Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giun sán - Sán lá ruột ( Fasciolopsis buski ) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.79 KB, 6 trang )

Giun sán - Sán lá ruột
( Fasciolopsis buski )


1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán lá ruột
1.1. Đặc điểm sinh học:
- Sán lá ruột có hình lá nhỏ, mầu hơi đỏ, dài 20-70 mm, rộng 8-12 mm, dầy 0,5 -
3mm. Thân có những gai nhỏ xếp thành hàng. Hấp khẩu ăn và hấp khẩu bám ở
gần nhau. Tinh hoàn nằm ở nửa dưới của thân, tử cung, buồng trứng nằm ở nửa
trên của thân.
- -Trứng SLR hình bầu dục,vỏ mỏng, mầu vàng nhạt, có nắp. Nhân ở giữa trứng.
KT: 125 x 75 Micromet .
1.2. Chu kỳ
Sán lá ruột ký sinh ở ruột non của người và của lợn. Sán đẻ trứng, trứng theo phân
ra ngoại cảnh gặp nước ao hồ sẽ thực hiện chu kỳ như chu kỳ chung với vật chủ
trung gian thứ nhất là các loại giống Planorbis. Còn ấu trùng đuôi bám vào các cây
thuỷ sinh (củ ấu, ngó sen, rễ bèo, rong rêu ) để phát triển thành nang trùng. Nếu
người hoặc lợn ăn phải nang trùng còn sống vào ruột sẽ phát triển thành sán
trưởng thành sau 3 tháng.
Báclop tìm thấy 200 nang trùng /1 củ ấu .
2. Đặc điểm dịch tễ sán lá ruột
Bệnh SLR có nguồn bệnh là người hoặc lợn có sán trong cơ thể, mầm bệnh là
nang trùng, đường nhiễm là đường tiêu hoá.
2.1.Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá ruột
- -Nuôi cá bằng phân tươi.
- -Phóng uế xuống nước.
- -Ăn các cây thuỷ sinh chưa nấu chín.
- -Sự hiểu biết của nhân dân về bệnh SLR còn thấp kém.
2.2.Đặc điểm dịch tễ sán lá ruột ở Việt Nam
Ở VN bệnh SLR hiếm gặp ở người mà chủ yếu gặp ở lợn. Miền xuôi có tới 80%
lợn bị nhiễm SLR vì liên quan tới thức ăn là bèo, rong rêu chưa nấu chín. Người


nhiễm sán là do ăn phải nang trùng trong các cây ở dưới nước còn sống (rau
muống nước, ngó sen sống )
3.Tác hại và biến chứng của bệnh sán lá ruột
- Tác hại của sán: Sán gây viêm ruột, tắc ruột, phân lỏng, nhầy, thiếu máu. Có
nhiều sán sẽ bị đau bụng, ỉa chảy kéo dài. Sán tiết chất độc gây phù nề, thiếu máu,
BC toan tăng 20%
- Biến chứng của bệnh: Bệnh nặng có thể gây phù nề toàn thân, tràn dịch màng
phổi, màng tim. Bệnh nhân suy kiệt và chết.
4.Chẩn đoán bệnh sán lá ruột
Xét nghiệm phân tìm trứng sán bằng phương pháp Willis hoặc phương pháp Kato
5. Điều trị
Dùng Niclosamis và Praziquantel
5.1.Kiến thức cơ bản về thuốc điều trị
- Niclosamid(Yomesal) là loại thuốc ít độc và có tác dụng cản sự hấp thu glucose
ở sán làm sán không lấy được thức ăn mà chết đi. Thuốc này không có tác dụng
phụ
- Praziquantel có biệt dược Biltricide, Distocide.Viên thuốc đóng hàm lượng 600,
500, hoặc 400mg. Thuốc có dạng bột mầu trắng, vị đắng, không mùi, ít tan trong
nước và ít độc.
- Tác dụng: Thuốc làm cản hấp thu glucose và làm chết sán do hút kiệt dự trữ
glucogen
- Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có trường hợp bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,
đau bụng thoảng qua.
- Không nên dùng rượu bia khi dùng các thuốc tẩy giun sán vì dễ làm thuốc ngấm
qua ruột gây độc.
- Cả Praziquantel và Niclosamid đều làm cho vỏ thân sán dễ bị tác động của enzim
huỷ protein của người làm sán bị huỷ và tống ra ngoài.
5.2.Nguyên tắc điều trị
Chọn thuốc ít độc, dễ uống và có hiệu quả cao
5.3.Điều trị cụ thể

- Niclosamid (yomesal) viên 500 mg: Người lớn 2g (4 viên), trẻ em từ 2-7 tuổi 1g
(2 viên). Uống thuốc vào sáng sớm chia 2 lần cách nhau 1 giờ. Nên nhai hoặc
nghiền thuốc trước khi uống với trẻ em
- Praziquantel( Biltricid ) viên 600mg: Uống 1 liều 40mg / kg 1 lần vào sau bữa
ăn, không nhai thuốc.
Chống chỉ định: Người có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Người đang cho con bú
phải kiêng cho con bú 4 ngày sau khi uống thuốc.
6. Phòng bệnh
6.1. Nguyên tắc
- Phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau.
- Phải có kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm .
6.2. Biện pháp
- Tuyên truyền, GDSK về tác hại và cách phòng bệnh sán lá ruột
- Vệ sinh môi trường, không dùng phân tươi để nuôi cá, không đại tiện xuống ao
hồ, sông suối
- Vệ sinh ăn uống, không ăn sống thực vật thuỷ sinh dưới mọi hình thức
- Phát hiện và điều trị người bệnh
- Phòng bệnh cho lợn bằng cách không cho lợn ăn bèo và rong, rêu sống

×