Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo khoa học: "Một số vấn đề cơ bản về Đánh giá tác động môi tr-ờng dự án" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.46 KB, 5 trang )

Một số vấn đề cơ bản về Đánh giá
tác động môi trờng dự án


kS. nguyễn hoàng tùng
Bộ môn Dự án v quản lý dự án
Trờng Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Công tác đánh giá tác động môi trờng có vai trò quan trọng hng đầu đối với
đối với các dự án đầu t. Chất lợng thực hiện đánh giá tác động môi trờng ảnh hởng không
nhỏ đến sự thnh công của dự án. Trong phạm vi bi báo ny đề cập đến các vấn đề về khái
niệm, đối tợng v các cấp độ thực hiện đánh giá tác động môi trờng của một dự án.
Summary: Environmental Impact Assessment takes the most important role of
investment projects. Implementation quality of the work significantly affects success of the
projects. The article presents some basic issues related to various aspects: Concepts, Objects
and Levels of the Implementation.

I. đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, theo xu
hớng chung của thế giới, sự phát triển của
một quốc gia phải đợc xây dựng trên cơ sở
bền vững, theo đó, các dự án đầu t đều phải
hớng tới các mục tiêu kinh tế bền vững hay
nói cách khác là hớng tới các chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế xã hội có tính ổn định cao đợc
xem xét trên giác độ lợi ích của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Chính bởi vậy, có thể nói vai
trò của công tác đánh giá tác động môi trờng
ngày càng đợc coi trọng và trở nên không
thể thiếu trong các dự án.
ii. Nội dung


Thông thờng, trớc khi tiến hành xem
xét một vấn đề chúng ta phải hình thành cho
mình một khái niệm về vấn đề đó, đó là cơ sở
để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn sau này.
Đã có rất nhiều khái niệm về Đánh giá tác
động môi trờng dự án, đó là:
- Theo Luật bảo vệ môi trờng của Việt
Nam ban hành ngày 27/12/1993: Đánh giá tác
động môi trờng là quá trình phân tích đánh
giá, dự báo ảnh hởng đến môi trờng của
các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công
trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá,
xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình
khác, đề xuất giải pháp thích hợp để bảo vệ
môi trờng.
- Theo thông t số 10/2000/TT - BXD
hớng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi
trờng đối với các đồ án, quy hoạch xây dựng,
đánh giá tác động môi trờng đợc diễn giải
nh sau: Đánh giá tác động môi trờng là quá
trình nghiên cứu, nhận dạng, dự báo và phân
tích những tác động môi trờng quan trọng
của một dự án nhằm cung cấp những thông
tin cần thiết để nâng cao chất lợng của việc
ra quyết định.
- Theo tác giả Larry W. Canter (trờng
Đại học OKlahoma Nhật Bản) thì đánh giá tác
động môi trờng có thể đợc hiểu nh sau:
Đánh giá tác động môi trờng là việc xác định

và đánh giá một cách có hệ thống các tác
động tiềm tàng đến các dự án, kế hoạch,
chơng trình hoặc các hoạt động mang tính

pháp lý về các vấn đề vật lý - hoá học, sinh
học, văn hoá, kinh tế xã hội cấu thành trong
một môi trờng tổng thể.
- Theo International Association for
Impact Assessment (Tổ chức Đánh giá tác
động quốc tế): Đánh giá tác động môi trờng
đợc hiểu là một quá trình xác định, dự báo,
đánh giá và hạn chế các tác động tự nhiên, xã
hội hoặc các tác động khác có thể có trong
việc triển khai các dự định nhằm hớng tới
thực hiện các quyết định và các thoả thuận
quan trọng.
Nh vậy có thể thấy rằng có nhiều các
khái niệm khác nhau về đánh giá tác động
môi trờng. Tựu trung lại, đánh giá tác động
môi trờng có thể đợc hiểu nh sau:
Đánh giá tác động môi trờng dự án
(EIAOP) đợc hiểu là một quá trình thực hiện
việc xác định, dự báo, định lợng để hạn chế
các yếu tố tiêu cực, phát huy các yếu tố tích
cực của các tác động qua lại có thể có giữa dự
án và môi trờng dự án về các mặt tự nhiên
(địa lý, vật lý, hoá học, sinh học), chính trị, văn
hoá, kinh tế xã hội một cách có hệ thống và
khoa học.
Khái niệm trên đây cho thấy Đánh giá tác

động môi trờng không phải là một công việc
đơn lẻ mà là một quá trình gồm nhiều các giai
đoạn công việc khác nhau. Môi trờng dự án
là một môi trờng tổng quát, nó không đơn
thuần chỉ là môi trờng tự nhiên mà còn bao
gồm cả môi trờng chính trị, văn hoá, kinh tế
xã hội. Các tác động giữa dự án và môi trờng
dự án mang tính chất biện chứng có nghĩa là
chúng có tính chất qua lại lẫn nhau. Môi
trờng dự án tác động dẫn đến việc hình
thành dự án, trong khi đó, dự án khi hình
thành sẽ có những tác động nhất định ngợc
lại đến môi trờng dự án. Các tác động có thể
bao gồm tác động dự kiến mang tính chủ
quan của ngời thực hiện và tác động trên
thực tế thực hiện dự án. Quan hệ tác động
qua lại này đợc biểu diễn qua hình 1.1.









T

nhiên Văn hoá








Kinh tế xã hội Chính trị
D

án
Môi
trờng

Hình 1.1. Tác động qua lại giữa dự án
v môi trờng dự án
Trớc khi tìm hiểu kỹ hơn hai mối quan
hệ tác động kể trên, để thuận tiện, chúng ta
quy ớc Tác động từ môi trờng dự án đến dự
án là tác động thuận (Direct Impacts-D.I), Tác
động từ dự án đến môi trờng là tác động
nghịch (Inverse Impacts-I.I). Hai loại tác động
này tham gia vào toàn bộ quá trình dự án từ
lúc bắt đầu hình thành cho đến khi triển khai
thực hiện dự án, tuy nhiên, mức độ và tính
chất của chúng không giữ nguyên mà có sự
thay đổi theo từng giai đoạn. Quá trình hình
thành dự án đợc miêu tả theo góc độ các tác
động đợc biểu diễn nh hình 1.2 dới đây.










Hình 1.2. Quá trình nghiên cứu các tác động
Theo hình 1.2 ta thấy xuất hiện ba đờng
biểu diễn là: Đờng D.I.P (Direct Impact
Process); Đờng I.I.P (Expected Process) và
Đờng E.P (Inverse Impact Process).
Dự án
Môi trờng
QT tác động
thuận (D.I.P)

QT thực
hiện dự án
mong đợi
(E.P)

QT tác động
nghịch (I.I.P)

Đờng D.I.P là đờng biểu diễn quá trình
ảnh hởng của các tác động thuận (D.I) tới
việc hình thành dự án.
Đờng I.I.P là đờng biểu diễn quá trình
ảnh hởng của các tác động nghịch (I.I) từ dự

án đến môi trờng.
Đờng E.P là đờng biểu diễn quá trình
thực hiện dự án mong đợi của đội ngũ tham
gia dự án.
Sự xuất hiện của khái niệm đờng E.P
kéo theo sự xuất hiện của hai khái niệm khác,
đó là khái niệm về Góc lệch cầu () và Góc
lệch cung ().
Quá trình này đợc mô tả nh sau:
Tại thời điểm dự án cha hình thành, tác
động nghịch (I.I) cha xuất hiện mà chỉ xuất
hiện các tác động thuận (D.I). Các tác động
thuận (D.I) dẫn đến việc hình thành dự án. Nói
cách khác, khi dự án cha đợc định hình thì
các yếu tố môi trờng của dự án quyết định
đến tính chất, quy mô và địa điểm dự án. Ví
dụ, định hớng phát triển chiến lợc của chính
phủ và nhu cầu đòi hỏi nền kinh tế đặt ra yêu
cầu về một dự án đờng giao thông thông
suốt với các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là
các cửa khẩu thơng mại vì thế dần hình
thành nên dự án xây dựng đờng giao thông
nối liền Hà Nội -Lạng Sơn. Rõ ràng là các yếu
tố môi trờng (chiến lợc, yêu cầu của nền
kinh tế,) đã tác động và làm hình thành dự
án xây dựng đờng giao thông kể trên. Các
tác động thuận này đợc xác định, dự báo và
định lợng bởi đội ngũ cán bộ chức năng,
chính vì vậy nó sẽ có độ sai lệch nhất định so
với thực tế diễn ra. Sự sai lệch trong xác định,

dự báo và định lợng mức độ tác động này
đợc biểu diễn qua Góc lệch cầu (). Góc
lệch cầu càng nhỏ thì độ chính xác trong công
việc của đội ngũ chức năng càng cao.
Tại thời điểm dự án bắt đầu đợc hình
thành, lúc này đã có thể xác định, dự báo và
định lợng các tác động của dự án đến môi
trờng (tác động nghịch) và chúng còn đợc
kiểm chứng qua các tác động trên thực tiễn
thực hiện dự án. Có thể nói lúc này tác động
nghịch đã xuất hiện. Các tác động nghịch trên
lý thuyết và thực tế sẽ có sự sai lệch nhất định
và sự sai lệch này đợc biểu diễn qua Góc
lệch cung (). Góc lệch cung càng lớn thì sai
khác càng lớn, nếu sự sai khác này theo
hớng tích cực thì dự án thành công ngoài sự
mong đợi, tuy nhiên, trên thực tế thì sự sai
khác này chủ yếu theo hớng tiêu cực, nghĩa
là dự án có thể thất bại.
Về mặt lý thuyết có thể tồn tại Hàm quan
hệ giữa Góc lệch cung và Góc lệch cầu:
= f(). Ví dụ, với một giá trị đánh giá chính
xác cho việc hình thành dự án ở mức độ , sẽ
dẫn đến một sự lựa chọn loại hình dự án có
địa điểm và quy mô xác định, tính đúng đắn
của loại hình dự án, địa điểm và quy mô này
sẽ quyết định mức độ chính xác của dự án khi
triển khai thực hiện trong thực tế là . Tuy vậy,
hàm này có quá nhiều biến và phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố do vậy việc xác định hàm này

gặp rất nhiều khó khăn.
Trình tự nghiên cứu và mức độ của hai
loại tác động kể trên nếu đợc biểu diễn theo
trục thời gian đợc trình bày theo hình 1.3 dới
đây:





Tác động
nghịch I.I
Tác động
thuận D.I
Hình 1.3. Mức độ ảnh hởng của hai loại
tác động theo thời gian
Thông qua hình vẽ kể trên chúng ta có
thể thấy rằng trong các giai đoạn đầu khi dự
án cha hình thành, các tác động thuận (từ
môi trờng đến dự án) xuất hiện là chủ yếu.
Các tác động này làm hình thành lên dự án.
Dự án đợc hình thành cấp độ nào thì sẽ

tơng ứng xuất hiện các tác động nghịch (dự
án đến môi trờng) ở cấp độ đó. Và nh vậy,
cho đến thời điểm dự án hoàn thành và đi vào
triển khai hoạt động thì tác động mà chúng ta
quan tâm chủ yếu là tác động nghịch, nghĩa là
đánh giá mức độ ảnh hởng của dự án đến
môi trờng dự án. Điều này không có nghĩa là

tại thời điểm đa dự án vào khai thác hoạt
động thì các tác động thuận không còn đợc
quan tâm nữa. Trên thực tế, ngay cả khi đã đi
vào hoạt động thì dự án vẫn có thể đợc điều
chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế do có sự
thay đổi liên tục của các yếu tố gây nên các
tác động thuận.
EIAOP
Các tác động
qua lại có thể
loại trừ
Các tác động
qua lại không
thể loại trừ
Cấp độ 1
Cấp độ 2
Các tác động
qua lại không
cần thiết
Các tác động
qua lại cần
thiết
Các kết luận đánh giá
sau cùng
Cấp độ 3
Mức độ chi
tiết tăng dần
Nh vậy, sự xuất hiện của các tác động
phụ thuộc vào trình tự các giai đoạn thực hiện
và cấp độ hình thành dự án. Điều đó có nghĩa

là, công việc Đánh giá tác động môi trờng sẽ
phụ thuộc vào các giai đoạn thực hiện dự án.
Dự án càng đợc triển khai tơng ứng sẽ kéo
theo cấp độ thực hiện Đánh giá tác động môi
trờng dự án càng cao. Về cơ bản các cấp độ
thực hiện đợc phân chia nh sau:
Cấp độ 1: Thực hiện đánh giá trên cơ sở
thành lập danh mục các tác động môi trờng
mang tính chất định tính là chủ yếu, trong đó
thể hiện các phân tích ở mức chung nhất phân
biệt những tác động qua lại có thể loại trừ và
không thể loại trừ.
Cấp độ 2: Thực hiện đánh giá trong đó
thể hiện:
Sự phân biệt các tác động qua lại có thể
loại trừ và không thể loại trừ.
Đối với các tác động không thể loại trừ thì
phải tiến hành đánh giá một cách cụ thể nhằm
đa ra đợc danh mục các tác động qua lại
không cần thiết (ảnh hởng không đáng kể) và
các tác động cần thiết (ảnh hởng đáng kể).
Cấp độ 3: Các nội dung đánh giá tơng
tự nh cấp độ 2 nhng đối với các tác động
cần thiết phải thực hiện các nghiên cứu đánh
giá tác động sâu hơn và phải đa ra đợc các
kết luận EIAOP sau cùng phục vụ cho việc ra
các quyết định có liên quan.
Hình 1.4. Sơ đồ biểu diễn các cấp độ
thực hiện EIAOP
Qua hình 1.4 chúng ta thấy rằng các yêu

cầu trong đánh giá gia tăng theo các cấp độ
EIAOP. Nói một cách cụ thể, khi thực hiện
đợc các cấp đánh giá cao hơn thì các cấp độ
đánh giá thấp hơn trớc đó đã phải đợc thực
hiện. Ví dụ nh, nếu muốn thực hiện EIAOP
cấp độ 2 thì EIAOP cấp độ 1 đã phải đợc
thực hiện, muốn thực hiện EIAOP cấp độ 3 thì
EIAOP cấp độ 1 và 2 đã phải đợc thực hiện.
Trên thực tế, mối quan hệ ràng buộc kể
trên góp phần giảm thiểu chi phí dành cho
thực hiện EIAOP khi các đánh giá cấp độ cao
hơn có thể sử dụng các kết quả có đợc từ
các đánh giá cấp độ thấp hơn, tuy nhiên, nó
làm gia tăng tính rủi ro trong kết quả đánh giá
vì mức độ phụ thuộc vào EIAOP cấp độ 1 là
rất lớn. Kết quả thực hiện EIAOP cấp độ 1
quyết định đến tính chính xác, mức độ phức
tạp của các EIAOP cấp độ 2 và 3. Điều này
có thể dễ dàng nhận ra khi mà trong một dự
án nào đó EIAOP cấp độ 1 cho kết quả không
chính xác, ví dụ nh, đánh giá sai nhu cầu
đầu t xây dựng đờng giao thông thì khi kịp
nhận ra sai sót này trong các đánh giá tiếp
sau chúng ta cũng đã mất một khoản chi phí
trớc đó. Nếu dự án này vẫn tiếp tục thì chúng
ta buộc phải thực hiện lại các đánh giá từ đầu.
Khi đó tổn thất sẽ là không nhỏ.
Dự án càng đợc triển khai (mức độ tác
động nghịch xuất hiện cao) thì song song với


đó là mức độ EIAOP càng đợc nâng cao, nói
cách khác chúng ta quan tâm đến việc hạn
chế các yêu tố tiêu cực, phát huy các yếu tố
tích cực do tác động của dự án tới môi trờng
nhiều hơn. Điều này có thể dễ lý giải bởi vì
trong thực tế thì đôi khi việc hạn chế các tác
động tiêu cực của môi trờng đến dự án là
một công việc rất khó khăn. Trong trờng hợp
đó, thông thờng, ngời ta sẽ hớng tới việc
dùng ảnh hởng của các tác động tích cực
của dự án để hạn chế các tác động tiêu cực
của môi trờng. Ví dụ, yếu tố độc quyền tồn
tại lâu năm trong ngành bu chính viễn thông
sẽ là một bất lợi đối với các dự án truyền
thông của t nhân. Ngời ta hầu nh không
thể hạn chế bất lợi kể trên trớc khi dự án hình
thành mà chỉ có thể dùng sự xuất hiện của dự
án mới nh một giải pháp phá vỡ thế độc
quyền trớc đó.
iii. kết luận
Tóm lại, có thể nói rằng đánh giá tác
động môi trờng dự án thực chất là việc triển
khai liên tục nhóm các công việc cơ bản (xác
định, dự báo, định lợng các tác động qua lại
giữa dự án và môi trờng dự án, từ đó đa ra
phơng án xử lý tối u) ở các cấp độ khác
nhau. Tuỳ theo yêu cầu đòi hỏi của từng giai
đoạn thực hiện dự án mà nội dung thực hiện
EIAOP đợc quy định khác nhau nhằm hớng
tới sự thành công chung của toàn dự án.


Tài liệu tham khảo
[1]. Environmental Impact Assessment, Regulation
Regarding (Govt No.51,1993, Indonesia).
[2]. UN- ECE Convention on Evironmental Impact
Assessment in a Transboudary Context (Espoo,
Finland, 25 May1991) and UN-ECE Protocol on
Strategic Environmental Assessment (Kiev,
Ukraine, 21 May 2003).
[3]. Environmental Impact Assessment- Second Edition
Larry W.Canter, University of Oklahoma, Japan.
[4]. Construction Management and Economics,
W.P.Hughes, 1989, UK.
[5]. Luật bảo vệ môi trờng của Việt Nam ban hành
ngày 27/12/1993.
[6]. Thông t số 10/2000/TT-BXD hớng dẫn lập báo
cáo đánh giá tác động môi trờng đối với các đồ án,
quy hoạch xây dựng, đánh giá tác động môi trờngĂ



×