Đấu nối dây cấp nguồn đến thiết bị đo.

- Đấu nối 2 dây dẫn dòng đến 2 đầu của đối tượng đo (các đầu nối dây dẫn có
màu quy định: màu đỏ- đầu dương, màu đen- đầu âm).
- Đấu nối 2 dây điện áp cùng cực tính với dây dẫn dòng đến đối tượng đo,
dây dẫn áp này phải được nối bên trong dây dẫn dòng.
- Vặn núm điều chỉnh về vị trí 0.
- Bật khoá nguồn thiết bị ("ON"), đèn hiển thị dòng điện sáng lên.
- Lựa chọn phạm vi dòng mong muốn:
+ 100, 200A (MOM 200).
+ 300, 600A (MOM 600).
- Lựa chọn phạm vi điện trở mong muốn:
+ 0-1999µΩ, 0-19,99mΩ (MOM 200).
+ 0-1999μΩ (MOM 600).
-Vặn núm điều chỉnh đến giá trị thí nghiệm mong muốn.
- Nhấn nút nhấn R, sau khoảng 2 giây giá trị điện trở tiếp xúc sẽ hiển thị trên
màn hình và đèn hiển thị điện trở tiếp xúc sáng.
- Đọc giá trị điện trở tiếp xúc trên màn hình hiển thị, sau đó giảm ngay biến
áp điều chỉnh về 0.
- Cắt nguồn cung cấp về vị trí ("OFF").
- Quá trình thí nghiệm kết thúc.
Chú ý: vì một lý do nào đó ta cần dùng một dụng cụ đo bên ngoài để đo
dòng điện, ta mắc đồng hồ đo đến shunt dòng, điện áp qua shunt dòng thì tương ứng
dòng đo qua đối tượng đo( 10mV/100A)

4/ Các sơ đồ thí nghiệm đo điện trở tiếp xúc cho một số thiết bị điện thường
dùng:
- Sơ đồ đo điện trở tiếp xúc máy cắt:


dây dẫn dòng


dây áp

100A







- Sơ đồ đo điện trở tiếp xúc thanh nối:
Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
9/11









100A












CHƯƠNG V: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA THIẾT BỊ

Điều 15. Khi sử dụng cũng như khi bảo quản, phải luôn luôn đặt thiết bị
thí nghiệm ở nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh sự tác động của nắng mưa, các tác
động cơ học, không được sử dụng thiết bị thí nghiệm trong môi trường dễ cháy, nổ,
ẩm ướt.
Điều 16. Trước và sau khi sử dụng thiết bị thí nghiệm, phải tiến hành lau
chùi thiết bị, khi lau chùi phải dùng vải mềm, không được dùng hoá chất để lau
chùi.
Điều 17. Xử lý sự cố:

Sự cố Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Phạm vi dòng đặt trên thiết
bị đo vượt quá giới hạn
Chọn một dòng điện khác
nằm trong giới hạn đo
Hiển thị chỉ đưa ra số
1 ở bên trái
Tiếp xúc kém hoặc không
tiếp xúc của dây điện áp
Kiểm tra đầu nối của dây
điện áp
Cầu chì nhiệt cắt Quá tải Chờ cho đến khi nhiệt độ
giảm và đèn báo nhiệt độ tắt
Cầu chì của nguồn
chính cắt (F3)

Quá tải hoặc hỏng dụng cụ
đo
Khởi động lại cầu chì của
nguồn chính, nếu nó tiếp tục
tục cắt thì kiểm tra lại toàn
bộ điểm tiếp xúc
Quy trình sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc MOM 200, MOM 600
10/11


×