Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.66 KB, 30 trang )

VAI TRÒ PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Đất nước bước vào kỷ nguyên hội
nhập với thế giới, trong công cuộc
đổi mới, xây dựng đất nước trên con
đường công nghiệp hóa – hiện đại
hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp
tục đóng vai trò quan trọng, là động
lực thúc đẩy chung của xã hội; vừa
dung hòa những bản sắc truyền
thống vốn có của mình, vừa thích
ứng với những thay đổi mới của xã
hội và hội nhập với văn hóa toàn
cầu.
Các Nghị quyết của Đảng, pháp
luật của nhà nước về phụ nữ trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập tiếp tục
khẳng định và nâng cao nhận thức
của xã hội về vai trò to lớn của phụ
nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Đồng thời tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, sự
tham gia của cả hệ thống chính trị
đối với công tác phụ nữ, đặc biệt là
sự nỗ lực của bản thân phụ nữ để chị
em tham gia ngày càng nhiều hơn,
chủ động hơn, đóng góp ngày càng
lớn hơn cho sự phát triển chung của
gia đình, cộng đồng, đất nước và
thực hiện bình đẳng giới.


Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ
ngày càng tham gia nhiều hơn trong
việc tự ứng cử và được giới thiệu
ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND,
cơ quan lãnh đạo của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,
tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Trong lĩnh vực kinh tế và lao động,
phụ nữ có vị trí ở mọi ngành nghề,
công việc.
Phụ nữ nông dân, những người giữ
vai trò chủ đạo trong trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ chế biến…đã tham gia
ngày càng tích cực, có hiệu quả các
hoạt động khuyến nông, các hoạt
động phổ biến, hướng dẫn ứng dụng
khoa học kỹ thuật trong sản xuất…
đã mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng khoa
học kỹ thuật và phương pháp làm ăn
mới, góp phần tạo ra sản phẩm cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Một bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn
phát triển kinh tế trang trại và doanh
nghiệp hộ gia đình, thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
kinh tế thị trường. Góp phần bảo
đảm an ninh lương thực và giữ vững
vị trí là nước xuất nhập khẩu gạo

trên thế giới.
Trong các lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh
doanh dịch vụ cũng đóng vai trò hết
sức quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của đất nước. Lao động nữ đã
tham gia ngày càng nhiều trong khu
vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các
ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu
kỹ thuật, công nghệ cao, khu vực
dịch vụ và kinh tế phi chính thức.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
Trong cơ chế thị trường với nhiều
thành phần kinh tế cùng tồn tại, đã
xuất hiện đội ngũ cán bộ nữ doanh
nhân thành đạt trên các lĩnh vực. Họ
là nhà quản lý năng động – giám
đốc, tổng giám đốc… các công ty,
chủ doanh nghiệp. Chị em đã năng
động bám sát thị trường, nhanh nhạy
nắm bắt và xử lý thông tin, kịp thời
đổi mới thiết bị và công nghệ, sản
xuất những sản phẩm có chất lượng,
góp phần khẳng định thương hiệu
Việt Nam trên trường quốc tế. Nét
nổi bật của đội ngũ nữ doanh nhân là
không chỉ lãnh đạo sản xuất, kinh
doanh giỏi mà còn tích cực tham gia
các hoạt động nhân đạo, từ thiện

chăm lo giúp đỡ người nghèo, người
có hoàn cảnh khó khăn vươn lên hội
nhập cùng cộng đồng.
Trong khoa học và công nghệ, đội
ngũ cán bộ khoa học nữ đã có nhiều
công trình nghiên cứu ứng dụng
thành tựu khoa học – công nghệ hiện
đại, ngày càng nhiều cá nhân và tập
thể các nhà khoa học nữ có công
trình nghiên cứu được nhận giải
thưởng VIPHOTEC, giải thưởng
Covalevskaia, giải thưởng phụ nữ
Việt Nam, Bằng lao động sáng tạo
của Tổng liên đoàn Lao động Việt
Nam…
Trong ngành giáo dục đào tạo, phụ
nữ chiếm tỷ lệ gần 70%. Trong công
tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, đội
ngũ nữ trong ngành y tế đã phấn đấu
nâng cao trình độ chuyên môn, rèn
luyện y đức, đóng góp tích cực vào
sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân.
Trong hoạt động văn hóa thông
tin, báo chí, thể thao, đội ngũ nữ văn
nghệ sỹ, nhà báo, biên tập viên, huấn
luyện viên, vận động viên đã phát
huy tài năng, trí tuệ đóng góp cho sự
phát triển văn hóa, thông tin, nghệ
thuật, thể thao nước nhà. Phong trào

phụ nữ tham gia các hoạt động kinh
tế, văn nghệ, thể dục thể thao quần
chúng ngày càng phát triển. Đặc biệt,
với thành tích xuất sắc, đội bóng đá,
bóng chuyền nữ và nhiều nữ vận
động viên đã làm rạng danh đất nước
trong thi đấu thể thao khu vực và
quốc tế.
Thành tựu xoá đói giảm nghèo của
đất nước những năm qua có sự đóng
góp to lớn của phụ nữ. Ngày càng có
nhiều phụ nữ vượt nghèo thành
công, vươn lên làm giàu bằng sức
lao động sáng tạo và nghị lực của
chính mình, được cộng đồng xã hội
tôn vinh. Phát huy truyền thống
tương thân tương ái, phụ nữ cả nước
đã đóng góp tích cực vào các hoạt
động vì người nghèo.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân
đạo từ thiện được các tầng lớp phụ
nữ cả nước tích cực tham gia thường
xuyên có hiệu quả. Xây dựng nhà
tình nghĩa, mái ấm tình thương,
phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh
hùng, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai,
khó khăn hoạn nạn
Trong gia đình, với vai trò là
người mẹ, người thầy đầu tiên của
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2

con người, phụ nữ Việt nam đã có
đóng góp lớn trong xây dựng gia
đình theo chuẩn mục: no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Giữ vững và phát huy vai trò nòng
cốt trong công tác phụ nữ, trong suốt
quá trình đổi mới đất nước và hội
nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, HLHPN Việt Nam đã không
ngừng đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động, đoàn kết, động viên
cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước nỗ
lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu
chung của đất nước.
Với nội dung thiết thực, phù hợp,
phong trào thi đua “phụ nữ tích cực
học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc” đã được các cấp
hội tập chung chỉ đạo triển khai xây
dựng đến cơ sở, được cán bộ, hội
viên các tầng lớp phụ nữ hưởng ứng
thực hiện, trở thành động lực thúc
đẩy chị em vượt qua khó khăn, phát
huy phẩm chất tốt đẹp, khả năng
sáng tạo, nâng cao vai trò của phụ
nữ, góp phần thưch hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước.
Đặc biệt, thực hiện chủ chương
mở rộng quan hệ đối ngoại và hội

nhập kinh tế quốc tế của Đảng và
Nhà Nước; nhiệm vụ mở rộng quan
hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng,
phát triển và hoà bình của hội, phụ
nữ Việt Nam đã chủ động tham gia,
đóng góp có hiệu quả vào các hoạt
động đối ngoại và hợp tác quốc tế
của đất nước. Đến nay Hội đã có
quan hệ với trên 300 tổ chức quốc tế
và khu vực tại 67 nước, góp phần
thúc đẩy sự hiểu biết, quan hệ hợp
tác giữa nhân dân và phụ nữ Việt
Nam với các nước trên thế giới. Với
những đóng góp xứng đáng trong
lịch sử phát triển của dân tộc, thời kỳ
kháng chiến, phụ nữ Việt Nam được
Bác Hồ phong tăng Tám chữ vàng
“Anh Hùng, Bất Khuất, Trung Hậu,
Đảm Đang” thời kỳ đổi mới của đất
nước, Đảng ta đã khen ngợi phẩm
chất “Trung Hậu, Đảm Đang, Tài
Năng, Anh Hùng” của phụ nữ. Đó
không chỉ là sự khích lệ, động viên
mà còn là sự thừa nhận và đánh giá
vai trò lớn của phụ nữ Việt Nam.
Phát huy truyền thống tốt đẹp và ý
thức sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của
mình trong giai đoạn mới, chúng ta
tin tưởng phụ nữ Việt Nam sữ tiếp
tục góp phần xây dựng nền văn minh

dân tộc bằng lao động sáng tạo và trí
tuệ thông minh, bằng tinh thương và
phẩm chất đạo đức trong sáng của
mình; xứng đáng là hình ảnh đẹp
nhất của con người Việt Nam trong
kỷ nguyên mới.
(Tổng hợp)
ĐỌC SÁCH LÀ BIỂU TƯỢNG
CỦA VĂN HÓA VÀ VĂN MINH
Từ xa xưa, khi kĩ nghệ làm giấy
chưa ra đời, loài người đã biết dùng
tre làm thẻ để viết sách, mặc dù sách
viết trên thẻ tre vô cùng phiền toái và
phức tạp. Điều đó nói lên vai trò
không thể thiếu của sách và đọc sách
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3
trong lịch sử tiến hoá của xã hội loài
người. Trong một xã hội phát triển,
không thể thiếu sự đồng hành của
sách và đọc sách. Nói cách khác, đọc
sách là biểu tượng của văn hoá và
văn minh.
Trên thực tế cuộc sống, có một bộ
phận người không cần đọc sách,
ngoài những cuốn sách giáo khoa mà
họ buộc phải đọc khi đi học. Và họ
vẫn sống bình thường, vẫn đi lại bình
thường, có khi vẫn giàu có, sang
trọng. Nhưng chắc chắn họ không
phải là những người thực sự có văn

hoá, ít nhất là với văn hoá đọc.
Trong trường hợp này, văn hoá đọc
với những người này là một thứ vô
nghĩa.
Nói như vậy cũng là để nói rằng,
muốn xây dựng một xã hội văn
minh, trước hết con người sống trong
xã hội đó phải có văn hoá, có tri
thức. Một xã hội không thể trở nên
văn minh khi trong xã hội đó, văn
hoá và tri thức của nhân loại có hằng
hà sa số trong những cuốn sách bị
coi rẻ. Con người muốn có văn hoá
để trở thành người văn minh trong
một xã hội văn minh không thể
không đọc sách. Vì thế mà nói sách
là công cụ, là phương tiện và cũng là
biểu tượng của một xã hội văn
minh.
Trong sự phát triển đến chóng mặt
của công nghệ thông tin điện tử ngày
nay, các phương tiện nghe nhìn như
truyền hình, báo điện tử, mạng
internet với lượng thông tin vô cùng
phong phú và đa dạng đã và đang
ngày càng trở thành nỗi đam mê của
số đông người dân Việt Nam, tưởng
có lúc và sẽ đến lúc sách và thú đọc
sách sẽ bị ném ra rìa cuộc sống.
Nhưng thực tế, sách đã trở thành một

thị trường văn hoá đầy tiềm năng và
ngày càng có chỗ đứng vững vàng
trong một xã hội đang phát triển.
Theo đó số người đọc sách ở nước
ta vẫn chiếm số đông. Có được thực
tế đáng mừng đó là do lượng người
có học ngày càng tăng cả về số
lượng lẫn chất lượng. Muốn tăng
được học vấn thì phải không ngừng
bổ sung tri thức với một trong những
con đường có hiệu quả nhanh nhất
và kinh tế nhất là đọc sách.
Từ rất lâu, những ai đã đến với thú
đọc sách đều nhận ra rằng, sách là
người bạn tri âm, là người thầy dễ
chịu nhất. Từ những trang sách,
người đọc sẽ đến với một thế giới
muôn màu muôn vẻ, có đủ tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Sách
bổ trợ cho chúng ta những kiến thức
cần thiết trong cuộc sống, dạy cho
chúng ta những bài học ứng xử mang
đậm tính nhân văn và văn hoá để
chúng ta trở nên hoàn thiện hơn, văn
minh hơn.
Từ những cuốn sách ngỡ như vô
tri vô giác, người đọc sách dù ở trình
độ học vấn nào, cũng có thể tìm thấy
cho mình một chân trời mới của kiến
thức và nhất là những bài học bổ ích

cho cuộc sống; thậm chí đã có không
ít những cuốn sách có sức mạnh làm
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 4
thay đổi cả cuộc đời người đọc theo
chiều hướng tốt đẹp hơn. Chẳng hạn
đó là những cuốn sách trong Tủ sách
hạt giống tâm hồn. Những cuốn sách
như thế đã làm thay đổi cả những
quan niệm, quan điểm sống tưởng
như đã trở thành cố hữu trong tâm trí
người đọc. Trong lúc đó, để thay đổi
được cả một quan điểm sống là điều
không dễ chút nào. Vậy mà sách đã
làm được. Đó chính là sức mạnh
tiềm tàng của sách và hiệu quả vô
cùng to lớn từ việc đọc sách.
Vì thế mà nói, đọc sách là biểu
tượng của con người có văn hoá và
văn minh. Một xã hội chưa trọng thị
sách là một xã hội chưa văn minh;
một con người chưa có thú đọc sách
thì con người đó đã khuyết đi một
mảng lớn về văn hoá. Việt Nam ta
đang hướng đến việc xây dựng một
xã hội văn minh, có một Tết đọc
sách hàng năm để tôn vinh sách và
việc đọc sách là đúng lắm rồi.
(Theo sachhay.com)
1.CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
HẢI SẢN GIÚP SỮA MẸ GIÀU

DHA
Thai phụ cần ăn đa dạng thực
phẩm, nhất là hải sản để đảm bảo sữa
giàu DHA. Khoảng 68% các bà mẹ
được hỏi không biết về DHA và bổ
sung DHA đúng cách cho con. Đây
là chất rất quan trọng cho sự phát
triển não và võng mạc của trẻ.
Theo Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn
Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh
dưỡng Quốc gia: DHA, tên gọi đầy
đủ là Docosa Hexaenoic Acid, là một
acid béo thuộc nhóm omega-3.
Đây là thành phần quan trọng của
tế bào hệ thần kinh trung ương, giúp
cho sự phát triển não và võng mạc
của trẻ, đặc biệt là 2 năm đầu đời.
Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng
hợp được DHA mà phải đưa vào
nguồn thực phẩm.
“Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu sẽ được cung cấp đầy đủ
DHA”, bà Lâm khẳng định.
Đặc biệt, thai phụ cần ăn đa dạng
thực phẩm, nhất là hải sản (cá, tôm,
cua,…), trứng, các loại hạt có dầu
(lạc, vừng, đậu tương…) ngay từ lúc
mang thai 3 tháng cuối và sau khi
sinh để đảm bảo chất lượng sữa tốt.
Các thực phẩm này chứa nhiều DHA

cung cấp cho trẻ qua nguồn sữa mẹ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông
lương Thế giới (FAO), nhu cầu về
DHA của trẻ sơ sinh (0 - 12 tháng
tuổi) là 17mg/100kcal và trẻ từ 1 - 6
tuổi là 75mg/ngày.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều
phụ huynh không hiểu biết cặn kẽ về
DHA, phải cung cấp cho trẻ bao
nhiêu là đủ và trong giai đoạn nào là
hợp lý. Đáng lo ngại là có rất nhiều
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 5
CÔNG NGHỆ
VÀ ĐỜI SỐNG
thực phẩm trên thị trường quảng cáo
rầm rộ về hàm lượng DHA.
Bà Lâm khuyến cáo phụ huynh
không nên tự ý chọn mua các thực
phẩm dinh dưỡng bổ sung DHA cho
trẻ nhỏ vì nhiều sản phẩm không ghi
rõ các thành phần khác cùng có trong
sản phẩm (như vitamin A). Nếu cùng
lúc sử dụng nhiều sản phẩm thì rất
nguy hiểm cho sức khỏe. Phụ huynh
nên có sự tư vấn bác sĩ trước khi
chọn mua sản phẩm bổ sung dinh
dưỡng cho trẻ.
(Theo khuyennong,gov.vn)
CHẾ NƯỚC RỬA BÁT TỪ CÁM

GẠO
Nhận thấy nước rửa bát không rõ
nguồn gốc có nhiều thành phần độc
hại, có thể gây nguy hiểm cho người
và vật nuôi nếu tiếp xúc nhiều, em
Đặng Quốc Đạt, học sinh lớp 11 A1,
Trường THPT Cẩm Lý, huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang đã tìm hiểu và
chế thành công loại nước rửa chén,
bát thân thiện từ cám gạo.
Cùng với sự trợ giúp tận tình của
cô giáo dạy hóa sinh, Đạt phát hiện
ra rằng cám gạo có chứa nhiều thành
phần và chất dinh dưỡng như:
Lysine, Protein, Trytophan,
Sodium…
Đạt đã lấy 3 thìa cám pha vào chai
đựng 250 ml nước, lắc đều thành
dung dịch có màu vàng nhạt, mùi
thơm đặc trưng.
Đạt cho biết, lượng hỗn hợp này
đủ dùng trong 3 ngày đối với gia
đình khoảng 3-4 nhân khẩu.
Ưu điểm của loại nước này là khi
rửa, chén, bát đều sạch dầu mỡ, khô
ráo. Ngoài ra, hỗn hợp còn có khả
năng tẩy sạch vết ố của trà, cà phê
trên cả đồ sứ và đồ nhựa mà không
để lại mùi tanh khó chịu như khi
dùng nước rửa bát không rõ nguồn

gốc.
Đặc biệt, việc sử dụng nước rửa
bát chế từ cám gạo còn có thể thải
trực tiếp xuống ao hồ mà không gây
hại cho cá hay các loài thuỷ sinh.
Được biết, đề tài đã giành liền 3
giải thưởng cấp tỉnh và cấp quốc gia.
(Theo thiennhien.net)
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC
BÌNH, MUỖI NƯỚC
Trung tâm khuyến nông An Giang
thử nghiệm ứng dụng xử lý chất thải
chăn nuôi có hiệu quả bằng hai loại
cây thủy sinh, đó là cây lục bình và
cây muỗi nước.
Nước thải từ các trại chăn nuôi
chứa rất nhiều nitrogen, phoshor và
những hợp chất vô cơ có thể hòa tan
được. Rất khó tách những chất thải
này khỏi mặt nước bằng cách quét
rửa hay lọc thông thường. Có một số
loại cây thủy sinh như lục bình, cỏ
muỗi nước có khả năng xử lý nước
thải, vừa ít tốn kinh phí, vừa thân
thiện với môi trường. Cây muỗi
nước, còn gọi cây cần tây nước, là
vây bản địa của vùng Đông Nam Á,
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6
thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc
luộc chín như rau. Chúng sinh sản

theo cách phân chia rễ và sinh
trưởng tốt trong môi trường nước
nông cho tới 20 cm. Thứ hai là cây
lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn
gốc Nam Mỹ, sinh trưởng và phát
triển nhanh, khỏe, nổi trên mặt nước.
Nước thải từ các nguồn gia súc
trước tiên cho thải lắng xuống đáy.
Sau vài ngày cho nước thải trong ,
cho chảy vào hồ mở có lục bình hoặc
có cây muỗi nước. Mặt nước trong
hồ được cây che phủ (mật độ khoảng
400 cây/hồ). Nếu chọn cây lục bình
thì hồ có thể sâu tùy ý, còn nếu là
cây muỗi nước thì để nước cạn hơn,
độ sâu hồ xử lý khoảng 30cm. Cỏ
muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn
cây lục bình phù hợp thời tiết ấm.
Kích cở hồ xử lý tùy thuộc vào
lượng nước thải cần xử lý. Nếu chất
thải của 10 con gia súc khoảng 450
lít thải thì cần hồ xử lý mỗi cạnh 6
m, sâu 0,5m. Hồ phải có tổng khối
lượng 18m
3
và diện tích bề mặt hồ
36 m
2
, hồ có thể chứa nước thải
chuồng nuôi trong khoảng thời gian

30 ngày.
Nước thải được giữ trong hồ xử lý
10 ngày. Thời gian này lượng
phosphor trong nước giảm khoảng
57 -58 %, trong khi 44 % lượng nitơ
được loại bỏ. Trong thời gian xử lý
10 ngày, BOD5 giảm khoảng 80 –
90%. Theo Trung tâm khuyến nông
An Giang, biện pháp xử lý nước thải
bằng hai loại cây thủy sinh đáp ứng
tiêu chuẩn nước thải tối thiểu. Nước
thải ra sông hồ một cách an toàn mà
không cần xử lý thêm. Ngoài ra, các
cây thủy sinh này có thể thu hoạch
dùng làm phân hữu cơ.
(Báo KHPTh.)
2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
NGƯỜI PHỤ NỮ MÊ TÔM
Khi nói đến nuôi tôm công nghiệp
(NTCN) thì ít ai nghĩ rằng phụ nữ có
thể đảm đang trách nhiệm về các
khâu kỹ thuật, chăm sóc và quản lý
ao nuôi. Chị Diệp Ngọc Định, hội
viên Hội phụ nữ xã Trần Phán,
huyện Đầm Dơi đã nuôi thành công
3 năm liền ở mô hình này.
Chị Diệp Ngọc Định ở ấp Ngã Bát,
xã Trần Phán, quyết tâm vượt khó
làm giàu bằng cách không giống
những người phụ nữ khác. Chị là 1

trong những người thực hiện thành
công mô hình nuôi tôm công nghiệp
ở vùng này ngay từ những năm đầu
chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Do con tôm sú gặp nhiều rủi ro và
thời gian nuôi kéo dài nên chị
chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng.
Mỗi năm 3 vụ nuôi, mỗi vụ lãi trên
150 triệu đồng. Đến nay, chị đã
thuộc lòng từ khâu cải tạo, chăm sóc,
quản lý môi trường ao nuôi và thao
tác cho tôm ăn hay tạt thuốc cho tôm
nuôi được chị thực hiện rất điêu
luyện, không thua cánh đàn ông.
Chị Ngọc Định chia sẻ: “Để nuôi
tôm thành công thì từ khâu cải tạo
đến thả giống thực hiện phải đúng kỹ
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 7
thuật, đặc biệt là con giống nuôi phải
được xét nghiệm. Cần quan tâm,
theo dõi tôm nuôi trong 1,5 tháng
nuôi đầu về các yếu tố môi trường và
điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp
lý…”.
Chính niềm đam mê con tôm nên
vụ nuôi vừa qua chị lại thành công.
Sau 90 ngày miệt mài, chị thu được
trên 3,6 tấn tôm, lợi nhuận trên 240
triệu đồng. Theo đó, trước sự phấn
khởi về sự thành công của mô hình

đã tạo lòng tin cho chị em phụ nữ
trong hội rất lớn.
Chủ tịch Hội phụ nữ xã Trần Phán
Diệp Thị Sự cho biết: “Hiện nay
trong xã đã nhân rộng được 6 mô
hình cho 6 chị phụ nữ NTCN, tất cả
đều thành công. Đây là một mô hình
hiệu quả, sẽ được tiếp tục nhân rộng.
Đồng thời chị em cũng tích cực tham
gia học hỏi kỹ thuật từ các cuộc hội
thảo của tổ hợp tác, hợp tác xã để
phát triển mô hình này bền vững
trong thời gian tới”.
Cuộc sống của gia đình chị Định
giờ đây đã giàu có, con cái được học
hành đến nơi đến chốn. Các phương
tiện giải trí trong nhà đầy đủ, không
chỉ làm giàu cho gia đình mình, chị
còn giúp chị em tiền thả con giống
nuôi, đầu tư thức ăn tôm.
Chị còn tích cực tham gia các
phong trào hành động cách mạng do
Hội phụ nữ phát động. Đây là một
tấm gương tiêu biểu cho các chị em
phụ nữ trong toàn xã học hỏi và phát
triển kinh tế gia đình.
(Theo baocamau.com.vn )
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8
TẬP TRUNG NGĂN CHẶN
DỊCH CÚM A/H5N1

Trước tình hình dịch cúm gia cầm
và cúm A/H5N1 đang diễn biến
phức tạp, có nguy cơ lây truyền và
bùng phát dịch rất cao, ngày 20-2,
Thủ tướng Chính phủ đã có công
điện yêu cầu các bộ, ngành, địa
phương tập trung thực hiện một số
biện pháp kiên quyết ngăn chặn dịch
bệnh lây lan, sớm dập tắt dịch.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu chủ
tịch UBND các tỉnh, thành huy động
các lực lượng chức năng của địa
phương tăng cường kiểm tra việc
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm,
nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế
biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm;
tổ chức tốt việc giám sát, phát hiện
kịp thời bệnh dịch trên gia cầm và xử
lý triệt để. Đồng thời, phối hợp chặt
chẽ với Bộ Y tế và các thành viên
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống
đại dịch cúm ở người để chỉ đạo các
cấp, các cơ quan chức năng của địa
phương thực hiện nghiêm các hướng
dẫn chuyên môn của Ban Chỉ đạo
quốc gia và Bộ Y tế về phòng chống
dịch cúm A/H5N1 ở người; kịp thời
báo cáo đầy đủ tình hình diễn biến
dịch tại địa phương về Bộ Y tế để
tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ
trưởng Bộ Y tế - Trưởng ban Chỉ
đạo quốc gia phòng chống đại dịch
cúm ở người chỉ đạo tăng cường
giám sát phát hiện sớm những
trường hợp nghi nhiễm cúm
A/H5N1, kịp thời cấp cứu, tích cực
điều trị, hạn chế thấp nhất tổn thất
tính mạng và sức khỏe người dân;
cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để,
không để dịch lây lan; kiểm tra rà
soát, bảo đảm đủ cơ số trang bị y tế,
thuốc và hóa chất thiết yếu phục vụ
công tác phòng chống dịch ở các
tuyến.
Trong những ngày vừa qua, các
đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã
đi kiểm tra công tác phòng chống
dịch cúm gia cầm tại các tỉnh, thành
phố trong vùng. Theo UBND tỉnh
Đồng Tháp, lãnh đạo tỉnh vừa có
công văn yêu cầu các sở, ngành và
UBND huyện, thị xã, thành phố triển
khai thực hiện các biện pháp cấp
bách phòng chống bệnh cúm gia
cầm; ngành nông nghiệp phân công
cán bộ lãnh đạo, cán bộ trực chống
dịch trong các ngày nghỉ cuối tuần,
công khai số điện thoại để tiếp nhận
thông tin dịch bệnh; tăng cường

giám sát đến tận trại, hộ chăn nuôi
gia cầm; tổ chức quản lý đàn vịt
chạy đồng, lò ấp, cơ sở kinh doanh,
chợ buôn bán, giết mổ gia cầm trên
địa bàn nhằm phát hiện nhanh các
trường hợp gia cầm mắc bệnh, chết
nghi do cúm gia cầm để xử lý kịp
thời.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 9
Cà Mau là tỉnh thuộc vùng nguy
cơ tái phát dịch cúm gia cầm cao,
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm và thủy sản tỉnh chỉ
đạo trạm thú y các huyện và TP Cà
Mau thực hiện tốt tháng vệ sinh tiêu
độc khử trùng theo kế hoạch. Đặc
biệt, bắt buộc đối với những hộ chăn
nuôi gia cầm từ 20 con trở lên phải
tự giác đăng ký tiêm phòng vaccine
cúm gia cầm. Hộ nào không đăng ký
tiêm phòng khi gia cầm mắc bệnh
chết sẽ không được nhà nước hỗ trợ.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu,
toàn tỉnh đã tiêm phòng được
820.000 liều vaccine bao vây các ổ
dịch, các đàn vịt chưa tiêm phòng.
Theo nhận định của Chi cục Thú y
tỉnh, dịch cúm gia cầm sẽ phát sinh
mạnh vào thời điểm cuối tháng 2 đầu
tháng 3-2012.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh
Long, tổng đàn gia cầm toàn tỉnh
hiện có trên 5,5 triệu con; trong đó
đàn gà chiếm đa số với trên 3,3 triệu
con. Trong tháng 2-2012, Chi cục
Thú y tỉnh đã tiêm phòng cho trên
1,2 triệu con vịt, 474.000 con gà, đạt
gần 52% kế hoạch. Hiện Vĩnh Long
chưa tái bùng phát dịch nhưng nguy
cơ xuất hiện cúm gia cầm rất cao.
Dự báo, có khả năng bùng phát dịch
cúm gia cầm ở các tỉnh vì virus này
hiện đang có ở khắp nơi, các ổ dịch
đã xảy ra ở một số tỉnh vùng đồng
bằng sông Cửu Long phần lớn do gia
cầm chưa được tiêm phòng, cùng với
diễn biến bất thường của thời tiết.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm
và cúm A/H5N1 ở người đang diễn
biến phức tạp tại nhiều địa phương
trên cả nước, UBND TP Đà Nẵng đã
tạm dừng việc nhập gia cầm và sản
phẩm gia cầm có xuất xứ từ các tỉnh,
thành phố đã công bố dịch. Gia cầm
vận chuyển quá cảnh qua địa bàn
thành phố, Chi cục Thú y cử lực
lượng áp tải. Giám sát thường xuyên
đến tận hộ, trại chăn nuôi gia cầm,
nhằm phát hiện sớm dịch bệnh và xử
lý kịp thời, không để lây lan ra diện

rộng. Tổ chức kiểm tra đột xuất các
cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, đặc
biệt các cơ sở nhỏ lẻ, xử lý nghiêm
các trường hợp giết mổ sai quy định
(Theo sggp.org)
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU
MÀU KHI TRỜI RÉT ĐẬM
Nhiệt độ không khí trong những
ngày rét đậm thường hạ thấp (dưới
15°C, thậm chí có nơi, có lúc còn
xuống dưới 10°C) kèm theo mưa làm
tăng độ ẩm không khí và đất làm cho
cây trồng ngừng sinh trưởng, thậm
chí bị chết rét hàng loạt nếu không
có những biện pháp phòng chống,
chăm sóc đúng cách.
Trồng cây: Hạn chế trồng cây
trong những ngày rét đậm nhiệt độ
thấp hơn 13°C. Nếu bắt buộc phải
trồng cho kịp thời vụ thì chọn những
ngày nắng ráo, nhiệt độ từ 18-20°C,
cách làm như sau:
- Trước khi nhổ cây ở luống ươm
1-2 giờ cần tưới loang vừa đủ trên
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 10
mặt luống nhằm làm tăng sự liên kết
giữa hạt đất, tránh làm đứt rễ rồi vào
bầu để trồng. Với những cây rễ cọc
nên tạo bầu dài, cây rễ chùm tạo bầu
bẹt bằng các vật liệu hữu cơ như

rơm, rạ, lá chuối khô để trồng trực
tiếp, không phải tháo ra sẽ hạn chế
được vỡ bầu, long gốc.
- Nếu trồng bằng cây rễ trần nên
nhúng rễ và gốc vào hỗn hợp tro bếp
+ phân lân supe + bùn non pha loãng
đến độ sền sệt (hồ rễ) để hơi se bùn
rồi trồng sẽ giúp cây nhanh bén rễ,
hồi xanh.
- Trồng cây vào lúc chiều muộn.
Nếu có điều kiện nên sử dụng màng
phủ nông nghiệp vừa có tác dụng
chống rét rõ rệt cho cây (giữ nhiệt và
hấp thụ nhiệt cho đất), vừa hạn chế
lượng nước bốc hơi, hạn chế cở dại,
hạn chế sâu bệnh hại rất tốt.
Chăm sóc: - Trong những ngày rét
đậm, nhiệt độ dưới 150C không nên
ra đồng chăm sóc ra từ sáng sớm mà
nên làm từ 9 giờ cho tới 3 - 4 giờ
chiều khi trời đã tan sương.
- Nếu có sương muối, dùng thùng
ô roa tưới rửa lá nhằm hạn chế hiện
tượng cháy lá và bệnh sương mai
gây hại (chủ yếu trên các cây khoai
tây, cà chua, ớt,…).
- Bón thúc thêm phân kali và phân
lân, giảm lượng phân đạm để cây
khỏe mạnh, tăng cường khả năng
chống rét.

- Đảm bảo chế độ nước tưới phù
hợp với từng loại cây trồng. Trong
giai đoạn giá rét nên áp dụng phương
pháp tưới thâm theo rãnh bằng cách
dẫn nước vào ngập 2/3 rãnh cho
thấm dần vào mặt luống đạt độ ẩm
khoảng 75 - 80%, sau khoảng 2 - 3
giờ rút cạn hết nước trong rãnh.
Tránh để dư thừa nước dễ dẫn đến
hiện tượng cháy lá, thối bẹ, thối củ
với các loại cây như hành, tỏi, kiệu.
- Tỉa thưa hợp lý cành, nhánh (đặc
biệt với các cây cà chua, ớt), làm cho
bộ tán thông thoáng, hạn chế sương
muối và sâu bệnh hại.
- Nếu có điều kiện nên làm vòm
nilon che sương muối và giữ ấm cho
từng luống rau khi nhiệt độ ngoài
trời xuống thấp 11 -130C.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Trong
điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không
khí và trong đất cao do tác động của
gió mùa đông bắc kèm mưa nên
phần lớn các loài sâu hại đều ngừng
hoạt động nên không cần quan tâm.
Tuy nhiên, đây là điều kiện thuận lợi
để các bệnh hại do nấm phát sinh,
phát triển và gây hại mạnh như mốc
sương, thán thư, phấn trắng… Cần
phun phòng định kỳ 10 ngày/lần

bằng các loại thuốc trừ nấm đặc hiệu
như Ricide, Ridomil, Aliette,
Antracol
(Theo canthostnew.vn)
KỸ THUẬT NUÔI ĐÀ ĐIỂU
1. Nuôi đà điểu con: Đây là giai
đoạn rất quan trọng, quyết định đến
kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng
trôi sau:
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 11
Chuồng nuôi: nên chọn hướng có
ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt,
mặt bằng cao ráo. Khu vực xung
quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
Chuồng nuôi thông thoáng nhưng
phải giữ được ấm và có sân chơi có
diện tích rộng, chiều dài ít nhất là
50m để đà điểu chạy múa không bị
cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ
hoặc đất nện được nhặt sạch không
có các dị vật 1 -2 tuần đầu chuồng
nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải
thảm mềm để đà điểu đi lại vững
chắc và giữ ấm phần bụng. Sang
tuần 3 trở đi dùng trấu, phoi bào, cát
khô. Vì chức năng chạy của đà điểu
rất quan trọng, nếu nhốt ở nền cứng,
trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp
dẫn đến hao hụt cao.
Nhiệt độ, ánh sáng: 24 giờ sau nở,

đà điểu được đưa vào quây úm, lúc
này bộ lông chưa đầy đủ, điều hoả
thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt
cho đà điểu con. Lúc này trong bụng
đà điểu con còn tích khối noãn hoàng
lớn, dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp hoặc
chất độn chuồng không đủ dày, dẫn
đến xơ cứng không tiêu hóa được,
chúng dễ bị viêm nhiễm - đây là
nguyên nhân chính gây chết trong
những tuần đầu. Từ 1 tháng tuổi
luyện cho đà điểu thích ứng dần với
điều kiện ngoại cảnh. Khi úm, phải
luôn quan sát phản ứng của đà điểu
với nhiệt độ. Nếu nhiều con cùng
tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay
há miệng thở, cần giảm nhiệt độ
xuống, ngược lại có nhiều con tập
trung gần nơi phát nhiệt (những con
ngoài rìa run run) đó là nhiệt độ thấp,
cần phải tăng nhiệt lên. Đế dễ quan
sát và chăm sóc đà điểu con cần
được chọn lọc đồng đều từ sơ sinh
đến 1 tháng tuổi nên bố trí 20-
25con/quây úm ánh sáng, cùng với
sự vận động phải phù hợp để kích
thích, đà điểu con ăn nhiều, tiêu hóa
tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng
nhanh. Nếu khí hậu tốt, ánh sáng đầy
đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà

điểu con ra sân chơi để vận động và
tắm nắng. Thời gian thả tăng theo
từng ngày. 1 tháng tuổi trở ra thả tự
do cho chúng vận động, nhưng phải
đưa vào chuồng ngay khi thời tiết
xấu, trời mưa. Ban đêm duy trì ánh
sáng với cường độ 3W/m2 để chúng
dễ dàng ăn uống.
Chăm sóc: đà điểu 1-2 ngày tuổi
thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ
ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mổ
thức ăn, nếu không để sẵn thức ăn,
rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất
cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc
ruột chết. Từ 1-30 ngày tuổi cho ăn 6
lần/ngày. Từ 31 -60 ngày tuổi cho ăn
4 lần/ngày. Từ 61-90 ngày tuổi cho
ăn 2-3 lần/ngày.
Cách cho ăn: có thể dùng riêng
máng đựng thức ăn tinh và rau quả
xanh. Trong những tuần đầu có thể
trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh
để đà điều ăn.
2. Nuôi đà điểu thịt: Sau 3 tháng
tuôi, chuyển điểu sang nuôi thịt.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 12
Chuồng nuôi: đà điểu thích chạy
nên sân chơi phải có diện tích rộng
(dài 80-100M), nền sân phải có thảm
cỏ và có chỗ rải cát, vì đà điểu sống

ở sa mạc, thường xuyên tắm cát làm
sạch cơ thế và loại bỏ các loại ký
sinh trùng ngoài da. Giai đoạn này
đà điểu hầu như ngoài sân, vì vậy
sân chơi với đà điểu rất quan trọng. .
Chế độ ăn: đà điểu có hệ sinh vật ở
màng tràng phát triển giúp tiêu hóa
thức ăn khô, xơ thô tới 60%, nên
thường xuyên bổ sung rau, cỏ xanh
tự do hoặc băm 3-4cm để dễ ăn cho
máng riêng hoặc để lên trên thức ăn
tinh. Đà điểu thương phẩm cho ăn
nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết
thịt từ 10 tháng tuổi.
Khẩu phần ăn cho đà thịt tăng theo
tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Từ
2-6-9 tháng tuổi, cơ thể đạt 12-60-
90kg, thức ăn từ 500 - 1.655 - 2.000
g//ngày. Thành phần dinh dưỡng:
tăng lượng cỏ., ngũ cốc theo tháng
tuổi và giảm lượng đạm, protein, Ca,
P, Lizin đạt 10 tháng tuổi. Việc sử
dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần
thời kỳ này dễ làm giảm chuyển hoá
thức ăn, làm hạn chế việc hấp thụ
thức ăn tinh các chất dinh dưỡng,
dẫn tới tăng trọng thấp.
Máng ăn, uổng: đà điểu phát triển
to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn
bằng gỗ với kích thước 0,3 x 0,25 x

0,1m. Máng ăn. cố định ở độ cao
0,7-0,8m để đà điểu không giẫm đạp
lên và ăn uống dễ dàng. Đảm bảo 4-
5 con/máng ăn. Dùng bồn cao su
đựng nước uống và dùng nước sạch,
lượng đủ để đà điểu uống tự do. Mỗi
ngày thay nước và rửa sạch máng 1
lần, duy trì nước mát, tránh dùng
nước dưới ánh mặt trời.
3. Nuôi đà điểu sinh sản:
Giai đoạn hậu bị: Giai đoạn nuôi
từ 4-12 tháng tuổi chăm sóc như
nuôi thịt. Giai đoạn nuôi hậu bị từ
13-20 tháng tuổi cho đà điểu vận
động nhiều, lượng thức ăn giảm, từ
tháng 11 -14, lượng thức ăn tinh 1,2-
1,5kg/con/ngày, thức ăn xanh
1,5kg/con/ngày; từ 15-24 tháng tuổi
cho ăn 1,2 -1,5kg/con/ngày lượng
thức ăn tinh, tự do chăn thả ăn thức
ăn xanh.
Nuôi đà điểu phải cân định kỳ
trọng lượng đế kiểm soát sự tăng
trưởng. Đối với những con phát triển
chậm hay tăng trưởng quá nhanh thì
có biên pháp tăng cường hay hạn
chế, bằng cách điều chỉnh khẩu phần
và định mức cho ăn. Khi đà điểu còn
nhỏ, tuyệt đối không được cầm vào
cổ, mà phải đưa tay luồn xuống bụng

nâng lên. Đà điểu trưởng thành khi
bắt cần 2-3 người, một người dùng
móc sắt choàng vào cổ ấn xuống,
những người khác nhanh chóng giữ
chặt cánh và lông đuôi hai bên. Khi
kiểm tra hoặc di chuyển phải có vải
che mặt đà điểu để chúng không
hoảng loạn. Lưu ý những người bắt
phải đi ủng cao su để đà điểu tránh
giẫm phải. Từ 4-24 tháng tuổi cần
chú ý tạo môi trường cho đà điểu vận
động, thường xuyên kiểm soát mức
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 13
độ tăng trưởng để điều chỉnh chế độ
dinh dưỡng. Đà điểu khoẻ mạnh có
đôi chân vững chắc, lông óng mượt
và óng ả. Từ 1 2 tháng tuổi trở đi
màu sắc lông con trống và con mái
sẽ khác biệt. Con trống lông đen
mượt, chân và mỏ chuyển màu đỏ
tươi là biểu hiện sức khoẻ tốt. Con
mái lông mượt, nhìn săn chắc, gờ
lưng có rãnh là có thể trạng béo tốt.
Giai đoạn sinh sản: đà điểu thành
thục lúc 25 tháng tuổi. Con mái
thành thục sớm hơn con trống nửa
năm. Nên ghép trống già hơn mái từ
6 tháng đến 1 năm tuổi ở lứa đầu.
Trước 12 tháng tuổi, đà điểu khó
phân biệt trống mái. Từ 12 tháng

tuổi, con trống có dáng cao lớn, lông
đuôi đen và 2 bên cánh có lông vũ
màu trắng chân và mỏ chuyển màu
đỏ. Con mái kích thước nhỏ hơn,
lông màu xám, tính hiền lành hơn.
Chuồng nuôi: chuồng cho đà điểu
đẻ gồm chuồng có mái che kích
thước 3x5m, trong đổ cát để đà điểu
có thể vào đẻ; sân chơi có chiều rông
8m, dài 80-100M. Mỗi ô chuồng
ghép 1 trống với 2 mái hoặc 2 trống
5 mái.
Chọn đực giống: chọn hình thể cân
đổi, cường tráng, tính ôn hoà, hoạt
bát; đầu thanh tú; cổ thẳng; mắt lớn
và linh hoạt; thể trạng không béo quá
hoặc gầy quá hai ngón chân khoẻ
mạnh, ngay ngắm cơ quan sinh dục
phải lớn, dài, cong về bên trái, chiều
dài trung bình 25cm.
Ghép và phối giống: từ 18-20
tháng tuổi ghép đực với cái để chúng
quen nhau. Sự phối giống thường
diễn ra vào buổi sáng từ 6-9 giờ và
chiều từ 14-16 giờ, ít khi diễn ra vào
buổi tối. Con trống tốt có thể phối
10-12 lần/ngày.
Dinh dưỡng: đóng vai trò quan
trọng đôi với năng suất trứng, tỉ lệ
phôi và ấp nở Khẩu phần: protein 1

6-1 6,5%; năng lượng ME: 2.600-
2.650kcal; Lizin 1 ,1%; Methionin
0,4-0,45%; Canxi 2,8-3%; Photpho
0,45-0,48%; Vitamin A:16.000UI;
Vitamin D 3.700UI; Vitamin E
58,5UI. Định lượng cho ăn 1,6-
1,8kg/con/ngày, tùy thời điểm đầu
vụ hay lúc đẻ rộ. Thức ăn xanh gồm
cỏ Ghinê, cỏ voi, các loại rau khác.
Nên thả đà điểu ở bãi cỏ xanh để
chúng tự nhặt cỏ tươi. Đà điểu sinh
sản uống nhiều nước, nước phải mát,
sạch, mỗi ngày thay nước ở máng 1
lần.
Mùa sinh sản: đà điểu đẻ từ tháng
11 năm trước đến tháng 8-9 năm sau
và thường đẻ từ 2- 7 giờ tối, vì vậy
phải theo dõi nhặt trứng, tránh để
chúng giẫm vỡ. Đà điểu đẻ từng đợt
từ 8-10 ngày thì nghỉ 7-1 0 ngày sau
đó tiếp tục đẻ lại. Trứng có khối
lượng từ 900-1.600g, chiều dài
16,5cm, chiều rộng 13cm, hình dạng
trong, màu trắng ngà, vỏ bóng, dày
2mm. Sản lượng trứng từ 30-
80quả/năm.
(Theo nongdan.com.vn)
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 14
CÁCH KHẮC PHỤC HIỆN
TƯỢNG NGÔ

KHÔNG HẠT
Nguyên nhân thì nhiều, ngoại trừ
yếu tố do chất lượng hạt giống ra,
phần lớn là do thời tiết và kỹ thuật
canh tác không được chú ý đúng
mức. Hiện tượng này thường xảy ra
trong thời gian 2 tuần trước khi cây
trổ cờ cho đến khi cây trổ cờ, phun
râu. Nói cho cùng thì yếu tố thời tiết
bất thuận lúc cây ngô trổ cờ phun râu
mà không thụ phấn, thụ tinh được
dẫn đến bắp không hạt cũng là do lỗi
của con người không chọn đúng thời
vụ gieo trồng cho từng giống cụ thể.
Thời tiết và thời vụ gieo trồng:
Trong điều kiện bình thường cờ tung
phấn sớm hơn so với phun râu 1-3
ngày và chỉ 2 ngày đầu cây ngô phun
râu, hơn 90% số râu được thụ phấn.
Giai đoạn trước và trong khi trổ cờ
nhiệt độ quá nóng trên 35 độ C, độ
ẩm không khí thấp dưới 55%, đất bị
khô hạn hay ngập nước hoặc tưới
quá nhiều hạt phấn sẽ chết hoặc kém
sức sống, râu khô dẫn đến không thụ
phấn được.
Ngược lại nếu thời gian phun râu,
trỗ cờ gặp rét, nhiệt độ thấp dưới 13
độ C, mưa kéo dài cây không tung
phấn được do đó cũng khó thụ phấn.

Ở nước ta, thời tiết khô và nắng nóng
thường xẩy ra tháng 3-4 với các tỉnh
miền Nam, tháng 6-7 ở miền Trung
và tháng 7-8 các tỉnh phía Bắc. Nếu
ngô trỗ cơ, phun râu vào giai đoạn
này dễ xẩy ra hiện tượng không kết
hạt do đó bà con cần tính toán thời
gian gieo hạt (theo thời gian sinh
trưởng của từng giống) sao cho khi
ngô trỗ cờ, phun râu tránh được thời
tiết bất thuận.
Tưới tiêu: Nếu để ruộng bị khô
hạn lâu ngày, nhất là thời kỳ trước và
trong khi cây trỗ cờ phun râu 1-2
tuần cây vẫn trỗ cờ, phun râu nhưng
không có khả năng tung phấn, râu
khô làm cho sự thụ phấn khó thực
hiện do đó bà con cần chú ý giữ đủ
độ ẩm cần thiết: không tưới quá
nhiều, không để ruộng bị ngập nước,
cũng không được để ruộng bị khô
hạn dài ngày. Nếu gặp mưa to, mưa
dài ngày cần khơi thông mương rãnh
để thoát nước nhanh, tránh để đọng
nước, úng ngập gây thối rễ, cây
không hút thu dinh dưỡng được làm
hạt phấn kém sức sống cũng khó thụ
tinh, kết hạt được.
Kỹ thuật canh tác: Cần duy trì chế
độ phân bón, bón đầy đủ lượng, cân

đối các nguyên tố dinh dưỡng, đúng
lúc theo nhu cầu của giống và tùy
thuộc vào các loại đất tốt, xấu và đặc
biệt tăng cường phân hữu cơ khi bón
lót, phân lân trước khi trỗ cờ, phun
râu 2-3 tuần và kali sau khi thụ phấn,
bắp đã kết hạt nhằm làm cho bắp to
hơn, hạt mẩy hơn, chất lượng tốt
hơn. Mật độ gieo trồng có ảnh hưởng
lớn đến sự thụ phấn, kết hạt của ngô.
Với các giống ngô lai F1 không nên
gieo quá dày (2-3 hạt/hốc) cây sẽ
thon, yếu, lá che bóng rợp nhiều, bắp
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 15
sẽ nhỏ, hạt thưa thớt. Mật độ nên
gieo từ 55.000 đến 70.000 cây/ha.
Phòng trừ sâu bệnh: Giai đoạn
trước, trong và sau khi trỗ cờ, phun
râu nếu để sâu đục thân, đục bắp gây
hại ngay dưới lá mang bắp, sâu ăn
râu bắp trước khi thụ phấn, sẽ gây
khó khăn cho sự thụ phấn, bắp rất ít
hạt, thậm chí không có hạt. Thời
điểm cờ nhú mà gặp nắng hạn, rầy
mềm thường phát sinh, phát triển rất
nhanh, chích hút nhựa làm cho cờ bị
héo, khô, không tung phấn được.
Phòng trừ kịp thời các đối tượng này
bằng cách rải thuốc hạt Basudin,
Furadan, Regent vào giai đoạn cây

có 7-8 lá và trước khi trỗ cờ.

(Theo chonongsan.net)
KINH NGHIỆM TÁI CANH CÀ
PHÊ ĐẠT HIỆU QUẢ
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp
cũng như hộ gia đình trồng cà phê ở
Tây Nguyên đã áp dụng biện pháp
tái canh.
1. Làm đất:
Xác định cải tạo đất là khâu mấu
chốt, quyết định tương lai của cây cà
phê tái canh, Công ty đã tiến hành:
- Dùng máy dật nhổ tất cả các cây
trong lô cần tái canh;
- Lấy hết các tàn dư như thân,
cành, lá, rễ của cây ra khỏi lô;
- Dùng máy cày chảo cày và cào
hết rễ cà phê còn sót lại;
- Khuyến khích, hỗ trợ công nhân
trồng cây đậu đỗ để cải tạo đất trong
vài năm;
- Đào hố trồng ngay từ tháng 1 - 2,
hố đào không trùng với vị trí trồng
trước, hàng cách hàng 3 m, cây cách
cây 3,5 m (951 cây/ha); sử dụng máy
xúc đào hố sâu 1 m, rộng 0,8m.
Tuyết đối không dùng máy khoan hố
vì dùng máy khoan sẽ làm thành hố
bị nén chặt, rễ cây khó phát triển.

Phơi hố và đất 1-2 tháng;
- Sang tháng 4 khi bắt đầu có mưa,
dùng vỏ cà phê đã ủ đổ xuống hố
cùng với lớp đất mặt. Mỗi hố bón
0,2kg lân, 2 kg phân vi sinh và chế
phẩm Trichodemar đảo đều rồi xả
thành hố xuống để ủ, chờ mưa đủ ẩm
thì trồng.
- Trước khi trồng phun thuốc khử
tuyến trùng, khử nấm bệnh cho đất.
2. Chọn giống:
Tiến hành chọn các loại giống có
năng suất cao, phẩm chất tốt trong
vườn và mua giống tại Viện nghiên
cứu Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Khi ươm giống, dùng bầu cỡ lớn 25
x 13 để rễ cọc không chạm đáy bầu,
khi hạt đội đất là cấy cây con vào
bầu, không để cây có lá sò mới cấy.
3. Tiến hành trồng:
Trồng cây con từ khi cây có 4 cặp
lá theo phương pháp trồng đôi, lúc
này rễ chưa chạm đáy bầu nên cắt
đáy bầu để trồng không bị đứt rễ cọc.
Khi trồng chỉ xé đáy bầu và rút bầu
lên ngập lá sò, sau 2 - 3 tháng mới đi
rút hết túi bầu. Cách làm này tránh
được dế tấn công vào các rễ tơ. Khi
trồng, không đặt cây con sát đáy hố
mà đặt cách đáy 0,2 - 0,3 m. Song

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 16
song với trồng cây cà phê, tiến hành
trồng cây che bóng tạm thời, cứ 3
hàng cà phê thì trồng 1 hàng muồng
hoa vàng.
4. Đầu tư chăm sóc:
Bón phân nhiều lần trong năm,
bón đa dạng các loại phân, đặc biệt
chú trọng phân vi sinh. Với phân vô
cơ thì dùng phân đơn bón theo từng
thời điểm cây cần N,P,K mà không
bón kết hợp cùng 1 lúc. Dùng vỏ cà
phê xay ra, ủ hoai mục thay phân bò
vì phân bò dễ bị phân giải và nhiều
cỏ.
Mở rộng bồn theo tán cây để rễ
cây phát triển theo nhiều hướng, làm
ngay năm trồng đầu tiên để đất tơi
xốp, tạo điều kiện cho rễ phát triển.
Tăng cường sử dụng các chế phẩm
diệt nấm, côn trùng tiềm ẩn trong
đất để phòng ngừa.
5. Phương pháp che chắn gió:
Khuyến khích công nhân trồng
xen, trồng cây che bóng trong vườn
cà phê như sầu riêng, bơ vừa che
bóng vừa cho thu nhập.
6. Phương pháp tưới và thu hái:
Kiểm tra vườn cà phê đến đỉnh
điểm phát dục của hoa mới tiến hành

tưới đợt 1, tưới dứt điểm, tập trung
nên cây cho thu hoạch một lần trong
năm. Khi cà phê chín, hái ngay
không để cà phê nằm đợi làm cây
kiệt sức.

(Theo khuyennong.gov.vn)
TINH DẦU CHANH GIÚP GIẢI
ĐỘC VÀ XUA TAN CẢM GIÁC
MỆT MỎI
Cách thực hiện khá đơn giản. Sau
khi lấy nước cốt chanh để pha nước,
nấu ăn, đừng vội vàng vứt những
chiếc vỏ đi. Thay vào đó, hãy đun
sôi một ít nước, đổ vào bát rồi thả vỏ
chanh vào đó. Đậy kín trong khoảng
3-5 phút để tinh dầu và hương thơm
của vỏ chanh tiết vào nước. Khi
nước còn ấm và bốc khói, cúi sát mặt
xuống bát nước để hơi nóng lan đều
khắp mặt. Một cách khác, nhúng
chiếc khăn vào nước ngâm vỏ chanh,
vắt khô rồi đắp chiếc khăn đó lên
mặt. Lưu ý, đừng để để nhiệt độ của
nước quá nóng vì có thể làm bỏng
những làn da mỏng, nhạy cảm.
Theo các chuyên gia, cách này có
thể giúp giải độc cho da. Nếu bạn
sống và làm việc trong môi trường
nhiều khói, bụi và các chất độc hại,

bạn sẽ dễ dàng cảm thấy sự xuống
cấp nhanh chóng của da. Hương
thơm của vỏ chanh sẽ làm các giác
quan hồi sinh và xua tan mệt mỏi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng
loại nước có tinh dầu chanh này để
gội đầu. Nước ấm làm chân tóc mở
rộng, tinh dầu chanh nhờ đó thấm
sâu và nuôi dưỡi tóc. Lượng axit vừa
đủ làm sạch bụi bẩn và không gây
tổn hại cho tóc.
(Theo 60s.com.vn)
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 17
SỨC KHỎE CHO MỌI
NGƯỜI
NGUY CƠ BÙNG PHÁT 3 DỊCH
BỆNH TRÊN NGƯỜI
Hơn 6.300 ca mắc tay chân miệng,
cúm gia cầm bùng phát, dịch sốt xuất
huyết cũng cận kề bức tranh dịch
bệnh 6 tuần đầu năm 2012 đã cho
thấy diễn biến phức tạp, đặt gánh
nặng lớn lên ngành y tế.
Số ca mắc tay chân miệng có thể
vẫn bằng 2011
Trước nguy cơ bùng phát cả ba
dịch tay chân miệng (TCM), cúm A
(H5N1), sốt xuất huyết (SXH), TS
Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng
Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết:

“Không có khả năng lây nhiễm chéo
hoặc kết hợp thành các chủng mới
độc lực mạnh, vì bệnh TCM, SHX
hay cúm A có đường lây truyền khác
nhau, tuy nhiên đều phụ thuộc rất
nhiều vào môi trường sống và thái
độ của người dân đối với việc phòng
tránh, bảo vệ sức khỏe của mình.
Nếu không đảm bảo vệ sinh ăn uống,
ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ,
khơi thông cống rãnh… thì cả 3 bệnh
đấy đều có nguy cơ lây nhiễm và
bùng phát” – TS Hiển nhấn mạnh.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 18
Các virus bệnh TCM có thể tồn tại
trong cơ thể người lớn, người lành
trong một thời gian dài và lây sang
trẻ em nên không chỉ kêu gọi trẻ em
hay người chăm trẻ phải giữ gìn vệ
sinh cá nhân mà tất cả người lớn đều
cần có ý thức như vậy. “Mới đầu
năm, các ca TCM đột biến cao gấp
7,3 lần cùng kỳ năm 2011, có tuần
có từ 900-1.000 ca nhiễm mới. Vì
thế, dự báo số ca mắc cũng phải gần
như năm 2011, tuy nhiên ca tử vong
giảm vì chúng ta đã đầu tư trang
thiết bị khám chữa bệnh tốt hơn, cán
bộ y tế được tập huấn kiến thức tốt
hơn” - ông Hiển nhận định.

Tuy nhiên, theo TS Hiển, việc thu
thập tình hình dịch bệnh chưa kịp
thời, thông tin cơ bản về người bệnh
thiếu như không rõ thời gian khởi
phát, mô bình lây nhiễm (tại nhà,
cộng đồng hay trường học) và có
nhiều trường hợp bệnh bị bỏ sót (chỉ
ai đến BV thì cán bộ y tế mới biết).
Hơn nữa, nhân lực cho y tế dự phòng
vừa thiếu, vừa yếu. Nhiều cán bộ cơ
sở chỉ biết “đếm đầu” ca nhiễm
bệnh, ca chết mà chưa biết cách hỏi
và ghi nhận về các đường lây truyền
hay dự báo nguy cơ bùng phát…
Năm 2011, dư luận bức xúc về
việc Bộ Y tế khăng khăng không
công bố dịch TCM, khiến cho nhiều
tỉnh, thành phố mặc dù dịch bệnh đã
lây lan nhanh nhưng vẫn lúng túng
không dám công bố dịch. Nói về
điều này, ông Viên Quang Mai - Phó
Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang
cho biết: “Điều kiện để công bố dịch
là khi ca nhiễm mới tăng mạnh, khả
năng lây truyền lớn, ca tử vong cao,
nhưng theo quy định của Bộ Y tế thì
quan trọng nhất lại là vấn đề “ngoài
khả năng kiểm soát của địa phương”.
Như vậy, với việc “nhường
quyền” công bố dịch cho tỉnh, Bộ Y

tế đã “chơi khó” vì ít tỉnh nào muốn
nhận mình “yếu”. Sau 20 tháng
không ghi nhận trường hợp cúm A -
H5N1, đầu năm 2012, cả nước ghi
nhận 2 trường hợp mắc và tử vong
do cúm A-H5N1. Tính từ đầu năm
2003, Việt Nam ghi nhận 121 trường
hợp cúm A - H5N1 và có 61 trường
hợp tử vong. TS Nguyễn Trần Hiển
– Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ
T.Ư cho biết: Các xét nghiệm cho
thấy 2 ca mắc và tử vong do cúm A -
H5N1 có chủng cúm giống như ở gia
cầm và giống như nhiều năm trước,
chưa có biến đổi gì về độc lực.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 19
Theo ông Mai, có lẽ cần phải
thống nhất lại quy định về việc công
bố dịch và phân cấp khi nào có dịch
ngành y tế toàn quyền xử lý, còn đến
mức độ nào thì “dịch phải công bố”,
để địa phương có thể chủ động hơn,
chứ cứ nâng lên đặt xuống để xem
có đủ nguồn lực hay không thì rất
khó. Khi dịch vượt quá mức trung
bình ở một giai đoạn nhất định (vài
ba năm) thì nên công bố dịch. “Công
bố dịch là danh chính ngôn thuận
cho vấn đề dập dịch, các ban ngành
tích cực, ráo riết hơn”.

TS Hiển cũng cho rằng, việc công
bố dịch kịp thời sẽ huy động nguồn
lực về mọi mặt tốt hơn, đồng thời
người dân cũng nâng cao tinh thần
cảnh giác để chủ động phòng tránh
và bảo vệ sức khỏe cho mình và
người thân.
(Theo vtc.vn)
CÔNG DỤNG CỦA TRÁI TẮC
(TRÁI QUẤT)
Cây tắc sau khi chưng tết sẽ “thu
hoạch” được rất nhiều quả. Vì thế,
hãy tận dụng nguồn thu này để tăng
cường sức khỏe. Tắc có nhiều công
dụng, theo kinh nghiệm dân gian, tắc
dùng để trị ho, long đàm rất tốt.
Cách làm thuốc đơn giản, chỉ cần
cắt đôi từ bốn-năm quả tắc cho vào
một cái chén có nắp rồi rắc đường
phèn, đem hấp cách thủy trong
khoảng 15 phút. Dùng cả nước lẫn
xác liên tục từ 3 - 5 ngày sẽ thấy cơn
ho giảm dần.
Theo Đông y, trái tắc có công
dụng thanh nhiệt, tiêu thực trừ đờm
nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ hô
hấp. Đơn giản nhất là pha tắc như
pha nước chanh. Món giải khát này
còn có công dụng giải rượu. Phức
tạp hơn một chút là làm xi rô. Dùng

kim đâm vào quả tắc năm - sáu lỗ rồi
cho vào lọ cùng với đường kính. Cứ
một lớp tắc rải một lớp đường, đậy
kín, để chỗ mát trong bảy ngày sẽ có
xi rô màu vàng rất thơm. Khi dùng,
chỉ cần pha thêm nước và đá. Nếu số
lượng tắc quá nhiều thì làm tắc muối
để dùng từ từ. Cho vào hũ muối đã
trộn đều với cam thảo, sắp vào đáy
lọ một lớp muối, rồi một lớp tắc, cứ
thế đến khi hết tắc. Nhớ phải sắp tắc
cách miệng hũ 5cm, dùng vài thanh
tre dằn lên trên mặt tắc sao cho khi
trong hũ dậy nước, tắc sẽ không nổi
lên mặt nước muối. Đậy kín hũ, phơi
nắng mỗi ngày cho đến khi tươm
nước. Tắc muối đẹp sẽ ửng sắc vàng
nâu thơm mùi cam thảo và có vị đậm
đà. Khi dùng, lấy tắc ra dằm nát, pha
nước uống rất tốt, nhất là khi xuất
nhiều mồ hôi. Để lâu, trái tắc chuyển
màu nâu đen, “teo tóp” lại nhưng rất
thơm. Nếu ho khan, chỉ cần lấy vỏ
tắc ngậm cũng thấy dịu bệnh.
Ngoài ra, món mứt tắc cũng rất tốt
cho sức khỏe. Gọt một lớp mỏng vỏ,
sau đó dùng cây lấy hột, ngâm vôi
một đêm rồi sên với đường. Mứt tắc
ngon là phải còn nguyên trái. Cách
làm đơn giản hơn là xắt chỉ trái tắc

ra rồi sên với đường. Khi đi làm về
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 20
mệt mỏi, chỉ cần lấy tắc ra pha với
nước nóng hoặc lạnh là có ngay
nước vừa giải khát vừa phòng bệnh.
Tắc có công dụng sát trùng ngoài
da và tinh dầu từ vỏ tắc có công
dụng an thần kinh. Vì thế, sau những
buổi đi chơi, nếu cảm thấy tay chân
mỏi mệt, hãy ngâm chân trong chậu
nước ấm có để thêm từ hai - bốn trái
tắc cùng lá hoa hồng. Dùng chân day
quả tắc để xoa bóp huyệt chân. Quả
tắc mềm dần, dịch từ trái tiết ra sẽ
làm sạch bàn chân, cánh hoa hồng
giúp da chân mịn màng, người sẽ
cảm thấy khỏe lại nhanh chóng
(Theo phunuonline.com.vn)
THUỐC QUÝ TRỜI CHO: ĂN
LÀNH – NGỦ ĐỦ - TẬP ĐỀU –
SỐNG VUI
Ăn lành: Nên theo chế độ ăn hài
hoà chất bột, chất thịt, chất béo, đủ
mà không dư thừa. Nhiều loại rau
trái tốt cho sức khoẻ. Không ăn quá
mặn, quá ngọt, quá nóng cháy. Cá tốt
hơn thịt. Dầu thực vật tốt hơn mỡ
động vật. Đừng lậm fast food, không
sa đà làng nướng.
Nhiều rau trái, các loại ngũ cốc

còn nguyên, các thứ củ và các loại
hột mang đầy các vitamin, các muối
khoáng thiết yếu và các vi chất
không có trong các viên thuốc bổ đa
vitamin. Là nguồn chất xơ dinh
dưỡng, giúp tránh táo bón, giúp ruột
bớt hấp thụ các độc tố trong chất
thải. Nên ăn nhiều rau trái mỗi ngày
và mỗi bữa ăn.
Chọn chất béo lành. Các chất béo
cần để nuôi não, tim và các tế bào
cùng với tóc, lông, da, móng. Thức
ăn giàu omega-3 (DHA và FPA) đặc
biệt quan trọng giúp giảm bệnh tim
mạch, cải thiện tính tình và ngừa
trầm cảm. Thêm dầu thực vật: đậu
phộng, ôliu, avocado (bơ), các hột bí,
hột mè, hạnh nhân. Chọn mỡ của các
loài cá chứa omega-3 và omega-6: cá
hồi, cá mòi, cá basa.
Đừng ăn mặn quá để tránh huyết
áp cao và nhiều bệnh khác. Tránh
bớt các món khô mắm muối mặn,
thịt cá xông khói, cải dưa, cà pháo
mắm tôm… Tránh các loại chíp
khoai tây, bắp rang mặn….
Ngủ được là tiên trên đời
Thiếu ngủ đời người ngắn lại.
Những người ngủ ít hơn 6 giờ/ngày
thì có nguy cơ 12% chết sớm trước

65 tuổi so với ngủ 6 – 8 giờ/ngày.
Mất ngủ kinh niên liên hệ sự teo não:
độ đậm đặc chất xám nhót bớt ở
những vùng não chịu trách nhiệm
quyết đoán và nghỉ ngơi. Ngủ thiếu
dễ bị nhiều bệnh: tăng trọng và béo
phì, tăng nguy cơ áp huyết cao và
bệnh tim mạch.
Giấc ngủ cần cho não tăng trưởng
và phát triển. Ngủ ngon ngủ đủ, cơ
thể tiết ra nhiều chất quý như
hormon mêlatônin điều tiết ngủ thức
và hormon vỏ thượng thận kiểm soát
stress, hormon tăng trưởng rất tuyệt,
sau giai đoạn tăng chiều cao ở tuổi
trẻ, còn lo giúp tái tạo các mô, các tế
bào. Ngủ đủ da mịn màng tươi sáng.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 21
Người lớn nên giữ giấc ngủ trung
bình 7 – 8 giờ, ít nhất là sáu giờ mỗi
ngày. Ngủ hơn 9 giờ/ngày thì có
30% nguy cơ chết sớm. Khi người ta
ngủ, mêlatônin được tuyến tùng nhả
ra tới đỉnh cao khoảng 2 giờ sáng,
lúc ngủ say và giảm dần từ 5 giờ đến
10 giờ sáng. Tốt nhất nên ngủ từ 9 –
10 giờ tối đến 4 – 5 giờ sáng, trung
bình 7 – 8 giờ/ngày. Suốt tuần thiếu
ngủ, buổi sáng cuối tuần nán thêm
một hoặc hai giờ ngủ rất quý.

Tập đều: Cứ bước đều, cứ đạp xe
liên tục. Vận động giúp dưỡng não.
Khi vận động máu đổ về một vùng
của não đặc trách về trí nhớ nằm
trong vùng hải mã. Não tiết ra nhiều
chất. Sự gia tăng serotonin và
dopamin, cùng endorphin làm cho
người thấy sảng khoái. Mười phút
tập nhẹ cũng giúp tinh thần thơ thới.
Tập luyện cường độ cao dễ làm tăng
endorphin. Thường xuyên tập luyện,
tâm thần giữ được tốt vào lúc tuổi
cao nhờ endorphin. Tập luyện làm
giảm béo phì, giảm nguy cơ các
bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường,
huyết áp cao và ung thư ruột. Còn
nữa: giảm đau khớp, bớt trầm cảm,
tốt xương khớp, đẹp dáng vóc.
Hít thở bình thường chỉ dùng một
phần của lá phổi. Phải hít thở thâm
sâu mới dùng gần trọn các lá phổi,
cơ hoành tích cực xoa bóp nội tạng
gan, lách, bao tử – ruột…
Tập 30 – 60 phút mỗi ngày tuỳ
theo người, theo hoàn cảnh. Đi bộ,
chạy bộ, bơi lội, chơi thể thao đều
tốt. Không cần những động tác cầu
kỳ nhưng nên tập đều đặn.
Sống vui
Sức khoẻ là vàng, có khoẻ mới

vui. Vui sống làm người khoẻ ra.
Sống vui não bén nhạy. Cái già
không tránh được, nhưng sự minh
mẫn tinh thần thì không cứ. Những
lựa chọn của chúng ta về công việc,
vui chơi, ăn uống, giao tế, thư giãn
sinh hoạt tinh thần có ảnh hưởng sâu
sắc trên khả năng chúng ta giữ sự
bén nhạy trí não ở tuổi già. Những
người càng dùng trí óc nhiều: đọc
sách, viết lách, chơi bài, chơi cờ,
chơi nhạc, bàn luận thì càng chậm bị
lẫn. Hoạt động trí não và cọ xát xã
hội giúp não trẻ.
Mềm dẻo bộ óc. Trước kia người
ta cho rằng bộ não chỉ mềm dẻo ở
tuổi thơ, sau đó mọi việc được an
bài. Mỗi người có một số nơron nhất
định, mất đi thì không có bù đắp.
Bây giờ người ta biết não có tính
mềm dẻo, có khả năng thay đổi suốt
đời và sản sinh các nơron mới để
thích ứng với môi trường, hoàn cảnh.
Một tiếng cười hơn mười thang
thuốc bổ. Cười kích thích sự sản xuất
endorphin, giúp cơ thể thấy phơi
phới, giảm bớt cơn đau và chống lại
tác hại của stress. Tiếng cười làm
tăng sức khoẻ, làm mạnh hệ miễn
dịch, tái tạo năng lượng. Cười che

chở cho con tim, cải thiện chức năng
các mạch máu, làm khí huyết lưu
thông tốt, giúp tránh đột quỵ và các
bệnh tim mạch khác. Đùa vui hài
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 22
hước làm nhẹ gánh tâm sự nặng trĩu
trong lòng, nối kết mọi người.
(Theo sgtt.vn)
GIÁ HEO XUẤT CHUỒNG
TĂNG, GIẢM THẤT THƯỜNG
Những ngày sau Tết Nguyên đán,
giá heo có chiều hướng tăng so với
trước. Đây là động lực để người dân
và các trang trại chăn nuôi heo tập
trung tái đàn. Tuy nhiên, gần một
tuần qua, giá heo lại giảm mạnh
khiến người chăn nuôi “đứng ngồi
không yên”.
Khác với những năm trước, năm
nay, những ngày sau Tết, thương lái
vẫn vào tận nhà hỏi mua heo với giá
50.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg
so với thời điểm trước Tết. Thấy giá
heo tăng, nhiều bà con chăn nuôi bắt
tay vào việc gầy đàn với hy vọng giá
heo sẽ tăng cao như cùng kỳ năm
2011. Tuy nhiên, trong mấy ngày
qua, giá heo liên tục giảm.
Hiện heo hơi được thương lái mua
tại chuồng với mức giá từ 45.000 -

46.000 đồng/kg, giảm từ 4.000 -
5.000 đồng/kg. Theo nhận xét của
chủ các trang trại chăn nuôi, đợt
giảm giá này khá mạnh và bất
thường vì trước đó giá heo đang tăng
đều. Theo lý giải của các thương lái,
sau đợt dịch lở mồm long móng vào
cuối năm 2010, giá heo tăng mạnh
đã cuốn hút người nuôi heo tái đàn,
vì vậy, hiện nay tổng đàn heo trong
tỉnh tăng hơn 10% so với cùng kỳ
năm 2011. Nguồn cung dồi dào nên
giá heo giảm. So với năm trước, hiện
giờ lượng heo hơi chuyển ra các tỉnh
phía Bắc tiêu thụ không còn nhiều.
(Theo sggp.org)
GIÁ PHÂN BÓN VẪN CHỊU ÁP
LỰC CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ
CHÂU ÂU
Triển vọng về giá phân bón trong
quý đầu tiên của năm 2012 vẫn bị
bao phủ bởi khủng hoảng nợ châu
Âu. Theo báo cáo của Rabobank,
triển vọng giá phân bón khá trung
lập và có thể đi xuống trong giai
đoạn đầu của quý I/2012.
Trong quý IV, các loại phân bón bị
ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng
nợ châu Âu. Trong số các loại phân
bón, urê bị ảnh hưởng nặng nhất

trong quý IV/2011. Giá hàng hóa
giảm 25%, trong khi đó giá phân bón
phosphate giảm nhẹ hơn so với giá
tham khảo. Giá phân kali vững trong
quý IV/2011. Nếu khủng hoảng nợ
châu Âu tồi tệ hơn thì lĩnh vực nông
nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến
giá và nhu cầu phân bón.
Một giải quyết nhanh chóng khủng
hoảng nợ châu Âu là có thể tăng
lượng tiền đổ vào lĩnh vực nông
nghiệp, lấy lại lòng tin của những
người nông dân, khuyến khích xây
dựng lại chuỗi cung ứng.
Nếu nông nghiệp không phát triển,
giá phân bón sẽ giảm trong quý
I/2012.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 23
KINH TẾ & THÔNG TIN
THỊ
(Theo hoinongdan.org.vn)
KHẮP NƠI CHÀO ĐÓN NGÀY
ĐỌC SÁCH THẾ GIỚI
Ngày đọc sách thế giới, tên đầy đủ
là “Ngày đọc sách và bản quyền thế
giới” do UNESCO ấn định từ năm
1995 với nhiều sự kiện được tổ chức
nhằm khuyến khích mọi người, đặc
biệt là giới trẻ khám phá niềm vui
đọc sách. Ý nghĩa của ngày đọc sách

thế giới là đẩy mạnh việc đọc sách,
thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất
bản và tăng cường bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ thông qua bản quyền.
Ngày đọc sách có xuất xứ từ một
phong tục truyền thống rất đẹp của
xứ Catalan (Tây Ban Nha). Vào ngày
23-4 (ngày lễ thánh Gióc tại
Catalonia, có nhiều hội chợ sách, các
lễ hội đường phố được tổ chức, mỗi
khách hàng được tặng 1 đoá hồng
kèm theo mỗi cuốn sách họ mua.
“Tặng một cuốn sách - tặng 1 đoá
hồng” là 1 chiến dịch đặc biệt diễn ra
ở nhiều nước trên thế giới nhằm tôn
vinh ngày đọc sách thế giới (23-4).
Tại Việt Nam, Ngày đọc sách thế
giới vẫn được tổ chức hàng năm tại
Hội đồng Anh trong khi các thư viện
Việt Nam dường như còn chưa biết
đến ngày này.
Ngoài ra còn có vô số các hoạt
động thú vị liên quan đến sách được
tổ chức dưới sự khởi xướng và
khuyến khích của UNESCO (Tổ
chức văn hoá, giáo dục, khoa học
Liên hợp quốc). Đây thực sự là ngày
hội của những người yêu sách trên
khắp hành tinh.
Dưới sự tổ chức của các nhà xuất

bản và các thư viện là lễ kỷ niệm
“Sách đường phố” dành cơ hội mua
sách giá rẻ có kèm thêm chữ ký của
tác giả cho những người mê đọc; là
phân phối những sản phẩm quảng bá
ngày đọc sách thế giới do UNESCO
thiết kế (poster, cờ, bút đánh dấu, áo
T-shirt, bưu thiếp v.vv…), tặng
những cuốn sách tồn kho cho các
khu dân cư nghèo, các thư viện eo
hẹp về tài chính, bệnh viện, nhà tù và
cả các trại tị nạn.
Cần có trọng tài, đó là các cuộc thi
dành cho trẻ em và người trẻ tuổi.
Người tham gia có thể thử tài sáng
tác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, thi
sáng tác khẩu hiệu cho sách và các
tác giả, xem các triển lãm và nghe
các bài giảng về sách, đến các thư
viện mà không cần xuất trình thẻ,
gặp gỡ tán gẫu về sách.
Tại Châu Phi, nhiều bạn trẻ tham
gia ngày hội sách tình nguyện đem
sách tới nơi người bệnh, người cao
tuổi, những người mù loà và cả
những người không biết chữ, đọc
thành tiếng cho họ nghe.
Các phương tiện thông tin đại
chúng góp công, đó là việc đăng tải
các bài báo giới thiệu sách, về văn

hoá đọc, về bản quyền và vi phạm
bản quyền, trên báo và tạp chí.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 24
VĂN HÓA-GIÁO DỤC
Những chương trình phát thanh,
truyền hình đặc biệt thuộc thể loại
phỏng vấn, tranh luận, trò chơi
v.vv… cũng ưu tiên cho các đề tài
nêu trên.
Tính sáng tạo của các nhà báo, nhà
văn trẻ, nhà soạn nhạc, nhà làm phim
cũng sẽ được công chúng ghi nhận
và tán dương trong ngày hội đọc
sách thông qua báo chí.
Hoạt động về quyền tác giả. Ngày
này cũng là ngày dành riêng cho việc
tuyên truyền nâng cao ý thức của
công chúng trong vấn đề bản quyền,
là dịp để các luật sư, các tác giả và
nhà sáng tạo thảo luận các chủ đề
khác nhau về bản quyền, là cơ hội
đến tìm hiểu các tổ chức quản lý tập
thể và thực tập về luật bản quyền cho
sinh viên ngành bản quyền.
Ngoài ra, trong ngày này, bạn có
thể thấy logo của ngày hội đọc sách
được dán trên các phương tiện vận
chuyển hành khánh công cộng như
xe buýt, tàu điện ngầm, xe lửa, máy
bay…và thậm chí có thể gửi đi

những lá thư có dán những con tem
mới toanh của ngày đọc sách.
Từ 9 năm nay, những hoạt động bổ
ích kể trên diễn ra đều đặn ở các
nước châu Âu, Bắc Mỹ và châu Phi.
Tại VN, "Ngày sách thế giới" được
tổ chức đều đặn hàng năm tại Hội
đồng Anh, 40 Cát Linh, Hà Nội
trong khi các thư viện lớn khác ở
Việt Nam dường như không có khái
niệm này.
(Theo thuvientre.com )
THÍ SINH CẦN CHUẨN BỊ GÌ
KHI ÔN THI?

Kỳ thi tuyển sinh sắp đến, thí sinh
nên lên kế hoạch để ôn thi hợp lý,
vừa giữ được sức khỏe vừa ôn thi
tốt. Bên cạnh đó, cách học như thế
nào cũng rất quan trọng, có cách
học tốt thì việc lĩnh hội kiến thức sẽ
nhẹ nhàng, nhanh chóng và nhớ lâu
hơn.
Một lịch trình tiết kiệm thời gian:
thí sinh hãy lên một lịch trình thô,
rồi hãy chi tiết, như vậy bạn sẽ dễ
dàng thay đổi chi tiết nhưng vẫn tuân
theo phần thô định trước; đưa vào cả
thời gian lên lớp, các sự kiện xã hội,
và công việc khác mà bạn có thể

tham gia. Bạn nên thực hiện một lịch
trình hàng tuần và hàng ngày, nhớ có
một khoảng thời gian để ngủ mỗi
ngày.
Nên tìm hiểu bài giảng trước:
trước khi vào lớp học, hãy chắc chắn
bạn đã đọc tất cả các bài tập và thực
hiện ghi chú vào những gì bạn không
hiểu. Sau khi học, rời khỏi lớp về
nhà, xem lại các ghi chú mà bạn đã
ghi trong khi học.
Học cần ghi nhớ: đối với các lớp
học có cần ghi nhớ, chẳng hạn như
môn ngoại ngữ, sắp xếp thời gian
xem trước khi đến lớp. Sử dụng
nhiều thời gian để thực hành.
Nơi học tập: bạn có thể học bất cứ
nơi nào, nhưng có một số nơi tốt hơn
như thư viện, phòng thí nghiệm
hoặc phòng riêng là tốt nhất. Trên tất
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 25

×