Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

QoS trong mạng IP NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG IP CHƯƠNG 2_2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.01 KB, 16 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG
MẠNG
Đề tài:

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG
MẠNG IP

CHƯƠNG II
CÁC THÀNH PHẦN QoS TRONG MẠNG IP

Marking & Recording
Một node kiểm soát có thể chọn duy nhất các đánh dấu (hơn là thải hồi chúng
ngay lập tức) nếu chúng vượt quá một lượng bùng nổ. Các router xa hơn dọc
đường truyền nhận ra các gói được đánh dấu này như là có quyền ưu tiên thấp
hơn các gói không bị đánh dấu. Nếu nghẽn tạm thời bắt đầu đầy hàng đợi trong
một router lõi đường xuống thì thuật toán quản lý hàng đợi có thể bắt đầu loại bỏ
các gói bị đánh dấu trước khi nó bắt đầu loại bỏ các gói không bị đánh dấu.
Node kiểm soát truyền thông có thể thực hiện một thiết lập đảm bảo ngưỡng
bùng nổ. Nếu một sự bùng nổ gói vượt quá ngưỡng dưới, các gói đến sau được
đánh dấu và truyền dẫn, nếu sự bùng nổ tiếp tục và vượt quá giới hạn trên, các gói
sẽ bị loại bỏ. Một cách lần lượt các node kiểm soát có thể thực hiện nhiều mức tốc
độ gói đến trung bình cho phép – một tốc độ thấp hơn các gói chuyển tiếp không
đánh dấu, một khoảng tốc độ trung gian trong các gói được đánh dấu và chuyển
tiếp và ngưỡng trên các gói bị loại bỏ.
Tác động trên lõi mạng mềm dẻo hơn có thể đạt được bằng cách kiểm soát
đơn giản, bởi vì nhiều gói trong quá trình bùng nổ đã được đánh dấu thay vì bị
loại bỏ. Ưu điểm của sơ đồ đó là trong sự vắng mặt của nghẽn mạng khác trong
lõi, lớp lưu lượng đặc biệt này có thể giúp tăng thêm băng thông khả dụng.
Nhà thiết kế mạng lập kế hoạch trên việc sử dụng đánh dấu lưu lượng biên
cũng cần lựa chọn một cách cẩn thận router lõi của họ. Điểm chính cần quan tâm
là khả năng sắp xếp lại của các gói được đánh dấu liên quan tới các gói không


được đánh dấu trong một lớp lưu lượng. Tình huống này có thể xảy ra nếu router
lõi sử dụng hai hàng đợi riêng biệt để phân biệt giữa các gói đánh dấu và không
đánh dấu trong cùng một lớp lưu lượng ( xem hình 3.7). Bởi vì các gói được
đánh dấu có mức ưu tiên thấp hơn, một sự thực hiện có thể chọn kết quả quyền
ưu tiên tương đối này bằng cách ấn định nhiều băng thông bộ lập lịch tới hàng
đợi của các gói không được đánh dấu hơn hàng đợi được đánh dấu.
Một hệ quả là gói được đánh dấu đến trước một gói không được đánh dấu trên
cùng lớp lưu lượng có thể tự tìm sự phân công để truyền dẫn sau các gói không
bị đánh dấu. Việc thừa nhận các gói được đánh dấu tạo ra tất cả các con đường
tới đầu cuối khác.
Trong các mạng đánh dấu được dự định nhằm tăng khả năng loại bỏ gói, giải
pháp là không quá khó. Các router lõi bắt đầu bỏ qua bộ đánh dấu kiểm soát các
gói khi phân loại các gói vào hàng đợi, đảm bảo tất cả các gói trong một lớp lưu
lượng được đặt trong một hàng đợi không kể quyền ưu tiên loại bỏ. Sau đó làm
giảm ngưỡng loại bỏ gói cho hàng đợi đó trên cơ sở các gói được đánh dấu hay
không.

Hình 3.7 Hàng đợi thay đổi thứ tự sắp xếp lại cho những
gói đã đánh dấu và không đánh dấu
3.3.2 Định tuyến biên- tới- biên
Một “cơ chế định tuyến đường dẫn ngắn nhất của Internet” được dựa trên việc
thừa nhận rằng cấu hình mạng là ít khi cố định và phải tìm kiếm một cách linh
động. Trong một số mạng thực tế mỗi router có thể có nhiều hơn một giao diện đầu
ra mà qua đó nó có thể gửi gói. Nhiệm vụ của giao thức định tuyến là thiết lập một
giao diện đơn qua đó gói phải được gửi đi. Để làm cho việc tính toán dễ dàng hơn
việc lựa chọn giao diện phù hợp chủ yếu được đưa đến một thuật toán sử dụng duy
nhất, một phép đo đơn để xác định đường dẫn ngắn nhất.
Tuy nhiên hai vấn đề nổi cộm đã xuất hiện với tiếp cận này khi tiến tới QoS
cung cấp. Điều đáng bàn luận đầu tiên là một phép đo đơn có thể không thích
hợp cho tất cả mọi lưu lượng nằm trên vùng đặc biệt của mạng. Điều thứ hai là

mô hình chuyển tiếp dựa trên cơ sở đích tự gây khó khăn hơn trong việc bắt
buộc tập con của lưu lượng khả dụng đi vào các đường dẫn ngắn nhất sau khi
lựa chọn qua một vài đồ hình (topology) mạng cho trước.
Định tuyến trên cơ sở QoS
Giao thức định tuyến trên cơ sở QoS cố gắng tạo nhiều phép đo vào tài nguyên
khi xây dựng bảng chuyển tiếp của mạng. Một thông số có thể được xem là một
loại giá trị và mỗi kết nối (chặng) có một giá trị tương ứng. Giao thức định tuyến
nỗ lực tìm kiếm những đường dẫn với tổng giá trị của tất cả các kết nối từ nguồn
đến đích có thể là nhỏ nhất. Tuy nhiên giá trị này không thể là đại diện cần thiết
cho tất cả các loại lưu lượng. Phải chăng nó đại diện cho trễ của đường liên kết,
băng thông, khả năng mất gói hoặc có thể là chi phí hiện tại cho việc gởi gói qua
đường liên kết đó. Chọn lựa một trong số đó chúng ta sẽ có một số lựa chọn phù
hợp.
Chẳng hạn, một mạng xem trễ là một thông số. Đường dẫn ngắn nhất lúc này
phù hợp với các ứng dụng có yêu cầu thời gian thực chặt chẽ, nhưng chúng không
đơn lẻ. Mạng cũng hoàn toàn có thể được sử dụng các ứng dụng dữ liệu bùng nổ
truyền thống mà sự quan tâm tới nó ít hơn là trễ. Lưu lượng từ các ứng dụng khác
này cũng đi theo các đường dẫn ngắn nhất với trễ nhỏ nhất, thêm tải trọng vào các
router nỗ lực tối đa dọc theo đường dẫn. Một tác động không thuận lợi là lưu
lượng bùng nổ chiếm cùng không gian hàng đợi được sử dụng bởi lưu lượng thời
gian thực, sự tăng lên của jitter và trễ trung bình bởi tất cả các lưu lượng qua các
router. Cách tiếp cận này cũng gây ảnh hưởng đến sự chính xác của giá trị trễ mà
giao thức định tuyến sử dụng để quyết định đường dẫn ngắn nhất.
Định tuyến trên cơ sở QoS tạo nhiều cây đường dẫn ngắn nhất bao gồm đồ
hình hiện thời của các router và các đường liên kết với mỗi cây sử dụng một tổ
hợp tham số khác nhau như đơn vị kết nối. Mục tiêu là giảm thiểu sự cùng tồn
tại không cần thiết trong router của lưu lượng với yêu cầu QoS mở rộng khác.
Các gói với yêu cầu trễ nghiêm ngặt sau đó được chuyển tiếp bằng cách sử dụng
cây được xây dựng với trễ như là một thông số. Các gói không yêu cầu thời gian
thực có thể xây dựng cây theo kiểu khác ( chẳng hạn như giảm giá trị cuối cùng

của đường dẫn tới mức cực tiểu).
Điều khiển đường dẫn tường minh
Các cấu hình nội bộ của nhiều mạng như vậy thì sẽ có nhiều đường dẫn để có
thể đến hầu hết các điểm. Hạn chế chủ yếu của chuyển tiếp IP quy ước là cây
đường dẫn ngắn nhất (thông số đơn) chỉ sử dụng một đường dẫn có khả năng
chuyển tiếp một số đích cho trước. Khả năng giới hạn có thể xuất hiện của mạng
cung cấp đầy đủ dịch vụ.
Sau khi tải trọng trung bình trên các router điểm nóng tăng lên thì khả năng mất
gói ngẫu nhiên và jitter cũng tăng lên. Mặc dù với nhận xét rằng hầu như đối với
các mạng chứa các router nỗ lực tối đa, nó cũng đúng (dù cấp thấp hơn) khi mạng
bao gồm các router nhiều hàng đợi. Để chống lại vấn đề này, một nhà quản lý có
hai sự lựa chọn:
- Nâng cấp router và đường kết nối để hoạt động nhanh hơn.
- Sử dụng cơ chế chuyển tiếp gói truyền thống cho phép lưu lượng tách các
đường dẫn khác (một vài đường dẫn có thể chỉ ngắn bằng hay dài hơn
đường dẫn tốt nhất tuỳ theo thông số chiếm ưu thế).
Khi mạng được xây dựng từ công nghệ băng thông ở giữa thấp và rẻ tiền thì
phương cách cũ là hoàn toán phù hợp. Trong đó lưu lượng tăng lên vượt quá
công nghệ được triển khai và một công nghệ tiếp theo dễ dàng triển khai (ví dụ
một môi trường Ethernet 10 Mbps trong đó cập nhật tới giải pháp 100 Mbps hay
1 Gbsp là khả dụng).
Mạng IP backbone khả năng thực hiện cao khi có vấn đề xảy ra các router
thường xuyên đẩy mạnh sự hỗi trợ để chịu được giao diện tốc độ OC - 12 và OC
- 48, và tải cung cấp các mạch qua vật mang truyền thống ngày nay cho một vấn
đề quan trọng. Sự lựa chọn ưa dùng hơn để xây dựng khả năng tương đương sơ
đồ IP đầy đủ trong router tương đương và đường kết nối tốc độ thấp mà toàn bộ
tải trọng có thể phân phối. Định tuyến ưu tiên theo đường dẫn ngắn nhất, thêm
vào đó là sử dụng tốt nhất cơ cấu của router và kêt nối thường được tham khảo
như là một kĩ thuật truyền tải. Hình 3.8 là một ví dụ đơn giản.


Hình 3.8: Định tuyến cho cân bằng tải trọng
Các mạng truy nhập A1 và A2 có hai nguồn lưu lượng truyền tới đích D,
chúng thực hiện thông qua mạng truy nhập A3. A3 có hai điểm kết nối vào
mạng backbone thông qua R5 và R6. Quy định chuyển tiếp IP sẽ dẫn các gói từ
A1 và A2 tới hội tụ vào cùng 1 đường chuyển tiếp tại router nội bộ/lõi R3 và
được chuyển tiếp tới R6 (bởi vì đường dẫn này ngắn hơn R3 -> R4 -> R5). Một
cách rất tốt để giảm tải trọng trung bình trên R6 là bắt buộc phần tải trọng
(chẳng hạn các gói đến từ mạng A1) đi theo đường R3 -> R4 -> R5. Người điều
hành mạng có thể cùng muốn ưu tiên đường dẫn ngắn nhất chuyển tiếp vì lí do
kiểm soát .
Kĩ thuật truyền tải thông qua điều khiển đường dẫn cụ thể là một phần quan
trọng của giải pháp cung cấp QoS, mặc dù tác động cơ bản là trên toàn bộ khả
năng của mạng hơn là tác động trực tiếp trên đầu cuối người sử dụng. Sự tiếp
cận này cũng xuất hiện một câu hỏi định tuyến là có loại bỏ thông tin được cung
cấp bởi giao thức định tuyến IP đang tồn tại. Nhà điều hành mạng cần đáp ứng
một nguồn thông tin bên ngoài để điều khiển kĩ thuật truyền tải định tuyến trong
mạng của họ.
Điều khiển đường đẫn cụ thể có thể đạt được bằng một số cách, hoặc là tránh
hoặc thay đổi quyết định chuyển tiếp trên cơ sở đích quy ước của mọi router.
Các phương pháp khả dụng tại mức IP thêm vào là:
 Các tuỳ chọn định tuyến nguồn chặt và lỏng.
 Bảng chuyển tiếp với việc tìm kiếm trên địa chỉ đích và các trường khác
trong tiêu đề gói tin IP.
 Đường hầm IP
 Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS.
Phương pháp tuỳ chọn: Về nguyên lý, một gói tin IP có thể có trường tiêu đề
tuỳ chọn được thêm vào để chỉ rõ trình tự các router mà gói đã đi qua trên đường
tới đích. Tuy nhiên hầu hết các router không có khả năng xử lý các gói mang
trường tiêu đề tuỳ chọn. Các gói có tiêu đề tuỳ chọn được xử lý trong một “đường
dẫn chậm” trong mạng - tạo ra sự lựa chọn không phù hợp nếu điều khiến QoS

nhất quán như mong muốn.
Bảng chuyển tiếp: Một phương pháp khả thi hơn cho bảng chuyển tiếp được xây
dựng với sự cân nhắc không chỉ cho nơi mà gói sẽ đi qua mà còn cho những nơi mà
gói sẽ đến. Với cách này nó trở nên có khả năng trả về thông tin chặng kế tiếp theo
cho cùng địa chỉ đích bằng cách đưa địa chỉ nguồn vào tài khoản. Tuy nhiên công
việc tiếp cận này chỉ làm việc cho thiết lập các đồ hình rất miễn cưỡng và các biến
cố trong tương lai của kĩ thuật truyền dẫn. Nhược điểm của nó là tốn kém không
gian nhớ trong bảng chuyển tiếp.
Kĩ thuật truyền dẫn với đường hầm IP: IP áp đặt mô hình truyền tải mong
muốn thông qua việc sử dụng các đường kết nối logic. Một gói tin IP tạo đường
hầm bằng cách đặt nó vào tải trọng của gói IP khác (việc xuyên hầm gói được
biểu diễn trên hình 3.9), và sau đó được truyền dẫn tới điểm cuối hầm mong
muốn. Khi việc xuyên hầm gói tới đích của nó thì điểm cuối đường hầm rút các
gói ra và chuyển nó đi như là nó đến qua một giao diện phù hợp.

Hình 3.9: Quá trình đóng gói dữ liệu cho tạo ống IP

Hình 3.10:Kỹ thuật đường hầm trong IP
Lấy mạng trong hình 3.8 làm ví dụ, R1 sẽ là cấu hình để đóng gói lưu lượng
cho D bên trong đường hầm các gói tin được đánh địa chỉ tới R6. Hình 3.10 biểu
diễn sơ đồ có hiệu quả được rút ra từ sự sắp xếp này. Hình 3.10 Kĩ thuật truyền
tải với đường hầm IP-IP. Một số vấn đề còn tồn tại trong giải pháp này là:
 Các router không cần thiết phải thực hiện việc đóng gói và mở gói
tunneling trong “đường dẫn nhanh” của chúng - điều này có thể là cách
thực hiện chủ yếu tại các điểm cuối đường hầm.
 Sự đóng gói tunneling (giới thiệu trong hình 3.9) thêm vào mỗi đầu gói,
việc giảm MTU có thể được cung cấp bởi kết nối ảo miêu tả bởi đường hầm
nếu sự phân mảnh trong đường hầm được tránh đi.
 Kĩ thuật truyền tải có hiệu quả thì rất thô - một đường hầm IP-IP chỉ cho
phép điều khiển qua đích cuối cùng của gói tin được tạo hầm (quyền vào ra

router R5, R6 trong ví dụ). Gói tin tunneling tạo đường dẫn ngắn nhất qua
mạng backbone tới R5 hoặc R6 thích hợp.
Kĩ thuật truyền dẫn với đường dẫn chuyển mạch nhãn: Chuyển mạch nhãn đa
giao thức (MPLS) được miêu tả chi tiết trong phần sau cuốn sách này, nhưng điều
đáng chú ý ở đây là vai trò của chuyển mạch nhãn đối với nhà cung cấp dịch vụ.
MPLS là một dạng kết nối có hướng của mạng IP - các gói có nhãn thêm vào và
được chuyển tiếp dọc theo đường dẫn chuyển mạch nhãn (LSPs) bởi các router
giảm khung chuyển mạch MPLS.
LSP có thể bắt chước đường hầm IP-IP trong hình 3.10 - một LSP giữa R1 và
R5 và một LSP giữa R2 và R6 sẽ cấu hình nhãn cho tất cả lưu lượng cho D với
nhãn phù hợp tới chặng đầu tiên của LSP từ R2 đến R6.
Cấu hình khả thi như trong hình 3.11, giữa các bên giống hệt trong hình 3.10,
nhưng khác nhau về phần giải pháp. Thứ nhất là phần tiêu đề của gói giảm ( tiêu
đề của MPL là 4 byte trong khi tiêu đề của IP tunnel là 20 byte ). Thứ hai là
đường dẫn hop – by – hop thực tế trong mạng backbone dưới sự điều khiển của
nhà điều hành mạng khi LSP được thiết lập.

Hình 3.11: Kỹ thuật truyền dẫn với định tuyến đường chuyển mạch nhãn.
3.4 Báo hiệu
Thừa nhận rằng có thể cung cấp hàng đợi khác nhau và lập lịch trên từng
chặng cơ sở và có khả năng điều khiển dành riêng dưới tầng liên kết, yêu cầu
này trở thành thiết lập hay sửa đổi một trong những phương thức thực tế của
mạng. Việc này đòi hỏi sự kết hợp các phương thức thực tế dọc theo mỗi đường
dẫn. Thuật ngữ chung cho quá trình này gọi là báo hiệu. Hoạt động này thông
báo cho mỗi chặng dọc theo đường dẫn làm thế nào để chấp nhận lưu lượng cho
phương thức xử lý cụ thể nào được yêu cầu và loại yêu cầu xử lý nào.
Báo hiệu có thể đạt bằng một số cách với mức độ thay đổi đặc tính thời gian
một cách linh hoạt và sự can thiệp của con người. Tại một mức cực đại đặt báo
hiệu edge – to – edge năng động nơi mà mạng được thông báo mỗi thời điểm một
lớp lưu lượng yêu cầu xác minh rõ ràng. Mạng tự đáp ứng nhu cầu bằng cách thiết

lập nội dung thông tin thêm vào (hoặc thay đổi thông tin đang tồn tại) tại mỗi
chặng để đạt được phương thức edge – to – edge được yêu cầu. Ví dụ giao thức
dành trước tài nguyên của IETF.
Các công nghệ mạng mới thường không có đầy đủ các giao thức báo hiệu
mạnh hoặc không hoàn chỉnh điều thực hiện tin cậy các giao thức báo hiệu tồn
tại. Dưới hoàn cảnh như vậy mạng thường được cung cấp cho các dịch vụ mới
thường bắt buộc con người tác động đến cấu hình ( hoặc cấu hình lại ) bộ điều
khiển của các kết nối .
Bởi vì một số dòng liên kết và node trong một mạng thường là rất rộng lớn.
Nhiều tính chất đang phát triển bộ điều khiển tập trung hoặc Server nơi mà cấu
hình hoặc cung cấp xuất hiện thực sự. Bộ điều khiển này sau đó phân phối một
cách tự động, các quy tắc thích hợp tới các đường liên kết và các node trong
mạng thay cho điều hành bằng con người. Các thiết kế tiên tiến hơn cho phép bộ
điều khiển này tự động tác động tới những điều kiện mạng thay đổi phù hợp với
biện pháp chung. Mặc dù vậy sơ đồ tập trung cũng tạo thành một cơ chế năng
động, chúng khác với báo hiệu edge – to – edge là nó không điều khiển người
dùng.
Mặc dù hầu hết chúng ta thường nghĩ về báo hiệu và định tuyến như là các giao
thức riêng biệt OSPF và BGP ( Open Sortest Path First và Border Gateway
Protocol) là cơ chế của Internet cho sự thay đổi đồ hình báo hiệu. Cơ chế này đảm
bảo việc xây dựng bảng chuyển tiếp cập nhật, phản ánh thiết lập đường dẫn tốt nhất
qua mạng và có thể năng động cho việc thay đổi quy ước đồ hình. Trước đó cơ chế
này ( OSPF và BGP ) có chất lượng như là giao thức báo hiệu. Tuy nhiên tiêu điểm
của chúng là bên trong mạng và hoạt động của chúng thường không được khai mào
rõ ràng bằng một số yêu cầu của người sử dụng. Xa hơn, hoạt động của chúng được
thiết kế chủ yếu cho kết quả xây dựng các đường dẫn, không cấp phát tài nguyên
hoặc ưu tiên xử lý lưu lượng riêng dọc theo đường dẫn đó.
Thông thường báo hiệu trong trường hợp IP có sự trù bị cho yêu cầu các hoạt
động thêm vào được thiết lập QoS edge – to – edge đặc biệt và trên QoS nỗ lực
tối đa ngầm định, quá trình này có thể bao gồm (các hoạt động năng động hay

một số tổ hợp). Trong tất cả trường hợp quá trình thiết lập QoS edge – to – edge
mong muốn yêu cầu sự cân bằng thực sự của các tài nguyên từng chặng đang tồn
tại và các đường dẫn mạng mở rộng.
Khi một báo hiệu yêu cầu một đặc thù QoS thì có một số thay đổi cho sự cân
nhắc. Về lý thuyết, cả hai đường dẫn và tài nguyên dọc đường dẫn đến được mở
cho sự thay đổi. Với một đường dẫn cho trước giao thức báo hiệu phải quyết định
có hoặc không có tài nguyên (như không gian hàng đợi, băng thông chia sẻ của kết
nối ) khả dụng dọc theo đường dẫn. Nếu đường dẫn đầu tiên được kiểm tra không
cung cấp QoS mong muốn thì một giao thức báo hiệu lý tưởng sẽ tìm đường dẫn
khác và cố gắng thêm một lần nữa.
Trong quy ước IP không liên kết, lưu lượng phải đi theo các đường dẫn ngắn
nhất được thiết lập bởi các giao thức định tuyến (sử dụng bất cứ tham số nào
được định rõ bởi nhà điều hành mạng). Sau một kết quả phát triển của một IETF
cơ chế báo hiệu RSVP hoàn toàn đi theo bất kỳ tuyến nào đang tồn tại trong
mạng, định tuyến theo đường dẫn không ngắn nhất có thể có QoS tốt hơn. RSVP
tránh một số kỹ thuật của mạng IP đang tồn tại không sử dụng hoặc lặp lại hoạt
động của giao thức định tuyến IP đang tồn tại và có thể được giới thiệu như một
phần cứng hoặc phần mềm đơn giản của các router đang tồn tại. Tuy nhiên nếu
tài nguyên bị can thiệp trên một đường dẫn ngắn nhất đặc biệt thì không có con
đường đơn giản tồn tại cho RSVP bắt buộc trên một đường dẫn dài hơn.
Một vấn đề khác với báo hiệu là: một số lượng thông tin trạng thái thêm vào
các router phải mang, thông tin trạng thái các router cần để mô tả lưu lượng đặc
biệt. Ví dụ thông tin tiêu đề IP dùng để phân loại gói để xử lý lưu lượng đặc.
Báo hiệu thêm vào cho QoS chỉ số lượng bảng sử dụng giá trị bộ nhớ trong
router.
Một số giải pháp thực tế cho mạng IP: phải giải quyết những đòi hỏi mâu
thuẫn thường xuyên của đường dẫn, không gửi số lượng thông tin trạng thái tăng
vọt, tối ưu hoá được một tài nguyên lắp vào một cách năng động thay đổi định
tuyến và làm việc trong môi trường mà định tuyến và báo hiệu được tách riêng
ra.

3.5 Lập chính sách, nhận thực và quyết toán
Trong tình kinh tế thị trường chúng ta đặt ra câu hỏi, cần lựa chọn những
công nghệ gì?, nhưng rốt cuộc không ai từ chối dịch vụ tốt hơn nhưng giá cước
của nó không cao hơn dịch vụ tốt nhất. Tât nhiên, một vấn đề thực tế phát sinh
ngay lập tức nếu chúng ta không hỏi một giá cao hơn bình thường cho một dịch
vụ, dịch vụ khác thường – mọi người khác cũng muốn nó.
Một số công nghệ mạng đưa ra các mức dịch vụ phân biệt cũng phải điều khiển
cũng phải phân biệt các mức dịch vụ đặc biệt sử dụng đúng mục đích người dùng.
Nếu mọi người có một mức dịch vụ tốt nhất sử dụng đúng mục đích tại cùng một
thời điểm, thì tài nguyên chạy bên ngoài mạng phải được thiết kế để xử lý. Thông
thường các tài nguyên mạng bị hạn chế tại một số mức dịch vụ là khác nhau, như
vậy tương ứng phần việc của khách hàng được phép hoặc không được phép truy
cập các mức dịch vụ của mình. Việc sử dụng đúng mục đích này có thể được thiết
lập một số cách – Ví dụ tiền thù lao hoặc điều hành công tác (sắp xếp theo mức
được quan trọng của người tiêu dùng).
Tất cả vấn đề thiết lập và duy trì giám sát các mức dịch vụ nhất định phải sử
dụng đúng mục đích của một người dùng. Đầu tiên là câu hỏi về kiểm soát. Thứ
hai là vấn đề nhận thực (cung cấp thực thể hiện tại đang sử dụng mạng người
dùng yêu cầu, trong suốt quá trình đàm phán việc sử dụng đúng mục đích loại
truyền dẫn lưu lượng kế tiếp). Thứ ba là vấn đề thanh toán (khai thác lệ phí từ
người dùng) nếu lệ phí được sử dụng để thiết lập việc sử dụng đúng mục đích.
Tất cả ba vấn đề trên được kết hợp chặt chẽ trong báo hiệu của mạng. Bởi vì hệ
thông báo hiệu của mạng phải thiết lập mức dịch vụ edge – to – edge yêu cầu và
kết hợp chúng với lưu lượng đến từng người dùng. Nếu người dùng sử dụng một
cách năng động báo hiệu edge – to – edge để bàn về việc sử dụng đúng mục đích
thì chính giao thức báo hiệu phải kết hợp chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát, nhận
thực và quyết toán.
Bản chất ở đây mạng phải có khả năng nhận dạng được yêu cầu của người
dùng, và sử dụng các mức dịch vụ đặc biệt. Nhưng người dùng phải thanh toán
cho nó. Tuy nhiên người dùng cũng phải được thanh toán xác đáng cho mức dịch

vụ họ yêu cầu.
Nếu linh động, giao thức báo hiệu người dùng edge – to – edge ( như là RSVP
) được sử dụng trong môi trường chi tiêu - sử dụng giao thức này rõ ràng là cần
cho kết hợp đầy đủ trường nhận thực người dùng. Trong sự vắng mặt của những
khả năng đặc biệt, người dùng và nhà cung cấp dịch vụ bắt buộc đưa vào kênh
truyền thống hoặc kênh thực hiện bằng tay để dàn xếp mức dịch vụ (fax, phone
và dịch vụ bưu điện).
Có hai vấn đề phát triển nếu nhà cung cấp dịch vụ quyết định hợp nhất thành
phần chi trả hợp lí. Trong chi phí sử dụng đúng mục đích. Thứ nhất là sự nhất trí
trong sự không rõ ràng trên sự hợp thành một thông số thực tế sử dụng, là sự
đếm gói, sự bùng nổ, băng thông đỉnh …Thứ hai là sau khi chúng ta quyết định
trên một đơn vị mà chúng ta nghĩ rằng khách hàng sẽ hiểu, chúng ta đối mặt với
vấn đề đo lường chính xác trong công việc và kết hợp các phép đo đáng tin cậy
tới người dùng đặc biệt.
QoS trong mạng IP Kết luận
Kết luận chương III
Chất lượng dịch vụ có được là sự tổng hợp ảnh hưởng xử lý mạng trên cơ sở
tài nguyên hiện có. Nó có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng dịch vụ mạng cung
cấp.
Một gói khi vận chuyển trong mạng IP phải trải qua một số cách thức xử lý
trong mạng, như sự xử lý từng chặng, xử lý từ biên tới biên, xử lý cuối tới cuối.
Chương III đề cập tới một số cách thức xử lý, báo hiệu, lập chính sách…trong
mạng IP. Những cách thức xử lý này quyết định tới chất lượng dịch vụ, nó ảnh
hưởng trực tiếp tới các thông số QoS như trễ, nghẽn , biến động trễ….
QoS biên tới biên hay tử cuối tới cuối bị ảnh hưởng bởi các phần tử mạng như
các cấu trúc hàng đợi, lập lịch, đánh dấu… cùng tham gia vào trong quá trình xử
lý, chương sau chúng ta sẽ đề cập cụ thể về những sự xử lý này để thấy được cách
thức nâng cao QoS trong mạng.
QoS trong mạng IP Kết luận


×