Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo khoa học: "Ba sự kiện dẫn Nguyễn ái Quốc đến với chủ nghĩa Lê - nin" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.26 KB, 4 trang )

Ba sự kiện dẫn Nguyễn ái Quốc đến
với chủ nghĩa Lê - nin


ThS. Ngô thị loan
Bộ môn Lịch sử Đảng
Trờng Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minh Ngời Cộng sản đã tìm thấy chân lý cách
mạng cho dân tộc Việt Nam.
Ngoi yếu tố chủ quan, những biến động của thời đại lúc bấy giờ l điều kiện quan trọng
giúp Nguyễn ái Quốc sớm tìm thấy con đờng giải phóng dân tộc. Bi viết ny góp phần lm
sáng tỏ điều đó.
Summary: Nguyen Ai Quoc Ho Chi Minh The Communist who found out the
revolutionary truth for Vietnamese.
Beside the subjective element, the changes of the age at the time became the important
condition to help him finding out early the way to liberate Vietnamese race. This article
contributes a small part to make clear this matter.
I. mở đầu
Trớc sự bế tắc của phong trào chống
Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, tháng 6-1911, Nguyễn Tất Thành xuất
dơng, tìm một con đờng cách mạng đúng
đắn để cứu nớc cứu dân. Ngời hớng sang
phơng Tây chẳng những vì lúc bấy giờ,
phơng Tây đợc ca ngợi có t tởng tự do,
dân chủ, dân quyền, có khoa học kỹ thuật
hiện đại, mà còn do sự nhạy cảm cách mạng
làm cho Ngời nhận thấy chỉ có ở đó mới có
thể phát hiện ra nguồn gốc của mọi thảm hoạ
đã trút lên đầu, lên cổ đồng bào mình, và tìm
thấy đầu mối của sự nghiệp giải phóng dân


tộc (gpdt).
Bôn ba khắp năm châu bốn biển, lăn lộn
trong cuộc sống lao động và đấu tranh của
quần chúng lao khổ ở các nớc t bản và
thuộc địa, cuối năm 1917, Nguyễn ái Quốc trở
lại nớc Pháp và hoạt động ở Pa-ri, nơi ấy lúc
bấy giờ chìm trong khói lửa của cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ I. Tại đây, Ngời nhận
thấy chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ), chủ nghĩa t
bản (CNTB) là cội nguồn của mọi sự đau khổ
của ngời lao động và ngời lao khổ ở đâu
cũng có chung một số phận, do đó họ có
chung một chiến tuyến với dân tộc mình.
Cũng tại đây, Nguyễn ái Quốc đến với chủ
nghĩa Lê-nin nhờ ba sự kiện:
Một là, cách mạng vô sản Nga năm 1917
nổ ra và giành thắng lợi.
Hai là, Quốc tế Cộng sản đợc thành lập
dẫn tới Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cơng về vấn đề dân tộc v thuộc địa của Lê-
nin ra đời.
Ba là, Đảng Cộng sản Pháp ra đời mà
Nguyễn ái Quốc là một trong những ngời
sáng lập.
II. Nội dung
1. Sự kiện thứ nhất: Cách mạng vô sản
Tháng Mời Nga năm 1917 nổ ra v ginh
thắng lợi.
Cuộc cách mạng vô sản Nga nổ ra và


thắng lợi vào ngày 26-10-1917 theo lịch Nga,
tức là ngày 8-11-1917 công lịch, mà lịch sử
nhân loại từ đó đến nay gọi là cuộc cách
mạng Tháng Mời Nga 1917.
Theo Hồ Chí Minh, khi Ngời kể cho các
nhà báo Liên Xô (7-1957) và viết lại trong bài
Con đờng dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin (4-1960)
hay khi Ngời trả lời phỏng vấn của Sác-lơ
Phuốcniô - Phóng viên báo LHumanite (15-7-
1969), thì lúc đầu Ngời biết rất ít về cuộc
cách mạng Tháng Mời Nga năm 1917 và về
V.I. Lê-nin. Vì vậy, Ngời cha hiểu hết ý
nghĩa cũng nh tầm quan trọng lịch sử cuộc
cách mạng này. Bởi vì lúc đó trình độ tiếng
Pháp của ngời còn kém và nhận thức chính
trị của Ngời còn hạn chế; Ngời mới chỉ là
một ngời yêu nớc có tinh thần cách mạng
và một ngời chống chủ nghĩa thực dân.
Ngời ủng hộ cuộc cách mạng Tháng Mời
chẳng qua chỉ là theo cảm tính tự nhiên và
kính yêu Lê-nin vì Lê-nin là một ngời yêu
nớc vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình (1).
Khi đã trở thành ngời Cộng sản, từng
bớc một trong đấu tranh, vừa nghiên cứu lý
luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế,
Nguyễn ái Quốc đã hiểu sâu sắc ý nghĩa và
tầm quan trọng lớn lao của cuộc cách mạng
Tháng Mời Nga năm 1917. Theo Ngời,
giống nh mặt trời chói lọi, cách mạng tháng
Mời chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh

hàng triệu hàng triệu ngời bị áp bức, bóc lột
trên trái đất. Trong lịch sử loài ngời cha
từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn
và sâu xa nh thế (2).
Có thể khẳng định rằng, cách mạng
Tháng Mời Nga năm 1917 nổ ra và thắng lợi
là một sự kiện đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đối với đời sống tinh thần của
Nguyễn ái Quốc. Cuộc cách mạng này đa
Ngời đến chỗ khẳng định đợc con đờng
cách mạng đúng đắn nhất, con đờng cách
mạng của Lê-nin!
2. Sự kiện thứ 2: Quốc tế Cộng sản đợc
thnh lập dẫn tới Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cơng về vấn đề dân tộc v thuộc địa
của Lê-nin ra đời.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mời
Nga 1917 chẳng những đem lại sự ra đời của
một Nhà nớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên
thế giới là nhà nớc Nga Xô Viết, mà còn thúc
đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở nhiều
nớc, dẫn đến nhiều Đảng Cộng sản ra đời.
Năm 1918, Đảng Cộng sản Hungary, Đảng
Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Ba Lan, Đảng
Cộng sản Phần Lan, Đảng Cộng sản áo,
Đảng Cộng sản áchentina, Đảng Cộng sản
Hà Lan, Đảng Cộng sản Hy Lạp ra đời. ở một
số nớc nh ý, Pháp, Mỹ v.v nhiều nhóm
cộng sản xuất hiện và lớn mạnh trong và
ngoài các Đảng Xã hội.

Trớc sự lớn mạnh của phong trào Cộng
sản, từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 3 năm 1919,
tại Matxcơva, dới sự lãnh đạo của V.I. Lê-nin,
đại biểu 8 Đảng Cộng sản và nhóm Cộng sản
của 30 nớc mở Đại hội thành lập Quốc tế thứ
ba hay Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản
ra đời làm cho phong trào cách mạng thế giới
tiếp tục phát triển, nhất là phong trào cách
mạng ở các nớc thuộc địa châu á nh Trung
Quốc, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ, Inđônêxia, và
ra đời thêm nhiều Đảng Cộng sản. Tháng 9-
1919, Đảng Cộng sản Mỹ ra đời; tháng 8-
1920, Đảng Cộng sản Anh ra đời; cũng năm
1920, Đảng Cộng sản Inđônêxia ra đời.
Nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng
thế giới phát triển hơn nữa, nhất là phong trào
GPDT, Quốc tế Cộng sản dự định tiến hành
Đại hội lần thứ 2 từ ngày 19-7 đến 7-8-1920
với sự tham gia của đại biểu các Đảng Cộng
sản và tổ chức công nhân của 41 nớc.
Chuẩn bị cho Đại hội lần này, tháng 6 và đầu
tháng 7 - 1920, Lê-nin viết các văn kiện để
trình bày tại Đại hội, trong đó có Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cơng về vấn đề dân tộc

v thuộc địa (Bản sơ thảo ny thờng đợc
gọi, đợc viết l Luận cơng của Lê-nin về
vấn đề dân tộc v thuộc địa). Đây là một văn
kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với cách mạng
thuộc địa và cùng với văn kiện Điều kiện kết

nạp vo quốc tế Cộng sản cũng do Lê-nin
soạn thảo chiếm một vị trí quan trọng trong
chơng trình của Đại hội.
Luận cơng của Lê-nin về vấn đề dân tộc
v vấn đề thuộc địa đợc Tạp chí Quốc tế
Cộng sản đăng trên số 11 ngày 14 7 - 1920;
theo đó, Đảng Xã hội Pháp đăng trên báo
LHumanite số ngày 16 và 17-7-1920 và
Nguyễn ái Quốc đợc một đồng chí trong
Đảng Xã hội Pháp đa cho đọc. Trớc đó,
Ngời vẫn cha hề đọc một tác phẩm nào
của Lê-nin(3).
Trong bản Luận cơng này, Lê-nin đề
cập tới những vấn đề hết sức quan trọng đối
với phong trào GPDT. Ngời chỉ rõ: cách
mạng vô sản là con đờng duy nhất giải
phóng các dân tộc thuộc địa và nêu rõ Quốc
tế Cộng sản chủ trơng giải phóng toàn thể
nhân dân lao động thuộc địa thoát khỏi ách áp
bức bóc lột của CNĐQ và giai cấp địa chủ
phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng thực
sự giữa các dân tộc. Lê-nin còn chỉ rõ trách
nhiệm của các Đảng Cộng sản ở các nớc t
bản nhất thiết phải đặc biệt ủng hộ phong
trào GPDT ở thuộc địa, bằng cách thực hiện
sự liên minh chặt chẽ nhất giữa những ngời
cộng sản ở chính quốc với nhân dân thuộc địa
nhằm hớng phong trào này phát triển theo
con đờng vô sản (4). Nói cách khác, Luận
cơng của Lê-nin đã soi sáng con đờng

GPDT mà Nguyễn ái Quốc đang khát khao đi
tìm; giúp Ngời tìm thấy lời giải đáp cho những
câu hỏi lớn về vận mệnh dân tộc mà các thế
hệ yêu nớc Việt Nam đã đi tìm trong nhiều
thập kỷ từ khi dân tộc Việt Nam bị CNĐQ
Pháp xâm lợc và thống trị.
Hồ Chí Minh kể lại rằng, lúc bấy giờ
Ngời đọc đi đọc lại nhiều lần luận cơng của
Lê-nin vì trong đó có những từ chính trị khó
hiểu hay những từ ngữ mà Ngời không
biết rõ. Nhng dần dần Ngời hiểu ý nghĩa
của Luận cơng này một cách sâu sắc và
khẳng định đó là con đờng duy nhất để giải
phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh rằng: Luận cơng làm cho
tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tởng
biết bao! Tôi mừng đến phát khóc lên. Ngồi
một mình trong buồng mà tôi nói to lên nh
đang nói trớc quần chúng đông đảo: Hỡi
đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đờng giải
phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo
Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba!.
3.Sự kiện thứ ba: Đảng Cộng sản Pháp
ra đời m Nguyễn ái Quốc l một trong những
ngời sáng lập.
Năm 1919, Nguyễn ái Quốc tham gia
Đảng Xã hội Pháp vì lúc bấy giờ đảng viên
của đảng này đồng tình với Ngời và với cuộc
đấu tranh của các dân tộc bị áp bức; còn

Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì Ngời cha
hiểu (6).
Từ khi Quốc tế cộng sản ra đời, nội bộ
Đảng Xã hội Pháp phân hoá mạnh mẽ. Hồ
Chí Minh kể lại rằng : Hồi ấy, trong các chi bộ
của Đảng Xã hội, ngời ta bàn cãi sôi nổi về
vấn đề có nên ở lại trong Quốc tế thứ 2 hay là
nên tổ chức một Quốc tế thứ hai rỡi, hoặc
tham gia Quốc tế thứ ba của Lê-nin?. Ngời
còn kể lại nhận thức và suy nghĩ của Ngời về
vấn đề này nh sau: Tôi dự rất đều các cuộc
họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú
nghe những ngời phát biểu ý kiến. Lúc đầu,
tôi không hiểu đợc hết. Tại sao ngời ta bàn
cãi hăng nh vậy? Với Quốc tế thứ hai, hoặc
thứ hai rỡi, hay là thứ 3, thì ngời ta cũng đều
làm đợc cách mạng cả, sao lại phải cãi
nhau? Và còn Quốc tế thứ nhất nữa, ngời ta
đã làm gì với nó rồi? Điều mà tôi muốn biết
hơn cả chính là điều mà ngời ta không thảo

luận trong cuộc họp là: Vậy thì cái Quốc tế
nào bênh vực nhân dân các nớc thuộc địa?
Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy
lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có
mấy đồng chí đã trả lời: Đó là Quốc tế thứ ba,
chứ không phải là Quốc tế thứ hai (7).
Sự bàn cãi trong Đảng Xã hội Pháp dẫn
tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng này đợc tổ

chức từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 12 năm
1920 tại thành phố Tua. Nguyễn ái Quốc là
đại biểu chính thức của Đại hội với t cách là
đại biểu Đông Dơng của Đảng. Vấn đề trọng
tâm nhất của Đại hội là vấn đề Đảng có gia
nhập Quốc tế cộng sản hay không; nếu tham
gia thì tất yếu thành lập Đảng Cộng sản. Sau
4 ngày thảo luận, giữa đêm ngày 29-12-1920,
hơn 70% của 285 đại biểu, trong đó có
Nguyễn ái Quốc, đã bỏ phiếu tán thành gia
nhập Quốc tế cộng sản của Lê-nin. Ngay sau
đó, vào lúc 2h30phút ngày 30-12-1920 những
đại biểu tiên tiến này tổ chức Đại hội quyết
định thành lập Đảng Cộng sản Pháp trong
tiếng vỗ tay hoan hô Lê-nin muôn năm! Lê-
nin muôn năm!. Từ giờ phút này, Nguyễn ái
Quốc từ ngời yêu nớc chính thức đến với
chủ nghĩa Lênin và bớc theo con đờng cách
mạng mà Lê-nin đã chỉ ra.
III. Kết luận
Ba sự kiện lịch sử nêu trên diễn ra trong
hơn ba năm của thập niên 20 của thế kỷ XX,
trong đó sự kiện thứ hai và sự kiện thứ ba diễn
ra liên tiếp trong 6 tháng trong năm 1920, và
đều trực tiếp dẫn Nguyễn ái Quốc đến với chủ
nghĩa Lê-nin một cách tự nhiên. Tuy vậy, mỗi
sự kiện có ý nghĩa, vai trò khác nhau đối với
nhận thức của Ngời trên con đờng từ chủ
nghĩa yêu nớc tiến tới chân lý cách mạng.
Cách mạng tháng Mời Nga năm 1917 là sự

kiện đầu tiên và từ khi Nguyễn ái Quốc trở
thành ngời Cộng sản, ý nghĩa của nó ảnh
hởng sâu sắc trong suốt cuộc đời cách mạng
của Ngời; Luận cơng về vấn đề dân tộc v
vấn đề thuộc địa của Lê-nin là sự kiện trực
tiếp nhất đa Nguyễn ái Quốc đến với chủ
nghĩa Lê-nin và tìm thấy con đờng cứu nớc,
cứu dân; còn Đảng Cộng sản Pháp ra đời là
sự kiện quyết định nhất đa Nguyễn ái Quốc
dứt khoát đến với chủ nghĩa Lê-nin và đứng
trong hàng ngũ của những ngời cộng sản,
đấu tranh cho lý tởng của Lê-nin.
Sau khi đến với chủ nghĩa Lê-nin, tìm
thấy chân lý cách mạng, giữa năm 1923 mặc
dù lúc bấy giờ là ngời đứng đầu Hội Liên hiệp
thuộc địa và là ngời có uy tín lớn trong Đảng
Cộng sản Pháp, Nguyễn ái Quốc quyết định
trở về nớc để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-
Lênin, chuẩn bị cho Đảng Cộng sản ở Việt
Nam ra đời, thực hiện mục tiêu giành lại độc
lập cho dân tộc, thống nhất cho đất nớc, đa
dân tộc, đất nớc đi tới xã hội cộng sản(8).
Chú thích

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG, H.1996, tập
8, tr.440; tập 10, tr.126; tập 12, tr.470.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, tr.558; tập 12, tr.300.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr.126.
4. V.I. Lê-nin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mát-xcơ-va,
1977, tập 41, tr.200, 2004-2005.

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr.127, 550; tập
12, tr.471.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr.126.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, tr.126-127.
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, tr.192; tập 3, tr.1.

Tài liệu tham khảo

[1]. Hồ Chí Minh. Toàn tập, NXB CTQG, H. 1996, tập 1.
[2]. Hồ Chí Minh. Toàn tập, NXB CTQG, H. 1996, tập 3.
[3]. Hồ Chí Minh. Toàn tập, NXB CTQG, H. 1996, tập 8.
[4]. Hồ Chí Minh. Toàn tập, NXB CTQG, H. 1996, tập
10.
[5]. Hồ Chí Minh. Toàn tập, NXB CTQG, H. 1996,
tập 12.
[6]. V.I. Lê-nin. Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
1977, tập 41


×