Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cách bố trí dàn âm thanh gia đình hợp lý docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.74 KB, 13 trang )

Cách bố trí dàn âm thanh gia đình hợp lý
Âm thanh không có tiêu chuẩn nào nhất định, mỗi
người có một sở thích riêng biệt, nhưng có một số
điều mà bất cứ ai cũng phải biết nếu không muốn
phòng nghe nhạc cao cấp của mình trở thành một
trò cười với những người thực sự dùng âm thanh
để thư giãn.
Công nghệ ngày càng phát triển kéo theo hệ quả là
giá thành những dàn thiết bị công nghệ cao ngày càng
hạ. Vì thế mà ngày nay, một gia đình thường cố gắng
dành ra 1 phòng trống trong gia đình để xây dựng
một phòng nghe nhìn chất lượng cao, phục vụ mục
đich thư giãn và giải trí của con người.

Bài viết lần này sẽ đề cập tới vấn đề bố trí hệ thống
âm thanh dành cho vấn đề "nghe" trước, còn vấn đề
"nhìn" xin phép được đề cập vào bài viết sau.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, chất lượng của một hệ
thống âm thanh phụ thuộc hoàn toàn vào các thiết bị
Hi-End này. Nhưng thực tế cho thấy rằng, hệ thống
này phụ thuộc rất nhiều vào không gian và cách bố trí
các thiết bị. Nên việc thiết kế một phòng nghe nhìn
đúng nghĩa thư giãn còn cần chú ý đến rất nhiều yếu
tố ngoại cảnh khác.



Chọn phòng phù hợp

Việc đầu tiên chúng ta nên tính tới đó là bạn sẽ chọn


phòng nào trong gia đình làm phòng giải trí, bởi kích
cỡ của phòng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá
trình thư giãn của bạn.

Một căn phòng nghe tốt nhất là phòng có trần cao,
sàn nhà làm bằng vật liệu cứng, chắc và nặng. Phòng
nên có dạng hình hộp chữ nhật dài (kiểu nhà ống) với
chiều dài nhà lớn hơn chiều cao. Đặc biệt nên tránh
chọn những căn phòng có 3 chiều gần bằng nhau,
những căn phòng dạng hình hộp lập phương như thế
này sẽ rất khó bố trí dàn âm thanh và bạn sẽ phải tốn
nhiều công sức để thiết kế thêm các loại vật liệu xử lý
âm học.



Thiết kế phòng nghe nhìn

Trước khi tìm hiểu cách bố trí các thiết bị Hi-End bạn
cần tìm hiểu về các loại vật liệu dùng để xử lý âm
cho căn phòng và nguyên tắc xử lý âm của một căn
phòng.

Trong một căn phòng trống trải, khi đi lại nói chuyện
bạn sẽ thấy âm thanh bị vang và dội lại rất nhiều,
khiến người xung quanh cảm thấy ồn ào và khó chịu.
Khi mang các vật dụng đặt vào phòng bạn sẽ thấy âm
thanh vang ít dần đi, càng nhiều đồ đạc âm thanh
vang càng ít. Đây được gọi là hiệu ứng tiêu âm và tán
âm.


Qua đó, để có thể thiết kế một phòng nghe nhìn hoàn
hảo bạn cần nắm rõ về các loại vật liệu tiêu âm, tán
âm hay phản âm.

Vật liệu tiêu âm

Khi âm thanh truyền đến một bề mặt vật liệu, phần
lớn sóng âm bị hút vào bên trong vật liệu và đi xuyên
qua lớp vật liệu, chỉ còn lại 1 phần nhỏ sóng âm phản
trở lại căn phòng. Loại vật liệu như vậy được gọi là
vật liệu tiêu âm. Các loại vật liệu này thường là vật
liệu nhẹ xốp nhiều lỗ thông khí để âm thanh dễ dàng
lọt qua.



Vật liệu tán âm

Phòng âm thanh tốt không phải là một căn phòng hút
âm hoàn toàn hay phản âm hoàn toàn, mà phải duy trì
ở mức độ phản âm vừa phải, các vật liệu tán âm được
tạo ra nhằm duy trì mức độ vang hoàn hảo này. Các
vật liệu tán âm thường có dạng đặc, bề mặt xù xì
hoặc dạng gỗ tấm đóng thành hộp rỗng và bố trí
quanh căn phòng.



Có rất nhiều cách khác nhau để bố trí các loại vật liệu

xử lý âm học như trên nhưng có một nguyên tắc cân
bằng. Nghĩa là bạn cần phối hợp các loại vật liệu sao
cho âm thanh bị hấp thụ vừa phải và bị phản lại cũng
vừa phải, hay nói cách khác là không nên bố trí thật
nhiều vật liệu dạng này mà bỏ quên dạng kia, cả 2
loại cần được phối hợp trải đều khắp căn phòng.

Tốt nhất là bố trí xen kẽ các tấm vật liệu hút âm và
tán âm xen kẽ nhau chạy dọc 2 bên và phía sau vị trí
ngồi nghe để có hiệu ứng âm thanh tự nhiên nhất.

Bố trí phòng

Khi đã thiết kế xong căn phòng, bạn bắt đầu phải
nghĩ tới việc sẽ sắp xếp những dàn âm thanh và vị trí
ngồi ở đâu là tốt nhất.

Hãy bắt đầu với vị trí đặt đôi loa. Bạn có thể chọn lựa
sẽ đặt loa theo chiều dài hay chiều rộng nhà, vấn đề
quan trọng là bạn cần phải đo kích thước bức tường
phía sau loa và chia nó ra làm 3 phần. Vị trí của 2 loa
phải đặt cách nhau tối thiểu là 1/3 chiều dài tường,
khoảng cách tường sau loa và tường cạnh loa cũng
phải lớn hơn 2/3 khoảng cách 2 loa này.

Tất nhiên những khoảng trên cũngchỉ mang tính
tương đối, tất cả vẫn phụ thuộc vào vị trí mà bạn cho
là phù hợp nhất với tai mình. Loa càng sát tường phía
sau thì tiếng bass sẽ càng nổi, nhưng nếu để quá gần
thì tiếng bass sẽ át phần lớn tiếng trung âm và khi

ngồi nghe bạn chỉ có thể cảm thấy bập bùng trong
đầu điều này thật sự không phải là thư giãn.

Nếu đưa 2 loa càng ra xa nhau thì càng tạo được hiệu
ứng âm thanh vòm rõ rệt, nhưng khoảng cách này
quá lớn bạn sẽ cảm thấy có một vị trí chính giữa 2 loa
có một khoảng trống âm thanh, các âm sắc sẽ không
hài hòa chặt chẽ.

Bố trí các thiết bị Hi-End

Ampli là thứ không thể thiếu đối với một dàn loa
công suất cao, sở dĩ cần đến bộ khuếch đại này là vì
các tín hiệu âm thanh được xuất ra từ các đầu đĩa hay
file nhạc số không đủ năng lượng để khiến dàn loa to
và hoành tráng của bạn rung vì vậy bạn cần một thiết
bị để khuếch đại tín hiệu từ những nguồn phát này rồi
mới truyền đến loa. Vì thế chỉ một chút "sạn" tín hiệu
trong quá trình truyền tải âm thanh sẽ bị khuếch đại
lên rất lớn và tạo ra những âm thanh vô cùng khó
chịu.



Chính vì vậy bạn cần đặt các thiết bị phát và khuếch
đại càng gần loa càng tốt, điều này sẽ giảm được
chiều dài dây dẫn tín hiệu từ Ampli đến loa đồng thời
giảm bớt được những vấn đề liên quan đến nhiễu tín
hiệu do truyền tải.


Vật liệu làm dây dẫn cũng có ảnh hưởng tới tín hiệu
ra của âm thanh, chẳng hạn như dây dẫn làm bằng
bạc sẽ cho âm thanh cao và đanh hơn so với những
dây dẫn được làm bằng đồng. Tùy vào sở thích nhạc
của bạn mà chọn loại dây dẫn phù hợp.



Nguồn điện cấp cho hệ thống của bạn cũng là một
vấn đề cần quan tâm, một dòng điện "sạch" ít nhiễu
tạp sẽ cho ra những tín hiệu âm thanh chuẩn mực
hơn, nên bạn cần dành chút vốn để đầu tư vào những
bộ lọc điện để tránh vấn đề sạn nhiễu do điện chập
chờn gây ra.



Chúc các bạn bố trí được một nơi thư giãn tuyệt vời
sau những giờ làm việc mệt mỏi.

×