Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo khoa học: "khu liên hợp xử lý chất thải rắn đô thị mô hình mới cho các dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.26 KB, 8 trang )

khu liên hợp xử lý chất thải rắn đô thị
mô hình mới cho các dự án
xây dựng khu xử lý chất thải rắn



kS. nguyễn thu huyền
Bộ môn GIao thông công chính v Môi trờng
Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Hệ thống quản lý chất thải với hiệu quả cha cao, thiếu thốn nhiều mặt, gây ra
nhiều sự cố ô nhiễm môi trờng lm ảnh hởng tới sức khoẻ của nhân dân cũng nh phá vỡ sự
cân bằng sinh thái trong khu vực, do vậy việc xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải rắn l
cần thiết.
Summary: Due to low efficiency, lack of various facilities in waste management system,
the environment has been polluted, affecting human health and destroying the ecological
balance in the vicinity. Hence, it is ssential to build complexes for Solid Waste Treatment.

1. Mở đầu
Cùng với sự đô thị hóa ngày càng mạnh
mẽ tại Việt Nam, trong những năm gần đây,
bên cạnh các vấn đề kinh tế và xã hội, môi
trờng đô thị đã và đang trở thành vấn đề thời
sự đợc quan tâm nhiều nhất. Các phơng
pháp xử lý chất thải rắn cổ điển: thiêu đốt, ủ
sinh học và chôn lấp chỉ nên áp dụng với một
loại rác nhất định. Việc áp dụng các phơng
pháp trên một cách riêng rẽ cho tất cả mọi rác
thải rắn thu gom đợc ở Việt nam đã góp
phần gây ra tình trạng ô nhiễm môi trờng
trầm trọng và lãng phí một lợng lớn các
nguồn tài nguyên nhân lực, chi phí, và đất đai.


Xử lý chất thải rắn liên hợp là phơng pháp
cho phép khai thác tối đa các u điểm và hạn
chế tối thiểu những nhợc điểm của các
phơng pháp của việc áp dụng riêng rẽ các
phơng pháp xử lý chất thải rắn cổ điển.
Chúng tôi sẽ phân tích các u nhợc
điểm của việc áp dụng riêng rẽ các phơng
pháp trên cho chất thải rắn ở nớc ta hiện nay
và trình bầy những u điểm nổi bật của
phơng pháp xử lý chất thải rắn liên hợp đang
bắt đầu đợc áp dụng ở nớc ta.
Với hệ thống quản lý chất thải với hiệu
quả cha cao, thiếu thốn nhiều mặt, gây ra
nhiều sự cố ô nhiễm môi trờng làm ảnh
hởng tới sức khoẻ của nhân dân cũng nh
phá vỡ sự cần bằng sinh thái trong khu vực,
thì việc xây dựng các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý và xử lý chất thải rắn trong đô thị,
làm cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa từng bớc phát triển bền vững.
2. Tổng quan về các phơng pháp
xử lý chất thải rắn tại Việtnam
Các phơng pháp xử lý chất thải rắn
(CTR) đang đợc sử dụng ở Việt nam là thiêu
đốt, ủ sinh học, chôn lấp.

77
2.1. Phơng pháp thiêu đốt
Thiêu đốt rác thải đợc áp dụng cho một

số loại rác nhất định, không thể xử lý bằng
các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy
hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong
không khí, trong đó có rác độc hại đợc
chuyển hóa thành khí và các CTR không
cháy. Các chất khí có thể đợc làm sạch hoặc
không đợc làm sạch trớc khi thoát ra ngoài,
các CTR không cháy đợc sẽ đem đi chôn.
Xử lý CTR nguy hại bằng biện pháp thiêu
đốt là giải pháp thích hợp và có những u
điểm:
- Xử lý một cách triệt để nguồn lây nhiễm
bệnh tật nh HIV/AIDS, viêm gan, viêm não,
lao, thơng hàn, tả v.v
- Giảm thể tích rác từ 75% đến 95% do
đó tiết kiệm đợc diện tích đất để chôn lấp.
- Có thể tái sinh nhiệt trong quá trình đốt
để đun nớc nóng, hơi nớc và chuyển hóa
thành điện năng.
- Tuy vậy, thiêu đốt cũng có những mặt
hạn chế của nó nh:
- Giá thành xử lý còn cao.
- Khí và tro thải từ lò đốt ra dễ gây ô
nhiễm môi trờng (xem bảng 1).
Lò đốt rác ở Việt Nam cha nhiều, công
suất đốt nhỏ và mới chủ yếu dùng để đốt rác
thải y tế nhng trong công tác quản lý cũng
nh hoạt động của lò đốt rác đã bộc lộ nhiều
khiếm khuyết.



Bảng 1
Thnh phần tro nặng, tro nồi hơi v tro nhẹ của lò đốt CTR
Chỉ tiêu Lớp tro nặng Lớp tro nồi hơi Tro nhẹ
Tổng dioxins (ng/g) ND - 0,16 29,3 - 180 124 - 127
Tổng furans (ng/g) ND 14,2 - 141 128 - 138
Tổng PAH (ng/g) 92,1 - 968 96 - 182 46 - 4631
Tổng chlorophenols (ng/g) ND - 48 56,7 - 212 2438 - 3028
Tổng chlorobenzenes (ng/g) ND - 13,5 239 - 1080 1288 - 2239
Tổng PCB (ng/g) ND ND 1,2 - 9,4
Berillium (g/g)
38 - 218 72 - 220 -
Cadmium (g/g)
< 2 - 7,5 116 - 346 150 - 175
Cobalt (g/g)
213 - 478 144 - 165 -
Chromium (g/g)
984 - 1270 600 - 850 175 - 200
Đồng (g/g)
850 - 26000 471 - 896 -
Niken (g/g)
947 - 1370 318 - 705 90 - 100
Chì (g/g)
1000 - 6000 5000 - 16000 440 - 5700
Kẽm (g/g)
1300 - 2000 9200 - 22000 9800 - 13300
Mercury (g/g)
- - 63 - 79
Asenic (g/g)
- - 14 - 16

Antimony (g/g)
- - 125 - 170
ND = không phát hiện
(Nguồn Marubeni Urenco JCI (1998), Preliminary environmental Impact assessment
report for waste to energy recycling facility project in Nam Son - Soc Son - Hanoi).

78
2.2. Phơng pháp ủ sinh học
Phơng pháp ủ sinh học chất thải rắn
thực chất là một quá trình phân giải các chất
gluxit, lipit, protein với sự tham gia của các vi
khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Công nghệ ủ có thể
là ủ đống tĩnh thoáng khí cỡng bức, ủ luống
có đảo định kỳ hoặc vừa thổi khí vừa đảo.
Cũng có thể ủ dới hố nh kiểu ủ chua thức
ăn chăn nuôi hay trong hầm kín thu khí Mêtan.
Xử lý rác làm phân hữu cơ là một biện
pháp xử lý rác có hiệu quả, sản phẩm phân
hủy có thể kết hợp rất tốt với phân bắc và
phân gia súc (đôi khi cả than bùn) cho ra
phân hữu cơ với hàm lợng dinh dỡng cao,
tạo độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất.Nếu
thị trờng có nhu cầu phân hữu cơ cao cấp thì
phân hữu cơ cơ bản sẽ đợc trộn với thành
phần dinh dỡng N, P, K và một số nguyên tố
hóa học vi lợng hoặc một số phụ gia kích
thích tăng trởng.
Phơng pháp này có u điểm chính:
- Giảm đợc 50% khối lợng rác sinh
hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần

gây ô nhiễm môi trờng để chế biến làm phân
bón phục vụ nông nghiệp theo hớng cân
bằng sinh thái do đó hạn chế việc nhập khẩu
phân hóa học để bảo vệ đất đai.
- Phơng pháp này cũng tiết kiệm đất sử
dụng làm bãi chôn lấp. Do quá trình ủ đợc
thực hiện dới sự giám sát của kỹ thuật viên
nên chất lợng sản phẩm đợc kiểm soát dễ
dàng.
- Phơng pháp này giúp phân loại đợc
các chất có thể tái chế nh kim loại màu, sắt,
thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa phục vụ cho
công nghiệp.
Tuy nhiên phơng pháp ủ sinh học còn
một số nhợc điểm:
- Mức độ tự động của công nghệ còn
cha cao, việc phân loại CTR vẫn phải thực
hiện bằng thủ công nên dễ gây ảnh hởng
đến sức khỏe cho công nhân phân loại.
- Nguyên liệu đợc nạp bằng phơng
pháp thủ công, năng suất kém, phần tinh chế
chất lợng kém do tự trang tự chế, phần pha
trộn và đóng bao thủ công, chất lợng không
đều.
Hiện nay ở Việt nam, công nghệ xử lý rác
bằng ủ sinh học mới đợc thực hiện ở một số
thành phố và lợng rác đợc xử lý chiếm một
khối lợng rất nhỏ trong tổng lợng chất thải
rắn và việc hoạt động của các nhà máy này
vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Ví dụ nh

ở Hà nội mới chỉ có nhà máy xử lý rác Cầu
Diễn xử lý rác chợ.
2.3. Phơng pháp chôn lấp
Trong các phơng pháp xử lý và tiêu hủy
chất thải rắn, chôn lấp là phơng pháp phổ
biến nhất và đơn giản nhất. Phơng pháp này
đựơc ứng dụng ở hầu hết các nớc trên thế
giới. Hiện nay ngời ta thờng thực hiện chôn
lấp hợp vệ sinh chất thải rắn.
Chôn lấp hợp vệ sinh là phơng pháp
kiểm soát sự phân hủy của CTR khi chúng
đợc chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong
bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân
hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm
cuối cùng là các chất giàu dinh dỡng nh a
xit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số
khí nh CO
2
, CH
4
. Nh vậy về thực chất chôn
lấp hợp vệ sinh CTR đô thị vừa là phơng
pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm
soát các thông số chất lợng môi trờng trong
quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Chôn lấp hợp vệ sinh có các u điểm:
- Rất kinh tế ở nơi có sẵn đất, đầu t ban
đầu rất ít so với các phơng pháp khác.
- Là khâu xử lý cuối cùng, không đòi hỏi
phải có phần xử lý tiếp theo.


79
- Là phơng pháp mang tính linh hoạt
cao, khi cần thiết có thể tăng số lợng rác đổ
vào bãi thải mà chỉ cần thêm một ít nhân lực
hoặc thiết bị, sau khi đóng bãi có thể sử dụng
cho các mục đích khác nhau nh bãi đỗ xe,
sân chơi
Tuy nhiên nó cũng có nhợc điểm:
- ở khu vực đông dân c, đất thích hợp
cho bãi rác có thể không có sẵn theo yêu cầu
khoảng cách vận chuyển rác kinh tế nhất.
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh sẽ
phải thực hiện và đòi hỏi bảo dỡng, giám sát
định kỳ.
- Gây ra các tác động xấu đến môi trờng
đặc biệt là một trờng nớc và khí
Ô nhiễm môi trờng nớc: Gây ra chủ
yếu bởi lợng nớc rác tạo thành trong quá
trình phân hủy các chất hữu cơ và nớc rác
chứa rất nhiều chất hữu cơ và vô cơ đợc sinh
ra trong quá trình phân hủy với nồng độ rất
cao (bảng 2). Nó cũng là nguồn gốc của việc
phát tán ô nhiễm ra khu vực xung quanh khu
vực bằng cách chảy vào các tầng nớc ngầm,
nớc mặt và gây ô nhiễm nguồn nớc
Bảng 2
Đặc trng của nớc rác ở bãi chôn lấp
Thông số Tạo ra axit Giai đoạn chuyển tiếp Tạo ra Mêtan
PH 4,5 6,5 (5,1) 7,5 9,0 (8,0)

BOD
5
4.000 40.000 20 550 (180)
(13.000)
COD 6.000 60.000
(22.000)
500 4.500
(3.000)
BOD
5
/COD (0,58) (0,06)
NH
4
N 30 3.000 (750)
Ni tơ tổng số 50-3.000 (1.250)
Phốt pho tổng số 0,1 30 (6)
SO
4
2
70 1.750 (500) 10 420 (80)
Cặn lơ lửng 10 140.000
(2000)
20 6000 (800)
Mg 50 1.150 (470) 40 350 (180)
Fe 20 2.100 (780) 3 280 (15)
Mn 0,3 0,65 (0,25) 0,03 4 (0,6)
Zn 0,1 120 (5)
Cl 100 5.000 (2.100)
Na 50 4.000 (1.350)
K 10 2.500 (1.100)

Pb 8 1.020 (90)
Cd 0,5 140 (6)
Ghi chú: Tất cả các nồng độ đợc tính bằng mg/l, ngoại trừ pH.
Giá trị trung bình đợc đặt trong ngoặc.
(Nguồn Mc Graw Hill (1993), Intergrated Solid Waste Management)


80
Bãi chôn lấp nằm trên một diện tích lớn,
lợng rác xử lý nhiều, thành phần rác thải có
độ ẩm cao. Do đó trong quá trình tập kết,
phân loại, chế biến sẽ xẩy ra sự phân hủy tạo
nên một lợng nớc rác bẩn lớn. Đây là một
yếu tố nếu không đợc xử lý kịp thời sẽ gây ô
nhiễm mạnh cho nguồn nớc mặt và nớc
ngầm. Mặt khác nớc ma chảy tràn trong
khu vực xử lý cũng là một yếu tố làm phát tán
chất bẩn ra xung quanh. Nớc rác chứa rất
nhiều chất hữu cơ và vô cơ đợc sinh ra trong
quá trình phân hủy với nồng độ rất cao.
Nớc rác cần thiết trong quá trình phân
hủy rác thải, nhng nó cũng là nguồn gốc của
việc phát tán ô nhiễm ra khu vực xung quanh
khu xử lý CTR bằng cách chảy vào các tầng
nớc ngầm, nớc mặt và gây ô nhiễm nguồn
nớc. Điều này đã đợc thể hiện trong việc ô
nhiễm tại bãi Nam Sơn và bãi rác Bình Thạnh
cũng nh nhiều bãi rác khác trên cả nớc.
Ô nhiễm môi trờng không khí: Một bãi
chôn lấp CTR sẽ tạo ra bụi do quá trình xử lý

và vùi lấp chất thải. Ngoài ra, rác thải sinh
hoạt chứa một lợng khá lớn thực phẩm, xác
động thực vật, các chất hữu cơ dễ bị phân
hủy. Trong quá trình thu gom, phân loại CTR
cũng nh sau khi chôn sẽ diễn ra quá trình
phân hủy các chất hữu cơ, lúc đó một lợng
lớn các khí sinh học sẽ đợc sinh ra (bảng 3).
Ngoài ra trong thành phần của khí ga còn
chứa một số khí khác nh CH
2
, Toluend
(C
6
H
5
CH
3
), Benzen (C
6
H
6
)
Nh vậy ta có thể thấy khí Mêtan và
Cácbonic là thành phần chủ yếu trong khí ga
đợc sinh ra tại các bãi chôn lấp. Khí Mêtan
có thể gây ra cháy nổ, ô nhiễm môi trờng ở
bãi chôn lấp và khu vực xung quanh.
2.4. Nhận xét
Việc xây dựng các nhà máy xử lý CTR
làm phân bón hữu cơ mới chỉ đợc thực hiện

tại một số thành phố lớn với quy mô nhỏ; việc
xử lý chất thải bằng lò đốt mới chỉ đợc sử
dụng để xử lý chất thải y tế tại một số thành
phố lớn. Còn lại, hầu hết lợng chất thải đợc
thu gom và đổ ra bãi chôn lấp. Nớc rò rỉ và
khí bãi chôn lấp gây ra do sự phân hủy kỵ khí
các thành phần hữu cơ chứa trong chất thải
đã và đang làm ô nhiễm nặng nề đến môi
trờng xung quanh và cơ quan quản lý đã
phải tốn hàng tỷ đồng đền bù thiệt hại do ô
nhiễm môi trờng.
Các công trình xử lý hiện nay thờng
đợc đặt phân tán tại nhiều địa điểm trong đô
thị do đó cũng gây ra sự khó khăn trong công
tác quản lý chất thải rắn, tốn kém về diện tích
và kinh phí xử lý (Ví dụ nh trong nhà máy xử
lý rác thải cầu Diễn, hàng tháng vẫn phải
chuyển đi hàng nghìn tấn chất trơ không ủ
sinh học đợc sang bãi rác Nam Sơn). Ngoài
ra các công trình này thờng gây khiếu kiện
dai dẳng trong nhân dân do các địa điểm xây
dựng thờng nằm phân tán rải rác quanh đô
thị. Do đó yêu cầu cần thiết phải có một khu
liên hợp xử lý CTR tập trung là một yêu cầu
bức thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm phát
huy các u điểm và hạn chế các nhợc điểm
của các phơng pháp xử lý chất thải rắn đang
đợc áp dụng.
Bảng 3
Thnh phần khí ga ở khu ủ v bãi chôn lấp

Thnh phần % thể tích khô
Mêtan CH
4
Carbon Dioxide CO
2
Nitrogen N
2
Oxygen O
2
47,7
47,0
3,7
0,8
Hydrogen H
2
Nhiệt độ
Nhiệt trị
Trọng lợng riêng
0,1
41
0
C
17.700 KJ/m
3
1,04 (so với khí Hydro)
(Nguồn Mc Graw Hill (1993),
Intergrated Solid Waste Management)

81
3. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn

đô thị
3.1. Sơ đồ vận hnh
Hiện tại, các dự án xử lý chất thải rắn
đang triển khai đều đợc xây dựng với mô
hình là một khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Ví
dụ nh dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn
Nam Sơn-Giai đoạn II, Khu liên hợp xử lý chất
thải rắn Kiêu Kỵ - Giai đoạn II, Khu liên hợp xử
lý chất thải rắn Nghi Lộc - Nghệ An, Khu liên
hợp xử lý chất thải rắn Hải Phòng (hiện đang
triển khai thi công)
Tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn: Các
chất nguy hại (phế thải y tế hoặc công nghiệp)
đợc xử lý bằng phơng pháp đốt, các chất có
thể tái sinh lại thì đợc thu hồi, các chất thải
có nguồn gốc hữu cơ dễ phân huỷ sẽ đợc
đem ủ sinh học làm phân vi sinh, còn lại là
các chất trơ và các loại tro thải sau quá trình
đốt sẽ đợc đem đi chôn lấp.
Sơ đồ Hệ thống Liên hợp xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn đa đến
khu liên hợp
Phân loại
tập trung

Khu xử lý nhiệt (lò đốt)
Khu xử lý
sinh học

Bi chôn lấp

Vật liệu
thu hồi
Sản phẩm
phân vi
sinh
Chất trơ sau
cùng
thu gom v Phân loại ban đầu
Năng
lợng thu hồi
Chất trơ
Chất trơ

82
3.2. So sánh giữa Khu liên hợp xử lý
chất thải rắn đô thị v các xử lý chất thải
rắn đơn lẻ
Nếu ta so sánh với các công nghệ xử lý
chất thải rắn đơn lẻ thì hiệu quả xử lý chất thải
rắn tại Khu liên hợp lại lớn hơn rất nhiều so với
việc xử lý bằng các công trình đơn lẻ.
Ví dụ nh tại các lò đốt riêng lẻ thì các
chất đa vào đốt có thể lẫn các chất độc hại
và các chất không độc hại nhng khó tiêu huỷ
(ví dụ nh các loại chất hữu cơ có độ ẩm cao,
các loại chất trơ) do đó chi phí cho việc đốt
chúng cũng nh lợng tro tạo thành sau quá
trình đốt sẽ lớn hơn việc chỉ đốt các chất độc
hại tại khu liên hợp xử lý CTR.
Hoặc nếu tại các bãi chôn lấp riêng lẻ tất

cả các loại rác đa đến đều đợc chôn lấp, kể
cả các chất có khả năng tái sinh nên dẫn đến
diện tích chiếm đất của bãi chôn lấp riêng lẻ
cũng sẽ lớn hơn nhiều so với các ô chôn lấp
trong Khu liên hợp. Ngoài ra, do trong Khu
liên hợp, các chất đa vào ô chôn lấp chủ yếu
là các chất trơ (còn lại sau quá trình phân loại,
đốt, ủ phân vi sinh) nên lợng nớc rác tạo ra
trong bãi chôn lấp ít hơn so với lợng nớc rác
tạo ra tại các bãi chôn lấp. Chúng ta cũng cần
chú ý đến thực trạng hiện nay các khiếu kiện
của nhân dân về ô nhiễm môi trờng tại các
bãi chôn lấp chủ yếu có nguyên nhân do nớc
rác gây ra.
Mặt khác, việc đa toàn bộ các chất hữu
cơ dễ phân huỷ sinh học có trong chất thải rắn
vào khu vực ủ vi sinh sẽ giúp khống chế và
giảm thiểu lợng nớc rác sinh ra trong quá
trình phân huỷ chất hữu cơ (nhiệt độ cao trong
các đống ủ sẽ làm một lợng lớn nớc rác bốc
hơi).
Theo nghiên cứu do Công ty URENCO
tiến hành tại Bãi chôn lấp chất thải rắn Nam
Sơn thì việc phân loại trớc khi chôn rác có
thể làm giảm 20% lợng nớc rác tạo thành.
Mức độ tác động của công trình chế biến
phân vi sinh và ô chôn lấp tại Khu liên hợp xử
lý chất thải rắn đối với các thành phần môi
trờng đợc hạn chế đến mức thấp nhất do
khâu phân loại đợc thực hiện tốt. Đặc biệt

mức độ tác động của các ô chôn lấp đối với
các thành phần môi trờng sẽ đợc hạn chế
tới mức tối thiểu do bản thân ô chôn lấp trong
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn đô thị chỉ dành
chôn lấp các chất trơ là sản phẩm cuối cùng
của quá trình xử lý. Vì vậy lợng nớc rác hình
thành tại các ô chôn lấp trong Khu liên hợp xử
lý chất thải rắn đô thị chỉ bằng khoảng 20% so
với trờng hợp chôn lấp các chất thải không
qua phân loại và xử lý.
Một vấn đề cần lu ý hiện nay trong các
dự án xây dựng Khu liên hợp xử lý CTR đô thị
là vấn đề xử lý bùn cặn (gồm cả bùn cặn cống
và phân bùn bể phốt) cha đợc chú ý đến.
Bùn cặn từ các đờng ống, các kênh
mơng tiêu thóat nớc thờng chứa nhiều
thành phần hữu cơ, vô cơ và thờng đợc
phân huỷ tự nhiên, dễ gây mùi khó chịu. Sau
khi đựợc nạo vét theo định kỳ, chúng đợc
đa đến các công trình xử lý bùn cặn tập trung
của thành phố. Ngay cả tại Hà Nội thì việc xử
lý bùn cặn cống cũng chỉ dừng ở mức đổ ra
các bãi đổ chứ cha chú ý đến việc xử lý triệt
để.
Còn việc xử lý phân bùn bể phốt thì hầu
nh cha có đô thị nào có hệ thống xử lý hoàn
chỉnh. Tại nhiều đô thị khác phân bùn bể phốt
sau khi hút thờng đợc đổ thẳng ra bãi chôn
lấp cùng với các loại rác thải đô thị và các loại
bùn cặn cống khác hoặc xả trực tiếp vào các

hồ nuôi cá, sử dụng trực tiếp để bón cho các
loại rau quả. Điều này không những gây ô
nhiễm môi trờng mà còn là nguy cơ tác động
trực tiếp tới sức khoẻ cộng đồng.
Bùn cặn thải này có độ ẩm lớn nên sẽ
không kinh tế nếu ta sử dụng phơng pháp
đốt, còn nếu ta đa vào ủ hoặc chôn lấp cùng
các chất thải khác thì nó sẽ tạo ra một lợng
nớc rác lớn, đồng thời với thành phần chứa
nhiều chất hữu cơ, kim loại nặng, vi khuẩn có

83
hại nên việc phát tán các lọai nớc rác này ra
môi trờng sẽ làm xấu đi chất lợng môi
trờng trong khu vực xây dựng Khu liên hợp
xử lý CTR đô thị.
4. Kết luận
Nh vậy, việc xây dựng các Khu liên hợp
xử lý CTR là một xu hớng tất yếu trong việc
quy hoạch các khu vực xử lý rác thải tại các
đô thị hiện nay với mục tiêu làm giảm đến
mức thấp nhất việc gây ô nhiễm ra môi trờng
xung quanh,, đồng thời cũng làm giảm đi chi
phí vận chuyển rác thải từ nguồn phát sinh tới
nơi xử lý. Hiệu quản lý chất thải rắn cũng sẽ
đợc nâng cao nhiều hơn so với việc xử lý
chất thải phân tán nhờ việc tập trung đầu mối
quản lý vào một địa điểm. Tuy nhiên cũng cần
rất chú ý đến việc xử lý phân bùn trong khu
khu liên hợp


Tài liệu tham khảo
[1]. Công ty Môi trờng đô thị Hà Nội. Báo cáo
nghiên cứu xử lý phế thải phân bùn. Hà Nội 1999.
[2]. GS. TS Trần Hiếu Nhuệ. Nghiên cứu công nghệ
thu gom, vận chuyển và xử lý phế thaỉ rắn từ sản
xuất giầy bằng phơng pháp đốt, Đề tài nghiên cứu
khoa học, Trờng Đại học Xây dựng, Hà Nội 1999.
[3]. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Thái. Chôn lấp hợp vệ
sinh chất thải rắn đô thị Việt nam, Đề tài nghiên cứu
khoa học, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội 2000.
[4]. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Thái. Quản lý chất
thải rắn- Tập I Chất thải rắn đô thị, Nhà xuất bản
xây dựng, Hà Nội 2001.
[5]. Dr. P. White and Dr. M. Frake and P.Hindle.
Integrated Solid Waste Managemanet: A Lifecycle
Inventory - Blackie Academic & Professional.
[6]. Judith Pétt & Gev Eduljê. Environmental Impact
Asswssment for waste treatment and disposal
facilities, 1996.
[7] Marubeni Urenco JCI (1998), Preliminary
environmental Impact assessment report for waste
to energy recycling facility project in Nam Son -
Soc Son - Hanoi.
[8]. Amalendu Bagchi (1994). Design, Construction
and monitoring of Landfills. Second edition,
NewYork.
[9]. Mc Graw Hill. Intergrated Solid Waste Mana-
gement. London, 1993 Ă



84

×