Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

đánh giá và tuyển chọn các giống ngô lai thích hợp với điều kiện phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
__________________________________





ðỖ THỊ NGUYỆT




ðÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN CÁC GIỐNG NGÔ LAI THÍCH
HỢP VỚI ðIỀU KIỆN PHÍA BẮC VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP














HÀ NỘI - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



ðỖ THỊ NGUYỆT




ðÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN CÁC GIỐNG NGÔ LAI
THÍCH HỢP VỚI ðIỀU KIỆN PHÍA BẮC VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số :
60 62 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ðÌNH HÒA





HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội 22 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn



ðỗ Thị Nguyệt















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ ðình Hòa ñã tận tình
hướng dẫn và tạo ñiều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu ñể tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc Trung tâm Khảo kiểm
nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia, các cán bộ phòng
Khảo nghiệm kiểm ñịnh giống cây trồng ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn anh chị em cán bộ kỹ thuật tại các ñiểm khảo nghiệm trong
hệ thống mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia ñã giúp ñỡ tôi thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau ñại học,
Khoa Nông học, bộ môn Cây lương thực - Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội ñã quan tâm giúp ñỡ, ñóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình
học tập và thực hiện ñề tài.
Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp ñỡ của nhiều ñồng nghiệp, bạn
bè, cùng với sự ñộng viên khuyến khích của gia ñình trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội 22 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn




ðỗ Thị Nguyệt


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


iii

MỤC LỤC
1. MỞ ðẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2. Mục ñích của ñề tài 2

1.3. Yêu cầu của ñề tài 3

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 4

2.1. Những nghiên cứu cơ bản về cây ngô 4

2.1.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngô trên thế giới 4

2.1.2. Những nghiên cứu cơ bản về ngô ở Việt Nam 6


2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 10

2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 10

2.2.2 Tình hình sản xuất ngô ở nước ta 14

2.3 Cơ sở khoa học của ñề tài 17

2.4. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây ngô 18

2.5. Vai trò của các nguyên tố ña lượng ñối với cây ngô 20

2.6. Vai trò của một số nguyên tố vi lượng ñối với cây ngô 22

2.7 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái ñến sinh trưởng, phát triển của cây ngô 23

2.8. Tình hình sử dụng các loại giống ngô 26

2.8.1. Giống ngô thụ phấn tự do và giống ngô lai 26

2.8.1.1. Giống ngô thụ phấn tự do 26

2.8.1.2 Giống ngô lai 28

2.8.1.2.1 Giống ngô lai không quy ước 28

2.8.1.2.2 Giống ngô lai quy ước 29

2.9. Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 31


2.10. Tương tác kiểu gen với môi trường và sự ổn ñịnh của giống 32

2.11. Ổn ñịnh năng suất cây trồng 34

3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1. Vật liệu nghiên cứu 37

3.2. Nội dung nghiên cứu 37

3.3. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 38

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


iv
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 38

3.5. Các chỉ tiêu theo dõi, ñánh giá 38

3.5.1. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng 39

3.5.2. ðặc ñiểm nông sinh học và yếu tố cấu thành năng suất 39

3.5.3. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh 40

3.6. Phương pháp phân tích số liệu 41

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42


4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống nghiên cứu 42

4.2. Một số ñặc ñiểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm 47

4.2.1 Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm 48

4.2.2. Chiều cao ñóng bắp của các giống ngô thí nghiệm 48

4.2.3 Trạng thái cây của các giống ngô thí nghệm 49

4.3. ðộ che kín bắp, dạng hạt và màu sắc hạt 51

4.4 Mức ñộ chống chịu của các giống ngô 53

4.4.1 Mức ñộ chống chịu sâu, bệnh của các giống ngô thí nghiệm 53

4.5 Các yếu tố cấu thành năng suất 60

4.5.1. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống nghiên cứu tại vùng Miền núi phía Bắc 60

4.5.2. Yếu tố cấu thành n,ăng suất của các giống nghiên cứu tại vùng ñồng
bằng sông Hồng 62

4.5.3. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống nghiên cứu tại vùng Bắc Trung Bộ 63

4.6. Năng suất thực thu của các giống nghiên cứu tại các ñiểm thí nghiệm 68

4.6.1. Năng suất thực thu của các giống tại các ñiểm thí nghiệm trong vụ ðông 2010 68

4.6.2. Năng suất thực thu của các giống tại các ñiểm thí nghiệm trong vụ Xuân 2011.70


4.7. Tương tác kiểu gen với môi trường và ñộ ổn ñịnh về năng suất của các
giống ngô nghiên cứu 73

4.7.1 ðộ ổn ñịnh về năng suất của các giống nghiên cứu trong vụ ðông 2010 74

4.7.2 ðộ ổn ñịnh về năng suất của các giống nghiên cứu trong vụ Xuân 2011 75

4.7.3 Chỉ số môi trường của các ñiểm thí nghiệm 76

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 78

5.1 Kết luận 78

5.2. ðề nghị 79

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng ngô một số nước sản xuất chính trên thế giới và một số
nước ðông Nam Á 12

Bảng 2.2. Sản lượng ngô một số nước sản xuất chính trên thế giới và một số nước
ðông Nam Á 13

Bảng 2.3. Sản xuất ngô ở Việt nam từ năm 1961 ñến những năm gần ñây 15


Bảng 2.4. Lượng chất dinh dưỡng cây ngô lấy ñi ñể tạo ra 10 tấn hạt 20

Bảng 2.5. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong các giai ñoạn sinh trưởng 20

Bảng 2.6. Quan hệ giữa nhiệt ñộ trung bình ngày với một số chỉ tiêu sinh trưởng
của cây ngô 24

Bảng 3.1. Danh sách các giống ngô khảo nghiệm 37

Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống nghiên cứu ở vùng Miền núi phía Bắc43

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống nghiên cứu ở vùng ñồng bằng
sông Hồng 44

Bảng 4.3. Thời gian sinh trưởng của các giống nghiên cứu ở vùng Bắc Trung Bộ 45

Bảng 4.4 . Chiều cao cây, chiều cao ñóng bắp và trạng thái cây của các giống
ngô lai, vụ ðông 2010 50

Bảng 4.5. Chiều cao cây, chiều cao ñóng bắp và trạng thái cây của các giống
ngô lai, vụ Xuân 2011 50

Bảng 4.6. ðộ che kín bắp, dạng hạt và màu sắc hạt của các giống 51

ngô lai, vụ ñông 2010 51

Bảng 4.7. ðộ che kín bắp, dạng hạt và màu sắc hạt của các giống ngô lai, vụ
xuân 2011 52

Bảng 4.8. Mức ñộ chống chịu sâu bệnh của các giống nghiên cứu vụ ðông 2010 54


Bảng 4.9. Mức ñộ chống chịu sâu bệnh của các giống nghiên cứu vụ Xuân 2011 55

Bảng 4.10. Mức ñộ chống chịu với ñiều kiện bất thuận của các giống tại vùng
Miền núi phía Bắc 57

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


vi
Bảng 4.11. Mức ñộ chống chịu với ñiều kiện bất thuận của các giống tại vùng
ñồng bằng sông Hồng 58

Bảng 4.12. Mức ñộ chống chịu với ñiều kiện bất thuận của các giống tại vùng
Bắc Trung Bộ 59

Bảng 4.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống nghiên cứu tại vùng
Miền núi phía Bắc 65

Bảng 4.14. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống nghiên cứu tại vùng
ñồng bằng sông Hồng 66

Bảng 4.15. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống nghiên cứu tại vùng
Bắc Trung Bộ 67

Bảng 4.16. Năng suất thực thu (tạ/ha)* của các giống trong vụ ðông 2010 69

Bảng 4.17. Bảng phân tích phương sai về năng suất tổng hợp qua các ñiểm thí
nghiệm, vụ ðông 2010 70


Bảng 4.18. Hệ số tương quan thứ bậc của các giống giữa các ñiểm khảo
nghiệm trong vụ ðông 2010 70

Bảng 4.19. Năng suất thực thu (tạ/ha)
*
của các giống trong vụ Xuân 2011 71

Bảng 4.20. Bảng phân tích phương sai năng suất tổng hợp qua các ñiểm thí
nghiệm vụ Xuân 2011 72

Bảng 4.21. Hệ số tương quan thứ bậc của các giống giữa các ñiểm khảo
nghiệm trong vụ Xuân 2011 72

Bảng 4.22. ðánh giá ñộ ổn ñịnh năng suất của các giống qua các ñiểm nghiên
cứu trong ñiều kiện vụ ðông 2010 75

Bảng 4.23. ðánh giá ñộ ổn ñịnh năng suất của các giống qua các ñiểm nghiên
cứu trong ñiều kiện vụ Xuân 2011 76

Bảng 4.24. Chỉ số môi trường của các ñiểm thí nghiệm 77

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống tại các ñiểm thí
nghiệm vụ ðông 2010 46


Hình 4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống tại các ñiểm thí
nghiệm vụ Xuân 2011 47

Hình 4.3. Năng suất trung bình của các giống trong 2 vụ ðông 2010 và
Xuân 2011 72

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


1

1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trên thế giới, ngô hiện ñứng thứ ba về diện tích trong 3 cây ngũ cốc
(lúa mì, lúa nước và ngô), nhưng ñứng ñầu về sản lượng [26]. Là cây lương
thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa nước. Ở các nước
thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực
chính cho người với phương thức rất ña dạng theo vùng ñịa lý và tập quán
từng nơi. Ngô là thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất tinh
trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô [25]. Ngô còn là thức ăn xanh ủ
chua lý tưởng cho ñại gia súc, ñặc biệt là bò sữa. Hiện nay, 66% sản lượng ngô
của thế giới ñược dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, trong ñó các nước phát triển
là 76% và các nước ñang phát triển là 57%. Tuy chỉ còn 21% sản lượng ngô ñ-
ược dùng làm lương thực cho con người, nhưng nhiều nước vẫn coi ngô là cây
lương thực chính, như: Mêxico, Ấn ðộ, Philippin. Ở Ấn ðộ có tới 90% sản l-
ượng ngô, ở Philippin 66% ñược dùng làm lương thực cho con người [17].
Trong những năm ñầu thập kỷ 80 thế kỷ XX ñã có trên 800 sản phẩm ñược sản
xuất từ ngô [68].
Ở nước ta, ngô ñược coi là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa,

ở một số vùng còn ñược dùng làm cây lương thực chính cho con người. Trong
những năm gần ñây, việc tăng diện tích và sản lượng ngô có ý nghĩa quan
trọng trong vấn ñề an ninh lương thực và có dư ñể xuất khẩu. Việt Nam có tốc
ñộ tăng trưởng về sản lượng ngô khá nhanh: năm 1990 có diện tích là 432
nghìn ha, năng suất ñạt 1,55 tấn/ha, năm 2000 diện tích ngô là 730 nghìn ha,
năng suất ñạt 1,55 tấn/ha, năm 2000 diện tích ngô là 730 nghìn ha, năng suất
ñạt 2,90 tấn/ha [33] ñến năm 2006 diện tích ngô là 1.032 nghìn ha năng suất
ñạt 3,70 tấn/ha[48].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


2

Năng suất ngô ở nước ta tăng nhanh như vậy là do sử dụng ưu thế lai vào
giống ngô thay thế giống ngô thụ phấn tự do trong sản xuất. Năm 1990 ngô lai
chưa ñược phổ biến vào sản xuất, ñến năm 1995 diện tích sử dụng ngô lai ñã
chiếm khoảng 90% [33]. Thực tế cho thấy sản lượng ngô tăng nhanh nhưng vẫn
chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi trong nước. Hàng năm các
công ty chế biến thức ăn gia súc phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn ngô. Do
vậy việc sử dụng giống lai thay thế giống thụ phấn tự do có thể là một bước tiến
trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện ñại hóa nông thôn theo chủ
trương, ñường lối của ðảng và Nhà nước.
Năng suất bình quân cũng như sản lượng ngô tại các vùng không cao,
chưa phản ánh hết tiềm năng của giống, chưa tận dụng ñược khí hậu thời tiết,
ñất ñai của từng vùng sinh thái riêng biệt. ðể góp phần làm tăng năng suất
cũng như sản lượng ngô, ñiều cần thiết là luôn phải ñánh giá, tuyển chọn các
giống ngô lai mới có năng suất cao, khả năng thích nghi tốt với ñiều kiện sinh
thái của từng vùng. Việc thử nghiệm và chọn lọc các vùng sinh thái khác nhau
cũng giúp cho các nhà chọn giống có ñịnh hướng sử dụng nguồn vật liệu, chọn
tạo giống mới, làm phong phú thêm bộ giống ngô trong sản xuất.

Nghiên cứu tuyển chọn các giống ngô lai mới là một ñòi hỏi tất yếu
trong những năm gần ñây và tương lai. Việc sử dụng các giống ngô ñã góp
phần nâng cao năng suất, sản lượng và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
nông dân thông qua việc sản xuất hạt lai, góp phần bảo ñảm an ninh lương
thực ở các tỉnh phía bắc và trung bộ. Chính vì những lý do ñó chúng tôi thực
hiện ñề tài: “ ðánh giá và tuyển chọn các giống ngô lai thích hợp với ñiều
kiện phía Bắc Việt Nam ”.
1.2. Mục ñích của ñề tài
- So sánh các ñặc ñiểm nông học và năng suất 8 giống ngô lai mới ở các
môi trường khác nhau;
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


3

- ðánh giá tương tác của các giống lai với các môi trường gieo trồng;
- Xác ñịnh giống lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với
ñiều kiện ñất ñai, khí hậu của các vùng khảo nghiệm;
- Phân loại và xác ñịnh các ñiểm khảo nghiệm phù hợp với các giống ngô.
1.3. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá các ñặc ñiểm nông học của các giống thí nghiệm.
- ðánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống thí nghiệm.
- ðánh giá khả năng thích ứng và ñộ ổn ñịnh của các giống tại một số
vùng sinh thái khác nhau.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Ngoài các chỉ tiêu năng suất, cấu thành năng suất, chống chịu của từng
giống ở từng ñiểm thí nghiệm, nếu có thêm ñộ ổn ñịnh của năng suất sẽ kết
luận giống nhanh, chính xác và khách quan hơn.





Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

2.1. Những nghiên cứu cơ bản về cây ngô
2.1.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngô trên thế giới
Ngô ñược con người quan tâm, nghiên cứu chủ yếu tập trung từ thế
kỷ thứ 18. Người ñầu tiên nghiên cứu về ngô là Cotton Mather và ông ñã
phát hiện giới tính của cây ngô. Vào năm 1716, Mather ñã quan sát thấy sự
thụ phấn chéo ở ngô tại Massachusetts. Trên ruộng ngô vàng ñược trồng
một hàng bằng giống ñỏ và xanh da trời, ông nhận thấy giống ngô vàng có
sự thay ñổi về màu hạt gây ra bởi giống ñỏ và xanh. Tám năm sau công bố
của Cotton Mather, Paul Dudley ñã ñưa ra nhận xét về giới tính ngô và cho
rằng gió ñã mang phấn ngô cho quá trình thụ tinh.
Năm 1812, John Lorain là một trong những chủ trang trại ở
Pennsylvania ñã biết lợi dụng những ưu việt của hỗn hợp các giống khác
nhau trong sản xuất, thường là gieo 2 giống ngô xen kẽ nhau trong cùng lô
ruộng thu ñược năng suất cao hơn [3].
Và sau một thời gian ngắn, G. H. Shull ñã tiến hành nhiều thí nghiệm theo
dõi các tính trạng như số hàng, chiều cao cây, tính nhiễm sâu bệnh và ñã có nhận
xét: “Bây giờ rõ ràng rằng tự phối chỉ ñơn giản là làm thuần các dòng và rằng
những so sánh của tôi không phải là giữa sự giao phối và tự phối, mà là giữa
dòng thuần và con lai của nó”. Ông ñã ñóng góp thành tựu có ý nghĩa nhất cho

nền nông nghiệp của thế kỷ 20 là sự phát triển ngô lai.
Sau ñó ñến năm 1905, Edward Murray East tiếp tục nghiên cứu cũng
nhằm so sánh tác ñộng tự phối và giao phối ngô, ông và Sull ñều nhận thấy rằng
tự phối làm suy giảm nhanh sức sống và giao phối thì khôi phục lại. East ñã thấy
ñược ý nghĩa to lớn của phương pháp lai giữa dòng thuần cho nền nông nghiệp
và khích lệ sản xuất hạt lai F1. Ông ñã phát minh ra phương pháp “lai kép”
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


5

(double cross) vào năm 1917. Phát kiến này là một bước tiến rất quan trọng trong
thực tế sản xuất, các nhà chọn giống nhanh chóng áp dụng chương trình phát
triển dòng thuần và các tổ hợp lai kép mới. Từ ñó lai kép ñược áp dụng rộng rãi ở
các nước như Mỹ, Canada và châu Âu. Nhưng ñến năm 60 của thế kỷ 20 ñã phát
triển ñược nhiều dòng thuần khỏe và năng suất cao, ñã tạo ñiều kiện ñể sử dụng
lai ñơn vào sản xuất thay thế lai kép, bởi lai ñơn có ñộ ñồng ñều và cho năng suất
cao hơn lai kép. Nên chỉ trong vòng 10 năm lai kép ñã bị thay thế gần như hoàn
toàn bởi lai ñơn hoặc lai ñơn cải tiến [3].
Tiến bộ khoa học về ngô lai ñược ứng dụng và mở rộng nhanh chóng ở
Mỹ, sau ñó ở các nước tiên tiến khác. Có ñược sự thành công ñấy phải kể ñến
công lao của Henry Agard Wallace, ông ñã thấy ñược những ưu thế của ngô
lai và bắt ñầu tích cực giải thích những lợi thế ñó và tuyên truyền xúc tiến phát
triển ngô lai như thông qua tạp chí gia ñình “Wallace Farmer”. Năm 1926,
Wallace ñã thuyết phục bạn bè ñầu tư liên doanh với Công ty Hi- Bred Corn
Company (sau này thành Công ty Pioneer Hi- Bred International) - chuyên
nghiên cứu phát triển, sản xuất và buôn bán hạt giống ngô lai.
Như vậy, trong những năm qua tiến bộ trong phát triển ngô lai ñã thu ñược
nhiều kết quả quan trọng: Như ñã tạo ra số lượng dòng, tổ hợp lai lớn và vật liệu
dùng trong chọn tạo dòng ñã có sự thay ñổi một cách cơ bản, trước những năm

1960 vật liệu tạo dòng chủ yếu là các giống ngô thụ phấn tự do ñịa phương, giai
ñoạn 1960 - 1980 vật liệu tạo dòng là các quần thể thụ phấn tự do cải tiến và một
phần là giống tổng hợp. ðến thập niên 80 và những năm ñầu thập niên 90, vật liệu
tạo dòng thuần là các quần thể giống thụ phấn tự do cải tiến, giống tổng hợp và các
tổ hợp lai kép. Còn từ cuối 1990 ñến nay, vật liệu tạo dòng chủ yếu là các quần thể
ưu tú giống tổng hợp, các tổ hợp lai kép, lai ñơn (Duwick, 2001).
Cùng với sự thay ñổi vật liệu di truyền thì sự cải tiến di truyền của các
nguồn vật liệu cũng ñược ñẩy mạnh; như sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


6

trong phân tích, ñánh giá mức ñộ ña dạng di truyền của các vật liệu trợ giúp công
việc phân nhóm ưu thế lai, lập bản ñồ di truyền của một số tính trạng quan trọng
trên cơ sở ñó phân loại vật liệu và chọn lọc một số tính trạng mong muốn. Sử dụng
kỹ thuật sinh học phân tử và tái tổ hợp AND trong công tác ñánh giá khả năng
chống chịu sâu bệnh, chống hạn, chống ñổ, chua phèn. Nhờ thế, ngày nay vật liệu
sử dụng trong chọn tạo giống ngô ñã ñược cải tiến tăng khả năng kết hợp về năng
suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu và có tính thích ứng rộng.
2.1.2. Những nghiên cứu cơ bản về ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau lúa nước nhưng thực sự
ñược ñầu tư nghiên cứu từ những năm 1980 và cho ñến nay, ngành sản xuất ngô
nước ta ñã gặt hái ñược những thành quả to lớn. Có ñược những thành quả ñó là do
ðảng, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT ñã thấy ñược vai trò của cây ngô
trong nền kinh tế, kịp thời ñưa ra những chính sách, chương trình và biện pháp phù
hợp nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất. ðáp
lại sự quan tâm ñó, các nhà khoa học ñã nắm bắt xu thế, nhạy bén ñưa nhanh
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ñặc biệt về giống mới vào sản xuất. Từng thế hệ
giống tốt thay thế nhau qua các giai ñoạn lịch sử: Giống thụ phấn tự do (TPTD) tốt

thay các giống ñịa phương năng suất thấp, giống lai quy ước, lai ñơn thay dần cho
lai kép, lai ba
Nền tảng của công tác chọn tạo giống ngô lai là tập ñoàn dòng thuần.
Công tác chọn lọc và phát triển tập ñoàn dòng thuần trên ñồng ruộng vốn ñã
ñòi hỏi nhiều thời gian, song việc ñánh giá, phân nhóm ưu thế lai và nhất là dự
ñoán ñược các cặp lai có năng suất cao là việc làm ñòi hỏi nhiều thời gian và
khá tốn kém. Từ trước tới nay, phương pháp hiệu quả nhất là lai thử và ñánh
giá trực tiếp trên ñồng ruộng. Từ năm 1996 ñến 2000, ñể rút ngắn thời gian tạo
dòng, người ta ñã áp dụng phương pháp nuôi cấy bao phấn. Phương pháp này
ñược Viện Di truyền Nông Nghiệp và Viện Nghiên cứu Ngô tiến hành nghiên
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


7

cứu và bước ñầu ñã thu ñược một số kết quả như xác ñịnh ñược 27 nguồn
nguyên liệu có tỷ lệ hình thành cấu trúc phôi là 4,4%, giống lai có tỷ lệ hình
thành cấu trúc phôi cao hơn giống thụ phấn tự do. Chọn lọc ñược 4 nguồn
nguyên liệu có tỷ lệ hình thành cấu trúc phôi và tái sinh cây cao là C2 x C172,
C153 x C172, AC7931 x C172, C164 x C172. Các dòng ñơn bội kép có ñộ
ñồng ñều cao, thời gian sinh trưởng trung bình, muộn, sinh trưởng yếu hơn các
dòng truyền thống, có thân cứng, chống ñổ khá, chịu khô vằn, dạng hạt và
màu sắc hạt ñáp ứng tiêu chuẩn dòng có thể tham gia thí nghiệm tạo giống lai.
Những kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô mới phục vụ sản xuất
luôn gắn liền với chương trình khoa học công nghệ của ðảng và Chính phủ,
ñược thể hiện qua các ñề tài nghiên cứu phù hợp với từng giai ñoạn phát triển
như: Giai ñoạn 1986 - 1990, ñề tài “Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô có
năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu các ñiều kiện bất thuận của môi
trường phục vụ sản xuất các vùng sinh thái của Việt Nam” ñã chọn tạo và phát
triển giống ngô TPTD (VN1, MSB49 ) ñã thay thế các giống ngô ñịa phương

và góp phần ñưa năng suất bình quân ngô của cả nước từ 10 tạ/ha lên 15,5
tạ/ha. Giai ñoạn 1991 - 1995, ñề tài “Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống
ngô mới có thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, các
vùng sinh thái trong cả nước, chống chịu với ñiều kiện bất thuận, có năng suất
cao phẩm chất tốt” tiếp tục cải thiện nâng cao các giống ngô TPTD, hoàn thiện
quy trình sản xuất hạt giống ngô TPTD, bước ñầu nghiên cứu giống ngô lai
không qui ước và qui ước; ñã góp phần ñưa năng suất ngô bình quân từ 15,5
tạ/ha lên 21,1 tạ/ha. Giai ñoạn 1996 - 2000, ñề tài “Nghiên cứu chọn tạo cây
màu, rau năng suất cao chất lượng tốt” ñã ñưa ra sản xuất nhiều giống ngô lai
(lai ñơn, lai ba, lai kép) góp phần nâng cao tỷ lệ hạt giống và ñưa năng suất
bình quân từ 21,1 tạ/ha lên 27,5 tạ/ha. Giai ñoạn 2001 - 2005, ñề tài “Nghiên
cứu chọn tạo các giống ngô lai thích hợp các vùng sinh thái” ñã thiết lập ñược
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


8

hệ thống nghiên cứu cho các vùng trồng ngô chính như: Viện KHKTNN miền
Nam, Viện Lúa ðồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất
giống ngô Sông Bôi; các giống mới tạo ra trong giai ñoạn này chủ yếu là lai
ñơn, cùng với các giống mới của các công ty nước ngoài nhập nội ñã góp phần
thúc ñẩy sản xuất, nâng cao diện tích sử dụng giống ngô lai lên trên 80% và
ñưa năng suất bình quân lên ñạt 35,5 tạ/ha. Giai ñoạn 2006 ñến nay, ñề tài
“Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai năng suất cao chất lượng tốt thích hợp
các vùng sinh thái” tiếp tục mở rộng mạng lưới nghiên cứu ngô cho các ñơn vị
như Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, Viện KHKTNL miền núi phía Bắc, Viện
KHKTNN duyên hải Nam trung bộ , ñề tài sơ bộ ñã tạo ra giống ngô lai năng
suất cao, chống chịu với ñiều kiện bất thuận.
ðến năm 2001, Ngô Hữu Tình, Bùi Mạnh Cường ñã nghiên cứu sử
dụng chỉ thị phân tử (RAPD - Random Amplified Polymeric DNA) ñánh giá

ña dạng di truyền, phân nhóm ưu thế lai ñã ñạt ñược những kết quả: Xác ñịnh
ñược khoảng cách di truyền của các dòng thí nghiệm, mối quan hệ giữa
khoảng cách di truyền với năng suất hạt. Phân nhóm ưu thế lai theo khoảng
cách di truyền là hoàn toàn chính xác và cho phép loại bỏ 1/4 số cặp lai không
cần thiết [34]. Thông qua khoảng cách di truyền và phân nhóm ưu thế lai,
chúng ta lựa chọn ñược các cặp lai ưu tú có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả
năng chống chịu cao và thích ứng rộng.
Giai ñoạn 2003 - 2004, Phan Xuân Hào, Bùi Mạnh Cường ñã nghiên
cứu chỉ thị SSR (Simple Sequence Reppeeat) phân tích ña dạng di truyền tập
ñoàn ngô. Theo các nhà nghiên cứu, ñây là một trong những chỉ thị có ñộ tin
cậy cao, ñánh giá chính xác và ñầy ñủ các thông tin phả hệ của tập ñoàn dòng
cần nghiên cứu. Nhóm tác giả ñã nghiên cứu 88 dòng ngô (trong ñó gồm 51
dòng ngô Việt Nam, 1 dòng nguồn gốc từ Mỹ, 36 dòng từ CIMMYT). Kết quả
ñã xác ñịnh ñược ñộ thuần về mặt di truyền của các dòng: Tất cả các dòng ñều
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


9

có dị hợp tử ở mức cho phép (< 20%). ðã xác ñịnh ñược sơ ñồ phả hệ giữa các
dòng trong tập ñoàn nghiên cứu. Năm 2004, nghiên cứu tập ñoàn dòng gồm 52
dòng của Việt Nam, 19 dòng từ CIMMYT và 1 dòng từ Mỹ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy giữa năng suất của con lai F1 có liên quan tới mức ñộ ña dạng di
truyền của các nguồn vật liệu: Hệ số tương quan giữa năng suất F1 và ưu thế
lai trung bình (Hmp) là tương quan thuận. Tức là năng suất F1, ưu thế lai của
tập ñoàn vật liệu có mối liên quan mật thiết với sự ña dạng di truyền. ðiều này
rất có ý nghĩa ñể nâng cao hiệu quả công tác chọn tạo giống lai [34].
Nước ta có tới 3/4 diện tích ñất tự nhiên là ñất dốc. ðất trồng ngô bị xói
mòn và thoái hóa ñến mức giống mới và phân hóa học không còn phát huy tác
dụng. Từ thực trạng ñó, các nhà khoa học Viện KHKT Nông lâm miền núi phía

Bắc ñã tiến hành thử nghiệm biện pháp tạo tiểu bậc thang trên ñất có ñộ dốc lớn
(20 - 25
0
), kết hợp che phủ ñất (bằng rơm rạ, thân cây ngô vụ trước) sau ñó
trồng ngô tại một số ñiểm của miền núi phía Bắc. Kết quả cho thấy, với biện
pháp canh tác này ñã hạn chế xói mòn ñất rất lớn, tăng năng suất ngô từ 10,6
ñến 31,9%. ðồng thời giảm nhẹ công lao ñộng như làm ñất, làm cỏ (giảm từ 25
ñến 91,7% công làm cỏ) góp phần cải thiện ñời sống nông dân vùng cao mà vẫn
bảo tồn ñược tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái [6].
Những năm gần ñây, ở nước ta nhiều giống mới liên tục ñược ñưa vào
khảo nghiệm: Vụ Xuân 2010, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm
cây trồng và phân bón Quốc gia ñã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 33 giống ngô
lai mới ñược lai tạo trong nước và nhập nội tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả khảo
nghiệm qua 3 vụ thu ñược giống CP2603, KH08,TG8251 ñề nghị sản xuất thử.
Các giống ñề nghị khảo nghiệm sản xuất là TG8256 và LVN154 [10]. Vụ Xuân
2011,Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc
gia ñã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 51 giống ngô lai mới ñược lai tạo trong
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


10
nước và nhập nội tại các tỉnh phía Bắc, kết quả chon ñược các giống có triển
vọng là : SB09-9, LVN0737, B265 [11].
2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Những năm gần ñây ngô là cây trồng có tốc ñộ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chính. Theo tổ chức FAO, năm 1961 năng suất ngô
trung bình của thế giới mới ñạt 20 tạ/ha, năm 2004 năng suất ngô ñạt 49 tạ/ha, năm
2007, diện tích ngô thế giới ñã vượt qua lúa nước và ñứng sau lúa mì, với diện tích
157 triệu ha, năng suất 50,1 tạ/ha. ðến năm 2009 diện tích ngô thế giới ñạt

158,629 triệu ha, năng suất 51,62 tạ/ha, sản lượng ñạt 818,82 triệu tấn.
Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới (lúa mỳ,
lúa nước, ngô) [56]. Vào cuối thế kỷ 20 và những năm ñầu thế kỷ 21, cây ngô
vượt lên vị trí ñứng ñầu về năng suất và sản lượng trên phạm vi toàn cầu, bình
quân sản lượng ba năm 2002-2004 ñạt 654,91 triệu tấn/năm, ñứng ñầu trong
các cây lương thực và năm 2005 sản lượng ngô tiếp tục duy trì vị trí của mình,
ñạt 692 triệu tấn, chiếm 31% tổng sản lượng lương thực [49].
Hạn là một trong những yếu tố chính làm giảm năng suất và sản lượng ngô trên
thế giới [64], thiệt hại do hạn hán diễn ra trên toàn cầu và ngày càng trầm trọng. Năm
2006, thời tiết khô hạn và nắng nóng diễn ra trên toàn thế giới làm giảm sản lượng
ngô [69], năm 2006-2007 giảm so với năm 2004-2005 là 23,2% [61], trong ñó một
số quốc gia bị thiệt hại nặng về sản lượng như: Mĩ 14,7 triệu tấn, Rumani 1,8 triệu tấn,
Pháp 1,36 triệu tấn và các nước khác 4,89 triệu tấn. Thiếu hụt sản lượng ngô ở Mỹ
làm ảnh hưởng ñến giá ngô toàn thế giới, tại Chicago, giá ngô vàng số 2 giao ngày
30/1/07 ñạt 4,171 USD/Bushel (164,2 USD/tấn), tăng 8,4% so với ngày 8/1/2007. Tại
Tokyo, giá ngô giao tăng tới 15,2%, với giá 25,8 Yên/kg. Tại Argentina và Nam Phi,
sản lượng ngô năm 2005/2006 giảm mạnh làm nguồn cung cấp ngô bị hạn chế. Trong
khi ñó, nhu cầu nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi tăng nhanh ở nhiều nước Châu
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


11
Á và luôn vượt 30 triệu tấn mỗi năm, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và ðài Loan.
Uỷ ban Châu Âu (EC)(AP, 25/7/2007) dự tính sản lượng ngũ cốc năm 2007 của 27
nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) thấp hơn 1,6 % mức trung bình trong 5
năm qua, do nguyên nhân chính là hạn hán và nắng nóng, ñặc biệt dự tính sản lượng
ngô ở Bungari có thể giảm tới 40% trong niên vụ 2006/2007. Năng suất ngô bình
quân ở Trung Quốc năm 2006/2007 ñạt 5,32 tấn/ha giảm 5,37 tấn/ha so với năm
trước. Sản lượng ngô Nam Phi năm 2006 giảm 10 – 20 % (1-2 tấn/ha) [70], dự báo
niên vụ 2006/2007 ñạt 6,0 triệu tấn, giảm 0,94 triệu tấn (13,48%) so với năm

2005/2006 do hạn nặng kéo dài, năng suất thấp nhất trong vòng 5 năm qua (WAP,
4/2007). Thiệt hại sản lượng do hạn hán như vậy, nhưng niên vụ 2006/2007 ước tính
thu hoạch 688 triệu tấn /tổng số 140 triệu ha ngô ñược trồng trên thế giới, song phần
lớn sản lượng ngô thế giới của niên vụ này tập chung 75% ở các nước Mỹ, Trung
Quốc, Brazin, Mehicô, Pháp và Ấn ðộ, khoảng 96 triệu ha (68%) ở các nước ñang
phát triển [53]. Năng suất và sản lượng ngô không cân ñối này là do các nước ñang
phát triển có năng suất bình quân thấp (khoảng 3 tấn/ha), trong khi năng suất bình
quân ở các nước phát triển ñạt ñược khoảng 8 tấn/ha. Chỉ tính riêng thời kỳ 1985 –
2005, nhịp ñộ tăng trưởng sản lượng ngô thế giới ñạt 3,15%, năng suất ngô 2,1%, tuy
nhiên tăng trưởng diện tích khá thấp 0,8% [49] và ñây là thách thức lớn nhất của giai
ñoạn từ nay ñến 2020 vì 80% nhu cầu ngô thế giới tăng (266 triệu tấn) [56], mà lại tập
trung ở các nước ñang phát triển.
Diện tích trồng ngô hiện nay khoảng 158,57 triệu ha, với năng suất 4,97
tấn/ha, trong ñó diện tích trồng các giống ngô lai chiếm khoảng 65%. Năm
2007, phần lớn sản lượng ngô thế giới tập trung ở các nước Mỹ, trung Quốc,
Braxin, Mehico, Pháp, và Ấn ðộ, chiếm 75% (FAOSTAT, 2008) [50].
Theo ước tính FAO (2001) [48], về diện tích trồng ngô, lúa và lúa mỳ từ năm
1996 – 1999, ñược dự báo là diện tích trồng lúa và lúa mỳ ñến năm 2020 tăng ít, trái lại
diện tích trồng ngô ñược dự báo tăng nhanh thêm khoảng 10 tiệu ha, diện tích này
tương ñương với 35% diện tích ngô của nước Mỹ. Trong 35 năm qua, sản xuất lương
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


12
thực ñã tăng cả về diện tích gieo trồng và năng suất lên gấp ñôi (Cassnam, 2001) [45].
Khoảng một nửa số lượng lương thực của chúng ta nhận từ 4 loài cây: lúa (Oyra sativa
), ngô (Zea mays ), lúa mỳ (Triticum spp ) và khoai tây (Solanum tuberosum ) (Janick J,
2001) [58]. Ngũ cốc vẫn là nguồn cung cấp cây lương thực cơ bản ñáp ứng khoảng một
nửa số calo sử dụng hàng ngày của con người. Bên cạnh ñó khoảng 44% dùng làm
thức ăn cho ñộng vật (Fresco L.O. 2001) [51]. Việc phát minh ra ngô lai ñã ñẩy mạnh

sản xuất cây thức ăn gia súc quan trọng này ở Mỹ và thúc ñẩy phát triển chăn nuôi , bởi
cây ngô có thể cho năng suất gấp 3 lúa mỳ ở cùng một ñiều kiện khí hậu tương tự (Ly
Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng ðăng Chinh, 1987) [16].
Nhu cầu ngô tăng lên ñể làm lương thực và cung cấp cho thị trường thức ăn
chăn nuôi, vì vậy cần phát triển cây ngô với mức tăng là 4,7% hàng năm, nên cũng
cần quan tâm ñến diện tích ñất trồng ngô nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của
con người, bởi ngô cung cấp khoảng 8 calo năng lượng của hơn 1 tỷ người ở một
số nước Châu á gồm Paskistan, ấn ðộ, Butan, Nepan, Miến ðiện, Trung Quốc,
Việt Nam, Philippin, Inñônêsia (Carlos Deleon., Paroda R.S, 1993) [44].

Bảng 2.1. Sản lượng ngô một số nước sản xuất chính trên thế giới và một
số nước ðông Nam Á
ðơn vị: 1.000 tấn
Nam 2002 2003 2004 2005
Toàn thế giới 602,932
M
ột số n
ư
ớc sản xuất chính

642,476 724,233 696,156

-
M


228,805

256,905


299,917

282,228

- Trung Quốc 121,497 115,998 130,434 131,145

-Braxin 35,933 48,327 41,806 34,806

-Mêhicô 19,299 19,652 22,000 20,500

+ Châu Á

164,631

Một số nước ðông Nam Á
167,294 183,283 185,436

-
Inñônêxia

9,654

10,886

11,225

12,014

-Philippin 4,319 4,616 5,413 5,200
- Thái Lan 4,230 4,178 4,216 4,180

-
Vi
ệt Nam

2,511

3,136

3,454

3,500

(Nguồn: FAO,2008) [50]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


13
Bảng 2.2. Sản lượng ngô một số nước sản xuất chính trên thế giới và một số
nước ðông Nam Á
ðơn vị: 1.000 tấn
Năm 2006 2007 2008 2009
M
ột số n
ư
ớc sản xuất chính




-

M


267,501

331,175

307,142

333,011

- Trung Quốc 151,731 152,418 166,032 164,107

-Braxin 42,6617 52,1122 58,9333 51,2324

-Mêhicô 21,8932 23,5128 24,3201 20,1428

Một số nước ðông Nam Á



-
Inñônêxia

11,6
09
13,2
875

16,3

239

17,6
297

-Philippin 6,082 6,736 6,928 7,034
- Thái Lan 3,712 3,890 4,249 4,616
-
Vi
ệt Nam

3,854

4,303

4,531

4,381

(Nguồn: FAO,2009)
Qua bảng 2.1 và 2.2 ta thấy sản lượng ngô ở một số nước chính trên thế
giới tăng, nước sản xuất ngô ñứng ñầu thế giới là Mỹ, năm 2005 có sản lượng
282,3 triệu tấn chiếm 40,7% tổng sản lượng ngô trên toàn thế giới năm 2009
sản lượng ngô là 333,011 triệu tấn, kế ñến là Trung Quốc, Braxin, Mêhicô…
Một số nước trong khu vực ðông Nam á có sản lượng ngô cao như Inñônêxia,
Philippin, Thái Lan và Việt Nam.
Sản lượng sản xuất ngô ở thế giới trung bình hàng năm từ 602,9 –
696,2 triệu tấn (năm 2002 – 2005). Trong ñó nước Mỹ sản xuất 40,7% tổng
sản lượng ngô và 59,3% còn lại do các nước sản xuất (Thống kê sản xuất ngô
trên thế giới 2007) [19]. Sản lượng tiêu thụ nội ñịa của các nước cũng rất lớn,

trung bình hàng năm từ 702,5 ñến 768,8 triệu tấn. Trong ñó nước Mỹ tiêu thụ
33,52% tổng sản lượng tiêu thụ trên toàn thế giới và các nước khác chiếm
66,48%. Sản lượng ngô suất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ 82,6
ñến 86,7 triệu tấn. Trong ñó, Mỹ xuất khẩu 64,41% tổng sản lượng và các
nước khác chiếm 35,59%. Sản lượng ngô trên thế giới năm 2007 tăng gấp ñôi
so với 30 năm trước ñây, sản lượng ngô trên thế giới vào khoảng 349 triệu tấn
vào năm 1977 (Thống kê sản xuất ngô trên thế giới 2007) [19].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


14
Việc ứng dụng công nghệ gen, các nhà khoa học có thể chuyển ñổi các
gen kháng sâu bệnh, kháng hạn, kháng lạnh, kháng mặn tạo ra các giống mới
nhanh tróng và chất lượng tốt hơn.Trong những năm gần ñây, các nhà khoa
học thế giới ñã ñưa ra những phương pháp tạo dòng ñơn bội kép bằng phương
pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh ñể rút ngắn thời gian tạo
giống mới ( chủ yếu là thời gian tạo dòng thuần bố mẹ). Ngô Hữu Tình 2002
[24]. Các nhà khoa học dự ñoán rằng vào thế kỷ 21, trong nghiên cứu năng
suất ngô có thể ñạt năng suất trên 30 tấn/ha và trong sản xuất ñạt 20 tấn/ha là
chuyện bình thường. Cây ngô là cây có chu kỳ quang hợp C4, có tiềm năng
năng suất rất lớn, chưa xác ñịnh giới hạn mà không có cây ngũ cốc nào sánh
kịp về mặt năng xuất (Trần Hồng Uy 1999) [32].
2.2.2 Tình hình sản xuất ngô ở nước ta
Ở Việt Nam, ngô là cây trồng có từ lâu ñời. Theo nhà bác học Lê Quý
ðôn, cây ngô ñược ñưa vào trồng ở nước ta từ những năm cuối thế kỷ 17. Cây
ngô có nhiều ñặc ñiểm quý, khả năng thích ứng rộng nên sớm ñược người dân
chấp nhận và trở thành một trong những cây lương thực chính ñặc biệt ñối với
vùng ñất cao không có ñiều kiện tưới nước [21], [22]. Trước cách mạng tháng
8/1945 diện tích trồng ngô là rất thấp 11,8 tạ/ha (Nguyên Trần Trọng, 1977) (
dẫn theo Ngô Hữu Tình, 1997)[21]. Sau khi ñất nước thống nhất diện tích

trồng ngô nước ta tăng lên nhanh và ngô ñã trở thành một trong những cây
lương thực quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của nước ta [13], [18],
[20], [21]. Từ năm 1975 ñến nay, Miền Nam ñược hoàn toàn giải phóng,
thống nhất ñất nước, cùng với nhiều chủ trương và chính sách mới của ðảng
và Nhà nước, tình hình phát triển của cây ngô có những chuyển biến rõ rệt.
Trong quá trình của cây ngô giai ñoạn này phải kể ñến 2 sự kiện tạo sự chuyển
biến quan trọng là “Ngô ñông trên ñất hai lúa ở ñồng bằng Bắc bộ” và “Bùng
nổ ngô lai ở các vùng trồng ngô cả nước” [28]. Sản xuất ngô ở nước ta những
năm qua ñã ñạt ñược nhiều kết quả rất ñáng khích lệ. Diện tích, năng suất và
sản lượng tăng nhanh, tỷ lệ diện tích sử dụng các giống mới có năng suất cao
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


15
và chất lượng tốt ngày càng tăng lên [9],[35]. Trong suốt 20 năm qua diện
tích, năng suất và sản lượng ngô Việt Nam tăng liên tục với tốc ñộ rất cao. Tỷ
lệ tăng trưởng bình quân hàng năm về diện tích là 7,5%, về năng suất là 6,7%
và sản lượng là 24,5%, cao hơn nhiều so với giai ñoạn 10 năm trước ñó 1975 –
1985 (4,2%, 3,9% và 10,0% theo thứ tự). So với năm 1985, sản xuất ngô năm
2004 tăng trưởng 2,5 lần diện tích, 2,3 lần năng suất và 5,9 lần sản lượng [27].
Hiện nay nước ta có 8 vùng trồng ngô, trong ñó 5 vùng có diện tích trồng
ngô lớn nhất cả nước là Tây nguyên chiếm 21,8%, ðông Bắc 21,09%, Tây Bắc
15,35%, Bắc Trung Bộ 14,36% và ðông Nam Bộ 12,11%. Tổng diện tích 5 vùng
này chiếm 84,71%. Còn lại là ðồng Bằng Sông Hồng 7,69%, Duyên Hải Nam
Trung Bộ 4,14% và ðồng Bằng Sông Cửu Long 3,47% [29],[36].
Bảng 2.3. Sản xuất ngô ở Việt nam từ năm 1961 ñến những năm gần ñây
Năm
Diện tích
( 1000 ha)
Năng suất

( tạ /ha)
Sản lượng
( 1000 tấn)
1961 229,2 11,4 260,1
1975 267,0 10,5 280,6
1990 432,0 15,5 671,0
1995 556,8 21,1 1.174,9
1997 662,9 24,9 1.6650,6
2000 730,2 27,5 2.005,9
2001 729,5 29,6 2.161,7
2002 816,0 30,8 2.511,2
2003 912,7 34,4 3.136,3
2004 991,1 34,6 3.430,9
2005 1.052,6 36,0 3.787,1
2006 1.033,1 37,3 3.854,6
2007 1.096,1 39,3 4.303,2
2008 1.125,9 40,2 4.531,2
2009 1.089,2 40,1 4.371,7
Sơ bộ 2010 1.126,9 40,9 4.606,8
(Tổng cục thống kê, 2009) [30]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


16
Năm 1961, diện tích ngô cả nước chỉ khoảng 229,2 ngàn ha, năng suất
chỉ ñạt 11,4 tạ/ha và sản lượng 260,1 tấn, ñến năm 1980 ñược sự giúp ñỡ của
Trung tâm Cải tạo Ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), các nhà khoa học ñã
nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên ñến năm 1990 diện
tích ngô nước ta ñạt 432 ngàn ha và năng suất ñạt 15,5 tạ/ha. Từ ñây, nghành
sản xuất ngô nước ta mở ra một triển vọng mới: ñó là không ngừng mở rộng

diện tích, ñặc biệt là diện tích ngô lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật nên
nghành sản xuất ngô ở nước ta ñạt ñược kết quả nhất ñịnh. Năm 2008, cả nước
sản xuất ñược 1.125,9 ngàn ha, năng suất ñạt 40,2 ta/ha và sản lượng 4,5 triệu
tấn, ñây là năm nghành sản xuất ngô ñạt diện tích cũng như năng suất cao nhất
từ trước tới nay, so với năm 1990 diện tích ngô ñã tăng 2,61 lần, năng suất tăng
2,59 lần và sản lượng tăng 6,75 lần. Sơ bộ năm 2010 diện tích ngô ñạt: 1.126,9
ngàn ha, năng suất ñạt: 40,9 tạ/ha, sản lượng ñạt: 4.606,8 triệu tấn.
Ở Việt Nam tỷ lệ ngô sử dụng làm lương thực chiếm 15 - 20%. Sở sĩ
ngô vẫn là cây lương thực quan trọng vì nó có thành phần dinh dưỡng cao
hơn gạo [22], [32].
Ngoài thành phần tinh bột, chất ñạm, chất béo, ở ngô còn chứa nhiều
loại vitamin, trong ñó vitamin C cao nhất. Về nhiệt lượng của ngô cao hơn
gạo trắng là 10%. Qua ñó cho thấy ngô là cây lương thực có giá trị dinh
dưỡng tương ñối cao [5].
Hiện nay, Việt Nam cũng dùng ngô làm thức ăn chăn nuôi là chính,
(khoảng 90%) song tỉ lệ ngô trong tổng số chất tinh chỉ khoảng 50% vì ta còn
dùng thêm gạo gãy, cám, bột sắn, trong chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn chăn
nuôi ở nước ta hiện nay là rất lớn khoảng 8 triệu tấn/năm. Vì vậy lượng ngô
cần thiết ñòi hỏi hàng năm là 4 triệu tấn (Ngô Hữu Tình, 2003) [25].

×