Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giun sán - Giun đũa ( Ascaris lumbricoides ) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.81 KB, 10 trang )

Giun sán - Giun đũa
( Ascaris lumbricoides )

1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của giun đũa
1.1. Đặc điểm sinh học
- Giun đũa trưởng thành có cơ thể hình ống, màu hồng nhạt, con cái đuôi thẳng,
dài 20 - 25cm x 5 - 6mm. Con đực đuôi cong, dài 15 - 17cm x 3 - 4mm
- Trứng giun đũa hình bầu dục màu vàng, vỏ dầy, xù xì. Kích thước từ 60 -70 x 35
-50 Micromet
1.2.Chu kỳ của giun đũa
Người <->Ngoại cảnh
- Giai đoạn ở người
Giun đũa ký sinh ở ruột non của người. Người nhiễm giun đũa là do ăn phải trứng
có ấu trùng, vào tới ruột trứng nở thành ấu trùng ( KT: 0,2 mm). ấu trùng chui qua
thành ruột vào mạch máu mạc treo tràng trên rồi theo máu tới gan, ở gan 3 - 4
ngày, ấu trùng theo tĩnh mạch trên gan tới tim và theo động mạch phổi lên phổi, ở
phổi khoảng 10 ngày, ấu trùng thay vỏ 2 lần phát triển nhanh ở các phế nang (dài 1
-2mm). Sau đó nó theo phế quản, khí quản lên hầu rồi lại xuống ruột non phát
triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành giao hợp, giun cái đẻ trứng,
trứng phải ra noại cảnh mới phát triển được
- Giai đoạn ở ngoại cảnh
- Trứng giun đũa ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 24-250C,
>80%, có O2) sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng sau 15 ngày. Nhiệt độ >360C
hoặc <120C trứng không phát triển được, ở nhiệt độ > 600C, <-120C trứng sẽ bị
diệt. Còn ở nhiệt độ 450C là nhiệt độ trong hố ủ phân thì phải sau 4 tháng trứng
mới bị diệt. Các chất sát trùng thông thường: Formol 6%, thuốc tím, cresyl 10%,
không diệt được trứng trừ dung dịch iod 10%. Trong hố xí nước trứng sống được 2
tháng. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng vào cơ thể nó sẽ phát triển như đã mô
tả trong giai đoạn ở người
- Thời gian hoàn thành chu kì: 60 ngày, đời sống của giun đũa là 13 tháng.
2. Đặc điểm dịch tễ giun đũa ở Việt Nam


Trứng giun đũa từ ngoại cảnh nhiễm vào người qua con đường ăn uống, mầm
bệnh chính là trứng có ấu trùng và nguồn bệnh là người có giun đũa trong cơ thể.
2.1. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm giun đũa
- Môi trường đất có trứng giun đũa. Bộ môn KST trường ĐHYKTN đã nghiên cứu
về mức độ ô nhiễm và sự phát tán trứng giun đũa trong đất tại một số tỉnh: Thái
Nguyên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Kạn thấy tỷ lệ nhiễm trứng
giun đũa trong các loại đất như sau: Đất trong nhà 36,26% số mẫu đất có trứng
giun đũa, đất ở sân 37,8%, đất ở lối đi 42,75%, đất xung quanh hố xí 56%. Theo
nghiên cứu của Đỗ Dương Thái năm 1976 thì tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa trong đất
ở vùng vệ sinh tốt chỉ là 14%
- Tập quán canh tác còn dùng phân tươi làm phân bón cho cây trồng .
- Tập quán sinh hoạt, vệ sinh còn kém. Xây dựng hố xí không đạt tiêu chuẩn vệ
sinh (kín, khô, sạch, xa nguồn nước trên 10m). Nhiều nơi ở miền núi còn không có
hố xí, trẻ em đi ngoài không đúng nơi quy định, chó, lợn thả rông ăn phân người
có trứng giun lại thải ra ngoài môi trường, xử lý rác thải không tốt để ruồi nhặng
sinh sôi, vận chuyển mầm bệnh là trứng giun.
- Thời tiết khí hậu: Mưa nhiều, nóng ẩm, rất thuận lợi cho việc phát triển của trứng
giun.
- Các điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục, dân trí còn thấp
- Tất cả các nguy cơ đó làm cho bệnh giun đũa có tỉ lệ nhiễm cao
- Trứng giun phát tán ra được môi trường xung quanh là do các điều kiện: Dùng
phân bắc tươi làm phân bón, hố xí thiếu hoặc không hợp vệ sinh để phân lan tràn
ra bên ngoài, ruồi nhặng vận chuyển mầm bệnh gia súc ăn phải trứng giun lại thải
ra môi trường, trứng đó vẫn phát triển thành trứng có ấu trùng được
2.2. Đặc điểm dịch tễ giun đũa ở Việt Nam
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa đứng hàng đầu trong các loại giun truyền qua đất ở VN. Tỷ
lệ nhiễm chung trong cả nước là 80%, phân bố chủ yếu ở vùng có tập quán dùng
phân bắc làm phân bón.
- Miền Bắc: Đồng bằng 80-95%, trung du 80-90%, ven biển 70%, vùng núi 50-
70%

- Miền Trung: Đồng bằng 70,5%, ven biển 12,5%, vùng núi 38,4%
- Miền Nam: Đồng bằng 45-60%, vùng Tây Nguyên 10-25%
- Theo điều tra của Cấn Thị Cúc (1980) tại Quảng Ninh có tỷ lệ nhiễm giun đũa
88,39%, của Đỗ Thị Đáng (1990) tại Thái Bình là 87,71% (nam 85,72%, nữ
87,01% )
- Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm giun đũa, trẻ em lứa tuổi học sinh phổ thông có tỉ
lệ nhiễm cao nhất. Theo điều tra của Hoàng Tân Dân và Trương Thị Kim Phượng
ở học sinh các trường phổ thông cơ sở nội, ngoại thành Hà Nội 1995 cho kết quả
nhiễm giun đũa 62,47%
- Về giới: Tỉ lệ nhiễm giun đũa của nam và nữ xấp xỉ nhau, nếu không có sự khác
biệt về sinh hoạt và lao động.
- Về nghề nghiệp: Nông dân tiếp với phân, đất dễ bị nhiễm giun đũa hơn các nghề
nghiệp khác
- Mùa lạnh ở nước ta không đủ điều kiện để diệt trứng giun đũa ở ngoại cảnh. Do
đó ở Việt Nam trứng giun đũa phát triển quanh năm
3.Tác hại và biến chứng của bệnh giun đũa
3.1.Tác hại của giun đũa
- Giun đũa chiếm một phần thức ăn của người làm cho người bệnh thiếu dinh
dưỡng, gầy yếu .Ngoài ra giun còn gây rối loạn tiêu hoá, tắc ruột, tắc ống mật
- ấu trùng giun đũa khi ở phổi nếu có nhiều sẽ gây hội chứng Loeffler (ho, đau
ngực, BC toan tăng cao 30%, chụp phổi có những đám mờ ở phổi ) nhưng các
triệu chứng này sẽ mất sau 1 tuần.
3.2. Thể bệnh giun đũa thường gặp:
Là tình trạng thiếu dinh dưỡng do tác hại chiếm thức ăn cuả giun đũa là quan trọng
hàng đầu. Trẻ em có nhiều giun đũa sẽ bị suy dinh dưỡng, người lớn thì gầy yếu,
thỉnh thoảng bị rối loạn tiêu hoá do giun làm tổn thương gây viêm niêm mạc ruột.
3.3. Biến chứng trong bệnh giun đũa: Khi số lượng giun đũa có nhiều( bình
thường người Việt Nam có mật độ giun đũa 7 - 8 con / người nhưng có trường hợp
tới vài chục, vài trăm con) hoặc điều kiện pH bị rối loạn ( bình thường là 7,5-8,2 )
thì giun đũa sẽ phát tán lên ống mật, gan, chui vào ống tuỵ, ruột thừa hoặc tụ lại

gây tắc ruột. Có trường hợp gây thủng ruột, viêm phúc mạc.
4.Chẩn đoán bệnh giun đũa
4.1.Chẩn đoán bệnh giun đũa giai đoạn ấu trùng (Chẩn đoán bằng kháng nguyên
hay chẩn đoán miễn dịch): Chẩn đoán này trong thực tế ít dùng.
4.2. Chẩn đoán bệnh giun đũa giai đoạn trưởng thành
Chẩn đoán định hướng lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như hay đau
bụng, người gầy yếu. Trẻ em thì bụng ỏng, đít beo, xanh xao, gầy còm.
Các dấu hiệu lâm sàng thường không đặc hiệu, không có giá trị quyết định chẩn
đoán. Phương pháp chẩn đoán miễn dịch tốn kém, phức tạp và khó áp dụng trong
thực tiễn nên thông thường phương pháp xét nghiệm phân được áp dụng rộng rãi
để chẩn đoán bệnh giun đũa.
Chẩn đoán xác định: Xét nghiệm phân tìm trứng giun bằng một trong ba phương
pháp sau
- Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp Willis
- Phương pháp Kato
5. Điều trị bệnh giun đũa
5.1.Kiến thức cơ bản về thuốc điều trị
Ở Việt Nam, trước năm 1990 thuốc tẩy giun chủ yếu là santonin và piperazin có
tác dụng làm giun bị say và bị tống ra ngoài theo phân, nhưng giun không bị chết
mà chỉ bị suy yếu nên có trường hợp giun còn chui ra đằng mồm, mũi, hậu môn,
nguy hiểm nhất là giun chui ống mật phải mổ cấp cứu. Khi dùng thuốc lại phải
nhịn ăn một bữa hoặc ăn cháo nên người rất mệt. Độc tính của santonin cao nên
hiện nay không dùng.
Từ năm 1990 đến nay thuốc giun thường được dùng là các loại thuốc Mebendazol,
Albendazol, Pyrantel pamoat. Các thuốc này ít độc và có tác dụng với nhiều loại
giun
- Các thuốc Mebendazol và Albendazol có tác dụng ức chế hấp thu glucose làm
suy giảm glucozen và ATP cần cho hoạt động sống của giun. Thuốc rất ít hấp thu
qua ống tiêu hoá, phần lớn thuốc (90%) thải trừ qua phân sau 24 giờ, 5-10% thải

qua nước tiểu.
- Tác dụng phụ nhẹ, hiếm gặp: Đau bụng, đi lỏng, sốt, ngứa, phát ban.
- Thuốc Pyrantel pamoat có tác dụng làm liệt cứng cơ giun. Thuốc ít hấp thu qua
ống tiêu hoá nên tác dụng tại chỗ mạnh, 50-70% thuốc thải qua phân.
- Tác dụng phụ nhẹ và thoảng qua: Đau bụng, đi lỏng, nôn, nhức đầu , chóng mặt.
5.2.Điều trị bệnh giun đũa
- Nguyên tắc điều trị:
+ Ưu tiên chọn thuốc có phổ rộng, tác dụng với nhiều loại giun và dùng một liều
duy nhất có hiệu quả cao.
+ Dùng thuốc rẻ tiền, sẵn có trên thị trường.
+ Dùng thuốc ít độc, dễ uống.
- Điều trị cụ thể:
+ Mebendazol:
 Trước đây thường dùng biệt dược vermox viên đóng hàm lượng 100 mg: Điều
trị cho người lớn và trẻ em như nhau : 200 mg/ ngày x 3 ngày liền vào sáng, chiều.
Hiện nay thường dùng biệt dược Fugacar và Mebendazol dạng viên quả núi đều
đóng hàm lượng 500 mg điều trị một liều duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ
hoặc sáng sớm.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi
+ Albendazol (Zentel) viên 200 mg: Điều trị cho người lớn và trẻ em liều như
nhau, 400 mg uống 1 lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi
Pyrantel pamoat (Combantrin) (Panatel) viên 125 mg hoặc 250mg: Điều trị 10
mg/ kg liều duy nhất
Chống chỉ định: Trẻ em < 6 tháng, phụ nữ có thai, người bị suy gan.
 Nói chung với tất cả các loại thuốc giun không nên điều trị khi bệnh nhân đang
bị bệnh cấp tính, những người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc suy gan, suy
thận. Khi uống các loại thuốc giun không nên uống bia, rượu.
5.3. Điều trị hàng loạt: Nhằm hạ tỉ lệ nhiễm giun cho toàn vùng, thường dùng
Mebendazol uống các đợt cách nhau 6 tháng vì thuốc này ít độc, tác dụng tốt và

giá thành rẻ.
6. Phòng bệnh giun đũa
6.1. Nguyên tắc: Để phòng chống bệnh giun đũa cũng như các bệnh giun truyền
qua đất cần giải quyết những khâu sau:
- Cắt đứt nguồn nhiễm: Điều trị người bệnh
- Chống sự phát tán mầm bệnh: Vệ sinh môi trường
- Bảo vệ người, chống lây nhiễm: Giáo dục y tế, nâng cao ý thức phòng bệnh
6. 2. Các biện pháp cụ thể
- Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun đũa để mọi
người có ý thức tự giác tham gia phòng chống bệnh giun đũa.
- Điều trị người bệnh
- Vệ sinh môi trường: Quản lý và xử lý phân thích hợp
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra ruộng, vườn, quanh nhà
nhất là các trẻ em nhỏ. Không để chó, lợn, gà tha phân gây ô nhiễm môi trường.
+ Không dùng phân tươi để canh tác, phải ủ phân từ 4 tháng trở lên mới dùng
- Vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm: Thức ăn phải được nấu chín đậy lồng bàn,
không ăn rau sống, không uống nước lã.

×