Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Các giải pháp tiết kiệm điện năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 85 trang )

Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay, năng lượng là yếu tố quyết định trong mọi
quá trình sản xuất, lao động cũng như sinh hoạt của con người. Từ công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thậm chí đến nghiên cứu khoa học, khám phá
thiên nhiên đều cần năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện.
Điện năng là nguồn năng lượng cực kỳ quý báu cho sản xuất và đời
sống. Chúng ta đều biết tại các nhà máy, chi phí điện năng chiếm một tỉ lệ
rất lớn. Vì thế, việc tìm ra những giải pháp tiết kiệm năng lượng là điều quan
tâm hàng đầu của các nhà sản xuất nhằm giảm chi phí, giảm giá thành và
nâng cao được tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, việc
này cũng giúp giảm được sự tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên, góp phần tích
cực vào việc bảo vệ môi trường.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Văn Doanh
cùng các thầy cô trong khoa công nghệ trường Đại học Qui Nhơn, em đã
hoàn thành đề tài “ Các giải pháp tiết kiệm điện năng ”.
Nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương I : Năng lượng trong sản xuất và trong đời sống
Chương II : Sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả
Chương III : Chiếu Sáng tiết kiệm và hiệu quả.
Do thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế, hiểu biết thực tế
còn ít nên trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp em còn một số sai sót.
Em kính mong nhận được sự thông cảm, chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô
giáo và các bạn để đề tài này hoàn thành tốt hơn.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

1
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong


khoa, các thầy cô đã từng giảng dạy và đặc biệt là thầy Lê Văn Doanh đã
giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Quy Nhơn, Tháng 6 Năm 2009
Sinh viên thực hiện

Phan Hồ Mỹ
Chương I
NĂNG LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT
VÀ TRONG ĐỜI SỐNG
I. Tình hình sản xuất điện trên thế giới
Điện năng trên thế giới được sản xuất từ nhiều nguồn nhiên liệu khác
nhau. Trong đó nhiên liệu hóa thạch chiếm 64%, năng lượng hạt nhân chiếm
17%, thủy điện chiếm 18%, năng lượng tái tạo chiếm 1% như hình 1.1.
Hình 1.1 Sản xuất điện năng toàn cầu
Tình hình sản xuất điện trên thế giới năm 2005 được biểu diễn trên
biểu đồ hình 1.2. Trong tổng số 16100 TWh thì thủy điện chiếm 15,5%,
điện nguyên tử chiếm 14%, năng lượng tái tạo (không kể thủy điện truyền
thống) chiếm 3,1 % còn lại là nhiệt điện than và dầu khí.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

2
Năng lượng hạt nhân
17%
Nhiên liệu hóa thạch
64%
Năng lượng tái tạo 1%
Thủy điện 18%
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Hình 1.2 Tình hình sản xuất điện trên thế giới năm 2005

Sản xuất điện năm 2007 của các nước công nghiệp hàng đầu được nêu
trong bảng sau:
Bảng 1.1 Sản xuất điện năm 2007 của các nước công nghiệp hàng đầu
(TWh)
Theo IEA
TT Nước Tổng Nhiệt
điện
Thủy
điện
Hạt nhân NL mới
1 Hoa Kỳ 4313,3 3085 264,3 808,4 50,1
2 Trung Quốc
(2006)
2834,4 2205,1 556,8 50,3 22.2
3 Nhật Bản 1110,4 767,3 84,9 252,3 5,6
4 Nga (2001) 875,4 134,8
5 CHLB Đức 580,6 394,3 26,58 133,2 42,8
6 Canađa 580,7 154,8 385,3 88,6 2,52
7 Pháp 487,6 58,4 62,8 418,6 4,58
8 Hàn Quốc 420,9 279,5 4,9 136,6 4,6
9 Anh 383,7 279,5 8,9 57,2 5,2
10 Italia 347,2 253,0 37,9 0 10,0
II. Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng ở Việt Nam
II.1. Tổng quan về năng lượng Việt Nam
Việt Nam đã và đang khai thác các dạng năng lượng sơ cấp: than, dầu
khí và thủy điện Năm 1990, tổng năng lượng khai thác 7,1 TOE (Tonne of
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

T

Sản xuất điện thế giới theo nguồn sơ
cấp
Sản xuất điện thế giới 2005
3
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Oil Equivalent – tấn dầu tương đương). Đến năm 2003 đã là 35,1 triệu TOE.
Nguồn năng lượng mới và tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt
đang sử dụng như là một bước thử nghiệm. Theo tổng hợp của chương trình
KHCN-09 (12/2001) thì trữ lượng nguồn năng lượng sơ cấp ở Việt Nam
được cho trong bảng 1.2.
Bảng 1.2 Tiềm năng năng lượng sơ cấp của Việt Nam
Trữ lượng Tổng
Dầu (triệu
3
m
) 2329,8
Khí đồng hành (tỷ
3
m
) 593,3
Khí tự do (tỷ
3
m
) 1046,6
Than antraxit (triệu tấn) 6600
Than mỡ (triệu tấn) 21,2
Than nâu (triệu tấn) 318,6
Thủy điện TWh/năm 82
Uranium đủ dùng cho 9000
MW

Địa nhiệt 472 MW
Sinh khối 43-46 MTOE/năm
Để phục vụ phát triển kinh tế ngành năng lượng Việt Nam tăng trưởng
với tốc độ cao trong giai đoạn gần đây trong tất cả các lĩnh vực: khảo sát
thăm dò, khai thác nguồn, truyền tải phân phối, xuất, nhập khẩu năng lượng.
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vấn đề yếu kém trong ngành năng lượng là:
• Năng lực sản xuất còn thấp, còn tồn tại nhiều công nghệ cũ, lạc hậu,
hiệu suất sử dụng thấp.
• Gây ô nhiễm môi trường.
• Hiệu quả kinh doanh của ngành thấp.
• Giá năng lượng cố định không thích hợp.
• Đầu tư cho ngành năng lượng còn thấp so với yêu cầu, thủ tục đầu tư
rườm rà.
Sản xuất than tăng từ 7,82 triệu tấn năm 1995 lên 45,84 triệu tấn năm
2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 17,4%, xuất khẩu than
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

4
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
tăng 23,9%. Từ năm 2007 chính phủ hạn chế xuất khẩu than nên sản xuất
than năm 2008 có xu hướng giảm. Bảng 1.3 nêu tình hình sản xuất than giai
đoạn 2000-2008.
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất than Việt Nam giai đoạn 2000-2008
Theo Văn phòng tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008
Sản xuất
than
(triệu tấn)
12,3 13,7 16,0 20,0 26,6 33,7 45,8 37,0

Dầu khí tăng trưởng với tốc độ nhanh và được cho trong bảng 1.4.
Bảng 1.4 Tình hình khai thác và sử dụng dầu khí Việt Nam
Theo Văn phòng tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương
Năm 2005 2010
Dầu (triệu tấn) 15 18
Khí (triệu
3
m
) 12 14
Tiềm năng thủy điện ở Việt Nam cũng rất dồi dào và phân bố trên hầu
khắp các vùng lãnh thổ. Với 2200 sông suối lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km
trở lên, đã sản sinh ra tổng tiềm năng kỹ thuật vào khoảng 120 tỷ kWh với
công suất tương đương 30000 MW. Điện năng tăng trưởng với tốc độ 15%
và được cho trong bảng 1.5 sau đây:
Bảng 1.5 Tình hình sản xuất điện năng Việt Nam
Năm 2000 2005 2008 2010 2015 2020
Công suất đặt
( MW)
4500 11000 14500 20000 34000 50000
Điện năng
(TWh)
27 53 74 97 170 250
Ngoài ra, Việt Nam còn có tiềm năng dồi dào về các dạng năng lượng
khác. Năng lượng địa nhiệt: với 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ từ
30
0
C – 105
0
C, tập trung ở Tây Bắc và Trung Bộ. Năng lượng mặt trời với số
giờ nắng trung bình khoảng 2000-2500 h/năm. Năng lượng gió được đánh

SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

5
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
giá vào khoảng 800-1400 kWh/m
3
năm, tại các hải đảo, từ 500-1000
kWh/m
2
năm tại các vùng duyên hải và Tây Nguyên.
II.2. Tác động của việc sử dụng năng lượng đến môi trường
Việc gia tăng mức độ sử dụng năng lượng, luôn kèm theo nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường tại khu vực hoạt động năng lượng và góp phần làm suy
giảm chất lượng môi trường toàn cầu. Hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng
của nước ta là nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ. Quá
trình cháy của nhiên liệu hóa thạch tạo nên điôxit cácbon CO
2
và mêtan CH
4
cả hai là chất khí gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân thay đổi khí hậu và
làm nóng toàn cầu.Việc sử dụng năng lượng đóng góp khoảng 25% lượng
phát thải CO
2
và khoảng 15% tổng lượng khí nhà kính sinh ra do hoạt động
của con người. Quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng lượng
nói chung là nhân tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường.
Theo thống kê trong số các chất khí gây hiệu ứng nhà kính CO
2
chiếm

54%, mêtan 12%, ôzon 7%. Than là nhiên liệu phát thải CO
2
nhiều nhất,
trung bình 1 kg than phát thải 1,83 kg CO
2
. Như vậy các nhà máy nhiệt điện
than trên thế giới hàng năm tạo nên 3,7 tỷ tấn cácbon điôxit (CO
2
), 10000
tấn sunfua điôxit (SO
2
) - nguyên nhân chính gây mưa axit, 10200 tấn NO
x
.
• Xăng phát thải 2,22 kg CO
2
/lít nhiên liệu.
• Dầu điêzen phát thải 2,68 kg CO
2
/lít nhiên liệu.
• Khí hóa lỏng phát thải 1,66 kg CO
2
/lít nhiên liệu.
Các nguồn năng lượng hoá thạch phát thải tro bụi chứa thủy ngân,
uranium, thorium, asen và các kim loại nặng khác là nguyên nhân gây ung
thư và các bệnh hô hấp. Ngoài ra việc sử dụng năng lượng còn gây ô nhiễm
môi trường nước thải, gây tiếng ồn.
Ở Việt Nam theo số liệu của Tổng cục khí tượng thủy văn trong vòng
50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng 0,7
C

0
, mực nước biển tăng 20cm,
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

6
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
nhiều khu vực bị khô hạn trong khi đó thiên tai lụt lội với cường độ ngày
càng tăng.
II.3. Chính sách năng lượng của Việt nam
II.3.1. Quan điểm và chính sách năng lượng
Quan điểm và chính sách năng lượng của Việt nam dựa trên sự hài
hòa giữa hiệu quả kinh tế, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Cụ thể
là:
1. Khai thác đa dạng, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên trong
nước, kết hợp với xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần, tiến đến không
xuất khẩu nhiên liệu sơ cấp, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh
tế xã hội, bảo tồn nhiên liệu và đảm bảo an ninh năng lượng cho tương lai.
2. Phát triển các công trình mới đồng thời với việc cải tạo nâng cấp
các công trinh cũ. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu
từ sản xuất, truyền tải, chế biến và sử dụng năng lượng.
3. Phát triển năng lượng đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường sinh thái. Đảm bảo phát triển bền vững ngành năng lượng.
4. Từng bước hình thành thị trường cạnh tranh, đa dạng hóa phương
thức đầu tư và kinh doanh ngành năng lượng. Nhà nước chỉ độc quyền
những khâu then chốt để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
5. Đẩy mạnh chương trình năng lượng nông thôn. Nghiên cứu phát
triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng
năng lượng, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
6. Phát triển nhanh ngành năng lượng theo hướng đồng bộ, hiệu quả,

trên cơ sở phát huy nguồn nội lực, kết hợp với hợp tác quốc tế.
7. Phát triển dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài
nguyên năng lượng mỗi miền, đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn
cho nhu cầu năng lượng của tất cả các vùng trong toàn quốc.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

7
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
8. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nguồn
điện trên cơ sở tiềm năng năng lượng sẵn có của Việt Nam, hạn chế phụ
thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
II.3.2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng một
cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng
cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm
bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh
hoạt.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan
trọng trong quá trình phát triển năng lượng. Thực hiện tốt công tác này sẽ
góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao hơn của nền
kinh tế quốc dân, đồng thời bảo vệ được môi trường. Khai thác hợp lý các
nguồn tài nguyên năng lượng giúp tiết kiệm ngoại tệ, phát triển kinh tế –xã
hội một cách bền vững.
Tính toán cho thấy nếu giảm hệ số đàn hồi (tỷ số giữa tốc độ tăng tiêu
thụ năng lượng/ tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng giai đoạn) từ 1,46 hiện
nay xuống 0,9 vào năm 2010, và 0,8 vào năm 2020 và các năm sau thì có
thể tiết kiệm được khoảng 1 triệu TOE, tương đương với khoảng 250 triệu
USD vào năm 2010 và 2 triệu TOE khoảng 500 triệu USD vào năm 2020.
Mục tiêu giảm hệ số đàn hồi trước hết là nhằm vào công nghiệp và

giao thông vận tải - hai ngành tiêu thụ năng lượng chính (chiếm khoảng 38%
và 35% nhu cầu năng lượng), tiếp đến là ngành thương mại, dịch vụ và dân
dụng. Biện pháp thực hiện đối với các ngành như sau:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp:
- Thực hiện các biện pháp công nghệ, cải tiến quản lý sửa chữa
phục hồi cải tiến thiết bị.
- Đổi mới nâng cấp thiết bị thay thế các thiết bị có hiệu suất thấp
đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị hiện đại có hiệu suất năng lượng cao.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

8
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
- Thực hiện các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm thiết kế
chế tạo các trang thiết bị và phương tiện sử dụng năng lượng.
- Xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong doanh nghiệp.
Đối với nghành giao thông vận tải:
- Sử dụng có hiệu quả mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hảng không; khai thác tối đa năng lực của phương tiện, thiết bị;
giảm thiểu lượng nhiên liệu tiêu thụ, hạn chế lượng phát thải vào môi
trường.
- Tăng cường vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường sắt
thay cho đường bộ.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.
- Tăng cường sử dụng các loại xe có hiệu suất năng lượng cao,
loại bỏ các phương tiện cũ và hiệu suất thấp.
- Xây dựng quy hoạch giao thông trong các thành phố và quốc
gia để xác định các tuyến vận tải hơp lý.

- Đầu tư để phát triển hệ thông phân phối và phương tiện sử dụng
khí hoá lỏng.
Đối với nghành chiếu sáng:
- Thực hiện tốt chương trình quốc gia Chiếu sáng tiết kiệm và
hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống mới, cải tạo hệ thống chiếu sáng cũ, gia
tăng chất lượng chiếu sáng đồng thời tìm cách giảm nhu cầu năng lượng cho
chiếu sáng.
- Thực hiện các hoạt động chuyển giao kỹ thuật sẽ hỗ trợ ngành
chiếu sáng Việt Nam để đáp ứng những thị trường mới.
- Nâng cao chất lượng thiết kế và lắp đặt các thiết bị chiếu sáng.
Hơn 10 năm qua, cường độ năng lượng của Việt Nam không ngừng
tăng lên, trong khi cường độ năng lượng của các nước phát triển giảm
xuống. Do đó cần phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

9
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Giảm tiêu thụ năng lượng thông qua chính sách sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả sẽ giảm gánh nặng về nhập khẩu năng lượng, giảm sức ép
vốn đầu tư và tiết kiệm được ngoại tệ.
II.3.3. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
1. Tăng cường quản lý của nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả, tổ chức hệ thống quản lý về tiết kiệm năng lương.
- Hoàn thiện khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong quản lý các công trình xây dựng,
trong sinh hoạt đời sống và đối với các trang thiết bị sử dụng năng lượng.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Soạn thảo, trình quốc hội thông qua luật về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
2. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động
cộng đồng, nâng cao nhân thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhân dân.
- Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia.
- Triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình "Sử dụng
tiết kiệm điện trong gia đình".
3. Phát triển, phổ biến các tiểu chuẩn và trang thiết bị hiệu suất cao,
tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.
- Phát triển các tiểu chuẩn và tem chứng nhận sản phẩm tiết kiệm
năng lượng cho một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất trong nước tuân theo
các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng.
4. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

10
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
- Xây dựng mô hình quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện nâng
cấp, cải tiến, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà.

- Nâng cao năng lực và triển khai hoạt động sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong thiết kế xây dựn và quản lý các tòa nhà.
- Xây dựng mô hình và dựa vào hoạt động có nề nếp công tác
quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà.
6. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao
thông vận tải: Khai thác tối ưu năng lực của phương tiện, thiết bị giao thông,
giảm thiểu nhiên liệu tiêu thụ, hạn chế lượng phát thải vào môi trường.
II.4. Năng lượng trong các quá trình công nghiệp điển hình
II.4.1. Công nghệ sản xuất xi măng
Xi măng là một sản phẩm đòi hỏi tiêu phí nhiều năng lượng. Trong một
nhà máy sản xuất xi măng, năng lượng thường chiếm khoảng 20-25% tổng
giá thành sản xuất. Có 4 công nghệ cơ bản sản xuất xi măng:
• Công nghệ ướt: Nguyên liệu thô hòa trộn với 30-40 % nước và được
nung trong lò. Công nghệ ướt tiêu tốn nhiều năng lượng hơn các công
nghệ khác.
• Công nghệ bán ướt: Nguyên liệu thô được chuẩn bị theo công nghệ
ướt sau đó được sấy và cấp vào lò dưới dạng hạt nhỏ thành một khối
khô.
• Công nghệ bán khô: Nguyên liệu được nghiền theo quy trình khô và
thêm khoảng 12-12 % nước.
• Công nghệ khô là công nghệ của các lò nung hiện đại trong đó nguyên
liệu cấp dưới dạng bột khô.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

11
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Hình 1.3 Lò nung xi măng
Quá trình sản xuất xi măng sử dụng hai dạng năng lượng sơ cấp: nhiệt
năng dùng nhiên liệu than hoặc khí đốt và năng lượng cơ được truyền động

bằng điện. Nhiệt năng chiếm khoảng 87% tổng năng lượng. Hai cụm tiêu thụ
năng lượng nhiều nhất trong quá trình sản xuất xi măng là quá trình sản xuất
clinker và quá trình nghiền. Tiêu thụ năng lượng điển hình cho sản xuất xi
măng được cho trong bảng 1.6.
Bảng 1.6 Tiêu thụ điện và nhiệt năng cho công nghệ sản xuất xi măng
Công nghệ Nhiệt năng (GJ/ tấn) Điện năng (kWh/tấn)
Công nghệ ướt 5,02-5,03 70-125
Công nghệ bán ướt 3,15-3,86 70-125
Công nghệ khô 2,88-3,40 110-125
Công nghệ bán khô 3,10-3,50 110-125
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất xi măng:
Giải pháp dài hạn và trung hạn: chuyển từ công nghệ cũ sang công
nghệ mới hoặc công nghệ có hiệu suất cao, tái sử dụng nguyên liệu và nhiệt
thải. Hệ thống lọc bụi tốt giảm tổn thất nguyên liệu. Mỗi phần trăm nguyên
liệu tổn thất sẽ tiêu thụ năng lượng thêm 42 MJ/ tấn clinker. Các ước lượng
sự tiết kiệm năng lượng theo sự thay đổi công nghệ được cho trong bảng 1.7.
Bảng 1.7 Tiết kiệm năng lượng theo sự thay đổi công nghệ
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

12
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Hoạt động Công nghệ cũ Công nghệ mới Tiết kiệm năng
lượng (lần)
Thay thế ướt Khô với gia nhiệt sơ bộ 1,8-5,0
Chuyển đổi ướt Khô với gia nhiệt sơ bộ 1,8-4,0
Chuyển đổi ướt Khô 0,8-1,6
Thay thế ướt bán ướt với gia nhiệt sơ
bộ từng bước
tới 3,0

Chuyển đổi ướt bán ướt với gia nhiệt sơ
bộ từng bước
tới 2,5
Thay thế ướt ướt với thiết bị sấy phun tới 2,0
Chuyển đổi ướt ướt với thiết bị sấy phun 0,9-2,0
Thay thế khô Khô với gia nhiệt sơ bộ 0,2- 2,0
Chuyển đổi khô Khô với gia nhiệt sơ bộ 0,9-1,5
Giải pháp ngắn hạn:
• Kiểm soát không khí cháy (giảm 10% hệ số không khí thừa có thể tiết
kiệm được 35-85 MJ/tấn clinker).
• Tăng cường cách nhiệt của lò nung.
• Kiểm soát các thành phần cấu tạo của nguyên liệu thô.
• Bịt kín không cho không khí lọt vào.
• Vận hành đảm bảo lò làm việc liên tục.
Các giải pháp ngắn hạn có thể tiết kiệm 10-15% năng lượng.
II.4.2. Công nghệ sản xuất gạch, gốm sứ
Nguyên liệu thô dùng làm gốm sứ chủ yếu là cao lanh, đất sét và các
chất phụ gia.
Trong công nghệ gốm sứ sử dụng hai dạng năng lượng là điện và
nhiệt. Điện năng sử dụng cho truyền động cho các máy nghiền, trộn, bơm
quạt và thắp sáng. Nhiệt năng dùng cho sấy và nung trong đó nhiệt năng
chiếm phần lớn. Công đoạn nung tiêu tốn nhiệt năng nhiều nhất nên cần tập
trung cải tiến trong giai đoạn này. Chi phí năng lượng thường chiếm từ 15-
20% giá thành.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

13
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Trong công nghệ sản xuất gạch năng lượng được sử dụng trong hai

công đoạn:
• Đùn ép, chế biến gạch mộc. Các máy đùn ép thường chạy bằng máy
nổ 12-16 V hoặc động cơ điện không đồng bộ công suất dưới 15 kW
làm việc với tải cực đại.
• Nung đốt trong lò theo kiểu gián đoạn. Đây là công đoạn tiêu tốn năng
lượng nhiều nhất và khí thải ảnh hưởng lớn đến môi trường. Với công
nghệ đốt truyền thống các mẻ đốt kéo dài và không sử dụng được
nhiệt thừa của khói thải và của gạch đã nung trong giai đoạn nguội
khiến cho tiêu hao năng lượng lớn.
Các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công
nghiệp gốm sứ được cho trong bảng 1.8 sau đây:
Bảng 1.8 Các biện pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành gốm sứ
Biện pháp Quá trình sấy Quá trình nung
1.Tăng
cường quản
lý trong xí
nghiệp
-Điều khiển
và giám sát
quá trình
cháy nhiên
liệu.
-Khống chế nhiệt độ khói thải.
-Hạn chế rò rỉ khí nóng và lọt khí lạnh.
-Hiệu chỉnh lượng không khí đốt.
-Giám sát quá trình nung, điều chỉnh tốc độ
nạp phôi.
2. Cải tiến
thiết bị
- Cách nhiệt

tường lò.
- Nên chuyển sang dạng lò nung liên tục
- Nên lắp đặt tthiết bị thu hồi nhiệt khói thải
lò nung.
- Điều khiển tối ưu tốc độ xe gòng vào ra.
3. Cải tiến
hoặc thay
thế dây
chuyền
- Thay đổi hoàn toàn sang công nghệ lò
nung kiểu quay.
II.4.3 Công nghệ giấy
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

14
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Nguyên liệu đầu vào chủ yếu của ngành giấy là gỗ, tre, nứa, bã mía,
rơm… Các công đoạn sản xuất giấy và năng lượng tiêu thụ được cho trong
bảng 1.9.
Bảng 1.9 Các công đoạn sản xuất giấy và năng lượng tiêu thụ
Công đoạn Nhiệt năng tiêu thụ
GJ/tấn
Điện năng tiêu thụ
kWh/tấn
Chuẩn bị nguyên liệu 30,3
Tạo bột, giải phóng
sợi xenlulô
4,4 406
Tẩy trắng 4,3 159

Sấy bột 4,5 155
Chế tạo giấy thành
phẩm
0,7 274
Định hình và ép 238
Sấy thành phẩm 10 21
Những biện pháp tiết kiệm năng lượng trong công nghệ giấy:
Giải pháp thu hồi vốn nhanh với mức tiết kiệm khoảng 5% lượng hơi tiêu
thụ mà không cần đầu tư, hoặc đầu tư ít.
• Điều khiển chính xác thiết bị bốc hơi và nồi nấu.
• Điều khiển chính xác tiêu thụ nước.
• Tái sử dụng nước trắng và quản lý tốt sử dụng nước nóng.
• Tăng công suất thiết bị bốc hơi.
Giải pháp có thời gian thu hồi vốn ngắn hạn dưới 2 năm có thể giảm tiêu
thụ 5-10% hơi liên quan đến tận dụng nhiệt có nhiệt độ cao để tận dụng lò
hơi:
• Thu hồi nhiệt từ nước ngưng của thiết bị bốc hơi, nhiệt thải của thiết
bị tẩy trắng, nước xả đáy lò hơi, khói lò hơi.
Giải pháp tiết kiệm năng lượng có thời gian thu hồi vốn trung bình từ 2-4
năm cho phép giảm tiêu thụ 10-15% hơi đi kèm với việc thiết kế lại hệ thống
trao đổi nhiệt:
• Tận dụng nhiệt của quá trình công nghệ, của nồi nấu, của lò hơi.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

15
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
• Thiết kế lại phần trao đổi nhiệt thiết bị bốc hơi.
Giải pháp tiết kiệm năng lượng có thời gian thu hồi vốn từ 4-6 năm cho
phép tiết kiệm 25 % năng lượng:

• Đầu tư hệ thống đồng phát nhiệt điện
• Tăng cường hiệu quả của thiết bị bốc hơi.
• Thu hồi nhiệt khí thải.
• Tận dụng nhiệt của nồi tinh chế.
II.4.4. Công nghệ sản xuất thép
Ngành công nghiệp sắt thép tiêu tốn rất nhiều năng lượng, chiếm khoảng
20-45% tổng yêu cầu năng lượng công nghiệp. Dựa vào nguyên liệu thô và
quá trình chế biến có thể chia các nhà máy luyện thép gồm 4 công đoạn
chính:
• Cốc hóa than.
• Sản xuất gang.
• Chuyển hóa gang thành thép.
• Đúc khuôn và hoàn thiện.
Thường sử dụng các loại lò sau:
• Lò thổi và lò đáy mở (blast furnace and open hearth furnace).
• Lò thổi luyện ôxi cơ bản (blast furnace and basic oxygen furnace).
• Lò khử trực tiếp và hồ quang (direct reduction and electric arc
furnace).
• Lò hồ quang điện kim loại vụn (scrap based electric arc furnace).
• Lò chuyển Bessemer.
Lò cao điển hình được cho trên hình 1.4.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

16
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Hình 1.4 Lò luyện thép
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là mở rộng việc sử dụng
năng lượng phụ và giảm thiểu nhu cầu về các nguồn năng lượng chính.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng trong nhà máy thép liên

hợp điển hình:
• Tập huấn vận hành những trang thiết bị đòi hỏi sử dụng nhiều năng
lượng.
• Tắt các động cơ và thiết bị nhiệt khi không sử dụng.
Việc đầu tư mức thấp bao gồm:
• Tăng cường sử dụng thép viên nhỏ trong lò cao. Năng lượng tiết kiệm
1,15 GJ/tấn thép.
• Sử dụng than cốc có hàm lượng lưu huỳnh và tro ít hơn.
• Tăng dung tích lò.
• Tăng cường sử dụng cảm ứng nhiệt với những thanh thép. Năng lượng
tiết kiệm 1,37GJ/tấn thép.
• Cải tạo cách nhiệt của lò và đường hơi.
• Giảm hệ số không khí thừa, sử dụng cảm biến ôxi.
Đối với giải pháp trung hạn cần chuyển sang công nghệ mới hiệu quả
hơn.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

17
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Giải pháp dài hạn là sản xuất thép trực tiếp, quặng sắt được biến đổi
thành thép bằng một phản ứng đơn giản. Quá trình này dễ điều khiển, giảm
thời gian chuyển đổi và ít gây ảnh hưởng với môi trường.
Chương trình quản lý năng lượng cần thiết lập một trung tâm năng lượng
để giám sát điều kiện vận hành của năng lượng tiêu thụ, sản xuất và phân
phối, cải thiện vận hành bằng cách sử dụng tối đa sản phẩm phụ, ổn định
nguồn cung cấp.
II.4.5. Công nghệ thực phẩm
Công nghiệp thực phẩm bao gồm nhiều lĩnh vực rất đa dạng:
• Xay sát và bảo quản chế và chế biến lương thực.

• Công nghệ sản xuất đồ hộp.
• Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa.
• Công nghệ chế biến rượu, bia, đồ uống…
Việc chế biến thực phẩm có nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng như
sử dụng nhiệt phục vụ cho việc sấy, nấu, cô đặc, làm lạnh, dung hơi nước
cho các quá trình Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nghành công
nghiệp thực phẩm phụ thuộc vào dây chuyền cụ thể. Đó là các biện pháp
tổng hợp về hệ thống cơ điện, nhiệt, chiếu sáng. Sau đây là một số biện pháp
quan trọng:
• Đối với hệ thống hơi cần đảm bảo áp suất hơi phù hợp.
• Hệ thống truyền dẫn cần đảm bảo bảo ôn tốt.
• Có thu hồi nước ngưng.
• Hiệu suất của lò hơi.
II.4.6. Năng lượng trong giao thông vận tải
Ở Việt nam theo Tổng cục Thống kê, từ 1990 đến 2005, lượng hàng
luân chuyển tăng 9,4% mỗi năm, cao hơn tăng trưởng trung bình của tổng
sản lượng quốc nội chừng 1,5% (hình 1.5).
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

18
ỏn tt nghip Cỏc gii phỏp tit kim in nng
Theo TCTK, 2005
Hình 1.5 Thị phần và tăng trởng những phơng tiện giao thông vận tải
Nhng thng kờ chi tit cho thy, trỏi vi xu hng cỏc nc cụng
nghip tiờn tin ang tỡm cỏch gim t s lng hang vn chuyn bng
ng b ngnh ng st v ng song gia tng ớt hn tng trng ca
tng sn phm quc ni.
Ngnh hng hi ch tng 10% mi nm ớt hn tng trng 14% mi
nm ca ngoi thng m hng ngoi thng thỡ ch yu c luõn chuyn

bng ng bin.
T l tng trng nhanh ca ngnh hang khụng ớt cú ý ngha vỡ lng
hng luõn chuyn bng phng tin ny khụng ỏng k tuy nhiờn cng gia
tng nhu cu nng lng.
Chớnh sỏch ụ th vi nhiu cao c v trung tõm thng mi gõy ra
tiờu th nng lng v ựn tc giao thong. n tc giao thong gõy lóng phớ
nhiờn liu mt cỏch vụ ớch v lm tng ụ nhim mụi trng.
II.5. Nng lng trong i sng
II.5.1. Nng lng trong ngnh xõy dng
Theo B Xõy dng tc tng trng ca ngnh l t 12-16% mi
nm v tiờu th khong 20-24% tng nng lng quc gia. Vn tit kim
v s dng cú hiu qu nguyờn nhiờn liu u vo v nng lng cú ý ngha
quan trng trong vic gim giỏ thnh v nõng cao sc cnh tranh ca cỏc
doanh nghip.
Cụng tỏc xõy dng khụng tuõn th quy tc kin trỳc khớ hu sinh hot
truyn thng, cỏch nhit khụng tt, kộm thụng thoỏng, khụng che chn trc
SVTH: Phan H M - KT
K27

19
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
xạ gây lãng phí năng lượng để đảm bảo tiện nghi tối thiểu. Để khắc phục
tình trạng này cần thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả sau đây:
- Tận dụng các điều kiện tự nhiên hoặc các giải pháp cấu tạo kiến trúc
thích hợp nhằm giảm tiêu hao năng lượng cho chiếu sáng, thông gió, làm
mát, và sưởi ấm.
- Sử dụng các vật liệu cách nhiệt được sản xuất theo tiêu chuẩn tiết
kiệm năng lượng để hạn chế việc truyền nhiệt qua tường, cửa ra vào và cửa
sổ.

- Sử dụng các thiết bị được chế tạo theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng
lượng để lắp đặt trong tòa nhà.
- Bố trí các trang thiết bị nhằm đạt được hiểu quả cao theo hướng tiết
kiệm năng lượng.
II.5.2. Năng lượng trong lĩnh vực sinh hoạt
Trong khu vực sinh hoạt tiềm năng tiết kiệm năng lượng còn rất lớn.
Đặc biệt đối với khu vực hành chính công, cần tăng cường tuyên truyền và
có biện pháp khoán gọn tiêu thụ điện trong khu vực hành chính công. Giải
pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt là:
- Sử dụng các trang thiết bị có hiệu suất cao thay thế trang thiết bị có
chỉ tiêu năng lượng lạc hậu, nhằm giảm chi phí năng lượng và góp phần thực
hiện chính sách tiết kiệm năng lượng của nhà nước.
- Áp dụng chính sách giá năng lượng hợp lý trong sinh hoạt nhằm
thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Áp dụng các chỉ dẫn của Bộ Xây dựng về sử dụng các vật liệu xây
dựng và các trang thiết bị sử dụng nhiều năng lương như: máy điều hòa
không khí, các thiết bị cơ khí dùng cho mục đích thông gió, thiết bị chiếu
sáng, thiết bị cùng cấp nước nóng, thang máy lắp đặt trong nhà ở để đạt
mục đích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện công suất lớn vào các giờ
cao điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

20
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
II.6. Quản lý năng lượng
II.6.1. Nguyên lý quản lý năng lượng
Quản lý năng lượng bền vững là quá trình quản lý năng lượng tại công
ty nhằm đảm bảo năng lượng được sử dụng một cách hiệu quả.

Hệ thống quản lý năng lượng bền vững mang lại hiệu quả sau:
• Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng.
• Quản lý giá năng lượng một cách hệ thống và làm giảm giá thành sản
phẩm.
• Tăng cường tính đảm bảo liên tục của hệ thống sản xuất.
• Xây dựng được quy trình kiểm soát, hỗ trợ các hoạt động chất lượng
khác của công ty như ISO, Bảo dưỡng sản xuất tổng thể TPM (Total
Productive Maintenance), Quản lý chất lượng tổng thể TQM (Total
Quality Management)…
Đồng thời phải khắc phục việc sử dụng năng lượng kém hiệu quả là do
nhiều rào cản về nhận thức và công nghệ:
• Ý thức và thói quen bao cấp và bù giá về năng lượng, biểu giá năng
lượng cố định hoặc ít thay đổi trong thời gian dài.
• Không nhận thức đúng về vai trò của năng lượng trong hệ thống sản
xuất.
• Thiếu hiểu biết về các khả năng tiết kiệm năng lượng, thiếu thông tin
về thiết bị mới.
• Chỉ tập trung vào sản lượng, tốc độ sản xuất, ít quan tâm đến chi phí
vận hành.
• Không chịu cải tiến đổi mới công nghệ.
II.6.2. Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
Lộ trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng bền vững gồm 4 bước:
• Đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng.
• Thành lập ban quản lý năng lượng có trách nhiệm xây dựng và quản
lý các hoạt động của hệ thống tuân theo quy trình đã được thống nhất.
• Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng:
• Tích hợp hệ thống quản lý năng lượng và các hệ thống quản lý khác.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27


21
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
II.7. Kiểm toán năng lượng
Kiểm toán năng lượng là quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá
thực trạng các hoạt động tiêu thụ năng lượng nhằm xác định mức tiêu thụ
năng lượng của đơn vị kinh doanh dịch vụ, các nhà máy sản xuất hay hộ gia
đình, đồng thời tìm ra các lĩnh vực sử dụng năng lượng lãng phí, đưa ra các
cơ hội bảo tồn năng lượng và biện pháp mang lại tiết kiệm năng lượng.
Kiểm toán năng lượng là một trong những chương trình thực hiện sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của quốc gia nhằm mục đích:
- Đánh giá được tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị trong hiện tại.
- Từ các phân tích về thực trạng sử dụng năng lượng ta có thể nhận
biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí trong
hệ thống sử dụng năng lượng dựa trên thực trạng sử dụng năng lượng của
đơn vị.
- Kiểm tra tổng thể đơn vị, đồng thời kiểm tra chi tiết các hệ thống
tiêu thụ năng lượng và các bộ phận liên quan để xác định tiềm năng tiết kiệm
chi phí năng lượng.
- Sau khi phân tích số liệu về khía cạnh tiêu thụ năng lượng của đơn
vị, ta sẽ đánh giá về cả mặt kỷ thuật và mặt kinh tế của các cơ hội bảo tồn
năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí trong hệ thống sử dụng năng
lượng thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỷ thuật.
- Đưa ra các giải pháp nhằm mang lại tiết kiệm chi phí sử dụng năng
lượng cho.
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

22
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Chương II

SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
I. Hệ thống điện
Hệ thống điện (HTĐ) bao gồm các nhà máy điện, đường dây truyền tải
và phân phối đảm bảo cung cấp điện năng an toàn và liên tục và ổn định đến
các hộ tiêu thụ. Đối với HTĐ vấn đề tiết kiệm và hiệu quả phải được quán
xuyến thường xuyên trong mọi khâu từ thiết kế, lắp đặt, vận hành sử dụng,
quản lý và bảo dưỡng. Tối ưu hóa một hệ thống lớn như HTĐ đòi hỏi những
công cụ và phương pháp nghiên cứu mới.
Điện năng có những đặc điểm quan trọng:
• Điện năng có thể sản xuất tập trung với công suất lớn trong các nhà
máy điện.
• Điện năng dễ dàng truyền tải đi xa hàng ngàn kilômét với hiệu suất
cao nhờ hệ thống truyền tải và phân phối điện.
• Điện năng dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác với hiệu
suất cao.
• Dễ dàng tự đông hóa và điều khiển từ xa.

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống điện
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

23
Phát
Truyền tải
Phân phối
Phụ tải
Trạm BA truyền tải
Trạm BA phân phối
Khu dân cư Khu thương mại

Khu công nghiệp
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
I.1. Lợi ích kinh tế và kỹ thuật của hệ thống điện quốc gia
Các nhà máy điện của mỗi quốc gia và của cả nhiều khu vực lớn trên thế
giới đều được vận hành song song, nối thành hệ thống điện thống nhất vì
những lý do cơ bản sau đây:
• Tăng cường tính đảm bảo, an toàn và liên tục cung cấp điện. Có sự hỗ
trợ về công suất trong hệ thống để đảm bảo cung cấp đủ công suất cho
toàn hệ thống.
• Dự trữ chung của toàn hệ thống giảm đi.
• Vận hành tối ưu toàn hệ thống. Trong từng thời điểm, căn cứ vào yêu
cầu của đồ thị phụ tải toàn hệ thống, vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của
từng nhà máy, các nhà máy điện tham gia vào hệ thống sẽ được vận
hành với công suất tác dụng và công suất phản kháng quy định. Điều
này đảm bảo lợi ích kinh tế chung toàn hệ thống.
Chẳng hạn như trong mùa mưa các nhà máy thủy điện sẽ được ưu tiên
chạy hết công suất trong khi đó vào mùa khô các nhà máy nhiệt điện đảm
bảo phần lớn phụ tải hệ thống. Trung tâm điều độ sẽ điều khiển và giám sát
sự vận hành của từng nhà máy điện căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật
của từng tổ máy và nhu cầu đồ thị phụ tải của toàn hệ thống.
I.2. Vận hành kinh tế của hệ thống điện
Để giảm chi phí vận hành cho toàn HTĐ cần triệt để sử dụng nguồn
nước của thủy điện, giảm thiểu nước xả không qua tuabin.
Để giảm thiểu chi phí sản xuất trong ngày – đêm các nhà máy nhiệt
điện phải phát công suất bằng nhau trong mọi giờ vận hành nghĩa là nằm
dưới đáy của đồ thị phụ tải HTĐ như hình 2.2.
Hình 2.2 Phân bố công suất của các nhà máy điện trong HTĐ
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27


24
Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp tiết kiệm điện năng
Phối hợp sử dụng nước của thủy điện với sử dụng các nhà máy nhiệt
điện và phối hợp giữa các nhà máy nhiệt điện với nhau sao cho chi phí sản
xuất điện năng là nhỏ nhất.
II. Hệ thống truyền tải điện
Hệ thống truyền tải là khâu trung gian truyền tải điện năng từ các nhà
máy điện đến hệ thống phân phối điện. Theo quy mô công suất và chiều dài
truyền tải hệ thống truyền tải gồm các trạm biến áp và đường dây có điện áp
định mức 500, 220,110, 35 kV. Hình 2.3 là sơ đồ hệ thống truyền tải và phân
phối điện.
Hình 2.3 Hệ thống truyền tải và phân phối điện
II.1. Đồ thị phụ tải của hệ thống
Đặc điểm của phụ tải điện là biến thiên liên tục phụ thuộc vào nhiều
yếu tố tự nhiên (thời gian trong ngày, mùa ) cũng như yếu tố tổ chức, lao
động đối với các máy móc, thiết bị. Đồ thị phụ tải rất cần thiết cho việc thiết
kế và vận hành hệ thống điện:
SVTH: Phan Hồ Mỹ - ĐKT
K27

25
Nhà máy điện
HT truyền tải
HT phân phối
Tải
Đường dây phân phối
MBA phân phối

×