Tưng bừng lễ hội ở xứ sở bò tót
Đến Tây Ban Nha là đến với xứ sở của vũ điệu Flamengo và những lễ hội ấn
tượng khó quên. 1. Lễ hội Semana Santa
Lễ hội Semana Santa kéo dài 1 tuần trước ngày lễ Phục Sinh. Mặc dù lễ hội diễn
ra ở tất cả các nơi nước nhưng những thành phố Tây Ban Nha nổi tiếng với lễ hội
này chỉ có ở Leon, Valladolid, Malaga và Seville. Những giáo dân địa phương đều
tham gia vào buổi diễu hành lộng lẫy, rực rỡ quanh thành phố.
2. Lễ hội
Lễ hội San Fermin, còn nổi tiếng với tên gọi Pamplona Bull Run, diễn ra vào
tháng 7 hàng năm. Lễ hội kéo dài suốt 7 ngày tại thành phố Pamplona, Tây Ban
Nha. Điểm nổi bật của lễ hội chính là những cuộc đấu bò bò tót và đuổi bò.
Buổi sáng, 6 chú bò tót vạm vỡ, hung hăng, sừng nhọn hoắt; mỗi con chừng nửa
tấn được thả từ ngoại ô chay qua các ngõ hẹp của thành phố cùng đoàn người chạy
đua đến đấu trường trung tâm. Những người chạy đua với bò tót phải mang khăn
quàng cổ màu đỏ để khiêu khích bò tót rượt đuổi. Có khi trượt ngã, bị bò húc hay
dẫm đạp, bị thương và không loại trừ cái chết. Quảng trường trung tâm Pamplona
sôi động với biển người màu đỏ. Hàng trăm ngàn người chạy đua thục mạng với
bò tót, tạo nên nhiều cảnh thót tim, khiếp đảm. Buổi tối, có màn quyết đấu giữa
đấu sĩ và bò tót. Có người cho đây là lễ hội tàn bạo, nguy hiểm và hành hạ súc vật
cần lên án. Kẻ khác bảo càng nguy hiểm càng hấp dẫn. Vài người còn quả quyết
chạy đua với bò tót có tác dụng chữa bệnh nhút nhát và các bệnh về tâm lý, tự
kỷ…
Lễ hội này không dành cho kẻ yếu tim
3. Lễ hội cà chua
Vào tháng 9 hằng năm, tại ngôi làng gần Valece (Tây Ban Nha), người ta lại rạo
rực đợi chờ lễ hội lạ đời nhất hành tinh: Ném cà chua. Sôi động, cuồng nhiệt, lễ
hội là kiểu "chơi ngông" đầy màu sắc, một cuộc chiến vui vẻ, không thù hằn và
độc đáo của người dân xứ sở bò tót lừng danh.
Đây không chỉ là dịp để "quậy", mà còn để để "phô trương" thành tích sản xuất cà
chua của xứ sở này. Hơn 100 tấn cà chua chín được đưa ra một khoảng đất trống.
Hàng nghìn người lao vào "cuộc chiến vui vẻ"
Từ già đến trẻ, đàn ông lẫn đàn đều ngập trong mùi cà chua chín. Họ vui vẻ nhảy
múa, trượt ngã trên núi cà chua. Họ ném cà chua vào nhau, hất tung cà chua lên
trời. Hoạt cảnh huyên náo vui nhộn, thậm chí rất buồn cười. Ai nấy ướt mèm, tóc
tai, mặt mày đều hứng chịu "hậu quả" của trận hỗn chiến.
Người dân ở đây tin rằng lễ hội này sẽ mang may mắn cho mùa thu hoạch sắp đến.
Vì thế, dù đi đứt cả 100 tấn cà chua, họ cũng chẳng màng.
4. Lễ hội Las Fallas
Trong lễ hội Las Fallas hay còn gọi là Lễ hội của tiếng ồn và lửa đỏ, mọi người tập
hợp rất nhiều hình nộm bằng giấy và đem đốt chúng vào đêm khuya. Những bức
tượng được làm bằng giấy bồi vẽ hình những người nổi tiếng hay nhân vật hoạt
hình được gọi là Fallas và họ đem đốt chúng, những ngọn lửa cao ngất trời bùng
cháy trong tiếng pháo nổ vang để đón mừng mùa xuân về. Người dân cùng khách
du lịch ca hát nhảy múa, vui chơi suốt từ sáng sớm tới tối muộn.
Lễ hội này được tổ chức hàng năm nhưng ngày càng trở nên tưng bừng hơn và
ngày nay kéo dài suốt một tuần lễ. Suốt những ngày này, thành phố Valencia thu
hút hàng nghìn du khách từ khắp nơi tới tham dự.
Lễ hội Las Fallas bắt đầu từ ngày 14/3 đến 19/3 ở thành phố Valencia. Lễ hội kéo
dài 5 ngày trước ngày thánh Joseph.
5. Lễ hội Feria de Sevilla
Feria de Sevilla kéo dài trong một tuần, diễn ra sau hai tuần sau lễ Phục Sinh ở
thành phố Sevilla, Tây Ban Nha. Lễ hội Feria de Sevilla là một lễ hội lớn được coi
như lễ phục sinh thứ 2 chỉ có ở riêng thành phố Sevilla. Lễ hội là sự kết hợp của
những bản nhạc flamenco, những màn đấu bò đầy kịch tính, màn đua ngựa sôi
động và hương vị say ngất của loại rượu sherry. Đó là những thứ nổi tiếng nhất
của vùng Andalusia (quê hương của vũ điệu Flamenco).
6. Lễ hội thuần ngựa Rapa Das Bestas
Rapa Das Bestas là một lễ hội cổ ở Galicia, Tây Ban Nha. Lễ hội được tổ chức
mang ý nghĩa thuần hóa tự nhiên của con người.
Đàn ông và cả những người phụ nữ sẽ chiến đấu với những con ngựa hoang dã mà
chỉ sử dụng hai bàn tay của họ. Lễ hội này là một truyền thống rất cao quý, trong
đó, người đàn ông là đại diện trước các loài thú. Họ không có vũ khí mà chỉ sử
dụng duy nhất đôi bàn tay và lòng can đảm của họ.
Lễ hội kéo dài 3 ngày và sau đó, những con ngựa lại được thả trở lại với tự nhiên.
7. Lễ hội nhảy vào lửa
Đây là lễ hội tôn giáo hằng năm vào đêm trước ngày lễ Thánh Anthony, diễn ra
vào ngày 16/1. Thánh Anthony là một vị thánh bảo trợ cho động vật. Theo truyền
thống, người dân cưỡi ngựa lao qua lửa để gột sạch tội lỗi cho các con vật.
Lễ hội được tổ chức tại ngôi làng San Bartolomé de los Pinares, cách thủ đô
Madrid 62 dặm về phía tây bắc.
8. Lễ hội kỳ dị Cascamorras
Lễ hội Cascamorras được bắt nguồn từ một cuộc tranh chấp trong lịch sử giữa hai
ngôi làng trong thị trấn Guadix và Baza về quyền sở hữu hình tượng của Đức Mẹ
Đồng Trinh. Người dân thị trấn Guadix quyết định cử một đại diện gọi là
‘Cascamorras’ ăn mặc rất kỳ dị đến Baza đánh cắp bức tượng Đức Mẹ Đồng
Trinh.
Tuy nhiên người dân Baza phát hiện ra và phản đối hành động này bằng cách dùng
mọi thứ có thể tìm thấy để ném vào anh ta. Cuối cùng Cascamorras đành phải
quay về Guadix. Tuy nhiên anh ta không từ bỏ ý định đánh cắp bức tượng: Mỗi
năm anh ta lại quay lại Baza một lần vào tháng 9. Lễ hội Cascamorras được bắt
đầu như vậy, với ý nghĩa xua đuổi sự xâm nhập văn hóa.
Vào ngày này hàng năm, người dân Baza chuẩn bị sẵn những túi bột màu, bùn
bẩn, trứng, socola… để ném vào gã Cascamorras, chỉ có điều trong lễ hội này ai
cũng là Cascamorras cả. Và người dân Baza cố gắng làm cho họ bẩn nhất có thể.
Lễ hội Cascamorras được tổ chức vào ngày 6/9 hàng năm tại thị trấn Guadix, miền
nam Tây Ban Nha.
9. Lễ hội xây tháp La Merce
Lễ hội Xây Tháp, còn gọi là lễ hội La Merce ở Barcelona vào cuối tháng 9. Đó là
bữa tiệc đường phố hoành tráng với những tháp người cực kỳ ấn tượng. Các công
trình được “xây” bởi các diễn viên cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, để tranh chức
vô địch; xem tháp nào cao nhất, đẹp nhất. Có tháp cao đến cả chục tầng người, đòi
hỏi “chất liệu người” phải có sức khỏe, lòng dũng cảm, sự khéo léo, tinh thần
đồng đội, phân công hợp lý, dưới sự chỉ huy của “ tổng công trình sư”. Phải tính
toán kỹ lưỡng, chính xác để đảm bảo an toàn. Khi hoàn tất “đỉnh tháp” phải vẫy
tay chào hàng chục ngàn “giám khảo khán giả” đang phấn khích reo hò. Xây đã
khó, dỡ tháp cũng không phải chuyện dễ dàng, để không đổ ngã gây tai nạn.
Ngoài ra còn có các lễ hội như lễ hội Ném trứng và Tắm bột mì ở Xinzo, lễ hội
Ném kẹo vùng Catalonra - còn gọi là lễ hội La Merengada hoặc De Batalla
Caramelos. Lễ hội Ném nho Pobla del Duc vào tháng 8, lễ hội Rượu ở thị trấn
Haro… Tất cả đều mang ý nghĩa ăn mừng mùa thu hoạch và cầu may mắn trong
cuộc sống cùng những vụ mùa năm sau.
Tất cả lễ hội đều là dịp vui chơi nhảy múa, ăn uống… hết mình; không phân biệt
du khách hay dân bản địa. Ngôn ngữ bất đồng nhưng lễ hội là ngôn ngữ văn hóa
chung gắn kết để mọi người chủ động tham gia, tạo thành niềm vui bất tận và
những kỷ niệm nhớ đời. Ai đã dự một lần đều muốn quay trở lại.