Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐỀ TÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ” PHÂN BIỆT IMS TRONG KIẾN TRÚC NGN” CHƯƠNG 3_4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.6 KB, 22 trang )

ĐỀ TÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ” PHÂN
BIỆT IMS TRONG KIẾN TRÚC NGN”

CHƯƠNG 3
GIAO DIỆN GIỮA IMS VÀ CÁC PHẦN TỬ KHÁC TRONG NGN

Thủ tục này như sau:
1. Trong trường hợp thuê bao kết cuối không được cấp S-CSCF, phiên cố
gắng định tuyến theo các thủ tục phần: “thủ tục kết cuối di động với thuê
bao chưa được đăng kí IMS nhưng có dịch vụ liên quan đến trạng thái
chưa đăng kí ”
2. S-CSCF gọi trình điều khiển dịch vụ phù hợp để cố gắng thiết lập phiên mà
có thể có kết quả là tái định tuyến phiên sang dịch vụ bản tin hoặc tiếp tục
định tuyến về phía thuê bao có địa chỉ kết cuối miền chuyển mạch kênh.
3. S-CSCF thực hiện bất kì một hành động tiến xa hơn để cố gắng thiết lập
phiên. Trong trường hợp định tuyến về phía thuê bao có địa chỉ đầu cuối
miền chuyển mạch kênh, S-CSCF thực hiện phân tích địa chỉ này. Từ việc
phân tích địa chỉ đích, S-CSCF xác định được rằng đó là thuê bao miền
chuyển mạch kênh và gửi yêu cầu này tới BGCF.
4. BGCF chuyển tiếp bản tin INVITE tới MGCF phù hợp của mạng nhà hoặc
tới MGCF của mạng khác. Điều này tùy thuộc và cấu hình tương tác với
PSTN của mạng IMS. Cuối cùng là sự thiết lập phiên đến một MGCF.
5. Thiết lập phiên thông thường tiếp tục theo luồng PSTN-T như mô tả trong
phần trước.
3.7.4 (PSTN-T) Kết cuối PSTN
MGCF trong phân hệ IM CN là một đầu cuối SIP để nhận và thiết lập các yêu
cầu thay mặt cho PSTN và Media Gateway. Các node khác coi báo hiệu như đến từ
một S-CSCF. MGCF kết hợp chặt chẽ với chức năng bảo mật mạng của S-CSCF.
Kết cuối PSTN có thể được thực hiện cùng mạng của nhà vận hành như S-CSCF
của người khởi tạo phiên. Vì vậy MGCF /MGW chỉ được đưa ra như “mạng kết
cuối” hơn là mạng nhà hay mạng khách.


Hơn nữa hợp đồng giữa các nhà vận hành mạng có thể cho phép kết cuối PSTN
trong một mạng khác với mạng khách hay mạng nhà của người khởi tạo.
Thủ tục kết cuối này có thể được sử dụng cho bất kì các thủ tục giưa các S-
CSCF nào.

Hình 3.22 Thủ tục kết cuối PSTN
Thủ tục kết cuối PSTN như sau:
1. MGCF nhận một yêu cầu INVITE từ một trong các thủ tục khởi tạo và một
trong các thủ tục giữa các S-CSCF.
2. MGCF thiết lập một tương tác H.248 để bắt một kênh xắp ra và xác định
các khả năng truyền thông của MGW.
3. MGCF xác định một tập các phương tiện được đưa ra bởi điểm đầu cuối
khởi tạo mà nó hỗ trợ và gửi đáp ứng bằng bản tin SDP tới người khởi tạo.
Đáp ứng này được gửi thông qua thủ tục S-S.
4. Điểm đầu cuối phía khởi tạo gửi SDP đã được cấp để sử dụng cho phiên
này tới MGCF bằng thủ tục S-S.
5. MGCF thiết lập một tương tác H.248 để thay đổi kết nối đã được thiết lập
trong bước 2 và chỉ thị cho MGW đặt trước tài nguyên cần thiết cho
truyền thông đa phương tiện.
6. MGCF đáp ứng lại phương tiện đã được cấp về phía người khởi tạo.
7. MGW đặt trước các tài nguyên cần thiết cho truyền thông.
8. Khi điểm đầu cuối phía khởi tạo đã hoàn thành việc đặt trước tài nguyên
cho nó, thì nó sẽ gửi bản tin thông báo đặt trước tài nguyên thành công
tới MGCF bằng các thủ tục S-S.
9. MGCF gửi bản tin IAM tới PSTN.
10. MGCF gửi đáp ứng cho thông báo đặt trước tài nguyên thành công về
phía đầu cuối khởi tạo.
11. PSTN thiết lập tuyến tới thuê bao đích. Nó có thể tùy chọn thông báo cho
người dùng đích trước khi hoàn thành phiên, nếu như vậy có sẽ đáp lại
bằng bản tin ACM.

12-13. Nếu PSTN thông báo cho người dùng đích, MGCF chỉ thị điều này cho
thuê bao khởi tạo bằng đáp ứng chỉ thị chuồng tạm thời. Bản tin này được
gửi thông qua các thủ tục S-S.
1. Khi người dùng phía đích trả lời, PSTN gửi thông báo ANM tới MGCF.
2. MGCF thiết lập một tương tác H248 để tạo kết nối trong MGW bi-
directional.
3. MGCF gửi đáp ứng 200 OK theo tuyến báo hiệu quay lại người khởi tạo
phiên.
4. Người khởi tạo phiên báo nhận đáp ứng cuối cùng bằng bản tin ACK.
3.8 Thủ tục liên quan đến truy vấn thông tin định tuyến
Phiên kết cuối di động cho thuê bao sẽ được định tuyến tới S-CSCF hoặc tới
một MGCF (nếu thuê bao đang chuyển mạng vào một mạng kế thừa). Khi một
phiên kết cuối di động thiết lập vào một CSCF đã được trao quyền để định tuyến
các phiên thì CSCF sẽ truy vấn các thông tin định tuyến từ HSS.
Điểm tham chiếu Cx sẽ hỗ trợ CSCF thu nhận thông tin định tuyến từ HSS. Kết
quả thu được là các tham số truyền báo hiệu S-CSCF (ví dụ địa chỉ IP).
3.8.1 Nhận dạng người dùng tới giải đáp HSS
Phần này trình bày kĩ thuật phân tích để I-CSCF và S-CSCF tìm ra địa chỉ của
HSS–nơi lưu trữ dữ liệu thuê bao để nhận dạng thuê bao. Kĩ thuật phân tích này
không được sử dụng tại mạng chỉ có một HSS
Ở bản tin REGISTER và MT INVITE, I-CSCF truy vấn HSS để có dữ liệu đặc tả
thuê bao như vị trí hiện tại hay tham số nhận thực. Điều này cũng phải được thiết
lập nhờ đăng kí trên S-CSCF. Trong trường hợp có nhiều hơn một HSS độc lập
trong mạng, thì HSS mà chứa thông tin người dùng đang cần thiết cần phải được
tìm thấy. Để biết tên của HSS, I-CSCF và S-CSCF truy vấn tới thực thể chức năng vị
trí thuê bao (SLF).
Bộ vị trí thuê bao được truy nhập thông qua giao diện Dx. Giao diện Dx là giao
diện chuẩn giữa CSCF và SLF.
Cách thức sử dụng bộ định vị thuê bao được mô tả trong phần sau.
Giao diện Dx cung cấp:

 Một sự vận hành để truy vấn vào bộ định vị thuê bao từ I-CSCF hoặc từ
S-CSCF.
 Một sự đáp ứng để cung cấp tên HSS về phía I-CSCF hoặc về phía S-CSCF.
Bằng việc gửi lên giao diện Dx bản tin Dx-SLF-Query mà I-CSCF hoặc S-CSCF yêu
cầu một nhận dạng thuê bao của thuê bao mà nó đang tìm trong HSS. Bằng cách
gửi lên giao diện Dx bản tin Dx-SLF-RESP mà SLF đáp ứng được tên HSS. I-CSCF
hoặc S-CSCF tương ứng tiếp tục truy vấn HSS đã lựa chọn đó. Như một tùy chọn
tại thời điểm đăng kí, I-CSCF có thể chuyển tiếp tến của HSS tới S-CSCF để đơn
giản hóa thủ tục S-CSCF tìm HSS của thuê bao. Tùy chọn này có thể được sử dụng
ở mạng chỉ có một HSS đơn.
Hai phần sau đây sẽ thể hiện phiên lưu lượng các bản tin REGISTER và INVITE.
3.8.2 Đăng kí trên SLF

Hình 3.23 Đăng kí trên SLF (trường hợp 1)
1. I-CSCF nhận một yêu cầu đăng kí và bây giờ phải truy vấn vị trí dữ liệu của
thuê bao.
2. I-CSCF gửi một Dx-SLF-Query tới SLF chứa các tham số nhận dạng thuê
bao đặt trong yêu cầu REGISTER.
3. SLF tìm trong cơ sở dữ liệu của nó nhận dạng thuê bao được truy vấn.
4. SLF trả lời dữ liệu của thuê bao cùng với tên HSS.
5. I-CSCF có thể tiến hành bằng cách truy vấn HSS phù hợp.

Hình 3.24 Đăng kí trên SLF(trường hợp 2)
1. I-CSCF gửi yêu cầu REGISTER tới S-CSCF. và bây giờ phải truy vấn vị trí dữ
liệu của thuê bao.
2. S-CSCF gửi Dx-SLF-QUERY tới SLF với các tham số nhận dạng thuê bao đặt
trong yêu cầu đăng kí.
3. SLF tìm trong cơ sở dữ liệu của nó nhận dạng thuê bao được truy vấn.
4. SLF trả lời dữ liệu của thuê bao kèm với tên của HSS.
3.8.3 Mời UE trên SLF


Hình 3.25 Mời UE trên SLF
1. I-CSCF nhận yêu cầu INVITE và bây giờ phải truy tìm vị trí dữ liệu của thuê
bao.
2. I-CSCF gửi Dx-SLF-QUERY tới HSS chứa các tham số nhận dạng thuê bao
được đặt trong yêu cầu INVITE.
3. SLF tìm trong cơ sở dữ liệu của nó nhận dạng thuê bao được truy vấn.
4. SLF trả lời dữ liệu thuê bao cùng với tên của HSS.
Sự đồng bộ giữa SLF và các HSS khác là vấn đề O&M.
Để ngăn cản dịch vụ SLF sai, SLF có thể được phân phối trên nhiều Server. Một vài
phương pháp có thể được đặt để tìm ra các server này.
3.9 Thủ tục giải phóng phiên
Phần này cung cấp ngữ cảnh thể hiện giải phóng phiên ứng dụng SIP. Chú ý
rằng lưu lượng đó phải được ngăn chặn chặt chẽ việc sử dụng các tên bản tin giao
thức SIP.
Thủ tục giải phóng phiên là cần thiết để đảm bảo lấy thông tin tính cước và
giảm cơ hội ăn cắp dịch vụ bằng việc xác nhận rằng mạng mang được liên kết chặt
chẽ với một phiên SIP đặc biệt bị xóa vào cùng lúc báo hiệu điều khiển SIP với các
khuyết điểm riêng lẻ. Giải phóng phiên được đặc tả bởi tình huống sau:
 Kết thúc phiên thông thường được xảy ra như là kết quả từ người dùng đầu
cuối yêu cầu kết thúc phiên đang sử dụng để báo hiệu điều khiển phiên
hoặc xóa phần mang IP liên quan đến một phiên.
 Kết cuối phiên được tiến hành như là kết quả của nhà khai thác mạng xen
vào.
 Bị mất phần mang điều khiển phiên hoặc phần mang IP để truyền tải báo
hiệu IMS.
 Mất một trong các kết nối vô tuyến để truyền tải báo hiệu IMS.
Nguyên lí thiết kế các thủ tục giải phóng phiên sẽ có một độ ưu tiên cao trong các
tình huống là giảm độ phức tạp trong việc triển khai.
3.9.1 Đầu cuối di động khởi tạo giải phóng phiên

Phần sau sẽ thể hiện đầu cuối di động khởi tạo giải phóng phiên ứng dụng
phân hệ IM CN. Nó cho rằng phiên đã hoạt động và phần mang được thiết lập
trực tiếp giữa hai mạng khách (mạng khách có thể là mạng nhà hoặc cả hai).



Hình 3.26 Di động khởi tạo giải phóng phiên
1. Một người sử dụng di động gác máy, để đưa ra bản tin (Bản tin BYE trong
SIP) từ UE tới P-CSCF.
2. Bước 2 và bước 3 nhận trước hoặc sau bước 1 và song song với bước 4.
UE thiết lập giải phóng PDP Context mang. Phân hệ GPRS giải phóng PDP
Context. Tài nguyên mạng IP đã được đặt trước cho tuyến tới di động
nhận thông báo của phiên này bây giờ bị giải phóng. Điều này được thiết
lập từ GGSN. Nếu RSVP được sử dụng để cấp phát tài nguyên thì một bản
tin giải phóng phù hợp cho giao thức đó sẽ được gọi ở đây.
3. Phân hệ GPRS đáp ứng lại UE.
4. P-CSCF/ PCF xóa bỏ việc trao tài nguyên lần trước cho điểm kết cuối này
của phiên này. Bước này cũng sẽ là kết quả của sự chỉ thị giải phóng tới
phân hệ GPRS để xác định rằng phần mang IP liên quan đến phiên đã bị
xóa.
5. P-CSCF gửi tín hiệu gác máy của người giải phóng phiên tới S-CSCF.
6. S-CSCF thực hiện bất kì một thủ tục điều khiển dịch vụ nào phù hợp để kết
thúc phiên này.
7. S-CSCF của người giải phóng gửi tín hiệu gác máy tới S-CSCF của người kia.
8. S-CSCF thực hiện bất kì một thủ tục điều khiển dịch vụ nào phù hợp để kết
thúc phiên này.
9. S-CSCF của người sử dụng kia gửi tín hiệu gác máy tới P-CSCF.
10. P-CSCF/ PCF xóa sự trao quyền tài nguyên của phiên này trước đây cho
người dùng này. Bước này là kết quả của sự chỉ thị giải phóng tới phân hệ
GPRS để xác định rằng phần mang IP liên quan đến phiên của UE#2 đã bị

xóa.
11. P-CSCF gửi tín hiệu gác máy tới UE.
12. Di động đáp lại bằng bản tin báo nhận–bản tin OK và bản tin đó cũng
được gửi quay lại P-CSCF.
13. Bước 13 và 14 được thực hiện song song với bước 12. Di động thiết lập
giải phóng PDP Context mang.
14. Phân hệ GPRS giải phóng PDP Context. Tài nguyên mạng IP đã được đặt
trước cho tuyến nhận thông báo tới di động trong phiên này bây giờ được
giải phóng. Việc này được thiết lập từ GGSN. Nếu RSVP được sử dụng để
cấp phát tài nguyên, thì các bản tin phát hành thích hợp của giao thức sẽ
được gọi ra.
15. Bản tin SIP OK được gửi tới S-CSCF.
16. S-CSCF của người dùng kia gửi bản tin OK tới S-CSCF của người giải phóng.
17. S-CSCF của người giải phóng gửi bản tin OK tới P-CSCF của người giải
phóng.
18. P-CSCF của người giải phóng đó gửi bản tin OK tới UE.
3.9.2 PSTN khởi tạo giải phóng phiên
Phần sau thể hiện đầu cuối PSTN thiết lập giải phóng phiên ứng dụng phân hệ
IM CN. Nó thừa nhận rằng phiên đang hoạt động và phần mang được thiết lập tới
PSTN từ mạng nhà


Hình 3.27 PSTN khởi tạo giải phóng phiên
1. Người dùng PSTN gác máy, và phát ra bản tin ISUP REL tới MGCF.
2. MGCF gửi tín hiệu gác mày (bản tin BYE của SIP) tới S-CSCF để thông báo
người dùng đầu cuối đã xóa kết nối.
3. Bước 3 có thể thực hiện song song với bước 2. Tùy thuộc vào loại mạng
PSTN mà bước 3 có thể phải đợi đến khi kết thúc bước 14. Các node
MGCF tiếp nhận RLE và báo nhận với một RLC. Điều này phù hợp với giao
thức ISUP.

4. MGCF yêu cầu MGW giải phóng bộ mã hóa và trung kế ISUP đang sử dụng
H.248/ MEGACO để truyền các yêu cầu. Điều này cũng là kết quả của việc
ngắt kết nối của hai người dùng trong ngữ cảnh H.248. Tài nguyên mạng
IP đã được đặt trước cho tuyến tới PSTN nhận báo hiệu trong phiên này
bây giờ được giải phóng. Điều này được thiết lập từ MGW. Nếu RSVP
được sử dụng để cấp phát tài nguyên thì bản tin giải phóng phù hợp của
giao thức đó sẽ được gọi ra.
5. MGW gửi một báo nhận tới MGCF khi hoàn thành bước 6.
6. S-CSCF thực hiện bất kì một thủ tục điều khiển dịch vụ nào phù hợp để kết
thúc phiên này.
7. S-CSCF gửi tín hiệu gác máy tới P-CSCF.
8. P-CSCF/ PCF xóa trao quyền tài nguyên cho phiên của điểm đầu cuối này
trước đây. Bước này cũng là kết quả của chỉ thị xóa tới phân hệ GPRS để
xác định rằng phần mang IP liên quan đến phiên của UE#2 đã được xóa.
9. P-CSCF gửi tín hiệu gác máy tới UE.
10. Di động đáp ứng lại bằng bản tin báo nhận–bản tin SIP OK tới P-CSCF.
11. Bước 11 và bước 12 có thể thực hiện song song với bước 10. Di động thực
hiện giải phóng PDP Context mang.
12. Phân hệ GPRS giải phóng PDP Context. Tài nguyên mạng IP đã được đặt
trước cho tuyến tới di động để nhận các bản tin thông báo cho phiên này
bây giờ được giải phóng-việc này được thiết lập từ GGSN. Nếu RSVP được
sử dụng để cấp phát tài nguyên thì bản tin giải phóng phù hợp cho giao
thức đó sẽ được gọi ra.
13. Bản tin SIP OK sẽ được gửi cho S-CSCF.
14. S-CSCF chuyển bản tin này tới MGCF.
3.9.3 Mạng khởi tạo giải phóng phiên
3.9.3.1 Xóa PDP Context được sử dụng để truyền báo hiệu SIP IMS
Phân hệ GPRS có thể thực hiện xóa PDP Context được sử dụng để truyền báo
hiệu SIP IMS. Trong trường hợp này UE sẽ khởi tạo thủ tục thiết lập lại PDP
Context truyền báo hiệu SIP IMS. Nếu như lập lại sai thì UE sẽ ngừng tất cả các

hoạt động khác có liên quan đến PDP Context.
3.9.3.2 Mạng thiết lập giải phóng phiên; P-CSCF khởi tạo
Phần sau thể hiện mạng thiết lập giải phóng phiên ứng dụng phân hệ IM CN.
mạng thừa nhận rằng phiên đang hoạt động và phần mang được thiết lập trực
tiếp giữa hai mạng khách.
Một thành phần mang bị xóa ví dụ Trigger của di động tắt nguồn, mất truyền
thông lần trước hoặc bị xóa hay bị làm hại. Trong trường hợp này thủ tục “chỉ thị
giải phóng PDP Context” sẽ được thực hiện
Trong trường hợp bị mất tin tức. Trong trường hợp PDP Context với lớp các
dòng và các cuộc đàm thoại với tốc độ bit cực đại của tunnel GTP giữa GGSN và
SGSN được thay đổi về 0 kbit/s. Điều này phải được chỉ thị tới P-CSCF/PCF bằng
cách thực hiện thủ tục “thay đổi PDP Context”. Nếu bị mất thông tin với các PDP
Context khác, thì PDP Context phải được giữ nguyên không thay đổi.
Các mạng khác cũng có thể thiết lập giải phóng phiên. Trong trường hợp đặc
biệt là thiết lập tại mạng nhà vì lí do quản lí có thể bắt đầu với một S-CSCF.
Mạng khởi tạo giải phóng phiên ; P-CSCF xóa PDP Context

Hình 3.28 Mạng khởi tạo giải phóng phiên – P-CSCF khởi tạo giải phóng PDP
Context
1. Phần mang liên quan đến phiên được kết thúc, điều này được thông báo
bởi phân hệ GPRS.
2. Nếu yêu cầu được tạo ra ở PCF lúc hoạt hóa PDP Context, GGSN sẽ gửi chỉ
thị giải phóng tới P-CSCF/PCF để ngắt kết nối mang. P-CSCF cũng có thể
thông báo đến kì giải phóng khi hết thời gian phiên SIP.
3. P-CSCF/ PCF xóa việc trao quyền tài nguyên liên quan đến phần mang đã
được cung cấp trước đây cho điểm đầu cuối trong phiên nay.
Bước sau đây chỉ được thực hiện trong trường hợp P-CSCF/PCF đã quyết định kết
thúc phiên.
4. P-CSCF đưa ra tín hiệu gác máy (Bản tin BYE của SIP) tới S-CSCF của người
giải phóng (ví dụ: Nếu tất cả các PDP Context liên quan đến cùng một phiên

bị xóa). Nó được thông báo rằng bản tin này có thẻ mang giá trị để chỉ thị lí
do đưa ra tín hiệu gác máy.
5. S-CSCF thực hiện bất kì một thủ tục điều khiển dịch vụ nào hợp lí để kết
thúc phiên này.
6. S-CSCF của người giải phóng chuyển tín hiệu gác máy tới S-CSCF của người
kia.
7. S-CSCF thực hiện bất kì một thủ tục điều khiển dịch vụ nào hợp lí để kết
thúc phiên này.
8. S-CSCF của người kia gửi tín hiệu gác máy tới P-CSCF.
9. P-CSCF/PCF xóa việc trao quyền tài nguyên trước đây cho phiên này của
người dùng đầu cuối này. Bước này cũng là kết quả của sự chỉ thị giải phóng
tới phân hệ GPRS dể xác định rằng phần mang IP liên quan đến phiên của
UE#2 đã được xóa.
10. P-CSCF gửi tín hiệu gác máy tới UE.
11. Di động đáp lại bằng bản tin báo nhận SIP OK gửi tới P-CSCF.
12. Bước 12 và 13 có thể thực hiện song song với bước 11. Di động khởi tạo
giải phóng PDP Context mang.
13. Phân hệ GPRS giải phóng PDP Context. Tài nguyên mạng IP đặt trước cho
tuyến báo tới di động trong phiên này để nhận thông báo bây giờ bị giải
phóng. Điều này được thiết lập từ GGSN. Nếu RSVP được sử dụng để cấp
phát tài nguyên thì bản tin giải phóng phù hợp của giao thức này sẽ được
gọi đến.
14. Bản tin SIP OK được gửi tới S-CSCF.
15. S-CSCF của người dùng kia gửi bản tin OK tới S-CSCF của người giải phóng.
16. S-CSCF của người giải phóng gửi bản tin OK tới P-CSCF của người giải phóng.
P-CSCF thiết lập giải phóng phiên sau khi mất truyền thông vô tuyến



Hình 3.29 P-CSCF thiết lập giải phóng phiên sau khi mất thông tin vô tuyến

1. Với sự kiện mất thông tin vô tuyến ở kết nối Iu hoặc RAB. PDP Context với
các luồng và các cuộc đàm thoại với tốc độ bit đạt cực đại của GTP Tunnel
giữa SGSN và GGSN được thay đổi về 0 kbit/s bởi thủ tục thay đổi PDP
Context. PDP Context đang sử dụng làm nền hoặc tương tác với lớp lưu
lượng, PDP Context phải được giữ không đổi.
2. Nếu một yêu cầu được tạo ra ở PCF lúc tích cực PDP Context, GGSN sẽ
thiết lập thủ tục thay đổi PDP Context bằng cách gửi đi chỉ thị thay đổi tới
P-CSCF/ PCF để chỉ thị thay đổi tốc độ bit lớn nhất về 0. P-CSCF/PCF sẽ
chấp nhận thay đổi này.
3. Sẽ là tùy chọn để P-CSCF/ PCF ngừng hoạt động các thành phần mang và
các phần mang IP liên quan đến phiên. Với phần mang IP đó P-CSCF/PCF
thực hiện các thủ tục hủy bỏ trao quyền tài nguyên cho IP và UMTS. Nếu
P-CSCF quyết định kết thúc phiên thì P-CSCF/ PCF xóa trao quyền tài
nguyên đã thực hiện trước đây cho điểm đầu cuối của phiên này.
Các bước sau chỉ được thực hiện trong trường hợp P-CSCF/PCF quyết định kết
thúc phiên.
4. P-CSCF phát ra tín hiệu gác máy (bản tin BYE của SIP) tới S-CSCF của người
giải phóng. Nó được thông báo rằng bản tin này có thể chứa giá trị nguyên
nhân chỉ thị lí do đưa ra tín hiệu gác máy.
5. S-CSCF thực hiện bất kì một thủ tục dịch vụ nào phù hợp để kết thúc
phiên này.
6. S-CSCF của người giải phóng gửi tín hiệu gác máy tới S-CSCF của người kia.
7. S-CSCF thực hiện bất kì một thủ tục điều khiển dịch vụ nào phù hợp để kết
thúc phiên này.
8. S-CSCF của người kia gửi tín hiệu gác máy tới P-CSCF.
9. P-CSCF/ PCF xóa sự trao quyền tài nguyên đã thực hiện trước đây cho
điểm đầu cuối của phiên này. Bước này cũng là kết quả của sự chỉ thị tới
phân hệ GPRS để xác định rằng phần mang IP liên quan đến phiên của
UE#2 đã được xóa.
10. P-CSCF gửi tín hiệu gác máy tới UE.

11. Di động phát trả lời báo nhận bằng bản tin SIP OK gửi quay về P-CSCF.
12. Bước 12 và bước 13 có thể thực hiện song song với bước 11. Di động thiết
lập sự giải phóng PDP Context mang.
13. Phân hệ GPRS thực hiện giải phóng PDP Context. Tài nguyên mạng IP đã
được đặt trước cho tuyến tới di động của phiên này để nhận thông báo
bây giờ sẽ bị giải phóng. Việc này được thiết lập từ GGSN. Nếu RSVP được
sử dụng để cấp phát tài nguyên thì bản tin giải phóng phù hợp của giao
thức sẽ được gọi ra lúc này.
14. Bản tin SIP OK được gửi tới S-CSCF.
15. S-CSCF của người dùng kia gửi bản tin OK tới S-CSCF của người giải phóng.
16. S-CSCF của người giải phóng gửi bản tin OK tới P-CSCF của người đó.
3.9.3.3 Mạng thiết lập giải phóng phiên; S-CSCF thiết lập
Phần sau sẽ thể hiện một mạng thiết lập giải phóng phiên ứng dụng phân hệ
IM CN, mà ở đó giải phóng được thực hiện bởi S-CSCF. Điều này có thể xảy ra
trong một vài ngữ cảnh dịch vụ khác nhau như quản lí hoặc sửa chữa.
Các thủ tục để xóa một phiên khi được thiết lập bởi một S-CSCF được thể hiện
trên các luồng thông tin như sau:


Hình 3.30 Mạng thiết lập giải phóng phiên ; S-CSCF giải phóng
Các thủ tục luồng thông tin như sau:
1. S-CSCF#1 quyết định kết thúc phiên, vì lí do quản lí hoặc vì lí do hết hạn
phục vụ.
2. S-CSCF#1 gửi bản tin gác máy tới UE#1.
3. SCF#1 xóa trao quyền tài nguyên cho phiên này trước đây. Bước này là kết
quả của sự chỉ thị giải phóng tới GPRS để xác định rằng các phần mang IP
liên quan đến phiên của UE#1 này đã được xóa.
4. SCF#1 gửi bản tin gác máy tới UE#1.
5. UE#1 ngừng gửi các luồng phương tiện tới đầu cuối phía xa, và giải phóng
tài nguyên được sử dụng cho phiên này.

6. UE#1 đáp ứng lại bằng bản tin OK tới Proxy của nó – P-CSCF#1.
7. P-CSCF#1 gửi bản tin SIP OK tới S-CSCF#1.
8. S-CSCF#1 gửi bản tin gác máy tới S-CSCF#2. Việc này được thực hiện cùng
lúc với luồng #2.
9. S-CSCF#2 thực hiện bất kì một thủ tục điều khiển dịch vụ nào phù hợp để
kết thúc phiên này.
10. S-CSCF#2 gửi bản tin gác máy tới P-CSCF#2.
11. P-CSCF#2 xóa việc trao quyền tài nguyên trước đây cho phiên của điểm
đầu cuối này. Bước này cũng là kết quả của việc chỉ thị xóa tới phân hệ
GPRS để xác định rằng mạng mang IP liên quan đến phiên của UE#2 đã
được xóa.
12. P-CSCF#2 gửi bản tin gác máy tới UE#2.
13. UE#2 ngừng việc gửi các dòng phương tiện tới điểm đầu cuối phía xa và
giải phóng tài nguyên dàng cho phiên này.
14. UE#2 nhận báo nhận bản tin gác máy, và đáp ứng lại bằng bản tin SIP OK
tới P-CSCF.
15. P-CSCF#2 gửi đáp ứng SIP OK tới S-CSCF#2.
16. S-CSCF#2 gửi đáp ứng SIP OK tới S-CSCF#1.
3.10 Thủ tục cho phép các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến
3.10.1 Các thủ tục chiếm và giữ phiên
Phần này đưa ra các luồng thông tin của thủ tục bám vị trí phiên đã đực thiết
lập trước đây và sau đó chiếm các phiên này. Hai trường hợp có thể xảy ra là: Từ
UE tới UE và UE thiết lập bắt giữ phiên từ UE tới PSTN.
3.10.1.1 Các thủ tục chiếm và giữ phiên từ di động tới di động
Một phiên IMS đã được thiết lập giữa một UE khởi tạo và một UE kết cuối. Mỗi
UE đó được gắn vào một P-CSCF được đặt cùng mạng với GGSN của nó, và một S-
CSCF đã được phân bổ trong mạng nhà của chúng. Các thành phần chức năng này
cùng hợp tác để xóa phiên với các thủ tục độc lập với vị trí của chúng được đặt tại
mạng khách hay mạng nhà.
Thủ tục chiếm và giữ phiên nhận ra UE đó được hay không được thiết lập

phiên để thiết lập giữ phiên hay UE đó có được kết thúc phiên để thiết lập giữ
phiên hay không.
Khi một luồng phương tiện được bám giữ vị trí, thì nó sẽ không thể bị chiếm
bởi các điểm đầu cuối khác.

×