Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Giáo trình Dược lý đại cương - Chương 4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.83 KB, 21 trang )

1

Chương 4
THUỐC KHỬ TRÙNG VÀ THUỐC SÁT TRÙNG

( Một số khái niệm
( Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường
( Chất sát trùng ngồi da
( Thuốc sát trùng phịng thí nghiệm, chuồng trại, dụng cụ chăn ni
( Sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi


2

Chương 4. THUỐC KHỬ TRÙNG VÀ THUỐC SÁT TRÙNG
4.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Thuốc khử trùng (disinfactants) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc
các vi sinh vật nhiễm khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá hủy nguyên
sinh chất của vi khuẩn và luôn cả vật chủ. Do đó chúng chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô
sinh.
Thuốc sát trùng (antiseptics) là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh
sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào
vật chủ. Do đó chúng được sử dụng cho các mơ bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.
Ranh giới giữa chất sát trùng và chất khử trùng cũng không rõ rệt, một hóa chất có
thể là chất khử trùng hoặc sát trùng tùy theo nồng độ sử dụng và các điều kiện áp dụng.
4.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁT TRÙNG, KHỬ TRÙNG THÔNG THƯỜNG
Để đạt hiệu quả, hầu hết các loại thuốc sát trùng cần có một thời gian để phát sinh tác
dụng
Ví dụ: rửa tay trước khi phẫu thuật 5 phút với savon, 5 phút với chlohexidin
Để gia tăng hiệu quả sát trùng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường và dụng cụ trước
khi áp dụng các biện pháp hóa học hoặc vật lý vì bụi đất, rác rươiû... có thể tạo lớp màng cơ


học ngăn cản tác động trực tiếp của thuốc vào vi trùng, cũng như làm thay đổi hoặc giảm
hàm lượng thuốc
Ví dụ: vệ sinh phịng ốc trước khi xông formol
Rửa sạch bằng nước rất cần thiết để tránh đối kháng giữa 2 loại hóa dược
Ví dụ: rửa tay bằng nước cất giữa 2 lần sát trùng bằng hóa chất trước phẫu
thuật
Ưu tiên sát trùng bằng nhiệt hơn là hóa chất ( nếu có thể), trong đó nhiệt ẩm có hiệu
quả và nhanh hơn nhiệt khơ
Ví dụ: hấp autoclave tốt hơn sấy khô
Cần lựa chọn thuốc sát trùng khử trùng phù hợp với tính nhạy cảm của mầm bệnh
Ví dụ: virus bị tiêu diệt bởi chất kiềm nhưng đề kháng với phenol
4.3. CHẤT SÁT TRÙNG NGOÀI DA
4.3.1. Xà phòng (savon)


3
Thuộc nhóm chất hoạt diện (surfactants). Có tính lưỡng cực (RCOONa) một đầu ái
nước, một đầu ái chất béo. Khi sử dụng savon trên một bề mặt có dầu (da) thì những phân tử
này sẽ tự phân cực, một đầu trong nước và một đầu trong chất beó, ngăn cản sự kết dính
giữa các hạt dầu, duy trì tính liên tục giữa dầu và nước. Bằng cách này, các phân tử savon
dễ nhũ tương hóa chất beó trên da đồng thời làm cho các vi khuẩn bám dính ở đó bị “treo”,
khi rửa sẽ bị trơi đi
Có tác dụng trên vi khuẩn Gr+ và kháng acid nhưng khơng có tác dụng trên vi khuẩn
GrHoạt tính sẽ gia tăng khi có thêm potassium iodine (KI) và giảm đi khi có nhiều
Ca2+ (nước cứng)
Sử dụng: rửa tay, vùng phẫu thuật, dụng cụ
4.3.2. Cồn (alcohol )
Cấu trúc hoá học của ethanol và isopropanol

Cồn làm biến tính protein và làm giảm sức căng bề mặt. Loại thường sử dụng nhất là

ethanol 70% và isopropanol 50%. Thời gian áp dụng khoảng 3 phút
Có tác dụng trên các tế bào sinh dưỡng (kể cả BK- trực khuẩn lao, virus có vỏ, nấm)
nhưng khơng có tác dụng trên bào tử
Tương kỵ với HNO3, KMnO4, Na2SO4, CuSO4 (muối gây kết tủa), máu mủ
(albumin)
Sử dụng: sát trùng tay, da
4.3.3. Iod
Iod khuếch tán vào tế bào và can thiệp vào các phản ứng biến dưỡng của nguyên sinh
chất. Iod ít gây độc, chỉ gây khơ da và có thể hạn chế bằng cách bôi glycerin.


4
Có tác dụng trên vi khuẩn, virus, nấm, trứng kí sinh trùng đặc biệt là cả BK và các vi
khuẩn có nha bào
Các chế phẩm:
Dung dịch cồn iod 1%, khi hòa tan trong cồn, tác dụng kháng khuẩn của iod mạnh
hơn.
PVP iodine 10% (polyvinylpyrrolidone iodine- iod hữu dụng 1%) - Iodophore: gồm
I2, chất tẩy, chất làm ướt, chất hòa tan, chất mang (phóng thích dần iod)
Sử dụng:sát trùng da nơi sắp phẫu thuật, nơi tiêm, thiến, rốn, nhúng vú viêm, rửa cơ
quan sinh dục...
4.3.4. Thuốc đỏ (mercurochrome)
Cấu trúc hoá học

Chủ yếu có tác động tĩnh khuẩn, hoạt tính bị giảm mạnh khi tiếp xúc với các chất
hữu cơ. Dung dịch thường dùng là 2-5 %. Ngày nay, các chất hữu cơ có thủy ngân ít độc và
ít kích ứng hơn đã dần dần thay thế (phenylmercuric nitrate). Tuy nhiên, do tác động ô
nhiễm môi trường của các kim loại nặng, chúng cũng ít được dùng hơn những hóa chất khác
Dùng sát trùng cục bộ nơi vết thương, thiến, ápxe, thụt rửa tử cung
4.3.5. Nước oxy già (peroxid hydrogen H2O2)

Thuộc nhóm tác nhân oxyhóa vì phóng thích oxy đang sinh [O] khi tiếp xúc với
màng nhày hay có catalase. Kết hợp nhanh chóng với chất hữu cơ
Các tác dụng sát trùng nhẹ trên các vi khuẩn hiếu khí G+, G- nhưng không diệt được
bào tử. Công dụng chủ yếu là rưả vết thương và làm mất mùi hơi.
4.3.6. Thuốc tím (permanganate potassium KMnO4)


5
Phóng thích [O] khi tiếp xúc chất hữu cơ nhưng chỉ có tác dụng ở bên ngồi. Khi
dung dịch chuyển sang màu nâu thì khơng cịn hoạt tính.
Có tác dụng sát trùng tay, vết thương, mụn loét (dung dịch 0,1%), rửa tử cung (dung
dịch 0,3%). Giảm độc tính của các Alkaloid (Strychnin, morphin)
4.3.7. Xanh methylen ( tetramethylthionin HCl) dung dịch 1%
Sát trùng bên ngồi: viêm miệng, mụn nước, viêm móng, rửa cơ quan sinh dục
Sát trùng bên trong: đường tiết niệu
4.4. THUỐC SÁT TRÙNG PHỊNG THÍ NGHIỆM, CHUỒNG TRẠI, DỤNG CỤ
CHĂN NI
Tác nhân vật lý
4.4.1. Nhiệt
Nhiệt khơ

Nhiệt ẩm

Cơ chế sát khuẩn

Oxyhóa và đốt cháy

Đơng kết protein

u cầu


Thời gian lâu, nhiệt độ cao vào chất hữu cơ (hóa chất ko vào
được)

Sử dụng

Sấy các dụng cụ thủy tinh hấp các môi trường

Điều kiện

180oC trong 2-3 giờ

121oC/1atm trong 15-20’

4.4.2. Aùnh sáng: tia cực tím (ultra violet UV)
 = 2500-2800 Ao
Chống được vi khuẩn G- và vi khuẩn không sinh bào tử nhưng Staphylococcus,
Streptococcus thì đề kháng
Sử dụng khử trùng phịng thí nghiệm, buồng cấy, phịng giải phẫu
Tác nhân hóa học
4.4.3. Acid
HCl, H2SO4 0,1-1N: sử dụng hạn chế vì đặc điểm ăn mịn
Acid boric: khả năng diệt trùng yếu
4.4.4. NaOH (Lye, soda lye)
Thâm nhập vào các phân tử bám dính, vi sinh vật, làm tan chúng hoặc biến đổi chúng


6
Có khả năng tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh thông thường, virus (dịch tả heo,
FMD). Ở nồng độ đâm đặc (5%) có thể tiêu diệt được bào tử nhiệt thán.

Dung dịch loãng 4-8 0/00 dùng sát trùng dụng cụ (máng ăn, xô, cuốc xẻng...) nền,
sàn, tường, rãnh phân, đường đi, xe chở gia súc, hố tiêu độc. Có thể phối hợp với dung dịch
vơi sữa 5%.
4.4.5. CaO (lime, quicklime)
Hút ẩm (H2O) và CO2 trong khơng khí tạo Ca(OH)2 và sinh nhiệt, nếu để lâu ngồi
khơng khí thì CaO tác dụng với CO2 tạo CaCO3 (trơ khơng cịn tác dụng nữa)
Khơng có tác dụng trên bào tử nhiệt thán và Clostridium
Sử dụng để rắc trên sàn, nền xi măng, đất. Khi dùng nên chú ý có thể gây khơ da và
móng thú
4.4.6. Ca(OH)2 bột trắng xốp
Chứa tối thiểu 0,14g/100 ml nước vối sữa, dễ tan trong nước nóng. Dung dịch đã pha
cần đậy kỹ tránh tạo váng trên bề mặt làm trầm hiện Ca dưới đáy
Ca(OH)2 + CO2

CaCO3

Dùng sát trùng chuồng trại, thuốc kháng acid
4.4.7. Amonium bậc 4 thế hệ I: Benzalkoniumchloride (Zephiran, Antigerm)
Thuộc nhóm chất hoạt diện cation. Ion ái nước của phân tử amonium bậc 4 sẽ phân
ly mang điện tích dương do đó nên tránh dùng chung với savon (chất hoạt diện anion).
Thành vi khuẩn hấp phụ hóa chất này rất cao, nơi đó sẽ phát sinh tác dụng. 99% vi khuẩn bị
tiêu diệt, tuy nhiên những vi khuẩn co cụm phía trong sẽ phát sinh tính đề kháng
Tác dụng sát khuẩn trên vi khuẩn G+, G- nhưng khơng có hiệu quả đối với virus, bào
tử và BK
Sát trùng da, vết thương: dung dịch 1/2000-1/1000
Thụt rửa tử cung dung dịch 1/20000
Khử trùng chuồng trại dung dịch 10%

4.4.8. Chloramin T ( chứa 12% Cl hoạt tính )
Cấu trúc hoá học



7

C7H7ClNNaO2S * 3 H2O
Dưới tác dụng của nước, Chloramin T tạo thành acid hypocloro (HOCl) rồi phóng
thích Cl có tác dụng ức chế các phản ứng enzyme của tế bào, thoái biến protein và bất hoạt
acid nhân
Tác dụng trên vi khuẩn, virus, nâm mốc (1ppm), BK (50ppm)
Dùng để rửa sàn nhà, dụng cụ vắt sữa, vết thương, nơi nhiễm trùng
4.4.9. Phenol
Cấu trúc hoá học

Được Lister khám phá đầu tiên, là chất chuyển hóa từ hắc ín, than đá. Ngày nay, do
độc tính cao, kích ứng mơ nên ít được sử dụng
Tác động gây độc đối với nguyên sinh chất, phá hủy thành tế bào, đơng kết protein
Dung dịch 5% có thể tiêu diệt nha bào nhiệt thán, BK
Thường dùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ thú y (dung dịch 3-5%), tiêu độc quần áo,
rửa vết thương (dung dịch 3%), chống ngứa, trị ghẻ (dung dịch 1%). Chú ý không sử dụng
tiêu độc lị sát sinh vì sẽ để lại mùi hôi
4.4.10. Crezol (Crezylic acid, Crezylol, Crezyl)


8
Tác dụng sát khuẩn và diệt nấm gấp 3 lần phenol nhưng tác động yếu trên virus. Đặc
biệt vẫn giữ được hiệu lực khi có chất hữu cơ và ít độc hơn phenol
Dung dịch 0,2-0,5% dùng sát trùng tay, dung dịch 2% sát trùng chuồng trại. Hơi
Crezol có thể sát trùng lồng gà, máy ấp trứng, nhà máy thức ăn...
4.4.11. Formol (Formalin, Formaldehyd) có chứa 34-38% Formaldehyd
Là chất khử trùng mạnh, làm đông cứng protein. Vô hoạt vi sinh vật bằng cách

alkylhóa nhóm -NH2 , -SH của protein và vịng nitrogen trong các base purin
Có tác dụng trên hấu hết các vi khuẩn, vi khuẩn sinh bào tử, trực khuẩn BK, virus
Sử dụng để khử trùng dụng cụ , chuồng trại, phòng ốc, lò ấp, bảo quản mẫu bệnh
phẩm và điều chế vaccin
Dung dịch 4% dùng sát trùng thông thường và bảo quản mẫu bệnh
- 15-30ml dung dịch formol +100ml nước dùng khử trùng máy ấp trứng, buồng cấy
vi trùng, chuồng trại
- 1,5L Formol 36% +1600g KMnO4 khử trùng được 100m2 phịng làm việc
Do độc tính sinh hơi, kích ứng niêm mạc, làm chết biểu mơ, mất cảm giác, có nguy
cơ gây ung thư nên khi dùng phải đeo găng, khẩu trang...
4.4.12. Các thuốc khử trùng, sát trùng phối hợp
Ngày nay, để gia tăng hiệu lực của các thuốc sát trùng và giảm bớt độc tính của
chúng, các nhà sản xuất đưa ra thị trường một số loại thuốc sát trùng phối hợp:
Ví dụ: VIRKON (BAYER): peroxygen, chất hoạt diện bề mặt
(surfactants), acid hữu cơ, acid vô cơ
PROPHYL (COOPHAVET): 4 chloro 3-methyl phenol, 3-benzyl
4 chlorophenol
TH4 (SOGEVAL): glutaraldehyd, phức hợp amonium bậc 4,
terpineol, dầu thông
4.5. SỬ DỤNG THUỐC SÁT TRÙNG TRONG CHĂN NI
Bảo vệ gia súc, gia cầm trong q trình nuôi dưỡng, nhằm hạn chế các thiệt hại do
bệnh tật là suy nghĩ hàng đầu của các nhà Chăn nuôi. Bên cạnh việc sử dụng Kháng sinh và
Vaccin, sát trùng chuồng trại chăn nuôi cũng được xem là biện pháp tích cực và hửu hiệu
nhất trong việc phịng ngừa bệnh tật.


9
Chăn nuôi càng phát triển đồng nghĩa với số đầu gia súc, mật độ chăn ni, số vịng
quay tăng lên, mầm bệnh tồn tại trong chuồng trại là điều không thể tránh khỏi. Thực tế cho
thấy có rất nhiều loại mầm bệnh khơng thể đơn thuần kiểm sốt chúng chỉ bằng quy trình

vaccin hoặc sử dụng kháng sinh, mà phải nhờ đến thuốc sát trùng. Các tổng kết gần đây cho
thấy các thiệt hại trong chăn nuôi sẽ giảm thiểu nếáu nhà chăn ni biết sử dụng chặt chẽ
qui trình sát trùng chuồng trại. Tuy nhiên phương thức sát trùng cũng như việc lựa chọn một
loại thuốc thích hợp là điều khá mới mẽ đối với nhà chăn nuôi.
Tài liệu sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi nhằm mục đích cung cấp các hiểu
biết cơ bản giúp nhà chăn nuôi nắm bắt được tầm quan trọng của việc sát trùng, quy trình
sát trùng hiệu quả nhất và các kiến thức liên quan đến việc lựa chọn loại thuốc hợp lý nhất.
4.5.1 Định nghĩa thuốc sát trùng
Thuốc sát trùng là loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Tùy thuộc vào cấu trúc của vách
tế bào Vi khuẩn, Virus, tác dụng của mỗi loại thuốc theo các loài vi khuẩn sẽ khác nhau.
4.5.2 Cơ chế diệt khuẩn của thuốc sát trùng
 Tác động lên bề mặt tế bào:
Làm giảm sức căng bề mặt và tính thẩm thấu của màng tế bào vi sinh vật, nước
khuếch tán nhanh vào trong tế bào gây hiện tượng trương nước làm vỡ tế bào vi khuẩn.
Thí dụ: Ammonium bậc bốn…
 Thẩm thấu vào bên trong tế bào vi khuẩn:
Thường xãy ra trên các thuốc sát trùng có đặc tính hịa tan mạnh trong chất béo,
thuốc ngấm vào nguyên sinh chất phá hủy các Enzym, hoặc làm đông đặc nguyên sinh chất:
Iodine, phenol, cresol, thủy ngân…..
4.5.3 Yêu cầu của thuốc sát trùng lý tưởng:
Một thuốc sát trùng lý tưởng ngồi tác dụng diêït khuẩn cịn phải đảm bảo các điều
kiện an toàn cho gia súc, cho người sử dụng, vì vậy cần tham khảo các điều kiện sau đây để
quyết định lựa chọn thuốc thích hợp:
- Tác dụng diệt khuẩn nhanh( tức thời).
- Kéo dài tác dụng diệt khuẩn tối thiểu trong vòng 1-2 ngày để ngăn chặn sự tái
nhiễm của mầm bệnh.


10
- Phổ kháng khuẩn đủ rợng để tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh gồm vi trùng gram

dương, gram âm, vi trùng sinh bào tử, bào tử vi trùng, các virus có vỏ bọc, các virus khơng
có vỏ bọc, các loại nấm mốc và nguyên sinh động vật.
- Có hoạt tính tốt trong điều kiện mơi trường có chất hửu cơ. Do đó ít địi hỏi phải tẩy
rữa kỹ lưỡng chuồng trại, dọn dẹp cống rãnh trước khi sát trùng.
- An tồn tuyệt đối cho gia súc, khơng gây độc hại hoặc kích ứng đường hơ hấp, từ
đó có thể sát trùng chuồng trại định kỳ hàng tuần khi gia súc, gia cầm đang sinh sống, hoặc
sát trùng mầm bệnh lúc đang có dịch xảy ra bằng cách phun xịt trực tiếp lên chuồng trại và
đàn gia súc, nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan từ thú bệnh sang thú khỏe trong đàn. Kinh
nghiệm gần đây cho thấy sử dụng thuốc sát trùng an toàn phun xịt chuồng trại có gia súc
đang sống giúp hạn chế ổ dịch, hạn chế sự lây lan bệnh trong đàn, hỗ trợ rất tốt cho các biện
pháp điều trị, từ đó giảm thấp tử số, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong điều trị.
- Khơng ăn mịn dụng cụ trong chăn ni, nhất là các vật dụng bằng nhôm, sắt, thép.
Rất nhiều loại thuốc sát trùng có đặc điểm ăn mịn dụng cụ, do đó mau làm hư hỏng chuồng
trại (củi đẻ heo, chuồng nuôi heo con…) gây rĩ sắt lưới bọc chuồng trại gia cầm…
- An toàn cho người sử dụng: khơng gây kích ứng da, niêm mạc, hồn tồn khơng
được phép gây độc hại, gây ung thư cho người.
- Dễ dàng bị phân hủy, không để lại dư lượng thuốc trong môi trường, không làm ô
nhiễm môi trường.
- Không quá đắt tiền.


11
Bảng 4.1. Đặc điểm của một số các loại thuốc sát trùng
Ưu điểm
I Thuốc sát trùng
II
Các hạn chế
1. Acid hữu cơ
Phổ sát khuẩn rộng.
Hoạt tính yếu trong mơi trường có

Tác động nhanh.
chất hữu cơ, do đó khơng dùng trong
Tương đối an toàn cho
các đợt sát trùng định kỳ.
người và gia súc.
Hoạt tính yếu trong nước phèn.
Độ ngấm thấp, thuốc khó khuếch
tán vào các kẻ nứt nhỏ.
Tác dụng yếu trên các Nha bào.
Ăn mịn dụng cụ.
2. Formaldehyde
Phổ sát khuẩn rộng.
Kích ứng rất mạnh đường hô hấp,
Tác động tốt trong môi
dễ gây bệnh hơ hấp.
trường có chất hữu cơ, nước
Gây kích ứng mơ, có khả năng gây
phèn
ung thư do đó được xếp vào nhóm
khơng an tồn.
Dùng lâu khơng tạo nên
sự đề kháng của mầm bệnh
Không được dùng để sát trùng định
kỳ khi có gia súc trong chuồng
3. Phenol
Tác dụng tốt trong mơi
Tác động yếu trên Virus khơng có
trường có chất hữu cơ, mơi
vỏ bọc.
trường nước phèn.

Ăn mịn da, gây kích ứng mạnh
Khơng ăn mịn dụng cụ.
niêm mạc do đó khơng dùng khi có
gia súc trong chuồng.
Tính thấm thấp, khó khuếch tán
vào các kẻ nứt nhỏ trong chuồng trại,
do đó hiệu quả sát trùng thấp.
4. Ammonium bậc 4
Tiêu diệt nhanh các loại
Hoạt tính yếu trên virus không vỏ
bào tử của vi trùng, nấm mốc. bọc.
Khả năng khuếch tán rất
Hoạt tính yếu trong mơi trường có
mạnh.
chất hữu cơ, nước phèn.
Rất an tồn, khơng độc
hại, khơng ăn mịn, khơng
gây kích ứng da.
Tác động diệt khuẩn
nhanh.
5. Glutaraldehyde
Phổ diệt khuẩn rất rộng,
Tác động diệt khuẩn chậm.
đặc biệt đối với các loại virus
Khả năng khuếch tán yếu, khó
khơng vỏ bọc.
thấm vào các kẻ nứt nhỏ trên nền
Không ăn mịn dụng cụ.
chuồng.
Khơng độc hại cho gia

Gây kích ứng da.
súc.
6. Chlorine
Khơng đáng kể.
Mùi khó chịu.
Khơng an tồn cho gia súc do độc
tính cao, gây kích ứng da, niêm mạc,
ăn mịn các dụng cụ chăn nuôi.
Hoạt lực yếu trên virus không vỏ
bọc.


12

7. Iodine

Hoạt lực yếu trong mơi trường có
chất hữu cơ, nước phèn.
Diệt nhanh và mạnh tất cả
Có màu đỏ, có thể làm bẩn dụng
các loài virus gây bệnh.
cụ, quần áo sáng màu.
Rất an tồn cho người và
gia súc.
Khơng ăn mịn dụng cụ.
Thời gian tác động trên 24
giờ.

4.5.6 Phương pháp sát trùng
Để loại trừ mầm bệnh trong khu vực chăn nuôi, cần thường xuyên sát trùng chuồng

trại, nhất là đối với các hộ chăn ni với số lượng lớn. Ngồi lần sát trùng lúc xuất bán gia
súc ( sát trùng cuối kỳ), tùy theo điều kiện dịch bệnh nên định kỳ 7-10 ngày sát trùng một
lần. ( Sát trùng định kỳ).
 Sát trùng cuối kỳ:
Được thực hiện lúc xuất bán gia súc, toàn bộ chuồng trại trống. Lần sát trùng này cần
làm thật kỹ qua 5 bước sau đây.
Bước 1: Di chuyển và dọn khô
- Dọn dẹp tất cả chất độn chuồng, phân, đất bẩn, do các chất này chứa đựng rất nhiều
mầm bệnh, đồng thời sự hiện diện của chúng trong chuồng trại sẽ làm giảm hiệu quả sát
trùng.
- Tất cả trang thiết bị có thể di chuyển được cũng phải được mang ra khỏi chuồng
trại.
Bước 2: Tẩy uế: Sau bước 1, các chất dơ bẩn chứa mầm bệnh vẫn cịn tồn tại, mục
đích của bước 2 là tẩy rửa chúng thật sạch, có thể dùng nước hoặc nước pha xà phòng phun
xịt với áp suất cao để làm sạch tất cả các chất bẩn có độ bám dính cao.
Lưu ý: - Đầu tiên nên xịt từ trần nhà, và từ từ di chuyển xuống tường rồi đến nền
chuồng. Chú ý đến các chổ bị đất bao phủ, kẻ nứt, khe hở trên tường, chổ góc cạnh và
những chỗ có nhiều chất dơ bẩn tích tụ. Thơng thường các chuồng trại củ kỷ việc tẩy uế sẽ
khó khăn hơn chuồng trại mới xây. Để yên cho chúng khô ráo trước khi phun thuốc sát
trùng.
Bước 3: Sát trùng


13
Sau các bước trên, vẫn còn nhiều mầm bệnh hiện diện trong chuồng, việc sát trùng ở
buớc này rất cần thiết để diệt tất cả các mầm bệnh, do đó cần lựa chọn loại thuốc có phổ sát
trùng rộng bao gồm các loài virus, vi trùng, các loài nấm mốc.
Cần lưu ý: Phải phun xịt đủ ướt bề mặt, thường 1 lít thuốc sát trùng đã pha lỗng chỉ
sử dụng cho 3-4 m2 bề mặt, đồng thời phải cần chú ý đến các nơi mà thuốc khó ngấm đến,
đặc biệt là các bề mặt xốp, lổ chổ. Pha loãng thuốc phải đúng nồng độ.

Bước 4: Lưu ý đến các dụng cụ đã chuyển ra khỏi chuồng trại
- Tâùt cả các trang thiết bị đã di chuyển trong bước 1 chứa rất nhiều mầm bệnh do đó
cần phải chà rửa bằng xà phòng với bàn chải, hoặc phun xịt bằng nước xà phịng dưới áp
suất cao. Sau đó chuyển đến vị trí sạch sẽ để phun thuốc sát trùng hoặc nhúng vào bồn có
chứa thuốc sát trùng.
- Đối với hệ thống cung cấp nước: Pha thuốc và cho trực tiếp vào hệ thống. Sau khi
mở vịi cho nước chảy, khóa các van lại, để yên 30 phút đến 1 giờ, sau đó xả tồn bộ thuốc
sát trùng ra khỏi hệ thống cấp nước, nếu cần có thể xả lại bằng nước thường trước khi cho
nước uống vào hệ thống.
- Đối với cống rãnh: Xả toàn bộ nước, dọn sạch cặn bẩn, phân, rác, xả lại bằng nước
rồi phun thuốt sát trùng.
Bước 5
+ Bỏ trống chuồng trại đã sát trùng trong vòng 2-3 ngày, để thuốc diệt hết tất cả các
mầm bệnh. Lắp đặt lại các dụng cụ chăn nuôi đã sát trùng như máng ăn, máng uống…trước
khi cho gia súc vào chuồng.
+ Cùng với việc tẩy uế - sát trùng, nhằm tránh sự tái nhiễm của mầm bệnh vào
chuồng trại, cần phải thiết lập hàng rào vệ sinh bao gồm các vấn đề sau đây:
- Kiểm sốt chặt người và chó mèo, người vào khu vực chuồng trại phải tắm rửa sạch
và thay quần áo.
- Chỉ đưa các vật dụng sạch vào chuồng trại.
- Phải có hố sát trùng chân tại cửa ra vào, thuốc sát trùng chứa trong hố phải ổn định,
có phổ diệt khuẩn rộng và có hoạt tính tốt trong mơi trường có chất hữu cơ.
- Phải kiểm sốt tồn diện lồi gặm nhấm và cơn trùng ở khu vực chuồng trại và khu
vực xung quanh.


14
- Phải có hố sát trùng xe cộ tại cổng trại, hố phải chứa đầy thuốc sát trùng và không
bị nhiễm bẩn. Thay thuốc khi thấy hố sát trùng đã dơ bẩn, thuốc bị loãng đi sau cơn mưa
lớn, hoặc định kỳ thay thuốc sau 2-3 ngày sử dụng. Nếu dùng phương pháp phun xịt vào xe

cần lưu ý đến bánh xe và các chổ dơ bẩn trên thân xe.
 Sát trùng định kỳ:
- Được thực hiện 7–10 ngày 1 lần trong thời gian nuôi dưỡng thú. Cần lưu ý việc sát
trùng định kỳ xảy ra lúc có gia súc đang sống trong chuồng, do đó phải lựa chọn loại thuốc
an tồn tuyệt đối, khơng độc hại cho gia súc, đồng thời lúc này do không thể tẩy uế, chất
hữu cơ tồn đọng trong chuồng rất lớn do đó phải lưu ý đến hoạt tính của thuốc trong điều
kiện có chất hữu cơ.
Tóm lại để định kỳ sát trùng hai tiêu chuẩn sau đây cần được lưu ý:
- Thuốc sát trùng phải tuyệt đối an toàn cho gia súc.
- Thuốc phải có hoạt tính diệt khuẩn cao trong điều kiện có chất hữu cơ.
4.5.7. Thuốc sát trùng Biodine
4.5.7.1. Thành phần: trong 100 mL chứa
PVP Iodine ......................................................10 g
Excipients qs ...............................................100 ml

4.5.7.2. Đặc điểm
Phổ sát khuẩn rộng, bao gồm tất cả các loại vi khuẩn gram âm, gram dương, bào tử vi
trùng, nấm mốc, bào tử nấm mốc, các loại Mycoplasma, các nguyên sinh động vật, các loại
virus gây bệnh và cả trên một số loại trứng ký sinh trùng.
Tác động diệt khuẩn rất nhanh chỉ sau 6-10 giây.
Rất ổn định trong mọi môi trường kể cả trong phân, đất, cống rãnh, xác chết. Do đó
thuốc tiếp tục diệt khuẩn trong vịng 24 giờ nếu có sự tái nhiễm của mầm bệnh.
Thuốc rất an tồn, khơng gây ngộ độc cho gia súc và người sử dụng kể cả trường hợp
phun xịt trực tiếp lên gia súc đang mắc bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.
Hiệâu quả khử trùng ổn định trong mọi nguồn nước sử dụng
Là loại thuốc lý tưởng trong việc sát trùng chuồng trại định kỳ và cuối kỳ.
4.5.7.3. Phổ sát khuẩn


15

Bảng 4.2. Phổ sát khuẩn trên vi trùng
Tên vi trùng
Staphylococcus aureus
Proteus mirabilis
Proteus vulgaris
Streptococcus faecalis
Streptococcus pyogenes
Streptococcus agalactiae
Salmonella pullorum
Salmonella gallinarum
Salmonella tiphimurium.
Shigella
Klebsiella pneumoniae
Diplococcus pneumoniae
Mycobacterium tuberculloris
Clostridium spp
Bordetella bronchiseptica
Pasteurella multocida
Vibrio cholerae
Vibrio parahaemolyticus
Vibrio arvegi
Vibrio plendidus

Tên bệnh
Viêm vú, viêm tử cung.
Viêm ruột, viêm niệu đạo.
Viêm ruột, tiêu chảy, viêm niệu đạo.
Vấy nhiễm thịt, sữa.
Nhiễm trùng vết thương, áp xe.
Viêm vú.

Bạch lị ở gà con.
Thương hàn ở gà lớn.
Thương hàn .
Viêm ruột.
I
Viêm phổi
Viêm phổi hóa mủ.
Bệnh lao.
Viêm ruột, nhiệt thán, uống ván
Viêm teo mũi truyền nhiễm
Tụ huyết trùng
Viêm ruột -tiêu chảy
Nhiễm trùng ở tôm sú
Phát sáng ở tôm
Phát sáng ở tôm

Bảng 4.3. Phổ sát khuẩn đối với virus
Tên virus

Tên bệnh
Viêm phổi, viêm ruột, viêm gan.
Giảm đẻ
Gumboro virus
Gumboro
Hepatitis virus
Viêm gan thể bao hàm ở gia cầm
T.G.E corona virus
Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
I.B virus
Viêm phế quản truyền nhễm

Auzeszkysvirus
Auzeszky
I.B.R virus
Viêm phế quản ở bê nghé
Newcastle virus
Dịch tả gà
African Swine Fever virus
Dịch tả heo châu phi
Hog cholera virus
Dịch tả heo
Rota virus
Viêm ruột
Rabies virus
Bệnh dại
Pox virus
Bệnh đậu
F.M.D virus
Bệnh lở mồm, long móng
Parainfluenza virus
Bệnh cúm
Reo virus
Bệnh gan vàng ở tôm, viêm ruột
 Phổ sát khuẩn đối với nấm và bào tử vi trùng
Virus Adeno


16
- Bào tử Bacillus anthracis
- Bào tử Clostridium
- Aspergillus flavus

- Aspergillus niger
- Candida albicans
- Microsporum
- Trycophyton spp
- Trichomonas


17
4.5.7.4. Hướng dẫn sử dụng
Mục đích
- Tiêu độc xác chết
- Sát trùng chuồng trại khi có dịch
- Sát trùng trực tiếp trên thú bệnh
- Sát trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
- Sát trùng xe chở gia súc, dụng cụ vắt sữa, nhà vắt sữa
( hàng ngày)
- Khử trùng máng ăn, máng uống ( mỗi tuần 1 lần)
- Hố sát trùng
- Sát trùng bầu vú, tay, dụng cụ giải phẩu
- Sát trùng vết thương, nức móng, đau móng
- Thụt rửa tử cung sau khi sanh
- Khử trùng nguồn nước uống cho gia súc, gia cầm
- Sát trùng dụng cụ nuôi tôm giống
- Sát trùng bể nuôi tôm giống
- Xử lý định kỳ ao nuôi tôm ( 10-15 ngày 1 lần)
- Điều trị bệnh tôm do vi khuẩn ( 4 ngày xử lý 1 lần)

Tỉ lệ pha loãng
1: 100
1: 200

1: 400
1: 500
1: 500
1: 500
1: 500
1: 70
1: 4( 4 phần Oxy già)
1: 750
1: 1000
1: 250
1: 200
4-5 ppm
8-10 ppm

Lưu ý khi sử dụng:
- Nên phun xịt theo tỉ lệ 1 lít thuốc đã pha/ 3m2 bề mặt chuồng trại.
- Không nên pha trộn Biodine với các loại thuốc sát trùng khác.
- Khơng dùng chung với bình xịt thuốc trừ sâu.
- Trường hợp thuốc nguyên chất bắn vào mắt, nên rửa mắt bằng nước thường nhiều lần.
- Đóng kỹ nắp chai sau khi dùng.
- Giữ thuốc ở các nơi trẻ em không lấy được.
4.5.8. Thuốc sát trùng Biodine spray
Chế phẩm BIODINE SPRAY
Đây là thuốc sát trùng vết thương dạng phun-xịt
4.5.8.1. Thành phần: Trong 1 lít
PVP Iodine ................................................. 100 g
Tá dược vừa đủ ..................................... 1000 mL
4.5.8.2. Đặc tính
PVP Iodine là thuốc sát trùng vết thương có phổ sát khuẩn rất rộng đối với hầu hết
các loại vi trùng gram âm, gram dương gây nhiễm trùng da, vết thương. Đặc biệt, thuốc có

tác dụng tiêu diệt hữu hiệu bào tử của vi trùng gây bệnh uốn ván và các loại nha bào khác.


18
4.5.8.3. Công dụng
- Sát trùng vết thương, vết mổ, vết thiến.
- Sát trùng vùng mổ trước khi giải phẩu.
- Sát trùng rốn trên thú sơ sinh.
- Giúp vết thương mau lành.
4.5.8.4. Cách sử dụng
- Rửa sạch vết thuơng bằng nước sạch hoặc oxy già.
- Giữ khoảng cách giữa bình xịt thuốc và vết thương khoảng 5 – 20 cm.
- Ấn mạnh đầu ống bơm để phun thuốc vào vùng cần sát trùng.
- Mỗi ngày nên sát trùng vết thương 2 lần.
Lưu ý
 Không được uống.
 Không phun thuốc vào niêm mạc mắt, miệng, lưỡi.
 Không kết hợp với các loại thuốc sát trùng có nguồn gốc thủy ngân vì sẽ tạo dẫn
xuất gây kích ứng da.
 Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
4.5.9. Thuốc sát trùng BIOXIDE
Đây là loại thuốc sát trùng phổ rộng
4.5.9.1. Thành phần: Trong 1 Lít
Glutaraldehyde...................................................... 150 g
Alkylbenzyldimethyl ammonium chloride ...........100 g
4.5.9.2. Công dụng: Phổ diệt khuẩn rộng đối với virus, vi trùng, bào tử vi trùng,
mycoplasma, nấm mốc gây các bệnh sau đây:
 Heo: F.M.D, dịch tả heo, hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản, tiêu chảy do
virus, T.G.E, Aujeszky, bệnh Parvo, viêm não Nhật bản, tụ huyết trùng, phó thương hàn,
viêm phổi do mycoplasma, haemophillus, Actinobacillus, viêm ruột do E.Coli, Salmonella,

Clostridium, bệnh Lepto, hồng lỵ, cầu trùng.
 Gà, Vịt: Newcastle, dịch tả vịt, Gumboro, đậu gà, Marek’s, hội chứng giảm
đẻ, hội chứng phù đầu, viêm gan do virus, CRD, C.CRD, viêm khớp, bạch lỵ, thương hàn,
cầu trùng, bệnh nấm phổi và các bệnh khác.


19
 Trâu, Bò: FMD, Dịch tả trâu bò, tiêu chảy do virus, viêm phổi, viêm vú, viêm
tử cung, thương hàn, Lepto, nhiệt thán, sẩy thai truyền nhiễm, cầu trùng, bệnh do nấm và
các bệnh khác.
Các ưu điểm của BIOXIDE:
-

Hiệu quả diệt khuẩn rất cao, phổ diệt khuẩn rộng

-

Có tác dụng tốt trong mơi trường cịn chất hữu cơ.

-

Kéo dài tác dụng trong 7 ngày sau khi sát trùng.

-

Rất an toàn cho người sử dụng và cho gia súc.

-

Thuốc tự phân giải, không gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường.


-

Không gây kích ứng và ăn mịn dụng cụ, chuồng trại (đã pha lỗng)

4.5.9.3. Hướng dẫn sử dụng
Mục đích sử dụng

Nồng độ pha loãng

- Sát trùng định kỳ hoặc cuối kỳ chuồng trại

1/ 400 ( 2,5 mL/ Lít )

- Sát trùng chuồng trại khi có dịch (có gia súc trong
chuồng)

1/ 300 ( 3,3 mL/ Lít )

- Tiêu độc hố sát trùng, tiêu độc xác chết

1/ 100 ( 10 mL/ Lít )

- Sát trùng xe chở gia súc, nhà giết mổ gia súc, nhà vắt
sữa, lị ấp trứng.

1/ 500 ( 2 mL/ Lít )

- Khử trùng trứng trước khi ấp (nhúng trứng)


1/ 1.000 ( 1mL/ Lít )

- Khử trùng nước

1/ 2.000 ( 0,5 mL/ Lít )

Lưu yÙ: Rửa sạch chuồng trại, dụng cụ, hoặc bề mặt cần tẩy uế trước khi phun thuốc,
xịt thuốc cho đủ ướt ( 1Lít / 2,5 – 3 m2 bề mặt ). Khơng để thuốc đậm đặc dính vào mắt,
vào tay.
4.5.10. Thuốc sát trùng BIOSEPT
Đây là loại thuốc sát trùng thế hệ mới
4.5.10.1. Thành phần


20
Glutaraldehyde .............................................................................. 2%
Alkyldimethylbenzylammonium chloride ................................. 8,68%
Octyldecyldimethylammonium chloride ................................... 6,51%
Dioctyldimethylammonium chloride......................................... 2,60%
Didecyldimethylammonium chloride ........................................ 3,91%
Inert ingredients ......................................................................... 76,3%
4.5.10.2. Công dụng
Sát trùng hiệu quả các loại mầm bệnh: virus, vi trùng gram âm, gram dương, bào tử
vi trùng, Mycoplasma, nấm mốc gây bệnh.
-

Heo: FMD, dịch tả heo, phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy do virus
hoặc vi trùng, phù đầu, viêm phổi do Mycoplasma, bệnh do xoắn khuẩn, do nấm
và các bệnh nhiễm trùng khác.


-

Gia cầm: Gumboro, Newcastle, CRD, Marek’s, đậu gà, dịch tả vịt, viêm gan
do virus, thương hàn, bạch lỵ, tụ huyết trùng, viêm thanh khí quản, nấm phổi và
các bệnh khác.

-

Trâu bò, dê cừu: FMD, dịch tả, tiêu chảy do virus, thương hàn, lepto, sẩy
thai, viêm phổi, viêm vú và các bệnh khác.

4.5.10.3. Ưu điểm của biosept
-

Rất an tồn khi phun thuốc vào chuồng trại lúc có gia súc, gia cầm.

-

Kéo dài tác dụng đến 7 ngày.

-

Hiệu quả cao kể cả trong mơi trường có chất hữu cơ.

-

Khơng ăn mòn dụng cụ, chuồng trại.

- Thuốc tự phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
4.5.10.4. Hướng dẫn sử dụng

Mục đích sử dụng

Nồng độ pha lỗng

Tiêu độc hố sát trùng, xác chết.

1/100

Sát trùng chuồng trại định kỳ hoặc cuối kỳ.

1/300

Sát trùng chuồng trại khi có dịch bệnh do virus.

1/150-200

Sát trùng chuồng trại khi có dịch bệnh do vi trùng.

1/250

Sát trùng xe chở gia súc, gia cầm, lò mổ, khu vắt

1/400


21
sữa.

1/1.000


Khử trùng trứng trước khi ấp ( nhúng trứng ).
Lưu ý:
-

Rửa sạch chuồng trại, dụng cụ hoặc bề mặt cần tẩy uế trước khi phun thuốc.

-

Xịt thuốc đủ ướt ( 1lít thuốc đã pha / 2,5-3 m2 bề mặt )

-

Khơng để thuốc đậm đặc dính vào mắt, để thuốc xa nơi trẻ em có thể đến gần.



×