Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGN CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM chương 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.98 KB, 17 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BỘ MÔN THÔNG TIN QUANG
ĐỀ TÀI:

CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP
TRÊN QUANG VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGN
CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT

CHƯƠNG 5:
ỨNG DỤNG IP TRÊN QUANG TRONG NGN
CỦA TỔNG CÔNG TY BCVT VIỆT NAM
5.1. Mạng thế hệ sau (NGN) của Tổng công ty
5.1.1. Khái niệm về NGN
Với sự phát triển trong bối cảnh mới của lĩnh vực viễn thông, xuất phát từ môi
trường cạnh tranh bình đẳng, mở cửa của các nhà cung cấp dịch vụ, sự bùng nổ của
các lưu lượng dữ liệu số, sự gia tăng sử dụng Internet, nhu cầu sử dụng các dịch vụ
Multimedia, sự gia tăng từ phía người sử dụng các dịch vụ di động…Từ những
năm 90, các tổ chức viễn thông (ITU, IETF, ISC…) và các hãng cung cấp thiết bị
(Siemens, Cisco, Alcatel…) đã đưa ra ý tưởng về một mạng thế hệ sau (NGN)
nhằm đáp ứng các nhu cầu trên.
Trên cơ sở phát triển của các hãng, mạng thế hệ sau có nhiều tên gọi khác
nhau, chẳng hạn như:
- Mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau).
- Mạng hội tụ (hỗ trợ cho cả lưu lượng thoại và dữ liệu, cấu trúc mạng hội tụ).
- Mạng phân phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng).
- Mạng nhiều lớp (mạng được phân phối ra nhiều lớp mạng có chức năng độc
lập nhưng hỗ trợ nhau thay vì một khối thống nhất như trong mạng TDM).
Theo quan điểm của ITU, khái niệm về NGN như sau:
“Mạng viễn thông thế hệ sau (NGN) là một mạng có hạ tầng thông tin chung
dựa trên công nghệ chuyển mạch gói để có thể cung cấp các dịch vụ bao gồm các
dịch vụ viễn thông, cung cấp các công nghệ truyền tải băng thông rộng và đảm
bảo chất lượng dịch vụ (QoS), trong đó các chức năng liên quan đến dịch vụ độc


lập với các công nghệ truyền tải lớp dưới. NGN cung cấp khả năng truy nhập
không hạn chế của người sử dụng đến nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.
NGN hỗ trợ các dịch vụ di động nói chung, tức là người sử dụng có thể truy nhập
ở mọi nơi với bất kỳ phương thức truy nhập nào”.
Theo đó, NGN có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Dựa trên nền tảng công nghệ chuyển mạch gói.
+ Chức năng điều khiển tách khỏi chức năng truyền tải và dịch vụ.
+ Tách biệt lớp dịch vụ và ứng dụng với lớp mạng, cung cấp các giao diện mở
(API) nhằm hỗ trợ cho việc tạo ra dịch vụ mới mà không phụ thuộc vào nhà cung
cấp thiết bị và nhà khai thác mạng.
+ Hỗ trợ nhiều loại dịch vụ (dịch vụ thời gian thực, phi thời gian thực, đa
phương tiện…).
+ Cung cấp các dịch vụ băng thông rộng với sự trong suốt từ đầu đến cuối.
+ Liên kết với các mạng truyền thông khác (PSTN, ISDN…).
+ Hỗ trợ các dịch vụ và tính năng di động nói chung.
+ Người sử dụng không phải lệ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ khác
nhau.
Các dự án nghiên cứu của ITU và các hãng đang tiếp tục cụ thể hoá cũng như
hoàn thiện các chuẩn NGN.
5.1.2. Nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ sau (NGN)
Có rất nhiều tài liệu về cấu trúc mạng thế hệ sau được các hãng cung cấp dưới
dạng giải pháp mạng hoặc các tổ chức viễn thông nghiên cứu đề xuất. Có thể thấy
rằng mạng thế hệ sau được tổ chức theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Đáp ứng nhu cầu cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú đa
dạng, đa dịch vụ, đa phương tiện.
- Mạng có cấu trúc đơn giản.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và giảm thiểu chi phí khai
thác và bảo dưỡng.
- Dễ dàng mở rộng dung lượng, phát triển các dịch vụ mới.
- Độ linh hoạt và tính sẵn sàng cao, năng lực tồn tại mạnh.

- Tổ chức mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát
triển dịch vụ.
5.1.3. Mạng thế hệ sau của Tổng công ty
1. Nguyên tắc tổ chức
Những nguyên tắc này xuất phát từ mục tiêu NGN mà ITU và các tổ chức,
các hãng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã và đang quan tâm. Nguyên tắc
tổ chức mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát triển
dịch vụ, không tổ chức theo địa bàn hành chính như trước mà tổ chức theo vùng
lưu lượng.
Theo đó, mạng thế hệ sau của Tổng công ty được phân thành 3 vùng lưu
lượng như sau:
Vùng lưu lượng 1: Bao gồm toàn bộ thuê bao của 28 tỉnh phía Bắc từ Hà
giang đến Hà tĩnh.
Vùng lưu lượng 2: Toàn bộ thuê bao thuộc 14 tỉnh Miền trung và Tây nguyên
từ Quảng Bình đến Đắc lắc.
Vùng lưu lượng 3: Toàn bộ thuê bao của 19 tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long.
2. Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng công ty
Bằng việc chuyển đổi cấu trúc mạng lưới viễn thông đường trục từ chuyển
mạch kênh sang NGN với công nghệ chuyển mạch gói là cả một sự chuyển đổi
mạnh mẽ về bản chất công nghệ để nâng cao năng lực mạng lưới, theo kịp sự phát
triển về công nghệ viễn thông trên thế giới. Mạng thế hệ sau của Tổng công ty có
cấu trúc như sau:

Hình 5.1: Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng Công Ty.
NGN là mạng viễn thông thế hệ sau cho phép kết hợp giữa ba hệ thống mạng
hiện có là PSTN, truyền số liệu và Internet, cho phép truyền đồng thời cả âm
thanh, hình ảnh và số liệu trên một cơ sở truyền thông duy nhất.
Sử dụng giải pháp của Siemens, với hệ thống thiết bị của hãng Juniper, mạng
thế hệ sau của Tổng Công Ty được tổ chức thành 4 lớp: lớp điều khiển, lớp truyền

tải, lớp truy nhập và lớp quản lý.
Lớp điều khiển: Gồm các hệ thống tổng đài Softswitch, thực chất là các hệ
thống điều khiển để điều khiển hoạt động của mạng thế hệ sau (NGN), trong đó có
các mạng dịch vụ chính là: mạng PSTN/ISDN, mạng dữ liệu (Internet, X25, Frame
Relay, IP VPN, ATM, xDSL…) và mạng di động (GSM, GPRS, CDMA, các mạng
3G trong tương lai).
Lớp truyền tải: Gồm hai hệ thống chuyển mạch cấp trục (core) và cấp biên
(Edge).
+ Cấp trục (Lớp lõi): Gồm ba nút mạng chính (Core router) tại Hà Nội, TP.Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng; được triển khai với thiết bị M160 của Juniper. Ba nút mạng
này được kết nối với nhau theo mô hình dạng Mesh. Tốc độ đường trục giữa các
nút mạng này là STM-16.
Mạng trục này đang thực hiện việc truyền tải lưu lượng dịch vụ VoIP 171,
một phần dữ liệu ADSL, dịch vụ PSTN trả trước 1719…
+ Cấp biên (Lớp vùng): Được hình thành từ các tổng đài chuyển mạch đa dịch
vụ (MSS - Multi Service Switch). Hiện đang dùng các thiết bị ERX 1410. Tốc độ
đường trục giữa các tổng đài chuyển mạch biên: ít nhất là 155 Mbps.
Và các hệ thống tổng đài dùng thiết bị ERX 1410, ERX 705 lắp đặt tại các
vùng lưu lượng có tích hợp chức năng BRAS nhằm đưa lưu lượng thuê bao
Internet băng rộng (ADSL) vào tổng đài MSS vùng của mạng thế hệ sau (NGN).
Lớp truy nhập: Gồm các thiết bị tập trung thuê bao đảm bảo lớp truy nhập cho
tất cả các loại hình dịch vụ (bộ tập trung ATM, bộ ghép kênh truy nhập DSL
(DSLAM)).
MG (Media Gateway) có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các mạng TDM
với mạng IP để phục vụ cho các cuộc gọi VoIP (171,178,179 hiện nay).
Sử dụng truy nhập của các tổng đài Host - vệ tinh như: tổng đài EWSD,
A1000E10 của Alcatel…
Các hệ thống truyền dẫn cho truy nhập hiện nay: các hệ thống cáp đồng, các
tổng đài truyền số liệu, thiết bị tập trung lưu lượng, các tuyến truyền dẫn cáp
quang, các vòng Ring SDH…

Và các phương thức truy nhập vô tuyến (GSM, CDMA, WLAN…).
Lớp quản lý: Quản lý hiệu năng và hoạt động của toàn bộ mạng thế hệ sau
(NGN).
5.2. Phân tích và đánh giá các phương thức tích hợp IP trên quang
5.2.1. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá
Chúng ta sẽ thực hiện khảo sát và đánh giá những kiểu kiến trúc trình bày ở
chương 4. Một loạt các tham số đánh giá cần được xem xét và tuân thủ cho các
ngăn giao thức mạng khác nhau. Bảng 5.1 liệt kê các tham số đánh giá.



Tính năng
- Bảo vệ/Khôi phục.
- Chuyển mạch/Định tuyến.
- Dự phòng.
- Độ ổn định/sức mạnh tổng thể.
- Mở rộng số lượng nút và số lượng client.
- Năng lực billing.


Quản lý

- Chuẩn (TMN, SNMP).
- Sự phức tạp, thiết bị và quản lý.
- Sự phức tạp, mức năng lực của nhà khai thác yêu cầu.
- Cấu hình thống kê/động.


Chỉ tiêu


- Toàn bộ mào đầu gói.
- Tính hạt của băng tần.
- Băng tần cực đại.
- Hỗ trợ QoS.
- Quản lý lưu lượng tối ưu cho IP.

Tính tương
hợp
- Tương hợp với các giao thức khác như SDH, ATM,
MPLS.
- Hỗ trợ các công nghệ truy nhập.
- Chuyển hướng của cơ sở hạ tầng hiện tại (ví dụ OTN).
- Chuẩn hoá.

Dịch vụ

- Hỗ trợ dịch vụ thời gian thực.
- Hỗ trợ VPN.
- Hỗ trợ quảng bá.

Thông tin
khác
- Nhà cung cấp.
- Chi phí.
- Tính hoàn thiện.

Bảng 5.1: Các tham số đánh giá ngăn giao thức mạng.
Những tham số này được nhóm theo từng nội dung khác nhau: tập hợp chức
năng được kiến trúc mạng cung cấp/hỗ trợ; năng lực và thuộc tính quản lý; chỉ tiêu
và đặc tính QoS; mức độ phối hợp hoạt động với mạng hiện tại/khác; hoặc hỗ trợ

các dịch vụ khác nhau và những thông tin khác.
Tiêu chuẩn đánh giá được sắp xếp theo 6 nội dung chính: Chi phí, Tính năng,
Quản lý, Chỉ tiêu, Tính tương hợp và Dịch vụ.
MPLS không được xem như mô hình riêng do nó có thể sử dụng tập hợp các
mô hình khác như ATM và SDH tạo nên đặc tính phụ.
Mô hình dựa trên ATM hiện vẫn có một vai trò quan trọng nhất định bởi vì
nhiều hoạt động đang diễn ra có quan hệ với công nghệ này. Tuy nhiên, do ATM là
mô hình đã được chuẩn hoá cho đến nay nên nó vẫn có mối quan hệ với các kiến
trúc khác.
Truyền tải IP qua mạng quang (WDM) càng đơn giản thì tiềm năng phát triển
của nó càng lớn do giảm được chi phí mạng. Việc giảm chi phí này có thể thực
hiện bằng cách loại bỏ chức năng thừa và phần mào đầu. Việc đánh giá kiến trúc
đã chọn với những kiến trúc khác (theo chỉ tiêu, chi phí ) là điều cần thiết và các
tiêu chí đánh giá này cần được xác định rõ về số lượng cũng như chất lượng theo
những nội dung đã đề cập trên.
5.2.2. Phân tích và đánh giá
Tính năng mới sẽ được thêm vào trong cả lớp mạng quang và IP. Điều này sẽ
đòi hỏi các công nghệ trung gian nhưng riêng rẽ như ATM/SDH. Thử thách đối với
các nhà khai thác mạng là đưa ra lựa chọn chính xác giữa một số giải pháp mới.
Chỉ tiêu và Dịch vụ
GbE với bản chất phi kết nối không hỗ trợ QoS và các ứng dụng thời gian
thực trừ khi mạng cung cấp. Sử dụng chuẩn IEEE 802.3 mới nhất, Ethernet hiện có
thể hỗ trợ hàng ưu tiên cho dịch vụ khác biệt ở lớp tuyến. Các bộ định tuyến có thể
cung cấp CoS bằng việc sắp xếp CoS dựa trên trường DS của DiffServ theo 8 lớp
ưu tiên như biểu thị trong 802.1Q/p. Khi sử dụng chuyển mạch lớp 2, những bit ưu
tiên này không thể truy nhập từ thiết bị chuyển mạch.
Trong POS, nhồi byte tạo nên sự mở rộng kích thước gói biến thiên. Điều này
làm giảm hiệu quả (trong trường hợp xấu nhất có thể rơi dưới 50%) và có thể gây
trở ngại cho việc thiết kế lưu lượng và cơ chế quản lý QoS.
Trong trường hợp DPT, mỗi nút DPT sẽ phải đệm các gói nên tạo ra trễ và

biến thiên trễ. DPT hỗ trợ 2 lớp ưu tiên nhưng không rõ là hai lớp này liệu có đủ hỗ
trợ hiệu quả cho CoS. Ví dụ, hiện chúng ta chưa rõ là làm thế nào để thực hiện việc
sắp xếp giữa trường TOS (Kiểu dịch vụ) tại lớp IP và hai lớp ưu tiên trong SRP
MAC.
Khi kích thước lưu lượng trong mạng tăng, nhà cung cấp sẽ phải đối mặt với
những yêu cầu quan trọng khác. Thiết kế lưu lượng sẽ được thực hiện như thế nào
để tối ưu khả năng khai thác mạng? Với việc sử dụng MPLS những tính năng như
thế này được thực hiện ở lớp IP. MPLS là giải pháp đề xuất cho quản lý CoS và hỗ
trợ VPN tại lớp 3. Trong cấu hình GbE sử dụng chuyển mạch lớp 2 không hỗ trợ
MPLS. Nếu thực thi MPLS trong các bộ định tuyến lớp 3, cấu hình mesh điểm -
điểm giữa các bộ định tuyến dựa trên GbE hoặc POS cung cấp dịch vụ mềm dẻo và
tin cậy cho lớp IP. DPT (sử dụng giải pháp chia sẽ môi trường trung gian) không
hỗ trợ MPLS. Đây được xem là một yếu điểm chính của giải pháp này.
DPT có mào đầu giao thức nhỏ. Với mỗi gói IP sẽ được thêm mào đầu 18
byte và 4 byte giữ vết. Cùng mào đầu khung SDH (xấp xỉ 3%) thì điều này tạo nên
tổng mào đầu khoảng 9% đối với gói IP 350 byte.
POS là giải pháp có mào đầu nhỏ nhất. Bao gói PPP thêm 2 byte, khung
HDLC thêm 7 byte (hoặc nhiều hơn) và 3% mào đầu khung SDH do đó tạo nên
mào đầu khoảng 6% đối với gói IP 350 byte.
So với ngăn giao thức ATM/SDH/WDM cả hai phương pháp trên đều có khả
năng khai thác băng tần hiệu quả hơn. Đối với mỗi gói IP, ATM sẽ thêm mào đầu
LLC/SNAP và 8 byte mào đầu cộng với trường đệm để tạo nên khung ALL. 5 byte
mào đầu ATM được thêm vào mỗi tải 48 byte để tạo thành tế bào ATM. Mào đầu
SDH (xấp xỉ 5%) gói IP 350 byte sẽ sinh ra lượng mào đầu chiếm tới 28%.
Mào đầu và phần lưu vết trong GbE chiếm tổng số 18 byte và thêm 4 byte cho
thẻ VLAN 802.1Q/p tuỳ lựa. Tổng số mào đầu đối với gói IP 350 byte vào khoảng
6%.
Tính năng
Hiện tại, các giao diện Ethernet mới chỉ giới hạn ở tốc độ 10, 100 Mbit/s và 1
Gbit/s. Nhóm làm việc IEEE 803.3 ad hoc đã thực hiện dàn xếp chỉ tiêu của tuyến

mạng và các chuẩn trung kế, nó có thể áp dụng được cho GbE. Việc tạo ra tuyến
logic tốc độ cao từ kết hợp một vài tuyến vật lý tốc độ thấp, băng tần giữa hai GbE
sẽ được nâng lên thậm chí vượt quá 1 Gbit/s. Giới hạn khoảng cách của GbE (hiện
chỉ khoảng 5 km với giao diện sợi quang đơn mode) có thể mở rộng hơn khi sử
dụng thiết bị WDM.
Hiện nay, các giao diện DPT chỉ hỗ trợ tốc độ số liệu là STM-4. Các giao
diện tốc độ cao hơn cũng đã được Cissco công bố. Phiên bản hiện thời của DPT có
số lượng nút trên ring tối đa là 32 nút. Cissco cho rằng các phiên bản tiếp theo sẽ
cho phép giao tiếp tới 128 nút trên ring. Tất cả các nút trên ring cần phải có cùng
một tốc độ tuyến. DPT cho phép truy nhập chia sẻ các số liệu và sử dụng băng tần
hiệu quả nhờ giao thức SRP. Nếu như băng tần góp trên ring không đủ hiệu quả
cho toàn bộ các nút thì ring cần phải được nâng cấp tới tốc độ cao hơn hoặc thiết
lập ring mới. Giới hạn khoảng cách đối với DPT hiện khoảng 40 km, và nó có thể
xa hơn nhiều khi sử dụng thiết bị SDH và WDM.
Các giao diện POS phổ biến hiện này là STM-1, STM-4 và STM-16. Quá
trình xử lý nhồi và tách bit yêu cầu khi sắp xếp vào khung HDLC được xem là
khâu làm hạn chế tốc độ. Để giải quyết vấn đề này, phương pháp nhồi/tách song
song đối với tốc độ STM-64 đã được đề xuất. Các giao diện POS tốc độ bit STM-
64 sắp sửa được cung cấp trong hầu hết các bộ định tuyến Gigabit.
Để có độ khả dụng kết nối cao thì các chức năng bảo vệ và khôi phục cần
được thực thi trong mạng truyền tải. Các bộ định tuyến có giao diện POS có thể sử
dụng chuyển mạch bảo vệ APS SDH và bảo vệ đoạn ghép kênh. Các ring DPT có
khả năng bảo vệ tắt tốt nhờ cơ chế bảo vệ IPS. Trừ kiểu bảo vệ dự phòng chuyển
mạch và giao diện thì lớp Ethernet không cung cấp bất kỳ tính năng bảo vệ nào.
Khi sử dụng GbE trên mạng WDM, lớp WDM có trách nhiệm thực hiện giám sát
tín hiệu truyền trong sợi và khi có sự cố nó sẽ thông báo lên lớp trên (lớp IP). Điều
này sẽ đòi hỏi các hoạt động tái định tuyến nhanh từ lớp IP ( cho mục đích bảo vệ).
Bản thân ring DPT là quảng bá nhưng tính năng này không thể tích hợp trong
mạng quang vì rằng DPT không thể tận dụng tính năng cung cấp bởi lớp WDM.
Các topo dạng mesh nối những bộ định tuyến IP qua POS trên các kênh điểm -

điểm WDM cần phải được mở rộng. Sử dụng WDM sẽ tối ưu khi luồng số liệu
SDH POS được truyền ở tốc độ 2,5 Gbit/s trên mỗi bước sóng. GbE định tuyến lớp
3 về mặt logic là tương đương cấu hình mesh nhưng khác với POS, mỗi bước sóng
chỉ tải mang một kênh GbE ở tốc độ 1,25 Gbit/s do đó rất ít hiệu quả. Có thể thực
hiện ghép kênh các luồng tốc độ thấp như 2x1 Gbit/s hoặc 20x100 Mbit/s với tốc
độ đường truyền 2,5 Gbit/s thành một kênh STM-16.
Phối hợp hoạt động và Quản lý
GbE hoàn toàn tương hợp với Ethernet truyền thống. Không cần bất cứ kỹ
năng quản lý thêm nào vì GbE thuần tuý là sự mở rộng chuẩn Ethernet. Chuẩn cho
công nghệ này đã được công bố lần cuối vào tháng 7 năm 1999. Các hoạt động của
nhóm làm việc IEEE802.3 hiện nay là mở rộng chuẩn cho tốc độ 10 Gbit/s. GbE
được xem có tính năng phối hợp hoạt động và quản lý rất tốt, đặc biệt trong những
môi trường mạng LAN. Do có chi phí thấp nên GbE trở thành giải pháp cuốn hút
cho liên kết các bộ định tuyến tốc độ cao qua WDM trong môi trường mạng WAN.
DPT được độc quyền bởi Cisco, nhà cung cấp thiết bị duy nhất. Giao thức
SRP được đề xuất như chuẩn nháp cho Internet ở IETF [DPT]. Các hoạt động
chuẩn hoá tương lai của DPT vẫn chưa sáng tỏ. Tính tương hợp đối với công nghệ
mạng khác chỉ thực hiện được ở lớp IP. Hiện thời, thậm chí điều này cũng chỉ thực
hiện được trong một vài ring DPT. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của
công nghệ này.
POS có năng lực phối hợp hoạt động và quản lý rất tốt vì nó được xây dựng
trên tính năng của công nghệ SDH đã hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi.
GbE có thể được quản lý ở lớp IP và các lớp Ethernet qua SNMP và RMON.
Mạng POS cũng có thể quản lý đồng thời qua SNMP và TMN. DPT hỗ trợ khôi
phục tự động cho phép tự động cấu hình. Tuy nhiên, các tài liệu liên quan đến vấn
đề này của công nghệ DPT hiện vẫn rất hạn chế và không rõ khả năng hỗ trợ quản
lý của nó thế nào.
Kết quả của công việc định cỡ
Lý thuyết hàng chờ cổ điển được sử dụng để làm cơ sở thực hiện việc định
yêu cầu băng tần giữa các nút IP đối với lớp trên của mạng. Định cỡ cần tính đến

sự khác biệt về topo lớp 3 và lớp 2 trong số các kiến trúc mạng. Điểm bắt đầu là
các ma trận lưu lượng từ bảng biểu, topo mạng và các tham số lưu lượng cũng như
yêu cầu về QoS. Đánh giá yêu cầu băng tần ở lớp 2 được biến đổi thành luồng
truyền dẫn (SDH hoặc GbE) và tiếp đến định cỡ quang (WDM) thực hiện xem xét
các cơ chế bảo vệ kênh quang (Och) đơn giản.
Kết quả định cỡ cho thấy 3 giải pháp có đáp ứng khác nhau theo mức độ mở
rộng. Ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng DPT (kiến trúc sử dụng topo ring lớp 2 liên
kết đơn tuyến) có giới hạn trên về lượng lưu lượng tổng thể có thể mang trên nó,
nghĩa là khi đã chọn giao diện truyền dẫn sử dụng trong DPT thì lưu lượng lớn hơn
lưu lượng cực đại không thể truyền trên ring. Một khía cạnh nữa đó là khả năng
mở rộng của các hệ thống liên quan rất nhiều đến giao diện truyền dẫn có trong bộ
định tuyến.
Trong các giải pháp khác như POS hoặc GbE “B” cho thấy đáp ứng tốt hơn
so với DPT từ quan điểm mở rộng. Trong POS hoặc GbE (topo mạng dạng mesh)
các tài nguyên truyền dẫn có thể phát triển tự do giữa các nút có nhu cầu lưu lượng
-->

×