i. đặt vấn đề
Trong [1] đã đề cập tới tình hình cạnh
tranh trong lĩnh vực khai thác và cung cấp
dịch vụ viễn thông trên thị trờng dịch vụ viễn
thông tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ viễn thông khi tham gia kinh
doanh trên thị trờng, đều chịu sự tác động
trực tiếp và to lớn của xu hớng biến động tình
hình thế giới hiện nay là xu hớng hội nhập và
toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Những xu
hớng đó phản ánh đặc điểm chủ yếu của môi
trờng kinh doanh hiện đại đầy biến động và
phức tạp, đặt ra những cơ hội và thách thức
mới buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông phải không ngừng nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trờng. Để đạt đợc
vị thế cạnh tranh trên thị trờng, các doanh
nghiệp viễn thông cần sử dụng đồng bộ các
biện pháp, trong số đó có các công cụ cạnh
tranh một cách hữu ích. Trong phạm vi bài viết
này sẽ đề cập đến vấn đề đó.
ii. Công cụ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Chất lợng dịch vụ viễn thông
Trên thị trờng nếu nhiều dịch vụ có công
dụng nh nhau, giá cả ngang nhau thì khách
hàng sử dụng sẽ lựa chọn dịch vụ có chất
lợng cao hơn. Do đó, đây là công cụ đầu tiên
và quan trọng mà các doanh nghiệp sử dụng
để thắng các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên
cũng phải hiểu, chất lợng của dịch vụ viễn
thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
một yếu tố đặc biệt quan trọng là yếu tố kỹ
thuật công nghệ.
một số công cụ cạnh tranh chủ yếu của
doanh nghiệp cung cấp Dịch vụ Viễn thông
TS. Nguyễn đăng quang
Bộ môn Kinh tế bu chính viễn thông
Khoa Vận tải - Kinh tế - Trờng Đại học GTVT
Tóm tắt: Bi báo đề cập tới một số công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ viễn thông trong môi trờng cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ viễn thông tại Việt nam khi m có nhiều nh cung cấp dịch vụ đợc cấp giấy phép v
trong tơng lai gần có sự tham gia của các công ty Mỹ v Châu Âu.
Summary: The article mentions some main competing tools of Telecoms services
companies drastic competitive market, in which there are a lot of services providers with
licences granted and potential US and European companies in the near future.
2. Giá dịch vụ viễn thông
Dịch vụ của hai doanh nghiệp cung cấp
có cùng công dụng, chất lợng nh nhau thì
khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ rẻ hơn. Giá
dịch vụ đợc quyết định bởi giá trị của dịch vụ.
Tuy nhiên sự vận động của giá còn phụ thuộc
vào khả năng thanh toán của khách hàng. Với
mức thu nhập thấp, khách hàng sẽ sử dụng
các dịch vụ có giá rẻ. Các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ đã thực hiện một chiến lợc kinh
doanh là cung cấp dịch vụ có khả năng thanh
toán thấp về phía mình trong kinh doanh để
cạnh tranh về giá (trong khung giá quy định
của Nhà nớc). Một số doanh nghiệp chấp
nhận lãi ít, bán giá thấp, nhng bù vào đó số
lợng dịch vụ khách hàng sử dụng nhiều để
bù lại. Ngợc lại, khi mức thu nhập cao khách
hàng sẽ quan tâm nhiều đến dịch vụ có chất
lợng cao và sẽ chấp nhận mức giá cao.
3. áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ và quản lý hiện đại
Khả năng cạnh tranh dịch vụ của doanh
nghiệp sẽ tăng lên khi giá dịch vụ cá biệt của
họ thấp hơn giá trung bình trên thị trờng. Để
có lợi nhuận đòi hỏi doanh nghiệp phải tập
trung nguồn lực làm sao tăng năng suất lao
động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất
lợng dịch vụ nhằm làm cho giá trị dịch vụ cá
biệt của mình thấp hơn giá trị xã hội. Muốn
vậy, doanh nghiệp phải thờng xuyên cải tiến
kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nhanh chóng
ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học
công nghệ và quản lý hiện đại vào quá trình
sản xuất kinh doanh.
4. Lợi thế về thông tin
Thông tin là một công cụ cạnh tranh lợi
hại. Thông tin về thị trờng dịch vụ viễn thông,
thông tin về tâm lý thị hiếu khách hàng, về giá
cả, đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quyết định
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đủ thông tin và xử lý đúng thông tin, một mặt
giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh
doanh; mặt khác, thông qua thông tin có thể
tìm và tạo ra lợi thế so sánh của doanh
nghiệp trên thị trờng, chuẩn bị và đa ra
đúng thời điểm những dịch vụ mới thay thế để
tăng cờng sức cạnh tranh. Thông tin đủ,
đúng hoặc bng bít thông tin có thể thúc đẩy
thị trờng một cách tích cực hoặc tạo ra những
nhu cầu ảo, hành vi cạnh tranh sai trái làm biến
dạng thị trờng. Vì thế, chúng ta không lấy gì
làm ngạc nhiên khi tình trạng quảng cáo dịch vụ
hiện nay của các doanh nghiệp ngày càng
nhiều trên các phơng tiện thông tin đại chúng.
5. Phơng thức phục vụ và thanh toán
của doanh nghiệp
Đây là công cụ cạnh tranh khá quan
trọng. Doanh nghiệp nào nắm đợc công cụ
này sẽ thắng trong cạnh tranh. Bởi vì, công cụ
này tạo đợc sự tiện lợi cho khách hàng.
Phơng thức phục vụ và thanh toán trớc hết
đợc thể hiện trong cả quá trình bán hàng.
Trớc khi bán hàng, các doanh nghiệp thực
hiện các động tác quảng cáo, giới thiệu,
hớng dẫn thị hiếu khách hàng, triển lãm giới
thiệu dịch vụ. Những động tác này nhằm hấp
dẫn, lôi cuốn khách hàng đến với dịch vụ của
doanh nghiệp. Trong quá trình bán hàng,
khâu quan trọng nhất là nghệ thuật chào mời
khách hàng. Điều này đòi hỏi nhân viên bán
hàng phải thật sự tôn trọng khách hàng, lịch
sự, ân cần và chu đáo. Sau khi bán hàng,
phải có những dịch vụ nhằm tạo sự tin tởng,
uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng,
nhằm đảm bảo cho khách hàng trung thành
với doanh nghiệp. Sau nữa, phơng thức phục
vụ trên sẽ phát huy tác dụng khi bảo đảm yêu
cầu dịch vụ nhanh chóng, chính xác Phơng
thức thanh toán phải linh hoạt, đa dạng
6. Tính độc đáo của dịch vụ
Các doanh nghiệp dùng nhiều biện pháp
để tạo u thế trong cạnh tranh, trong đó có
biện pháp thờng xuyên cải tiến dịch vụ, tạo
ra nét độc đáo riêng, liên tiếp đa ra thị trờng
những dịch vụ mới thay thế. Sự thay đổi
thờng xuyên về mẫu mã, nhãn hiệu cũng
nh việc không ngừng nâng cao chất lợng,
tính năng dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho sự tồn
tại và phát triển của các doanh nghiệp.
7. Chữ tín
Đây là công cụ cạnh tranh hết sức quan
trọng của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh
doanh các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện
pháp nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt thực
hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán.
Những công việc này sẽ thực hiện đợc tốt hơn
khi giữa doanh nghiệp và khách hàng có lòng
tin với nhau. Do vậy chữ tín trở thành công cụ
sắc bén trong cạnh tranh, giúp cho quá trình
kinh doanh diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.
8. Lợi thế của các yếu tố mới sáng tạo
và sự mạo hiểm, rủi ro
Trong nền kinh tế thị trờng, lợi nhuận
của doanh nghiệp thờng tỷ lệ thuận với sự
mạo hiểm, rủi ro trong kinh doanh. Các doanh
nghiệp có khuynh hớng đầu t kinh doanh
vào những dịch vụ viễn thông mới, những lĩnh
vực mới mà rủi ro ở đấy thờng cao. Đây cũng
là khuynh hớng khách quan vì hy vọng thu
đợc lợi nhuận cao trong tơng lai. Mặt khác, giảm
đợc áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Sự mạo hiểm chấp nhận rủi ro nhằm thu đợc lợi
nhuận lớn bằng cách đi đầu trong kinh doanh là
công cụ cạnh tranh cực kỳ hiệu quả, nhng cũng
cực kỳ nguy hiểm trong quá trình cạnh tranh. Muốn
sử dụng có hiệu quả công cụ này đòi hỏi doanh
nghiệp phải có đủ tiềm năng và bản lĩnh.
III. Kết luận
Các công cụ tạo ra lợi thế cạnh tranh mà
các doanh nghiệp viễn thông có thể sử dụng
có thể khái quát lại là: lấy chất lợng; giá rẻ;
thông tin nhanh; mới, nhiều, linh hoạt; lòng tin;
sự nổi tiếng; thúc đẩy; độc đáo; mạo hiểm để
thắng trong cạnh tranh.
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của
nền kinh tế thị trờng. Để có thể tồn tại và
phát triển doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông sẽ tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn
thủ thuật để đạt đợc mục tiêu kinh doanh của
mình nhng phải trong khuôn khổ pháp luật
cho phép. Hiện nay không phải tất cả các thủ
thuật cạnh tranh đều lành mạnh, chính vì vậy
các cấp, các ngành và Nhà nớc phải bảo
đảm môi trờng kinh doanh bình đẳng và
thuận lợi cho các doanh nghiệp, đúng với
quan điểm của Đảng ta là Cơ chế thị trờng
đòi hỏi phải hình thành một môi trờng kinh
doanh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh
tranh vì lợi ích phát triển đất nớc, chứ không
phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí nguồn
nhân lực và thôn tính lẫn nhau theo kiểu cá
lớn nuốt cá bé.
Tài liệu tham khảo
[1]. TS. Nguyễn Đăng Quang. Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp BCVT. Tạp
chí Khoa học giao thông vận tải, Số 8 tháng
9/2004, Trang 79 - 84.
[2]. Hiệp định Thơng mại Việt - Mỹ, phụ lục G